Thang đánh giá PEP 3

Mục tiêu khoá học: Đánh giá các kỹ năng và hành vi của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ và giao tiếp, xác định điểm mạnh học tập, phát triển không đồng đều, phát hiện khả năng mới và các thông tin hữu ích cho quá trình lên kế hoạch phát triển giáo dục.

Đối tượng khoá học: là những nhà chuyên môn đã có kinh nghiệm với công tác hỗ trợ tâm lý cá nhân, bao gồm cán bộ tâm lý, cán bộ giáo dục, cán bộ công tác xã hội làm việc tại các cơ sở chăm chữa tâm lý, tại trường học, tổ chức phi chính phủ v.v; các giảng viên chuyên ngành tâm lý học, giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục đặc biệt, công tác xã hội; bác sĩ tâm thần, điều dưỡng viên, cán bộ y tế cộng đồng; nghiên cứu viên về tâm lý học, giáo dục, y tế công cộng.

Thời gian học: 02 ngày- 14&15/12/2019

Nội dung khoá học: Hướng dẫn sử dụng trắc nghiệm PEP 3 và phân tích, diễn giải kết quả.
Hồ sơ Tâm lý Giáo dục phiên bản 3 (PEP-3) được sử dụng để đánh giá kỹ năng và hành vi của trẻ với rối loạn tự kỷ và khó khăn giao tiếp. Do nó đo sự phát triển bất thường và cá biệt, những kỹ năng mới và những hành vi tự kỷ, PEP-3 đặc biệt hữu dụng trong việc lên kế hoạch Chương trình Giáo dục Đặc biệt (IEPs) cho trẻ trong độ tuổi đến trường.
Những vấn đề được đo bởi PEP-3 phản ánh các mối quan tâm trong nghiên cứu và lâm sàng hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực chức năng xã hội và giao tiếp:

  • Bắt chước vận động trực quan
  • Biểu đạt cảm xúc
  • Đáp ứng xã hội
  • Hành vi vận động đặc trưng
  • Hành vi ngôn ngữ đặc trưng
  • Nhận thức ngôn ngữ / tiền ngôn ngữ
  • Ngôn ngữ biểu đạt
  • Ngôn ngữ tiếp nhận
  • Vận động tinh
  • Vận động thô

Ngoài ra, một phiên bản Báo cáo từ Người chăm sóc mới yêu cầu cha mẹ hoặc người chăm sóc đánh giá mức độ phát triển của trẻ so với những trẻ bình thường. Báo cáo này bao gồm 3 tiểu test: Vấn đề hành vi, Tự chăm sóc bản thân, và Hành vi thích ứng. Báo cáo này cho giáo viên những cảnh báo về sự phát triển không nhất quán của học sinh, cung cấp các hướng dẫn cho việc lập kế hoạch giảng dạy.
Sau khi học, học viên sẽ hiểu rõ lý thuyết cơ bản về bộ công cụ đánh giá kỹ năng và hành vi của trẻ PEP 3, mục đích của trắc nghiệm PEP - 3, cấu trúc trắc nghiệm và cách tiến hành trắc nghiệm và phân tích kết quả trắc nghiệm PEP 3.

Những cải tiến đối với PEP-3

  • Cung cấp dữ liệu so sánh trong nhóm với trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ - Cung cấp dữ liệu quy chuẩn từ một nhóm trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ cũng như từ nhóm đối chứng gồm những trẻ không bị tự kỷ
  • Những phần về vấn đề chức năng đã được sửa đổi nhằm phản ánh các mối quan tâm trong nghiên cứu và trong lâm sàng hiện nay, đặc biệt là trong các vấn đề về chức năng xã hội và giao tiếp
  • Tất cả các đồ chơi và dụng cụ cần thiết để thực hiện trắc nghiệm (trừ đồ ăn, đồ uống và công tắc đèn) đều đã được đưa vào trắc nghiệm.
  • Các item mới và các tiểu test đã được thêm vào; thay cho những phiên bản lỗi thời.
  • Có bằng chứng về độ hiệu lực khi thực hiện test trên trẻ em trong phổ tự kỷ, với tất cả các vấn đề được đo bằng trắc nghiệm
  • Cách tính điểm đã được lượng hóa theo thang 0, 1 và 2; và mỗi điểm được định nghĩa rõ ràng, giúp cho các so sánh thống kê trở nên chính xác hơn. Đồng thời, tính linh hoạt của hệ thống tính điểm trước đó (cách tính điểm sử dụng Đạt, Bình thường và Không đạt (Pass, Emerge, Fail)) vẫn được duy trì.