Thành phần corticoid trong thuốc là gì

Nhóm thuốc Corticosteroid (corticoid) bao gồm cortisone, hydrocortison và prednison. Đây là nhóm thuốc được sử dụng rất thông dụng trong điều trị nhiều tình trạng. Chẳng hạn như phát ban, lupus, hen suyễn, giảm đau, bệnh tự miễn,… Nhưng bên cạnh hiệu quả, việc lạm dụng corticoid cũng có nguy cơ tác gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

1. Nhóm thuốc corticosteroid hoạt động như thế nào?

Corticosteroid có tác dụng giống hormone cortisol do cơ thể bạn sản xuất tự nhiên ở tuyến thượng thận. Corticosteroid có tính kháng viêm. Nên làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng viêm. Do đó, nó giảm triệu chứng của viêm khớp hay hen suyễn,… Corticosteroid cũng ức chế hệ thống miễn dịch, có thể giúp kiểm soát các tình trạng trong đó hệ thống miễn dịch của bạn tấn công nhầm vào các mô của bạn (hay còn gọi là bệnh tự miễn).

>> Xem thêm: Corticoid và làn da

2. Nhóm Corticosteroid được sử dụng như thế nào?

Thuốc Corticosteroid được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp, lupus, hen suyễn, dị ứng và nhiều tình trạng khác. Chúng cũng điều trị bệnh Addison, một tình trạng mà tuyến thượng thận không thể sản xuất được lượng corticosteroid tối thiểu mà cơ thể cần.

Nhóm thuốc này cũng giúp ức chế hệ thống miễn dịch để ngăn ngừa thải ghép ở người nhận ghép tạng. Các đường dùng corticosteroid:

2.1 Đường uống

Viên nén, viên nang hoặc xi-rô giúp điều trị viêm và đau liên quan đến một số bệnh mãn tính. Chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và lupus,…

Thành phần corticoid trong thuốc là gì

>> Xem thêm: Giải đáp các thắc mắc thường gặp về viêm khớp dạng thấp

2.2 Đường xịt và phun

Những thuốc dùng đường này giúp kiểm soát viêm liên quan đến hen suyễn và dị ứng mũi.

Thành phần corticoid trong thuốc là gì
Corticoid dạng xịt được dùng trong điều trị hen suyễn.

2.3 Kem và thuốc mỡ

Dạng này có thể giúp chữa lành nhiều tình trạng da.

2.4 Bằng đường tiêm

Hình thức này thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng ở cơ và khớp. Chẳng hạn như đau và viêm gân.

3. Những tác dụng phụ có thể gây ra bởi corticosteroid?

Corticosteroid có nguy cơ tác dụng phụ, một trong số đó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

3.1 Tác dụng phụ của corticosteroid đường uống

Vì corticosteroid đường uống ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể thay vì chỉ một khu vực cụ thể. Do vậy, đường dùng này có khả năng gây ra tác dụng phụ đáng kể. Tác dụng phụ phụ thuộc vào liều thuốc sử dụng. Tức là liều thuốc càng tăng sẽ càng tăng khả năng tác dụng phụ, bao gồm:

  • Tăng áp lực trong mắt (tăng nhãn áp).
  • Giữ nước, gây sưng ở chân.
  • Tăng huyết áp.
  • Các vấn đề với thay đổi tâm trạng, trí nhớ và hành vi, lú lẫn hoặc mê sảng.
  • Tăng cân, với mô mỡ tích tụ ở bụng, mặt và sau gáy.
Thành phần corticoid trong thuốc là gì
Tụ mỡ quanh bụng, gây rạn nứt da.

Khi dùng corticosteroid đường uống lâu dài, bạn có thể gặp những tình trạng:

  • Đục thủy tinh thể.
  • Lượng đường trong máu cao, có thể gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh tiểu đường.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là với các vi sinh vật thông thường như vi khuẩn và nấm.
  • Tăng loãng xương và nguy cơ gãy xương.
  • Ức chế sản xuất hormon tuyến thượng thận, có thể dẫn đến một loạt các dấu hiệu và triệu chứng. Bao gồm mệt mỏi nghiêm trọng, chán ăn, buồn nôn và yếu cơ.
  • Da mỏng, vết thâm và vết thương chậm lành.

>> Xem thêm: Suy tuyến thượng thận

3.2 Tác dụng phụ của corticosteroid dạng hít

Khi sử dụng corticosteroid dạng hít, chúng có thể đọng lại trong miệng và cổ họng. Điều này có thể gây ra:

  • Nhiễm nấm trong miệng (tưa miệng).
  • Khàn tiếng.
  • Do vậy, sau khi dùng thuốc dạng này, bạn nên súc miệng bằng nước và đừng nuốt. Một số nhà nghiên cứu đã suy đoán rằng thuốc corticosteroid dạng hít có thể làm chậm tốc độ phát triển ở những trẻ sử dụng.
Thành phần corticoid trong thuốc là gì
Nấm miệng do corticoid.

3.3 Tác dụng phụ của corticosteroid bôi ngoài da

Corticosteroid tại chỗ có thể dẫn đến làm mỏng da, đỏ da và mụn trứng cá.

Thành phần corticoid trong thuốc là gì
Biến chứng da do sử dụng corticoid.

3.4 Tác dụng phụ của corticosteroid đường tiêm

Corticosteroid tiêm có thể gây ra tác dụng phụ tạm thời gần vị trí tiêm. Bao gồm làm mỏng da, mất màu trên da và đau dữ dội hay còn được gọi là bùng phát sau tiêm. Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm đỏ bừng mặt, mất ngủ và lượng đường trong máu cao.

4. Làm thế nào để giảm nguy cơ tác dụng phụ của corticosteroid

  • Để có được lợi ích cao nhất từ thuốc corticosteroid với ít rủi ro nhất:
    Hãy thử liều thấp hơn hoặc sử dụng liều không liên tục.
  • Khi đang dùng thuốc corticosteroid trong một thời gian dài, hãy hỏi bác sĩ về các cách để giảm thiểu tác dụng phụ.
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và tham gia các hoạt động giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh và tăng cường xương và cơ bắp.Cân nhắc
  • Việc bổ sung canxi và vitamin D. Điều trị bằng corticosteroid dài hạn có thể gây loãng xương. Bác sĩ có thể cân nhắc việc bổ sung canxi và vitamin D để giúp bảo vệ xương của bạn.
  • Cẩn thận khi ngừng điều trị. Nếu bạn dùng corticosteroid đường uống trong một thời gian dài, tuyến thượng thận có thể sản xuất ít hormone steroid tự nhiên hơn. Để cho tuyến thượng thận có thời gian phục hồi chức năng này, bác sĩ có thể giảm liều dần dần. Nếu giảm liều quá nhanh, tuyến thượng thận có thể không có thời gian để phục hồi và bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể và chóng mặt.

Corticoid ra đời quả là đã giúp cải thiện rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích vượt trội thì cũng có những tác hại nghiêm trọng nếu không sử dụng đúng cách. Bạn không nên tự ý sử dụng bất cứ chế phẩm nào chứa corticoid mà không tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

Cập nhật: 20:58 - 24/08/2021 | Lần xem: 84285

Thuốc corticoid (dexamethasone hay methylprednisolone) được cấp/gợi ý cho bệnh nhân COVID-19 tự điều trị tại nhà. Việc dùng các loại thuốc này ngay khi bệnh nhân biết mình nhiễm COVID-19 dường như không có lợi, mà có thể gây hại, thậm chí có thể làm bệnh nặng hơn.
Điều này có thể xuất phát từ việc người bệnh hiểu chưa đúng thông tin khuyến cáo của cơ quan y tế về việc sử dụng thuốc.

Thành phần corticoid trong thuốc là gì
 Hiện có rất nhiều toa/túi thuốc kê cho bệnh nhân COVID-19 sử dụng thuốc corticosteroid từ sớm. Thuốc corticosteroid được sử dụng trong nhiều bệnh lý với tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch. Thuốc đã được thử nghiệm trên những bệnh nhân nhập viện với COVID-19 trong thử nghiệm lâm sàng RECOVERY và cho kết quả có lợi cho bệnh nhân bị bệnh nặng. Đối với những bệnh nhân phải thở máy, việc điều trị được chứng minh là làm giảm tỷ lệ tử vong. Corticoisteroid có lợi cho bệnh nhân COVID-19 nặng (cần phải thở máy, thở oxy) nhưng không phải có thể dùng ở bất cứ giai đoạn nào.

Khi nào bệnh nhân COVID-19 trở nặng và cần dùng thuốc corticosteroid?

Bệnh COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra, nhưng tác nhân làm cho bệnh nặng là do chính hệ miễn dịch của cơ thể. Điều này không xảy ra ở tất cả nhưng ở một số bệnh nhân, hệ miễn dịch đã hoạt động quá mức dẫn đến gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, phản ứng miễn dịch quá mức này xảy ra sau một khoảng thời gian nhiễm virus, thường thì sau 7 ngày từ khi có triệu chứng. Vì phổi là cơ quan virus xâm nhập nên triệu chứng có thể bắt đầu từ đây như dấu hiệu giảm nhiều SpO2; lúc này có thể là thời điểm thích hợp để bắt đầu sử dụng thuốc cortisteroid nhằm "kiềm hãm" phản ứng miễn dịch. Dù vậy, cần lưu ý không phải ai cũng bị, chỉ có một số bệnh nhân gặp phải phản ứng miễn dịch nặng này như đã để cập phần trên.

Sử dụng thuốc corticosteroid sớm và những nguy cơ

Bình thường khi bị nhiễm virus bất kỳ, cơ thể sẽ sản sinh ra một chất kiềm hãm virus phát triển, có tên là inteferon. Với bệnh nhân COVID-19, người ta thấy rằng việc gia tăng sớm interferon loại 1 (type 1 interferon) dường như làm nhẹ tình trạng bệnh COVID-19, trong khi đó việc gia tăng trễ hoặc không tăng interferon này làm tăng độ nặng của bệnh và tăng nguy cơ tử vong. Ứng dụng trong việc này, hiện đã có nghiên cứu dùng inteferon loại 1 tái tổ hợp cho bệnh nhân mới vừa nhiễm SARS-CoV-2 và đã cho kết quả khả quan. Điều này cho thấy vai trò của việc gia tăng sớm interferon 1 có thể giảm nhẹ triệu chứng/biến chứng của bệnh COVID-19.

Các thuốc corticosteroid cũng cho thấy tác dụng ức chế interferon loại 1. Dù chưa có bằng chứng rõ ràng việc dùng thuốc corticoisteroid có làm giảm interferon loại 1 này ở bệnh nhân COVID-19 hay không nhưng các dữ liệu có được đến thời điểm này dường như cho thấy mối liên quan.

Corticoid có lợi cho bệnh nhân COVID-19 nhưng không phải có thể dùng ở bất cứ giai đoạn nào.
Thời điểm có thể xem xét dùng thuốc này thường sau 7 ngày tính từ lúc có triệu chứng COVID-19 (sốt, ho...) và trên những bệnh nhân có dấu hiệu chuyển biến nặng (giảm nhiều SpO2).

Ngoài ra, đã có nhiều bằng chứng chỉ ra việc dùng thuốc corticoteroid cho bệnh nhân COVID-19 nhẹ sẽ không có hiệu quả, thậm chí gây hại. Một nghiên cứu khác cho thấy việc dùng thuốc corticosteroid sau 7 ngày từ khi có triệu chứng COVID-19 cho hiệu quả giảm tử vong cao hơn so với việc nếu dùng thuốc sớm hơn (trước 7 ngày từ khi có triệu chứng). Đó là chưa kể thuốc còn làm chậm thời gian loại bỏ virus khỏi cơ thể. Vì vậy, nếu dùng sớm (giai đoạn virus tăng sinh) có thể không có lợi so với giai đoạn sau (phản ứng miễn dịch) khi lượng virus đã giảm đi nhiều. Ngoài ra, việc không tính đến những bệnh lý kèm theo của bệnh nhân cũng có thể dẫn đến biến chứng khi dùng corticosteroid như tăng đường huyết, tăng nhãn áp, loạn thần…

Việc dùng dexamethasone và methylprednisolone ngay khi bệnh nhân biết mình nhiễm COVID-19 dường như không có lợi, mà có thể gây hại, thậm chí có thể làm bệnh nặng hơn.

DS. Nguyễn Quốc Hòa Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nguồn: suckhoedoisong.vn