Thành phố Biên Hòa có bao nhiêu huyện

Thành phố Biên Hòa là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Nai. Sau khi sáp nhập một số xã của huyện Long Thành vào năm 2010, thành phố Biên Hòa có diện tích tự nhiên là 26.407,84 ha. Thành phần dân cư Biên Hòa rất đa dạng với số dân 784.398 người. (theo thống kê dân số và nhà ở năm 2009), mật độ dân số là 2.970 người/km2. Thành phố Biên Hòa nằm ở phía tây của tỉnh Đồng Nai, phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, phía nam giáp huyện Long Thành, phía đông giáp huyện Trảng Bom, phía tây và tây bắc giáp huyện Dĩ An, huyện Tân Uyên và quận 9 (Thành phố Hồ Chí Minh). Trong lịch sử hình thành và phát triển, địa giới hành chính của thành phố Biên Hòa trải qua nhiều lần thay đổi. Hiện nay, về cơ cấu hành chính thành phố Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính gồm 23 phường và 7 xã. 23 phường là An Bình, Bình Đa, Bửu Hòa, Bửu Long, Hòa Bình, Hố Nai, Long Bình, Long Bình Tân, Quang Vinh, Quyết Thắng, Tam Hòa, Tam Hiệp, Tân Biên, Tân Hòa, Tân Hiệp, Tân Mai, Tân Phong, Tân Tiến, Tân Vạn, Thanh Bình, Thống Nhất, Trảng Dài, Trung Dũng. Các xã là An Hòa, Hóa An, Hiệp Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Tam Phước, Tân Hạnh.

1. Thời kì trước thế kỉ XVII

Theo các kết quả nghiên cứu khảo cổ học, thành phố Biên Hòa nói riêng, vùng đất Nam Bộ nói chung có lịch sử khai phá lâu đời. Một vùng đất từng trải qua thời tiền sử, là nơi đã có con người sinh sống. Sau thời tiền sử, vào đầu công nguyên, vùng đất Nam Bộ là địa bàn chủ yếu của nền văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam. Khi mới hình thành nhà nước, Phù Nam có “bảy ấp”, người đứng đầu được phong là “tiểu vương”. Có thể coi đó là “vùng thủ lĩnh” trong quá trình hình thành nhà nước theo mô hình “Mandala”. Từ một vương quốc, Phù Nam đã phát triển thành một đế chế cường thịnh của vùng Dông Nam Á lục địa. Đế chế Phù Nam gồm trên 10 nuowscc, bao quát cả vùng hạ lưu và một phần trung lưu sông Meenam, xuống dưới khoảng dưới bán đảo Mã Lai. Vùng đất Nam Bộ nằm trong lãnh thổ vương quốc Phù Nam và địa bàn chủ yếu của vương quốc.Tư liệu thư tịch và bi ký không cho biết về sự phân chia các vùng hay đơn vị cai quản của Nhà nước Phù Nam trên mảnh đất này, cũng như trên vùng đất thành phố Biên Hòa ngày nay.

Khoảng thế kỉ VI-VII, Chân Lạp là một thuộc quốc đã thôn tính nước Phù Nam, địa bàn thành phố Biên Hòa ngày nay và vùng đất Nam Bộ đã thuộc về sự cai trị của đất nước này. Từ thế kỉ VII – IX, Chân Lạp lâm vào tình trạng chiến tranh quyết liệt giữa các tiểu quốc và ở thế kỉ VIII phân thành hai vùng: Lục Chân Lạp (miền đất cao ở phía bắc, có nhiều núi rừng, gồm đất trung lưu sông MêKông, Hạ Lào, và một phần Thái Lan hiện nay) và Thủy Chân Lạp (vùng đất thấp ở phía nam, có đồng bằng, nhiều đầm lầy của một phần trung lưu và hạ lưu sông MêKông, trong đó có Nam Bộ). Thé kỉ IX, Chân Lạp dần dần thống nhất hai vùng lại, rồi phát triển thành một đế chế hùng mạnh và phát triển. Về phân chia hành chính bao gồm “prama” và “visaya”, thấp nhất là “sruk”. Tư liệu không cho biết gì về sự tồn tại của đơn vị hành chính của Chân Lạp trên vùng đất Nam Bộ. Miền đất Nam Bộ là vùng ngoại vi, hoang vu, không được quan tâm trong khai phá và quản lí, tư liệu không biết đơn vị hành chính trên vùng đất này, ngoại trừ một số tên đất tiếng Khơme còn lưu giữ lại về sau này khi người Việt vào đây khai phá.

Từ trước thế kỉ XVII, “dân lưu tán của nước cùng ở lẫn với người Cao Miên để khai khẩn ruộng đất”. Đó là hiện trạng người dân xứ ngũ quảng Đàng Trong vào miền Nam khai phá những vùng đất mới, ở cùng với người bản xứ lập nên những thôn, xã mới. Những nhóm di dân đầu tiên đặt chân ở Mỏ Cày (Bà Rịa-Vũng Tàu) rồi từ đó tiến lên Đồng Nai, những nhóm khác lần theo sông rạch mở rộng dần địa bàn khai phá. Họ trở thành một động lực mới cho sự phát triển kinh tế-xã hội vùng đất Nam Bộ. Bên cạnh di dân người Việt, cũng có xuất hiện lưu dân người Hoa đã có mặt ở vùng đất Nam Bộ rất sớm. Bởi sự sụp đổ của nhà Minh, mà nhiều đại thần không làm quan hoặc chống lại triều Thanh nên đã bỏ vào xứ Đàng Trong để xin khai khẩn, lập nghiệp dưới thời chúa Nguyễn. Trong đó, đoàn người của Trần Thượng Xuyên theo cửa biển Cần Giờ đi sinh sống ở xứ Bàn Lân (tức Biên Hòa ngày nay). Vùng đất Nam Bộ khi ấy được gọi chung là xứ Đồng Nai. Đại Nam Nhất thống chí của Quốc sứ quán triều Nguyễn đã giải thích điều này như sau: “Chợ Lộc Dã ở phía Nam hạ lưu sông Phước Long, huyện PHước Chính, vì trước kia là đồng nội lắm hươu nai, nên gọi tên thế, hoặc là Lộc Động, tục gọi chợ Đồng Nai – Xét sáu tỉnh Gia Đijh mà gọi chung là Đồng Nai, là vì lúc mới khai thác, bắt đầu từ Đồng Nai, nên lấy chỗ gốc mà bao trùm”.

Có thể nói, cùng với quá trình di dân vào phương nam, “từ Mô Xoài, Bà Rịa, di dân người Việt tiến dần vào vùng Đồng Nai định cư và khai khẩn. Các điểm định cư và hai khẩn sớm nhất ở khu vực này là Bà Lân, Bến Gỗ, Bến Cá, Cù lao Rùa, Tân Triều, Cù Lao Tân Chính, rạch Lá Buông… Vào cuối những năm 70 thế kỉ XVII, vùng này lại có thêm lưu dân người Hoa đến ở. Đây là những người Trung Hoa không thần phục triều đình Mãn Thanh chạy sang Việt Nam xin lưu trú được chúa Nuyễn phân sáp vào đây. Địa điểm tập kết đầu tiên của họ theo Gia Định thành thông chí là Bàn Lăng (còn gọi là Bàn Lân). Tại đây, cùng với người Việt đã đến cư trú từ trước, họ khai phá đất hoang, lập phố chợ thương mại, giao thương với người Tàu, người Nhật Bổn, người Tây Dương.  Đồ-bà thuyền buôn tấp nập đông đảo”.

Như vậy, từ khi đất nước Phù Nam, rồi tới Chân Lạp, vùng đất Nam Bộ nói chung, thành phố Biên Hòa nói riêng chưa có hoặc không thấy tài liệu nói về sự phân cấp hành chính rõ ràng. Với lại đến cuối thế kỉ XVII, khi người Việt và người Hoa vào đây khai phá thì nơi đây từ một vùng đất hoang vu trở nên trù phú, phát triển rực rỡ. Các chúa Nguyễn cũng đã dần dần thiết lập được sự ảnh hưởng tại đây bằng cách hình thành những cơ sở quyền lực và các đồn thu thuế, nắm được tình hình dân chúng. Đây chính là những cơ sở đầu tiên để vào năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu tiến hành việc đặt vùng đất xứ Đồng Nai vào sự quản lí chính thức của mình thông qua cuộc kinh lược của Nguyễn Hữu Cảnh, là sự kiện khởi đầu cho việc xác lập quyền lực của chúa Nguyễn tại nơi đây.

2. Thời kì thế kỉ XVII đến trước khi quân Pháp xâm lược năm 1858

Chúa Nguyễn vào lập nghiệp xứ Thuận Quảng kể từ năm 1558 kể từ chúa Nguyễn Hoàng đến khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đồng Nai năm 1698 là đã hơn 100 hình thành và phát triển sự nghiệp. “Mùa xuân năm thứ 8, Mậu Dần (1698), thời Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế (Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu,… triều đình sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành hầu họ Nguyễn (Hữu Cảnh) sang kinh lược đất Cao Miên, ông lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh lập ra chức Lưu thủ, Cai bạ và Ký lục để cai trị. Về vệ thuộc thi có hai ty Xá, Lại để làm việc, quân binh thì có tính binh cơ đội thuyền thủy bộ và thuộc binh để hộ vệ. Ngàn dặm đất đai, dân hơn 4 vạn hộ, chiêu mộ lưu dân từ Châu Bồ Chính, đến lập nghiệp, lập ra thôn, xã, phường, ấp, phân định địa giới, ruộng đất, lập ra tô thuế, xây dựng dinh điền, bạ tịch. Con cháu người Hoa nếu ở nơi Trấn Biên được quy lập thành xã Thanh Hà, còn ở Phiên Trấn thì lập thành xã Minh Hương, rồi cho phép vào hộ tịch”. Những tên gọi như Phước Long, Phiên Trấn, Trấn Biên, Tân Bình là những tên gọi mới được Nguyễn Hữu Cảnh đưa vào miền đất này. “Phước Long là tên một làng, Tân Bình là tên một huyện ở Quảng Bình. Chính Lễ Thành hầu đã được sinh trưởng tại Phước Long. Nay Lễ Thành hầu với lòng yêu quí nơi chôn nhau cắt rốn của mình, ông dã đem những danh từ Phước Long, Tân Bình vào tận Đàng Trong để đặt tên cho những vùng đất mới đã do chính công trình của ông khai sáng”, “Trấn Biên bao gồm từ Biền Thuận đến Nhà Bè, Phiên Trấn bao gồm Tân Bình đến Cần Guộc – Tân An (Long An)”, “Phủ Gia Định gồm cả đất hai dinh Trấn Biên và Phiên Trấn, thêm phần phía nam xuống mãi vùng Cái Bè, tả ngạn Tiền Giang”.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã mang cả bộ mấy hành chính của xứ Đàng Trong vào áp đặt cho vùng đất mới này. Thành phố Biên Hòa hiện nay là thuộc dinh Trấn Biên huyện Phước Long. Huyện Phước Long khi ấy có địa giới rất rộng, ước định thuộc miền Đông Nam Bộ ngày nay, gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu và một phần Bình Thuận, một phần Thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm quận 2, quận 9, quận Thủ Đức).

Đến năm 1757, toàn bộ vùng đất Nam Bộ hoàn toàn thuộc chủ quyền của chính quyền chuấ Nguyễn ở Đàng Trong. Các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương có dinh Trấn Biên, dinh Phiên Trấn, dinh Long Hồ (có châu Định Viễn), đạo Trường Đồn, trấn Hà Tiên (cí đạo Kiên Giang, dạo Long Xuyên). Năm 1744, chúa Nguyễn thống nhất các đơn vị hành chính, chia toàn bộ Đàng Trong làm 12 dinh và 1 trấn. Đất Nam Bộ có 3 dinh là Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ và 1 trấn Hà Tiên. Dưới dinh là huyện – tổng – xã ở vùng đồng bằng hay hay huyện – thuộc – thôn – man, nậu ở miền núi. Riêng dinh Long Hồ, dưới dinh là châu. Cho đến hết thời chúa Nguyễn cả Đàng Trong gồm 3 dinh (Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ) và 1 trấn (Hà Tiên) cùng các hải đảo. Trong thời Tây Sơn, đất Nam Bộ là vùng đất tranh chấp giữa quân Tây Sơn với chúa Nguyễn. Năm 1776, sau khi đánh bại chúa Nguyễn, Đông Định Vương Nguyễn Lữ đổi dinh Trấn Biên thành dinh Biên Trấn. Dinh Long Hồ là nơi mới lập, thành phố Biên Hòa hiện nay vẫn thuộc dinh Trấn Biên (sau đổi là Biên Trấn). Trong thời Tây Sơn và Nguyễn Ánh, số dinh trấn không mấy thay đổi, nhưng do sự phát triển kinh tế – xã hội, số đơn vị cơ sở như xã, thôn, ấp, thuộc đã tăng thêm nhiều.

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, triều Nguyễn được thành lập, phủ Gia Định được đổi thành trấn. Năm 1808, Gia Định thành được thành lập bao gồm toàn bộ vùng đất Nam Bộ hiện nay. Đây là một khu vực hành chính đặc biệt, tương ứng với Bắc thành ở phía bắc bao gồm toàn bộ vùng đất Bắc Bộ. Các dinh đổi thành trấn, dinh Trấn Biên đổi thành trấn Biên Hòa; huyện Phước Long nâng lên thành phủ; các tổng được nâng lên thành huyện. Trong đó tổng Phước Chánh được nâng lên thành huyện Phước Chánh (gồm hai tổng Phước Vinh và Chánh Mỹ, có 85 thôn), tổng Long Thành được nâng lên thành huyện Long Thành (Long Vĩnh, Thành Tuy có 63 thôn, phường). Thành phố Biên Hòa hiện nay thuộc huyện Phước Chánh phủ Phước Long Gia Định thành. Các đơn vị hành chính tổng và thôn, xã, phường, ấp, lân… tăng lên nhiều. Cho nên đến năm 1820, khi vừa mới ngôi, vua Minh Mạng đã chia hai tổng Chánh Mỹ và Phước Vinh thuộc huyện Phước Chánh ra thành 6 tổng: Phước Vinh Thượng, Phước Vinh Trung, Phước Vinh Hạ, Chánh Mỹ Thượng, Chánh Mỹ Trung, Chánh Mỹ Hạ có 101 thôn), tương tự vậy huyện Long Thành có tổng Long Vĩnh chia thành hai tổng Long Vĩnh Thượng và Long Vĩnh Hạ. Do đó, chúng ta thấy rằng thành phố Biên Hòa ngày nay là phạm vi của các tổng Phước Vinh Thượng, Phước Vinh Trung, Long Vĩnh Thượng, Chánh Mỹ Thượng.

Hai huyện Phước Chánh và huyện Long Thành khi đó cho đến nay là phạm vi của thành phố Biên Hòa ngày nay. Ở đây thông qua Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức chúng ta có thể thấy rõ vị trí của hai huyện này trong trấn Biên Hòa. Đến năm 1820, huyện Phước Chánh “phía đông giáp bến đò Thị Nghĩa, chợ thôn Bình Dương, tổng Long Vĩnh, huyện Long Thành đến sát núi rừn; phía tây giáp man sách đầu nguồn; phía nam giáp huyện Bình An từ núi Chiêu Thái (Châu Thới) liên đến xứ Ba Dốc sông Thị Kiên; phía bắc giáp man sách rừng lớn”. Huyện Long Thành “phía đông giáp tổng An Phú, huyện Phước An từ núi Thị Vải (Nữ Ni) đến Ngã Bảy; phía Tây giáp núi Lương Ni, tổng An Thủy, huyện Bình An, phía nam giáp sông lớn huyện Nhà Bè, phía bắc giáp xứ Ao Ca, tổng Phước Vinh huyện Phước Chánh”.

Đến năm 1831, Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính trên phạm vi cả nước. Trên thực trạng “việc thành lập hai khu vực hành chính lớn ở phía bắc, nam của đất nước là do nhu cầu quản lý mang tính tình thế khi triều Nguyễn vừa mới thành lập nền thống trị trên một lãnh thổ rộng lớn bao gồm cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Mặt khác, quyền lực rất lớn của hai tổng trấn đứng đầu hai khu vực  đó không khỏi gây mối lo ngại cho sự tập trung quyền lực của chế độ quân chủ tập quyền. Sau khi chuẩn bị chu đáo, Năm 1831, Minh Mệnh thực hiện một cuộc cải cách hành chính trên quy mô toàn quốc nhằm thống nhất nền hành chính quốc gia, thống nhất sự quản lý của triều đình trung ương. Trong năm 1831-1832 cả nước được chia làm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên (vùng kinh thành), hai khu vực Bắc Thành và Gia Định Thành bị xóa bỏ, các đơn vị hành chính thống nhất trong hệ thống tỉnh – phủ – huyện/châu – tổng – xã/thôn/phường/ấp… Năm 1832, vùng Gia Định Thành được chia thành 6 tỉnh.”. Thành phố Biên Hòa ngày nay thuộc vào tỉnh Biên Hòa. Cấp hành chính phủ, huyện, tổng, xã hầu như không thay đổi gì. Năm 1934, triều đình gọi 6 tỉnh phía nam là Nam Kỳ, các tỉnh phía bắc từ Thanh Hóa trở ra là Bắc Kỳ. Danh xưng Nam Kỳ và Bắc Kỳ có từ đây.

Từ năm 1837, tỉnh Biên Hòa có hai phủ Phước Long và Phước Tuy và 6 huyện PHước Chánh, Bình An, Long Thành, Phước An, hai huyện Long Khánh, Ngãi Giao (Ngãi An). Phủ Phước Tuy được thành lập trên cơ sở 2 huyện Long Thành và Phước An. Huyện Long Khánh được thành lập trên cơ sở phía bắc của hai huyện Long Thành, Phước An. Gồm 6 tổng. Huyện Ngãi An được thành lập trên cơ sở người dân thiểu số ở An Lợi và cộng với 3 tổng người Kinh thành ra 5 tổng. Năm 1838 tỉnh Biên Hòa có thêm huyện Phước Bình (trên cơ sở tách tổng Chánh Mỹ Hạ huyện Phước Chánh và các tổng người thiểu số của phủ Bình Lợi, Định Quán, huyện Phước Bình chia thành 4 tổng). Năm 1840 có thêm 4 thủ mới. Đến năm 1851, tỉnh Biên Hòa có 2 phủ Phước Tuy và Phước Long và 4 huyện: Phước Chánh, Bình An, Long Thành, Phước An. Huyện Phước Bình quy về phủ Phước Long, huyện Long Khánh quy vào phủ Phước Tuy, huyện Ngãi An nhập vào huyện Bình An. Thành phố Biên Hòa là một phần của huyện Phước Chánh phủ Phước Long và huyện Long Thành phủ Phước Tuy. Từ thời Minh Mạng cho đến khi thực dân Pháp xâm lược, địa giới của ba tổng Phước Vinh Thượng, Phước Vinh Hạ, Long Vinh Thượng đã thay đổi đáng kể so với thời Gia Long. Theo đó:

  1. Tổng Chánh Mỹ Thượng bao gồm các xã, thôn: Bình Long (thành lập từ thời Minh Mạng), Bình Trị, Mỹ Khánh (xã, thành lập từ thời Minh Mạng), Tân Bản (xã), Tân Phước Đông, Tân Hạnh, Hữu Lân, Tân Vạn, Phước Hạnh, Tân Hạnh Đông, Tân Phước, Tân Hạnh Trung, Tân Kiết, Tân Phú, Đăc Phước (thành lập thời Thiệu Trị), Tân An.
  2. Tổng Long Vĩnh Thượng ba gồm các xã, thôn: An Hòa, An Hưng, An Xuân, Bình Dương, Long An, Long Hòa, Long Trường, Phước Gia, Phước Khả, Phước Miên, Phước Mỹ, Phuớc Quới, Phước Tân, Phuớc Toàn, Phước Trường, Thiết Tượng (hộ), VĩnH Thọ, Phước Châu, Vĩnh Đông.
  3. Tổng Phước Vinh Thượng bao gồm các xã, thôn: : An Hảo (thành lập từ thời Minh Mạng), Bình Hành (sau đổi thành Bình Kính thuộc tổng An Thủy huyện Bình An, thời Minh Mạng chuyển sang tổng Phước Vinh Thượng), Bình Hòa, Bình Đa, Bình Trước (phường, trước là xã), Bình Thành, Bình Quan (trước thuộc tổng An Thủy, huyện Bình An, thời Minh Mạng thuộc tổng này), Bình Tự, Bình Xương (trước thuộc tổng An Thủy, huyện Bình An, thời Minh Mạng thuộc tổng này), Hung Phú (xã, mới thành lập), Tân Giám (trước thuộc tổng An Thủy huyện Bình An, thời Minh Mạng thuộc tổng này), Phước Lô, Tân Hưng (xã, mới thành lập), Vĩnh An, Hòa Quới (mới thành lập), Tân Lân (xã), Tân Lại (xã), Tân Tụ, Tân Mai, Tân Mỹ (trước thuộc tổng An Thủy huyện Bình An, thời Minh Mạng thuộc tổng), Vinh Long (mới thành lập, thời Pháp giải thể), Thành Đức, Vĩnh Thạnh (mới thành lập), Vĩnh Cửu (thành lập thời Thiệu Trị).
  4. Tổng Phước Vinh Trung bao gồm các xã, thôn: Bạch Khôi (ph), Thạnh Hòa, Tân Xuân, Tân Vinh Tây (mới thành lập), Tân Vinh Đông (mới thành lập, giải thể thời Pháp), Tân Thành, Tân Phong, Tân Thạch Đông (mới thành lập dựa trên thôn Tân Thạch cũ bị giải thể), Bình Ý, Tân Hưng (mới thành lập, giải thể thời Pháp), Bình Thới, Bình Thạch, Bình Mỹ (thành lập thời Minh Mạng), Bình Sơn, Bình Điện, Bình Hậu.

Trên cơ sở những xã, thôn lúc đó từ trước thời Pháp thuộc thì khi Pháp đến xâm lược đã có một số thay đổi phạm vi một số tổng. Ở đây trình bày, nhằm thấy rõ sự thay đổi. Còn quá trình thay đổi đó sẽ được trình bày ở phần sau.

  1. Tổng Chánh Mỹ Thượng bao gồm các xã, thôn: Bình Long, Bình Trị, Mỹ Khánh, Tân Bản, Tân Hạnh, Tân Phước Đông, Tân Triều, Tân Vạn, Tân An, Tân Hóa, Đắc Phước, Tân Phú.
  2. Tổng Long Vĩnh Thượng bao gồm các xã, thôn: An Định, An Hòa, An Lợi, An Phước, An Xuân, Bình Dương, Phước Cang, Phước Hội, Phước Hòa, Phước Mỹ, Long Điền, Long Trường, Tân Xuân, Thiết Tượng, An Hưng, Long Hòa, Vĩnh Thọ, Phước Tân.
  3. Tổng Phước Vinh Thượng bao gồm các làng xã: An Hảo, Bình Đa, Bình Trước, Bình Kính, Tân Mỹ, Tân Hưng, Thành Đức, Bình Tự, Bình Xương, Tân Gíám, Hưng Phú, Phước Lư, Long Quới (mới thành lập), Hòa Quới, Bình Quan, Bình Hòa, Bình Thành, Tân Lại, Tân Lân, Tân Mai, Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Vĩnh Thạnh.
  4. Tổng Phước Vinh Trung bao gồm các xã, thôn: Bạch Khôi, Bình Điện, Bình Hậu, Bình Mỹ, Bình Sơn, Bình Thạch, Bình Thới, Bình Ý, Hàm Hòa, Tân Phong, Tân Thạch Đông, Tân Vĩnh Tây, Tân Xuân, Long Hòa, Tân Đức, Cam Vinh (thành lập thời Triệu Trị), Bình Sơn, Bình Thới). Năm 1877, đổi tên làng Tân Xuân thành làng Hưng Long.

Như vậy, từ khi chúa Nguyễn thiết lập bộ máy hành chính ở xứ Đồng Nai từ thế kỉ XVII cho đến trước khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược, thì vùng đất Nam Bộ nói chung, Tỉnh Biên Hòa nói riêng, thì đã có bộ máy hành chính và đơn vị hành chính rõ ràng. Thành phố Biên Hòa thuộc phạm vi tổng Phước Vinh Thượng, Phước Vinh Trung, Chánh Mỹ Thượng huyện Hiệp Chánh phủ Phước Long và tổng Long Vinh Thượng huyện Long Thành phủ Phước Tuy tỉnh Biên Hòa.

3. Thời Pháp thuộc từ năm 1858 đến năm 1945

Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào năm 1858. Sau nhiều lần thất bại ở Đà Nẵng, Pháp đã chuyển hướng tấn công vào miền Gia Định. Pháp để lại một bộ phận giữ các đồn đã chiếm ở Đà Nẵng, đem đại bộ phận vào đánh Nam Kỳ. Sau nhiều trận chiến, giành thắng lợi ở khắp nơi, Pháp bắt đầu tấn công tỉnh Biên Hòa. “Sau 3 đợt tấn công của quân Pháp, trong thành Biên Hòa ngọn lửa bốc cao. Quân ta chống cự không nổi, bỏ thành chạy. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tiến vào chiếm thành. Vì trước khi bỏ thành chạy, quân ta đã đốt các kho tàng nên quân Pháp chỉ chiếm được 48 súng đại bác, một kho gỗ dùng cho xây dựng, 15 chiến thuyền, trong đó có 10 chiếc trọng tải 200 tấn. Trung tá Digéo người Tây Ban Nha được cử ở lại chiếm giữ thành với một đơn vị chủ lực. Số còn lại tiếp tục hành quân ra phía đông chiếm Long Thành, rồi phủ Phước Tuy ngày 7-1-1982. Tiếp đó, chúng truy đánh quân ta ở hai thôn Long Kiên, Long Lập, Nguyễn Bá Nghi lại chạy ra Xuyên Mộc. Sau cho vua cho rút cả về Bình Thuận. Toàn tỉnh Biên Hòa lọt vào tay quân Pháp.”. Như vậy, từ đầu năm 1862, Tỉnh Biên Hòa đã lọt vào tay Pháp.

Ngoài tỉnh Biên Hòa ra, Pháp đã chiếm được ba tỉnh Nam Kỳ khác: Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long. Quân triều Nguyễn tuy đông nhưng không có tướng giỏi, không đủ sức ngăn chặn bước tiến của Pháp. Quân triều đình gửi vào không làm nên tích sự gì, dồn vào ẩn náu ở khu rừng rậm ở Xuyên Mộc rồi rút ra Bình Thuận. Sĩ dân Nam Kỳ nhất tề đứng lên, nhưng khí giới trong tay chỉ là gươm giáo, dao phây, tầm vông vạt nhọn. Quân thì ô hợp, chỉ có lòng yêu nước, chứ không biết gì về trận mạc, tuy có gay cho quân Pháp một số thiệt hại, nhưng không đủ sức xoay lại thế cờ. Chỉ mới đánh giặc mới 2 năm mà kho tàng xem chừng đã cạn, nhà vua buộc phải giảm bớt phụ cấp của hoàng thân, quốc thích, dùng chính sách cho tù nhân dùng tiền chuộc tội, tăng thuế. Gạo miền Nam không trở ra Bắc bắt đầu thiếu đó. Trong khi đó, Pháp cử ra Huế đề nghị thương nghị để kí hòa ước. Hòa ước Nhâm Tuất được kí kết vào ngày 5 –6-1862, trong đó ở điều 3 “Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn giao cho nước Pháp quản hạt. Thuyền buôn của Pháp chạy trên sông, lên Cao Miên buôn bán đều được tự do”. Từ đó, tỉnh Biên Hòa chính thức lọt vào tay Pháp.

Ban đầu, người Pháp muốn dùng chính sách trực trị như ở các nước thuộc địa Châu Phi nên bãi bỏ cấp huyện, phủ, tỉnh chia ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ thành 10 hạt Thanh tra. Tỉnh Biên Hòa được chia thành ba hạt Thanh tra: Biên Hòa (gồm châu thành Biên Hòa, huyện Phước Chánh, huyện Phước Bình phủ Phước Long cũ), Bình An (gồm huyện Bình An, huyện Ngãi An thuộc phủ Phước Long cũ và thị trấn Thủ Dầu Một; đến năm 1868 đổi tên thành hạt Thanh tra Thủ Dầu Một); Long Thành (gồm huyện Long Thành, huyện Phước An, huyện Long Khánh thuộc phủ Phước Tuy cũ và thị trấn Long Thành; đến năm 1871 thì giải thể, nhập 3 tổng vào Biên Hòa, 1 tổng vào Gia Định). Thành phố Biên Hòa ngày nay thuộc Hạt Thanh tra Biên Hòa. Hạt Thanh tra Biên Hòa ban đầu gồm địa bàn phủ Phước Long cũ (trừ huyện Bình An), đến năm 1871 sáp nhập các tổng của hạt Thanh tra Long Thành (đã giải thể) gồm các tổng Long Vĩnh Thượng, Thành Tuy Hạ, phía tay trái sông Đồng Nai thuộc tổng Long Vĩnh Hạ, các tổng người thiểu số.

Đến năm 1875, Soái phủ Sài Gòn ra Nghị định chia địa bàn xứ Nam Kỳ thành 5 khu vực hành chính, mỗi khu vực hành chính phụ trách một số hạt Thanh tra. Hạt Thanh tra Biên Hòa thuộc khu vực Sài Gòn (Khu vực Sài Gòn gồm có hai thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn và các hạt Thanh tra Chợ Lớn, Tây Ninh, Gò Công, Biên Hòa và đồn binh Thuận Kiều). Đến năm 1876, hạt Thanh tra Biên Hòa đổi gọi thành hạt Tham biện Biên Hòa (khi ấy, Pháp lại chia xứ Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính, mỗi khu có một số tiểu khu hay còn gọi là hạt Tham biện, đứng đầu là một viên Tham biện, hạt Tham biện thuộc khu vực Sài Gòn). Các thôn, xã cũ được gọi thống nhất là làng. Đến năm 1899, đổi hạt Tham biện Biên Hòa thành tỉnh Biên Hòa (khi ấy Toàn quyền Đông Dương ra Nghị quyết gọi các hạt Tham biện thành tỉnh kể từ ngày 1/1/1900 cho thống nhất với các tỉnh Trung Kỳ và Bắc Kỳ, đứng đầu là viên Tham biện Chủ tỉnh hay chỉ gọi là Chủ tỉnh, ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ gọi là Công Sứ). Đến năm 1907, Toàn quyền Đông Dương thành lập 3 miền Thanh tra tại Nam Kỳ thay cho 4 khu vực hành chính. Việc thanh tra mỗi miền giao cho một viên Thanh tra hành chính bản xứ sự vụ hay một viên Tham biên hạng nhất. Viên này kiêm luôn Chủ tỉnh nơi lỵ sở. Tỉnh Biên Hòa thuộc Miền Đông. Đến năm 1912, tổ chức miền bị bãi bỏ.

Như vậy, đến cuối thời Pháp toàn xứ Nam Kỳ có tất cả 21 tỉnh, tỉnh Biên Hòa là một trong số đó. Tỉnh lỵ Biên Hòa được đặt ở xã Bình Trước tổng Phước Vinh Thượng từ năm 1901. “Tỉnh Biên Hòa ở về phía Đông xứ Nam Kỳ, phía Bắc giáp tỉnh Thủ Dầu Một, phía Đông giáp tỉnh Bà Rịa, phía Nam giáp tỉnh Gia Định, phía Tây giáp tỉnh Thủ Dầu Một. Diện tích khoảng 11.045 km2, cách Sài Gòn 24km467”. Thành phố Biên Hòa ngày nay là một phần của tỉnh Biên Hòa. Vậy thì thành phố Biên Hòa khi ấy nằm ở đâu, địa giới của nó là bao gồm những tổng, những làng nào, chúng ta hãy xét về cấp huyện, cấp tổng, cấp làng của tỉnh Biên Hòa khi ấy.

Khi Pháp xóa bỏ những cấp hành chính phủ huyện là cấp trung gian giữa tỉnh và tổng, xã thôn. “Nhưng sau một thời gian thực hiện, họ gặp khó khăn, trở ngại lớn là sự thờ ơ, lạnh nhạt, gần như không hợp tác của các viên chức tổng, xã thôn với các mệnh lệnh từ trên đưa xuống, hay các công chức người Pháp được cử xuống tổng, xã thôn làm việc. Lý do chính là vì ngôn ngữ bất đồng, công chức người PHáp lại không hiểu được phong tục, tập quán cùng tâm lý của người Việt Nam, nên ít có sự thông cảm giữa người ra mệnh lệnh và người thi hành mệnh lệnh. Do đó, công việc không được trôi chảy. Bấy giờ người Pháp mới nhận thấy rằng: muốn cho các mệnh lệnh đưa xuống cấp dưới thi hành đạt kết quả, cần phải có một cấp trung gian tương đương với cấp phủ huyện của triều đình nhà Nguyễn trước kia, việc giải thích chủ trương, chính sách cho người dân hiểu và đôn đốc họ thi hành không thể giao cho công chức người Pháp, mà phải thông qua các công chức Việt Nam mới có kết quả. Do đó, một cấp hành chính trung gian giữa tỉnh và tổng làng được thành lập gọi là Quận, đứng đầu là Quận trưởng.”

Địa bàn một quận nhỏ hơn địa bàn một huyện thời Nguyễn. Có quận chỉ có một tổng như quận Vĩnh Lợi, quận Vĩnh Châu, quận Quảng Xuyên tỉnh Bạc Liêu; quận Giồng Riêng, quận An Biên, quận Gò Quao tỉnh Rạch Giá… Đại đa số quận có 3 – 4 tổng. Quận nhiều tổng là Mỏ Cày tỉnh Bến Tre có 7 tổng, Núi Bà Rá tỉnh Biên Hòa có 9 tổng vùng dân tộc thiểu số… Tên các quận hầu hết gọi theo tiếng nôm của địa danh nơi đặt quận lỵ, phần lớn là tên các ngôi chợ lớn nhất quận. Có một điều đặc biệt ở Nam Kỳ mà Trung Kỳ và Bắc Kỳ không có là tên quận nơi tỉnh đặt tỉnh lỵ đều gọi là quận Châu Thành. Vì vậy tên quận Châu Thành không phải là tên riêng của một quận của một tỉnh, mà tỉnh nào cũng có. Do đó khi nói quận Châu Thành phải nói thêm tỉnh nào mới không lẫn lộn.

Đến năm 1939, tỉnh Biên Hòa có 5 quận: với 16 tổng, 119 xã. Quận Châu Thành (thành lập năm 1928, ở tỉnh lỵ Bình Trước), gồm 3 tổng: Chánh Mỹ Thượng, Phước Vinh Trung, Phước Vinh Thượng. Quận Long Thành gồm 3 tổng Long Vĩnh Thượng, Thành Tuy Thượng, Thành Tuy Hạ. Quận Xuân Lộc (được thành lập năm 1912) gồm 4 tổng: Bình Lâm Thượng, Phước Thành, An Viễn, Tập Phước)/ Quận Tân Uyên (thành lập năm 1928, quận lỵ tại chợ Tân Uyên) gồm 3 tổng Phước Vinh Hạ, Chánh Mỹ Trung, Chánh Mỹ Hạ. Quận Núi Bà Rá gồm 4 tổng Bình Cách, Thuận Lợi, Tân Thuận, Bình Tuy. Thành phố Biên Hòa ngày nay được xác định là thuộc phạm vi quận Châu Thành và một phần quận Long Thành. Chúng ta cùng xét đến cấp tổng, xã thôn để thấy rõ điều đó.

Pháp vẫn duy trì cấp tổng trong hệ thống tổ chức hành chính Nam Kỳ như thời Nguyễn trước kia. Đứng đầu mỗi tổng có Cai Tổng, phụ tá có phó tổng. Tổng lớn, đông dân cư còn có các viên Bang biện phó tổng và Sung biện phó tổng. Hai chức danh đó chỉ thấy ở Nam Kỳ, chứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ thì không có. Bên cạnh đó, Pháp cũng duy trì cấp xã, thôn có từ triều Nguyễn sau đổi là làng. Đứng đầu là Hương Chủ, Hương Cả, Xã trưởng hay Thôn trưởng hay Lý trưởng,… Người Pháp chỉ điều chỉnh địa giới hoặc địa danh bằng cách lập làng nhỏ thành làng lớn, hoặc cắt khoảnh đất làng để nhập vào làng khác, hoặc tách làng này khỏi tổng này thành để nhập vào địa danh khác.

Sau nhiều lần điều chỉnh tên gọi, địa giới các làng thuộc 4 tổng thuộc 2 quận đến năm 1939, thì chúng ta thấy phạm vi của các tổng như sau: Tổng Chánh Mỹ Thượng có 6 làng: Bửu Hòa, Bình Trị, Hóa An, Tân Hạnh, Tân Vạn, Tân Hiệp; Tổng Long Vĩnh Thượng có 7 làng: An Hòa, Long Bình, Long Hưng, Phước Tân, Tam Phước, Tân Hưng, Tân Thạnh; Tổng Phước Vinh Thượng có 4 làng: Bình Trước, Hiệp Hòa, Tam Hiệp, Tân Thành; Tổng Phước Vinh Trung có 5 làng: Bình Hòa, Bình Ý, Bửu Long, Tân Phong, Tân Triều. Để có địa giới như vậy, phải trải qua một quá trình thay đổi địa giới, tên gọi của các làng.

  1. Tổng Chánh Mỹ Thượng thời còn thuộc hạt Thanh tra Biên Hòa có 12 xã thôn (Bình Long, Bình Trị, Mỹ Khánh, Tân Bản, Tân Hạnh, Tân Phước Đông, Tân Triều, Tân Vạn, Tân An, Tân Hóa, Đắc Phước, Tân Phú). Năm 1877, lập thêm làng Tân An (trích từ làng Tân Bản, với phạm vì Bắc từ Rạch Ông Đông đến Rạch Xẻo Ông Quế, Nam giáp làng Bình Thung và làng Đông Tác hạt Sài Gòn, Đông giáp làng Bình Thung, Tây giáp làng Tân Hòa). Năm 1878, sáp nhập làng Đắc Phước vào Tân Vạn, Tân Phú vào Tân Bản. Năm 1899, hợp làng Tân Hóa, Tân An thành làng Hóa An. Năm 1928, hợp làng Bình Long, Mỹ Khánh và Tân Bản thành làng Bửu Hòa; hợp làng Tân Phước Đông và Tân Triều thành làng Tân Hiệp. Đến năm 1939, tổng Chánh Mỹ Thượng còn 6 làng.
  2. Tổng Long Vĩnh Thượng thời thuộc hạt Thanh tra Long Thành, sau này thuộc Biên Hòa có 18 xã, thôn, hộ (An Định, An Hòa, An Lợi, An Phước, An Xuân, Bình Dương, Phước Cang, Phước Hội, Phước Hòa, Phước Mỹ, Long Điền, Long Trường, Tân Xuân, Thiết Tượng, An Hưng, Long Hòa, VĩnH Thọ, Phước Tân). Năm 1877, đổi tên làng Long Hòa thành làng Vĩnh Hòa, làng Phước Hòa thành làng Phước Khánh. Năm 1881, nhập cù lao Bà Xe trên sông Đồng Nai vào làng Long Điền tổng Long Vĩnh Thượng. Năm 1893, đổi tên làng Phước Khánh thành làng Long Khánh. Năm 1897, hợp làng An Định, An Hưng, An Lợi thành làng Tam An; nhập phần đất gọi là “Phan Lon” lọt vào làng An Hòa vào làng này; hợp làng An Xuân, Phước Hội, Tân Xuân (trừ Cù lao Ông Trạng và một khoảnh của làng Long Điền lọt vào 2 làng Phước Hội và An Xuân) thành làng Long Hưng; hợp làng Bình Dương, Long Điền (trừ khoảnh) thành làng Long Bình; hợp 4 làng Phước Hưng, Long Khánh, An Phước, Phước Mỹ, một phần ấp Tân Xuân và Cù lao Ông Trạng thành làng Tam Phước; hợp làng Phước Tân, Vĩnh Hòa, Phước Cang thành làng Phước Tân; hợp làng Vĩnh Thọ, Long Trường và một phần ấp Long Điển nằm giữa Rạch Gốc và đường thuộc địa số 2 thành làng Trường Thọ. Năm 1919, nâng ấp An Lợi làng Tam An thành làng An Lợi. Năm 1928, hợp làng Thiết Tượng và Trường Thọ thành làng Tân Hưng; hợp làng An Lợi, Tam An thành làng Tân Thạnh. Đến năm 1939, tổng còn 7 làng.
  3. Tổng Phước Vinh Thượng thời còn thuộc hạt Thanh tra Biên Hòa có 23 thôn (An Hảo, Bình Đa, Bình Trước, Bình Kính, Tân Mỹ, Tân Hưng, Thành Đức, Bình Tự, Bình Xương, Tân Gíám, Hưng Phú, Phước Lư, Long Quới, Hòa Quới, Bình Quan, Bình Hòa, Bình Thành, Tân Lại, Tân Lân, Tân Mai, Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Vĩnh Thạnh). Năm 1879, nhập 12 làng trên Cù Lao Phố thuộc tổng Phước Vinh Thượng: Hưng Phú, Tân Giám, Bình Tự, Bình Xương thành làng Nhứt Hòa; Thanh Đức, Tân Hưng, Tân Mỹ, Bình Kính thành làng Nhị Hòa; Long Quới, Hòa Quới, Bình Quan, Bình Hòa thành làng Tam Hòa. Năm 1897, hợp làng An Hào, Bình Đa thành làng Bình An; hợp làng Bình Trước, Vĩnh Thạnh, Phước Lư thành làng Bình Trước. Đến năm 1928, hợp làng Nhứt Hòa, Nhị Hòa, Tam Hòa thành làng Hiệp Hòa, hợp làng Vĩnh An, Tân Mai, Vĩnh Cửu thành làng Tam Hiệp, hợp làng Bình An, Bình Thạnh, Tân Lại thành làng Tân Thành (trước gọi là Tân Thạnh. Đến năm 1939, tổng còn 4 làng.
  4. Tổng Phước Vinh Trung thời thuộc hạt Thanh tra Biên Hòa có 18 thôn (Bạch Khôi, Bình Điện, Bình Hậu, Bình Mỹ, Bình Sơn, Bình Thạch, Bình Thới, Bình Ý, Hàm Hòa, Tân Phong, Tân Thạch Đông, Tân Vĩnh Tây, Tân Xuân, Long Hòa, Tân Đức, Cẩm Vinh, Bình Sơn, Bình Thới). Năm 1877, đổi tên làng Tân Xuân thành làng Hưng Long. Năm 1879, hợp các làng Long Hòa, Hưng Long, Tân Vĩnh Tây thành làng Tân Triều Tây; Tân Đức, Tân Thạn Đông, Cẩm Vinh thành làng Tân Triều Đông. Năm 1897, nhập làng Bình Điện, Bạch Khôi thành làng Bửu Long; hợp làng Bình Hậu, Bình Mỹ, Hàm Hòa, một phần làng Bình Thạch thành làng BThạnh Phước; hợp làng Bình Sơn, Bình Thới thành làng Thới Sơn. Năm 1928, hợp làng Bình Thạch, Thạnh Phước, Thới Sơn thành làng Bình Hòa, hợp làng Tân Triều Đông và Tân Triều Tây thành làng Tân Triều. Đến năm 1939, tổng còn 5 làng.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim thành lập quản lí một đất nước “thống nhất”, “độc lập”. Chính phủ vẫn giữ nguyên cơ cấu hành chính Nam Kỳ, chỉ đổi Nam Kỳ thành Nam Bộ và cử một đại diện Khâm sai Nam Bộ. Tên Nam Bộ xuất hiện từ đây.

Như vậy, suốt thời Pháp thuộc thành phố Biên Hòa dần dần lộ rõ vị trí, cương giới của mình thông qua giải thích sự phân cấp của các tỉnh. Từ thời Nguyễn đến hết thời Pháp thuộc, thành phố Biên Hòa luôn là phạm vi của bốn tổng trực thuộc toàn bộ quận Châu Thành và một phần quận Long Thành. Quận Châu Thành là một phần của huyện Phước Chánh trước đây, cũng như quận Long Thành là một phần của huyện Long Thành trước đây.

4. Thời kì từ năm 1945 đến năm 1975

Sau thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập, chia cả nước làm 3 kỳ là Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ. Để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử, chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh ký sắc lệnh xác định rõ ngày tổng tuyển cử, số đại biểu Quốc hội, đơn vị tuyển cử. Theo đó, hệ thống hành chính gồm 5 cấp Kỳ – tỉnh – huyện – xã – thôn. Nam Bộ gồm 20 tỉnh và 1 thành phố, trong đó có tỉnh Biên Hòa. Đứng đầu Nam Bộ là Ủy ban hành chính Nam Bộ, sau đổi thành Ủy bản nhân dân Nam Bộ. Ngày 23-9-1945, kháng chiến bùng nổ, Ủy ban nhân dân Nam Bộ đổi thành Ủy ban kháng chiến Nam Bộ. Cuối năm 1945, trước yêu cầu phục vụ kháng chiến, Nam Bộ chia làm 3 khu kháng chiến (còn gọi là chiến khu. Tỉnh Biên Hòa khi ấy thuộc Quân khu 7. Thành phố Biên Hòa ngày nay thuộc Quân khu 7. Hiến Pháp năm 1946 khẳng định Việt Nam chia làm 3 bộ (Bắc bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) và dưới Bộ có ba cấp tỉnh – huyện – xã. “Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, chính quyền nhân dân tại Biên Hoà được xây dựng từ tỉnh đến cơ sở, đồng loạt thay thế bộ máy cai trị do thực dân Pháp để lại. Khi ấy các cơ quan lãnh đạo tỉnh Biên Hoà và quận Châu Thành vẫn đặt tại xã Bình Trước (trung tâm tỉnh lỵ). Thực dân Pháp chiếm Biên Hoà (24-10-1945), chúng giữ nguyên tổ chức hành chính, xã Bình Trước gồm có 5 khu, 8 ấp.”.

Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), cả nước chia thành 12 khu quân sự – hành chính, Nam Bộ vẫn giữ 3 khu. Đến năm 1948, thành lập các Liên khu, thành phố Biên Hòa ngày nay thuộc Phân liên khu miền đông (Tỉnh Biên Hòa và Tỉnh Thủ Dầu Một gộp thành tỉnh Thủ Biên). Cùng năm này, “nhận thấy nội ô tỉnh Biên Hoà là nơi tập trung nhiều cơ quan, đơn vị chỉ huy đầu sỏ cùng rất nhiều kho tàng của địch, cần bố trí lại địa bàn chiến đấu thích hợp để phát huy khả năng tác chiến của lực lượng tại chỗ, Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến hành chánh tỉnh Biên Hoà chủ trương cho tách khu vực nội ô tỉnh lỵ, thuộc quận Châu Thành (tức xã Bình Trước và một số ấp, xã lân cận) để thành lập thị xã Biên Hoà – tương đương cấp huyện, và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tỉnh. Các xã còn lại thuộc huyện Vĩnh Cửu.”. Như vậy, địa bàn quận Châu Thành cũ được phân chia thành thị xã Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu.

Như đã nói, quận Châu Thành thời Pháp thuộc bao gồm 3 tổng Chánh Mỹ Thượng, Phước Vinh Thượng, Phước Vinh Trung. Xã Bình Trước thuộc tổng Phước Vinh Thượng và các ấp, xã lân cận thành lập nên thị xã Biên Hòa, còn lại là thuộc vào huyện Vĩnh Cửu (lấy tên 1 thôn nổi tiếng có nhiều thành tích ở xã Tam Hiệp, mà khi đó xã này cũng thuộc tổng Phước Vinh Thượng. Theo đó, có thể suy đoán rằng tổng Phước Vinh Thượng cũng bị chia tách thành hai và những xã gần với xã Bình Trước thì thuộc vào thị xã Biên Hòa, các xã gần Tam Hiệp và các làng xã thuộc 2 tổng kia thuộc vào huyện Vĩnh Cửu. Địa giới huyện Vĩnh Cửu rộng hơn so với thị xã Biên Hòa. Có thể thấy, thị xã Biên Hòa gồm xã Bình Trước và các ấp xã lân cận chung quanh thuộc huyện Vĩnh Cửu, giáp ranh với huyện Trảng Bom ngày nay.

Khi hai tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một được sáp nhập thành tỉnh Thủ Biên trực thuộc Phân liên khu miền đông, kể từ năm 1951 cho đến khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thì huyện Long Thành (trong đó có tổng Chánh Mỹ Thượng, một phần thành phố Biên Hòa hiện nay) thuộc vào tỉnh Bà – Chợ (Bà Rịa – Chợ Lớn hợp thành), thị xã Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu vẫn thuộc tỉnh Thủ Biên. Địa giới của hai nơi này cũng thay đổi, thị xã Biên Hòa được tỉnh giao quản lí thêm một số xã thuộc huyện Vĩnh Cửu để làm bàn đạp đứng chân hoạt động như Tam Hiệp, Hiệp Hòa, Tân Thành…

Sau hiệp đnh Giơnevơ, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Tại miền Nam, sau khi phế truất Bảo Đại năm 1955, Ngô Đình Diệm thành lập chính thể Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1956. Vùng đất Nam Bộ được gọi là Nam Phần (gồm thêm một phần Bình Thuận), chia thành Đông Nam Phần và Tây Nam Phần. Năm đó, Việt Nam Cộng Hòa chia Nam Phần thành 22 tỉnh và thủ đô Sài Gòn, trong đó có Biên Hòa (Biên Hòa), Long Khánh (Biên Hòa – Xuân Lộc), Phước Long (Bà Hòa- Ba Rá), Bình Long (Biên Hòa – Hớn Quản), các tỉnh này điều thuộc Đông Nam Phần (và lại thuộc Quân khu thủ đô và đệ nhất quân khu). Dưới tỉnh là quận, huyện, xã. Đứng đầu tỉnh là tỉnh trưởng, đứng đầu quận là quận trưởng, đứng đầu huyện là huyện trưởng. Tỉnh Biên Hòa được chính quyền chia thành 4 quận: Châu Thành, Tân Uyên, Dĩ An, Long Thành, có 11 tổng như thời Pháp thuộc. Đến năm 1963, quận Công Thanh gồm các xã quận Châu Thành và Tân Uyên. Quận Châu Thành đổi thành quận Đức Tu bao gồm các xã: Bình Trước, Tam Hiệp, Bùi Tiếng (Tân Mai), Hiệp Hòa, Tân Vạn, Bửu Long, Tân Hạnh, Tân Ba, Long Bình và giữ cho đến tháng 4 – 1975.

Năm 1956, hành chính cấp tổng còn hình thành cho đến năm 1965 thì bị bãi bỏ. Địa giới các tổng Chánh Mỹ Thượng, Long Vĩnh Thượng, Phước Vinh Thượng, Phước Vinh Trung. Các làng thời đó đã đổi thành xã. Điija giới của nó thay đổi nhiều so với thời Pháp thuộc trước kia. Đó là: Tổng Chánh Mỹ Thượng khi đó thuộc quận Dĩ An tỉnh Biên Hòa có 4 xã: Bình Trị, Tân Hạnh, Hóa An, Tân Hiệp; Tổng Long Vĩnh Thượng khi đó thuộc quận Châu Thành tỉnh Biên Hòa có 5 xã: Long Bình, Tân Thạnh (sau năm 1956 giải thể, tách thành Tam An và Tân Lợi), Phước Tân, Long Hưng, An Hòa Hưng (đổi từ làng An Hòa). Khi đó xã Tam Phước chuyển sang Tổng Thành Tuy Thượng; Tổng Phước Vinh Thượng khi đó thuộc quận Châu Thành tỉnh Biên Hòa có 9 xã: Bình Trước, Bùi Tiếng (tách từ Tam Hiệp), Bửu Hòa (chuyển từ tổng Chánh Mỹ Thượng qua), Hiệp Hòa, Hố Nai (mới thành lập sau năm 1954, Tam Hiệp, Tân Thạnh, Tân Vạn (chuyển từ Tổng Chánh Mỹ Thượng qua), Trảng Bom (mới thành lập sau năm 1954); Tổng Phước Vinh Trung khi đó thuộc quận Châu Thành tỉnh Biên Hòa có 5 xã: Bình Long, Bình Ý, Tân Phong, Bình Hòa, Tân Triều.

Bên cạnh sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn thì xuất hiện một tổ chức cách mạng, gọi là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau cuộc Đồng Khởi năm 1959 – 1960, ngày 20-12-1960 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được thành lập . Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam và Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam, một hệ thống tổ chức Mặt trận dược thành lập, bắt đầu từ cơ sở, gọi là Ủy ban chấp hành Mặt trận xã, quận, thực hiện chức năng của chính quyền cách mạng. Đến năm 1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập, chức năng nhà nước được mặt trận chuyển giao cho chính phủ. Hệ thống chính quyền gồm các cấp: Tỉnh/thành phố – huyện/quận/thị xã – xã/phương/thj trấn. Mỗi cấp có Ủy ban nhân dân cách mạng và Hội đồng nhân dân cách mạng. Trên đất Nam Bộ, hầu như vẫn giữ nguyên tên và tiến hành điều chỉnh một số nơi.

Do đang trong thời chiến, do yêu cầu phát triển lực lượng vũ trang và tổ chức chiến trường, từ năm 1961, Nam Bộ chia làm 4 quân khu (mặt danh quân sự là T). Thành phố Biên Hòa ngày nay thuộc vào Quân khu 7 (T1). Trong thời gian này, tỉnh Thủ Biên được chia thành tỉnh Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Phước Thành. Đến năm 1963, tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa và Long Khánh thành tỉnh Bà Biên. Năm 1964, chia tỉnh Bà Biên thành ba tỉnh như cũ. Tháng 9/1965, thị xã Biên Hòa được trung ương cục tổ chức lại thành đơn vị ngang với cấp tỉnh với phiên hiệu U1. Đến năm 1967, chuẩn bị chiến trường cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968, chính quyền cách mạng sáp nhập hai huyện Vĩnh Cửu và Trảng Bom (huyện Thống Nhất ngày nay) của tỉnh Biên Hòa nông thôn vào tỉnh Biên Hòa U1. Bởi vì năm 1965, tỉnh Biên Hòa được chia thành tỉnh Biên Hòa U1 và tỉnh Biên Hòa nông thôn (Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, khu vực Trảng Bom). Đến nay, tỉnh Biên Hòa U1 được nâng lên nhiều huyện. Thị xã Biên Hòa trực thuộc tỉnh Biên Hòa U1.

Đến năm 1971, Bộ Chỉ huy Miền bố trí lại chiến trường. Thành lập lại Phân khu Thủ Biên trên cơ sở sáp nhập Phân khu 5 (địa bàn Thủ Dầu Một) với tỉnh Biên Hòa U1. ThỊ xã Biên Hòa thuộc phân khu này. Đến năm 1972, chính quyền cách mạng giải thể các Phân khu thành lập lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh. Tỉnh Biên Hòa gồm Biên Hòa nông thôn và Biên Hòa U1. Đến năm 1973, thị xã Biên Hòa được nâng lên thành thành phố Biên Hòa và cùng với tỉnh Biên Hòa nông thôn là hai đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Biên Hòa.

Như vậy, đến trước năm 1975, địa giới thành phố Biên Hòa tương đương với quận Châu Thành và một phần quận Long Thành đã có từ thời Pháp thuộc đến thời Việt Nam cộng hòa cũng không thay đổi gì nhiều. Còn với cách mạng, thành phố Biên Hòa ngày nay tương đương với địa phận thành phố Biên Hòa một phần huyện Long Thành (thuộc Biên Hòa nông thôn).

5. Thời kì từ sau năm 1975 đến nay

Sau khi miền Nam giải phóng, tháng 2-1976, Hội đồng Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Nghị định hợp nhất các tỉnh, chia miền nam thành 20 tỉnh và 1 thành phố, tỉnh Đồng Nai được thành lập (trên cơ sở các tỉnh Biên Hòa, Tân Phú, Bà Rịa – Long Khánh). Thành phố Biên Hòa ngày nay trực thuộc tỉnh Đồng Nai. Sau khi cả nước tiến lên thống nhất về mặt nhà nước, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống nhất ra đời. Bộ máy nhà nước gồm ba cấp: turbg/thành phố trực thuộc Trung ương – huyện/thành phố trực thuộc tỉnh/quận/thị xã – xã /phường/thị trấn. Hiến pháp năm 1980 quy định hệ thống các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo 3 cấp như trên. Hiến pháp năm 1992, quy định nước ta: Nước chia làm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố thuộc tỉnh chia thành quận, huyện và thị xã; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và quận chia thành phường. Thực hiện các văn bản pháp luật trên, cac đơn vị hành chính của Nam Bộ đã qua nhiều lần điều chỉnh địa giới cấp xã, phường, thị trấn, quận, huyện. Một số tỉnh, thành phố cũng được sáp nhập lại.

Từ sau năm 1975, thành phố Biên Hòa trực thuộc tỉnh Đồng Nai cho đến tận ngày nay. Tỉnh Đồng Nai được thành lập vào năm 1975 bao gồm thành phố Biên Hòa, thị xã Vũng Tàu, các huyện Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Tân Phú, Long Thành, Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc, Duyên Hải, 1 quần đảo, gồm 154 phường, xã, thị trấn. Sau nhiều lần thay đổi địa giới, đến hiện nay, tỉnh Đồng Nai bao gồm thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh, huyện Tân Phú, huyện Định Quán, huyện Xuân Lộc, huyện Cẩm Mỹ, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch, huyện Thống Nhất, huyện Trạng Bom, huyện Vĩnh Cửu. Kể từ năm 2010, bốn xã thuộc huyện Long Thành sáp nhập vào thành phố Biên Hòa gồm An Hòa, Long Hưng, Phước Tân và Tam Phước. Thành phố Biên Hòa ngày nay có 23 phường và 4 xã. Về vị trí địa lí, Thành phố Biên Hòa nằm ở phía tây của tỉnh Đồng Nai, phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, phía nam giáp huyện Long Thành, phía đông giáp huyện Trảng Bom, phía tây và tây bắc giáp huyện Dĩ An, huyện Tân Uyên và quận 9 (Thành phố Hồ Chí Minh). Đến năm 2013, thành phố Biên Hòa có diện tích tự nhiên là 26.354,85 ha, với 952.789 người.

Trong lịch sử hình thành và phát triển, địa giới hành chính của thành phố Biên Hòa trải qua nhiều lần thay đổi. Hiện nay, về cơ cấu hành chính thành phố Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính gồm 23 phường và 7 xã. 23 phường là An Bình, Bình Đa, Bửu Hòa, Bửu Long, Hòa Bình, Hố Nai, Long Bình, Long Bình Tân, Quang Vinh, Quyết Thắng, Tam Hòa, Tam Hiệp, Tân Biên, Tân Hòa, Tân Hiệp, Tân Mai, Tân Phong, Tân Tiến, Tân Vạn, Thanh Bình, Thống Nhất, Trảng Dài, Trung Dũng. Các xã là An Hòa, Hóa An, Hiệp Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Tam Phước, Tân Hạnh. Ở đây, chúng ta xét đến cấp phường, xã để thấy được địa giới của thành phố Biên Hòa. Tức là xét đến sự thay đổi về cấp xã (thuộc các tổng trước năm 1975). Như đã nói, trước năm 1975, tên gọi của các xã trong các tổng là như cũ không thay đổi gì.

Thành phố Biên Hòa sau năm 1976 thuộc tỉnh Đồng Nai có 10 phường: Hòa Bình, Thanh Bình, Quyết Thắng, Trung Dũng, Quang Vinh (được tách ra từ xã Bình Trước cũ), Thống Nhất (hợp thôn Tân Mai và Vĩnh Thạnh của tổng Phước Vinh Thượng cũ), Tân Tiến, Tân Mai, Tam Hiệp (một phần xã Tam Hiệp); An Bình (hai thôn An Hảo và Bình Đa); 10 xã gồm Bửu Long, Tân Thành, Tân Hạnh, Hiệp Hòa, Hóa An, Tân Phong, Tân Vạn, Bửu Hòa, Tam Hòa, Long Bình Tân (nhập hai xã Long Bình và xã Tân Bình quận Đức Tu cũ). Đến năm 1979, thành phố Biên Hòa có thêm hai phường Hố Nai I và Hố Nai II chuyển từ huyện Thống Nhất, Hố Nai II đến năm 1984 giải thể chia thành phường Tân Hòa và Tân Biên. Cùng năm 1984, thành lập xã Tân Bửu cùng năm đó do sáp nhập xã Bửu Long và Tân Thành; chuyển xã Tân Vạn thành phường Tân Vạn; xã Tân Phong thành phường Tân Phong; chuyển xã Bửu Hòa thành phường Bửu Hòa. Đến năm 1988, thành lập xã Tam Hòa và Bình Đa (tách từ xã Tam Hòa).

Năm 1993, thành phố Biên Hòa được công nhận là đô thị loại II. Năm 1994, xã Tân Bửu thành phường Bửu Long; xã Long Bình Tân đổi thành phường Long Bình Tân; phường Trảng Dài trên cơ sở tách một phần phường Tân Phong; phường Tân Hiệp mới và phường Long Bình được thành lập (tách từ phường Tam Hòa). Năm 2010, bốn xã thuộc huyện Long Thành sáp nhập vào thành phố Biên Hòa gồm An Hòa, Long Hưng, Phước Tân và Tam Phước. Năm 2016, thành phố Biên Hòa được công nhận là đô thị loại I. Năm 2019, 6 xã gồm : Tân Hạnh, Hóa An, Hiệp Hòa, An Hòa, Phước Tân, Tam Phước chính thức lên phường.

Như vậy, từ sau năm 1975 đến nay, thành phố Biên Hòa có địa giới như hôm nay. Ngoài một số xã bị giải thể, sáp nhập thì so với địa giới của Biên Hòa (ở phạm vi các tổng) co sự thay đổi đáng kể. Các xã Bình Hòa, Bình Ý, Tân Triều thuộc tổng Phước Vinh Trung hiện nay nằm ở địa phận huyện Vĩnh Cửu ngày nay thì hầu như không thay đổi gì. Năm 1965, cấp tổng được xóa bỏ, những xã thuộc đó điều trực thuộc cấp quận hoặc huyện hoặc thị xã.

Tóm lại, từ khi có nhà nước thì đã có việc tổ chức quản lí hành chính. Trên mảnh đất Nam Bộ đã xuất hiện nhà nước cổ Phù Nam, nên việc tổ chức hành chính đã diễn ra từ thời đó, nhưng do tài liệu vốn hiếm hoi, cho nên không thể xác định rõ vị trí và tên gọi của thành phố Biên Hòa hiện nay được. Mãi tới năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đàng Trong, thì sử sách mới nhắc tới cơ sở hành chính và thành phố Biên Hòa là thuộc dinh Trấn Biên (tỉnh Đồng Nai ngày nay). Và trải qua hơn 300 năm thay đổi tên gọi, cương vực, cấp quản lí thì thành phố Biên Hòa từ năm 2010 đã được định hình như ngày hôm nay. Là một thành phố rộng lớn trực thuộc tỉnh Đồng Nai và đang là trung tâm của tỉnh. Thành phố Biên Hòa qua thời gian đã ghi lại dấu ấn lịch sử thông qua các di tích lich sử trên địa bàn.


Phan Huy Lê (2016), Vùng đất Nam Bộ – quá trình hình thành và phát triển, tập 1m NXB.Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.25-26.

Trịnh Hoài Đức (1998), Gia Định thành thông chí, NXB. Giáo dục, Hà Nội, tr.75.

Huỳnh Văn Tới, Phan Đình Dũng (2013), Đồng Nai góc nhìn văn hóa, NXB. Đồng Nai, tr.8.

PGS. Huỳnh Lửa (chủ biên) (2017), lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, NXB. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tr.52-53.

Trịnh Hoài Đức (1998), sđd, tr.113.

Như Hiền Nguyễn Ngọc Hiền (2017), Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650 – 1700) với công cuộc khai sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỉ XVII, NXB. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tr.101.

Phan Huy Lê (2016), sđd, tr.27.

Huỳnh Văn Tới, Phan Đình Dũng (2013), sđd, tr.12.

Phan Huy Lê (2016), sđd, tr.28-29.

Huỳnh Văn Tới, Phan Đình Dũng (2013), sđd, tr.12.

Hội khoa học lịch sử Đồng Nai, Ths. Trần Quang Toại (chủ biên) (2013), Địa danh hành chính – văn hóa – lịch sử Dồng Nai, NXB. Đồng Nai, tr.82, 129, 171,172.

Nguyễn Đình Tư (2016), Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859 – 1954), NXB. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tr.65.

Nguyễn Đình Tư (2016), sđd, tr.240-241.

Nguyễn Đình Tư (2016), sđd, tr.249.

Nguyễn Đình Tư (2017), sđd, tr.113.

Nguyễn Đình Tư (2016), sđd, tr.456-457.

Huỳnh Văn Tới, Phan Đình Dũng (2013), sđd, tr.20.

Nguyễn Đình Tư (2017), sđd, tr.130-131.

Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Biên Hòa (1999), Lịch sử Đảng bộ thành phố Biên Hòa, NXB. Tổng hợp Đồng Nai, tr.9.

thành phố Biên Hòa có bao nhiêu quận?

Tỉnh Biên Hòa được chia thành 6 quận: Quận Đức Tu gồm 15 xã: Bình Trước, Tam Hiệp, Tân Thành, Hiệp Hòa, Bùi Tiếng, Hố Nai, Trảng Bom, Bửu Hòa, Tân Vạn, Long Bình Tân, Phước Tân, Long Hưng, An Hòa Hưng, Tân Phong, Bửu Long.

Hiện nay Đồng Nai có bao nhiêu huyện thành phố?

Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố và 9 huyện, với 170 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 40 phường, 9 thị trấn và 121 xã.

thành phố Biên Hòa bao nhiêu dân?

Biên Hòa cách trung tâm TP HCM 30 km, cách TP Vũng Tàu 90 km. Thành phố này hiện là đầu mối giao thông lớn trong vùng kinh tế phía Nam, tập trung đông khu công nghiệp. Theo Cục Thống kê Đồng Nai, kết quả tổng điều tra dân số vào tháng 4/2019 cho thấy, dân số Biên Hoà đạt 1,1 triệu người.

Đồng Nai có bao nhiêu đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh?

Hiện tại tỉnh Đồng Nai đang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 2 thành phố là Biên Hòa, Long Khánh và 9 huyện là Cẩm Mỹ, Định Quán, Long Thành, Nhơn Trạch, Tân Phú, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc. Ngoài ra, Đồng Nai còn có 170 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 40 phường, 9 thị trấn và 121 xã.