Thế nào là thao tác lập luận bình luận năm 2024

– Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lý, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.

– Cách giải thích: Tìm đủ lý lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.

2/ Thao tác lập luận phân tích:

- Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

– Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

3/ Thao tác lập luận chứng minh:

– Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

– Cách chứng minh: Xác định vấn đề chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải logic, chặt chẽ và hợp lý.

4/ Thao tác lập luận so sánh:

– Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.

– Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.

5/ Thao tác lập luận bình luận:

– Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề

– Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình.

6/ Thao tác lập luận bác bỏ:

– Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai

– Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.

– Ý nhỏ phải nằm hoàn toàn trong phạm vi của ý lớn.

– Nếu có thể biểu hiện nội dung của các ý bằng những vòng tròn thì ý lớn và mỗi ý nhỏ được chia ra từ đó là hai vòng tròn lồng vào nhau, không được ở ngoài nhau, cũng không được trùng nhau hoặc cắt nhau.

– Mặt khác, các ý nhỏ được chia ra từ một ý lớn, khi hợp lại, phải cho ta một ý niệm tương đối đầy đủ về ý lớn, gần như các số hạng, khi cộng lại phải cho ta tổng số, hay vòng tròn lớn phải được lấp đầy bởi những vòng tròn nhỏ.

– Mối quan hệ giữa những ý nhỏ được chia ra từ cùng một ý lớn hơn phải ngang hàng nhau, không trùng lặp nhau.

- Thao tác lập luận bình luận là đưa ra những ý kiến nhận xét, đánh giá, bàn luận về sự đúng/sai, hay/dở, lợi/hại của một vấn đề trong đời sống hoặc trong văn học.

- Mục đích: nhằm đề xuất và thuyết phục người nghe tán đồng với ý kiến của mình về một hiện tượng/vấn đề.

2. Yêu cầu

- Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng/vấn đề được bình luận.

- Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá của mình là xác đáng.

- Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận.

II. Cách bình luận: gồm 3 bước

- Bước 1: Nêu hiện tượng/vấn đề cần bình luận

+Nêu rõ thái độ và sự đánh giá của người bình luận với vấn đề được đưa ra.

  • Đảm bảo trung thực, khách quan, ngắn gọn, rõ ràng.

- Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận. Tùy từng vấn đề mà lựa chọn cách đánh giá:

  • Đứng về một phía, tìm lí lẽ, dẫn chứng để ủng hộ phía đúng, phê phán phía sai.
  • Kết hợp phần đúng của mỗi phía, loại bỏ phần hạn chế để đi tới sự đánh giá công bằng.
  • Đưa ra cách đánh giá phải/trái, đúng/sai, hay/dở của riêng mình sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận.

- Bước 3: Bàn về hiện tượng/vấn đề cần bình luận

  • Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết trước hiện tượng vừa đánh giá.
  • Bàn về những điều có thể rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và của những người đang nghe bình luận.
  • Bàn về những ý nghĩa xa rộng, sâu sắc hơn mà hiện tượng/vấn đề có thể gợi ra.

LUYỆN TẬP:

1. Nhận xét “Bình luận chẳng qua là sự kết hợp của hai kiểu lập luận giải thích và chứng minh” là sai lầm bởi đây là ba kiểu bài khác nhau về mục đích và yêu cầu.

Kiểu bài

Mục đích

Yêu cầu

Đối tượng

Giải thích

Giúp người nghe hiểu

Dễ hiểu

Người chưa hiểu

Chứng minh

Giúp người nghe tin

Thuyết phục

Người chưa rõ, chưa tin

Bình luận

Giúp người nghe đánh giá được vấn đề một cách chính xác, toàn diện, công bằng và bàn luận cùng họ về vấn đề.

Trôi chảy, hấp dẫn, sắc sảo, giàu nhiệt tình thuyết phục, giàu tính tranh luận.

Người đã biết, đã có ý kiến về vấn đề nhưng ý kiến của họ còn khác với ý kiến người bình luận.

2. Căn cứ vào những ý kiến đánh giá, bàn luận và mở rộng, có thể khẳng định đoạn trích có sử dụng thao tác bình luận:

- Vấn đề bình luận: tai nạn giao thông.

- Đánh giá:

  • Ý thức non kém của một số người dân Việt Nam khi tham gia giao thông là nguyên nhân quan trọng cướp đi sinh mạng nhiều người (đánh giá về nguyên nhân).
  • Đó là tổn thương quá lớn cho lực lượng lao động của đất nước (đánh giá về kết quả).

- Bàn bạc, mở rộng vấn đề: bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết vấn đề.

  • Mỗi người tự điều chỉnh mình, trước hết là tự cứu mình… tham gia giao thông.
  • Cần có chương trình truyền thông hiệu quả hơn.

3. Bình luận thêm về vai trò của pháp luật và việc giáo dục pháp luật trong xã hội sau khi đọc “Xin lập khoa luật”: