Thực trạng năng lực dạy học tích hợp trong môn Toán của giáo viên tiểu học

JavaScript isn't enabled in your browser, so this file can't be opened. Enable and reload.

Dạy học tích hợp là phương pháp dạy học không còn xa lạ với giáo viên, học sinh, sinh viên ở nước ta trong vài năm trở lại đây. Thực tế, phương pháp dạy học hiện đại, đặc biệt này đã và đang được áp dụng và thực hiện rất hiệu quả ở rất nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển hàng đầu. Vậy phương pháp dạy học tích hợp là gì?

Theo từ điển giáo dục học, dạy học tích hợp là việc liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.

Có thể hiểu một cách đơn giản, đó là việc định hướng dạy học cho các em học sinh phát triển năng lực toàn diện, phát triển khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng… ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó, giúp các em rèn luyện các kỹ năng cần thiết và phát triển năng lực giải quyết vấn đề hiệu quả.

Từ định nghĩa trên, có thể phân tích thấy mục tiêu cơ bản của việc áp dụng cách dạy học khoa học này đó là:

– Hình thành và phát triển năng lực toàn diện cho học sinh

– Tạo dựng mối quan hệ giữa các môn học với nhau và áp dụng với kiến thức thực tiễn.

– Cho phép các em học sinh lĩnh hội càng nhiều kiến thức rộng lớn của nhân loại.

– Hạn chế tối đa việc trùng lặp nội dung thuộc các môn học khác nhau.

II. Ưu nhược điểm của phương pháp tích hợp

Mỗi phương pháp dạy học đều có những thế mạnh và hạn chế riêng. Với phương pháp dạy học tích hợp cũng không nằm ngoài quy luật đó.

1. Ưu điểm

– Áp dụng linh hoạt với mọi đối tượng học sinh từ tiểu học, THCS, THPT, Đại học, cao đẳng.

– Linh hoạt cho mọi nền tảng kiến thức, trình độ hiểu biết, khả năng tiếp thu…

– Phá bỏ rào cản bất bình đẳng trong quá trình học tập, đảm bảo cho học sinh nắm chắc kiến thức quan trọng.

– Giảm tải chương trình học với ít môn học hơn, nội dung được chọn lọc kỹ lưỡng hơn.

– Rút ngắn quá trình tổng hợp

– Tạo điều kiện cho các em có cơ hội được trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết, phục vụ cho học tập, làm việc trong tương lai cũng như hội nhập quốc tế.

2. Nhược điểm

– Gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng thực tế bởi các năng lực chính cần được xác định và phân loại cho từng lớp.

– Việc đánh giá đòi hỏi phải có sự sáng tạo và ý nghĩa.

– Buộc giáo viên phải làm việc vất vả hơn, sáng tạo trong nội dung và phương thức truyền đạt. Bởi với phương pháp này, ngoài việc truyền đạt kiến thức, các giáo viên còn là người chịu trách nhiệm tự tổ chức, kiểm tra, đánh giá và định hướng học tập cho các em học sinh cả trong và ngoài lớp học.

 – Giáo viên phải liên tục nhận thức được sự tiến bộ của học sinh, giúp các em đạt được các tiêu chuẩn đầu ra về năng lực. 

III. Tại sao nên áp dụng dạy và học tích hợp

Với những ưu điểm nổi bật kể trên, việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp đem lại tối đa lợi ích cho cả học sinh, sinh viên và giáo viên. Đây chính là lý do phương pháp dạy học này ngày càng được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong các nền giáo dục hiện đại.

1. Lợi ích dạy học tích hợp với học sinh

Đáp ứng sở thích, phong cách học tập của học sinh tốt

Đây là một trong những lợi ích tích cực mà phương pháp dạy học này đem lại. Bởi mỗi học sinh, sinh viên đều có những sở thích, mong muốn và phong cách học tập riêng. Việc áp dụng giải pháp dạy học này giúp các em có cơ hội được lựa chọn cách học phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả học tập tốt nhất cho mình mà không làm ảnh hưởng đến các bạn khác.

Khơi nguồn cảm hứng học tập cho các em

Với nội dung bám sát với thực tiễn khách quan kết hợp với các phương pháp trực quan, sinh động, các bài giảng trở nên sinh động, có sức hút với các em học sinh hơn, xóa bỏ cảm giác nhàm chán, buồn ngủ khi áp dụng cách học truyền thống cũ. Từ đó, tạo động lực cho các em thỏa sức sáng tạo, tư duy, giúp các em có hứng thú, tập trung học tập hơn.

Xóa tan tình trạng học vẹt

Với việc tiếp thu và vận dụng ngay những kiến thức học tập để giải quyết những vấn đề của cuộc sống hàng ngày, sẽ hạn chế đáng kể tình trạng học vẹt, học trước quên sau ở các em.

Thấy mình được quan tâm hơn

Nếu với phương pháp học truyền thống cũ, giáo viên thường ưu tiên chọn hướng bài giảng đến đám đông học sinh với ý nghĩ rằng ít nhất sẽ dạy tốt cho phần đông các em trong lớp. Điều này khiến số ít học sinh còn lại cảm thấy bơ vơ, không được kèm cặp và ngày càng không theo kịp tiến độ học tập trên lớp.

Với dạy học tích hợp thì hoàn toàn khác. Nó cho phép giáo viên có nhiều thời gian quan tâm và chỉ bảo sát sao cho từng học sinh trong lớp, giúp các em có sự phát triển năng lực đồng đều, đạt được sự tiến bộ tốt.

Giúp các em trở nên tự tin hơn

Với việc có thời gian để chuẩn bị và luyện tập trước khi đến lớp và ôn lại bài tập sau giờ học, các em học sinh sẽ không còn cảm thấy sợ hãi khi trình bày trước đám đông, giúp các em tự tin hơn, năng động hơn.

Được tiếp cận nguồn tài nguyên học tập dồi dào

Như đã phân tích ở phần trên, việc áp dụng phương pháp dạy học này giúp các em chủ động trong việc tìm kiếm tài liệu, kiến thức trên cơ sở dựa vào yêu cầu của giáo viên và nguyện vọng của chính mình. Đồng thời, giúp các em phát huy được năng lực của chính mình trong việc lĩnh hội kiến thức cũng như vận dụng kiến thức trong thực tiễn.

Khuyến khích tìm tòi, khám phá và phát triển tính tự chủ

Với phương pháp học đặc biệt này, các em không chỉ tìm những thứ mình muốn mà còn được “va chạm” với những kiến thức bất tận khác để tự củng cố, đối chiếu và phát triển kiến thức tốt hơn. Dần dần, các em sẽ không còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên mà trở nên tự tin, độc lập, tự chủ hơn.

2. Lợi ích dạy học tích hợp với giáo viên

Vận dụng phương pháp dạy và học tích hợp này không chỉ hữu ích cho các em học sinh, sinh viên mà còn đem lại nhiều tiện ích dành cho giáo viên như:

– Giúp giáo viên các bộ môn có liên quan có nhiều điều kiện thuận lợi, chủ động tương tác, phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình giảng dạy nhằm mục đích đem lại hiệu quả dạy học tốt nhất.

– Với những giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, vững về nghiệp vụ và am hiểu kiến thức sâu rộng, phương pháp dạy học  liên môn này giúp các cô dễ dàng tổng hợp và tinh giản kiến thức thành những ý chính, vấn đề, nội dung quan trọng, giúp dễ hình dung, dễ hiểu và không bị trùng lặp.

– Phương pháp dạy học khoa học này còn giúp tăng cường tính tương tác xã hội trong giờ học giữa thầy và trò.  Giáo viên sẽ có nhiều thời gian để sáng tạo ra những trải nghiệm học tập thú vị cho học sinh khi học sinh đã tự học trước khi đến lớp. Mặt khác, học sinh có thể thỏa mái đặt câu hỏi, trình bày những thắc mắc và được giáo viên hướng dẫn, hỗ trợ giải đáp kịp thời.

– Giảm áp lực nghề nghiệp, tăng khả năng chuyên môn của giáo viên

– Tạo nên mối quan hệ thầy trò gần gũi, thân thiết và tốt đẹp qua từng trải nghiệm học tập thực tế.

IV. Áp dụng cách dạy học tích hợp như thế nào?

Hiện nay, việc thực hiện phương pháp dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta dựa trên 3 định hướng cơ bản:

– Tích hợp giữa các mảng kiến thức khác nhau, giữa yêu cầu trang bị kiến thức với việc rèn luyện kỹ năng trong cùng một môn học.

– Tích hợp kiến thức của nhiều môn học, khoa học có liên quan mật thiết với nhau

– Tích hợp một số chủ đề quan trọng vào nội dung chương trình nhiều môn học như các chủ đề về chủ quyền biên giới quốc gia, bình đẳng giới, giáo dục giới tính, bảo vệ môi trường…

Với việc chú trọng phát triển năng lực của người học, để thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học này, vai trò của giáo viên là vô cùng quan trọng. Bởi vậy, các giáo viên cần phải chuẩn bị:

– Xây dựng nội dung, ý chính để giảng dạy

– Nắm bắt năng lực, trình độ của học sinh trong từng nội dung để thực hiện nâng cao kiến thức.

– Tổ chức, định hướng, biên soạn các câu hỏi, bài tập tích hợp để đánh giá trình độ của học sinh.

– Soạn giáo án, thiết kế bài giảng khoa học, sáng tạo, linh hoạt thành các hoạt động trải nghiệm thú vị, hấp dẫn cho học sinh.

– Tổ chức dạy học và dự giờ nhiều hơn để phân tích, rút kinh nghiệm.

Trên đây là tất tần tật thông tin về phương pháp dạy học tích hợp. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc áp dụng thành công và đem lại hiệu quả tốt nhất!


Tư vấn gia sư [24/7] 097.948.1988

.

T. C. Sơn, T. K. T. Hương, P. T. H. Châu / Thực trạng thiết kế và sử dụng tình huống dạy học…THỰC TRẠNG THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TÌNH HUỐNGDẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MÔN TOÁN CỦA GIÁO VIÊNỞ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ ANTrịnh Công Sơn (1) , Trịnh Khắc Thùy Hương (1) , Phạm Thị Hải Châu (2)1Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An2Trường Đại học VinhNgày nhận bài 26/10/2019 ngày nhận đăng 16/01/2020Tóm tắt: Thiết kế và sử dụng tình huống dạy học tích hợp trong môn Toán là cáckỹ năng cần thiết giúp giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp trong môn Toán ởtiểu học. Thực tế chỉ ra rằng, bên cạnh những thuận lợi, giáo viên cũng gặp nhiều khókhăn trong việc thực hiện các kỹ năng này. Bài viết cung cấp những thông tin về thựctrạng thiết kế và sử dụng tình huống dạy học tích hợp trong môn Toán của giáo viêntiểu học, từ đó, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp sư phạm cụ thể để rèn luyệnkỹ năng thiết kế và sử dụng tình huống dạy học tích hợp trong môn Toán cho giáo viênở trường tiểu học.Từ khóa: Tích hợp; tình huống dạy học; dạy học toán; tiểu học; thiết kế.1. Đặt vấn đềĐể đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh (HS), quanđiểm dạy học tích hợp (DHTH) cần phải được triển khai thực hiện một cách đồng loạt ởcác cấp học, trong các môn học. Vấn đề đặt ra là giáo viên (GV) đã chuẩn bị những gì đểđáp ứng yêu cầu DHTH? Việc đánh giá sự chuẩn bị của GV đối với việc triển khaiDHTH là cơ sở quan trọng để giúp các nhà nghiên cứu và các cấp quản lý giáo dục cónhững kế hoạch cụ thể trong việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV nhằm đáp ứng yêucầu DHTH. Với mục đích đó, chúng tôi đề cập đến vấn đề: Thực trạng thiết kế và sửdụng tình huống dạy học tích hợp trong môn toán của giáo viên ở một số trường tiểu họctrên địa bàn tỉnh Nghệ An. Bài viết nhằm trả lời ba câu hỏi:- GV hiểu thế nào về DHTH và tình huống DHTH?- Thực trạng GV thiết kế và sử dụng tình huống DHTH trong môn Toán ở tiểu họcnhư thế nào?- GV đánh giá thế nào về hệ thống kỹ năng thiết kế và sử dụng tình huống DHTHtrong môn Toán ở tiểu học?2. Một số vấn đề về lý luận2.1. Dạy học tích hợpTheo quan điểm chung của nhiều nhà khoa học (Đinh Quang Báo, 2016; Phạm SỹNam, 2017; Đỗ Hương Trà, 2015): DHTH là quan điểm dạy học trong đó GV tổ chứchoạt động để học sinh huy động nội dung, kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khácnhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năngmới từ đó phát triển những năng lực cần thiết.Email: (P. T. H. Châu)90Trường Đại học VinhTạp chí khoa học, Tập 49 - Số 1B/2020, tr. 90-992.2. Tình huống dạy học tích hợp trong môn toán ở tiểu học2.2.1. Khái niệm tình huống dạy học tích hợp trong dạy toán ở tiểu họcTrên cơ sở khái niệm về “tình huống dạy học” của Phan Trọng Ngọ (2005),chúng tôi đưa ra khái niệm “tình huống dạy học tích hợp trong môn Toán tiểu học” nhưsau: Tình huống DHTH trong môn Toán ở tiểu học là tình huống dạy học mà trong đóGV tổ chức và hướng dẫn HS vận dụng sự tích hợp của các tri thức toán học để giảiquyết vấn đề. Qua đó HS được hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lựccần thiết.2.2.2. Đặc điểm của tình huống dạy học tích hợp trong môn toán ở tiểu học(Nguyễn Thị Châu Giang, Trần Anh Tuấn và Trịnh Công Sơn, 2018)- Về mục tiêu: Tích hợp một cách hợp lý mục tiêu môn Toán với mục tiêu của cácmôn học khác. Qua đó phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết cho các em, đặcbiệt là năng lực vận dụng mối liên hệ giữa tri thức toán học với tri thức thuộc các lĩnhvực khác để giải quyết vấn đề.- Về nội dung: Nội dung của tình huống cung cấp cho HS các thông tin của nhiềulĩnh vực, gắn liền với đời sống thực tiễn, tạo ra được môi trường thuận lợi để HS huyđộng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học để giải quyết các vấn đề họctập.- Về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Hình thức tổ chức thường được sửdụng là tổ chức hoạt động nhóm. Đồng thời GV thường sử dụng kết hợp phương phápdạy học môn Toán với các phương pháp dạy học bộ môn liên quan và các phương phápgiáo dục khác nhằm giúp HS chủ động, tích cực phát huy được vốn kinh nghiệm của bảnthân trên nhiều lĩnh vực trong quá trình giải quyết các vấn đề học tập, qua đó đạt đượcmục tiêu dạy học.- Về phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá: Để theo dõi và đánh giá đượccùng một lúc các phẩm chất và năng lực khác nhau của HS, GV thường sử dụng kết hợpcác phương pháp, công cụ đánh giá hiện đại. GV chủ yếu sử dụng các phương pháp đánhgiá quá trình, các công cụ có thể thu thập được nhiều dạng thông tin, dữ liệu khác nhau.Đôi khi, GV cần sự trợ giúp của trợ giảng và các công cụ hỗ trợ khác (camera, các phầnmềm thu thập và phân tích dữ liệu, …).2.2.3. Phân loại tình huống dạy học tích hợp trong môn Toán ở tiểu học (NguyễnThị Châu Giang và Trịnh Công Sơn, 2018)Có 4 dạng tình huống dạy học tích hợp trong môn Toán ở tiểu học:- Tình huống DHTH trong nội bộ môn Toán: Là tình huống hướng tới việc hìnhthành cho HS kiến thức, kĩ năng và thái độ của các mạch kiến thức trong môn Toán ởtiểu học. Tình huống này giúp HS nhận thấy được mối liên hệ bản chất giữa các mạchkiến thức đó thông qua những ứng dụng thực tiễn của chúng.- Tình huống DHTH kiểu lồng ghép: Là tình huống dạy học môn Toán nhưnglồng ghép một số nội dung của các môn học khác, hoặc lồng ghép một số nội dung vềgiáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho HS. Mục tiêu của những tình huống này làbên cạnh những kiến thức, kĩ năng của môn Toán, còn hình thành cho HS một số kiếnthức, kĩ năng sống cơ bản, góp phần hình thành những phẩm chất cần thiết trong đờisống, xã hội.91T. C. Sơn, T. K. T. Hương, P. T. H. Châu / Thực trạng thiết kế và sử dụng tình huống dạy học…- Tình huống DHTH liên môn: Là tình huống được thiết kế dựa trên khai thác cótính liên môn giữa môn Toán với các môn khoa học khác. Trong tình huống này, HS phảihuy động các kiến thức và kĩ năng của nhiều môn học để giải quyết các vấn đề đặt ra.Qua đó, HS thu nhận được những kiến thức, kĩ năng của các môn học này và mối liên hệgiữa chúng.- Tình huống DHTH xuyên môn: Là tình huống gắn liền với thực tiễn, được thiếtkế dựa theo nhu cầu, nguyện vọng của HS. Những tình huống này tạo cơ hội cho HS vậndụng những tri thức mà mình học được vào trong cuộc sống.2.3. Kỹ năng thiết kế và sử dụng tình huống dạy học tích hợp trong môn Toánở tiểu học (Nguyễn Thị Châu Giang và cs., 2018)2.3.1. Nhóm kỹ năng thiết kế tình huống dạy học tích hợp trong môn Toán ở tiểuhọc(1) Kỹ năng xác định chủ đề tích hợp(2) Kỹ năng xác định mục tiêu(3) Kỹ năng xây dựng nội dung(4) Kỹ năng xác định phương pháp tổ chức(5) Kỹ năng xây dựng công cụ đánh giá(6) Kỹ năng hoàn thiện2.3.2. Nhóm kỹ năng sử dụng tình huống DHTH trong môn Toán ở tiểu học(1) Kỹ năng quản lý lớp học(2) Kỹ năng quản lý thời gian hoạt động(3) Kỹ năng hướng dẫn, điều chỉnh các hoạt động học tập của học sinh3. Khảo sát thực trạng thiết kế và sử dụng tình huống dạy học tích hợp trongmôn Toán của giáo viên ở trường tiểu học3.1. Mục đích và nội dung khảo sát3.1.1. Mục đích khảo sátNhằm làm rõ thực trạng thiết kế và sử dụng tình huống dạy học tích hợp trongmôn Toán của GV ở các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An.3.1.2. Nội dung khảo sát- Khảo sát nhận thức của GV về DHTH và tình huống DHTH trong môn Toán ởtiểu học;- Khảo sát thực trạng thiết kế và sử dụng tình huống DHTH trong môn Toán ởtiểu học của GV;- Lấy ý kiến của GV về hệ thống các kỹ năng thiết kế và sử dụng tình huốngDHTH trong môn Toán ở tiểu học.3.2. Phương pháp khảo sátChúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng cách gửi bộ câu hỏi khảo sát cho GV quaemail, facebook theo kết nối https://forms.gle/kskBwCDQSut43NZd7. Sau đó, tổng hợp92Trường Đại học VinhTạp chí khoa học, Tập 49 - Số 1B/2020, tr. 90-99số liệu nhờ công cụ biểu mẫu trên Google, tiếp theo xử lý và phân tích số liệu bằng côngcụ Excel.3.3. Tiến trình khảo sátTrong các năm học 2017-2018, 2018-2019 chúng tôi tiến hành lấy ý kiến thamkhảo của 254 GV ở 28 trường tiểu học ở trên địa bàn thành phố Vinh và các huyện NamĐàn, Đô Lương, Thanh Chương, Quỳnh Lưu thuộc tỉnh Nghệ An, bao gồm: Hưng Dũng1, Hưng Dũng 2, Lê Mao, Trung Đô, Nghi Liên, Hưng Lộc, Hà Huy Tập 1, Hà Huy Tập2, Hưng Bình, Hồng Sơn, Lê Lợi, Đội Cung, Nam Cát, Nam Nghĩa, Nam Xuân, NhânSơn, Minh Sơn, Bắc Sơn, Quang Sơn, Thanh Chi, Thanh Giang, Thanh Hưng, ThanhLiên, Cầu Giát, Ngọc Sơn, Quỳnh Bảng, Quỳnh Hồng, Quỳnh Hậu.3.4. Phân tích kết quả khảo sát3.4.1. Thống kê kết quả khảo sáta) Nhận thức của GV về DHTH và tình huống DHTH trong môn toán ở tiểu họcĐiều tra nhận thức của giáo viên về đặc trưng của DHTH, nguồn trang bị kiếnthức về DHTH, đặc điểm của tình huống DHTH, vai trò của DHTH, chúng tôi có đượckết quả sau:Biểu đồ 1: Đặc trưng của DHTHDHTH có nhiều điều kiệnđể hình thành và pháttriển NL cho HS118DHTH tận dụng vốn kinhnghiệm của HS và tạohứng thú cho HS trongquá trình học tậpLiên kết tri thức các mônhọc khác nhau72Được tiến hành song songvà hỗ trợ dạy học đơnmônDHTH là dạy học nhiềumôn học khác nhau trongmột tiết học21151612GV tổ chức cho HS huyđộng tri thức thuộc nhiềulĩnh vực khác nhau đểgiải quyết vấn đề93T. C. Sơn, T. K. T. Hương, P. T. H. Châu / Thực trạng thiết kế và sử dụng tình huống dạy học…Biểu đồ 2: Nguồn trang bị kiến thức chủ yếu về DHTH cho GV4%6%Tại cơ sở đào tạo nơi GVhọc Cao đẳng hoặc Đại họcTự học, tự nghiên cứu90%Tự chương trình tập huấn,bồi dưỡng GVBảng 1: Ý kiến của GV về đặc trưng của tình huống DHTHTTĐặc điểmSố phiếu1 Lồng ghép nội dung môn khác vào dạy học môn Toán136Giúp HS vận dụng mối liên hệ giữa tri thức môn Toán với238các môn học khác để giải quyết vấn đề3 Thường được tổ chức dưới hình thức hoạt động nhóm6Có chứa nhiều câu hỏi hoặc nhiệm vụ thuộc nhiều môn474học khác nhauTổng254Tỷ lệ %54%15%2%29%100%Bảng 2: Ý kiến của GV về vai trò DHTH trong dạy học môn Toán ở bậc tiểu họcTT1234TổngVai tròRất quan trọngQuan trọngKhông quan trọngKhông có vai trò gìSố phiếu79136390254Tỷ lệ %31%54%15%0%100%b) Thực trạng thiết kế và sử dụng tình huống DHTH trong môn Toán ở bậc tiểu họcĐiều tra về mức độ thường xuyên thiết kế và sử dụng tình huống DHTH của GVcũng như nhận định của họ về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thiết kế và sửdụng tình huống DHTH, chúng tôi thu được các kết quả sau:Bảng 3: Mức độ thường xuyên thiết kế và sử dụng tình huống DHTH trong môn ToánRất thường Thường Thỉnh Hiếmxuyênxuyên thoảng khiTích hợp nội bộ môn Toán0%80%18%2%Tích hợp kiểu lồng ghép0%21%60%19%Tích hợp liên môn0%0%64%34%Tích hợp xuyên môn0%0%30%37%TT Hình thức tích hợp123494Chưa khinào0%0%2%33%Trường Đại học VinhTạp chí khoa học, Tập 49 - Số 1B/2020, tr. 90-99Bảng 4: Những yếu tố thuận lợi trong việc thiết kếvà sử dụng tình huống DHTH trong môn ToánTTYếu tốSố phiếuđồng ýTỷ lệ%1Đặc điểm về cấu trúc chương trình môn Toán19878%2GV tiểu học có thể dạy được nhiều môn học24396%3Cách sắp xếp, phân chia trong sinh hoạt chuyên môn ởtrường tiểu học15260%4Môn Toán có nhiều ứng dụng trong thực tiễn16565%5Môn Toán có vai trò và mối liên hệ chặt chẽ với nhiều mônhọc khác21886%Bảng 5: Những yếu tố khó khăn trong việc thiết kếvà sử dụng tình huống DHTH trong môn ToánTTYếu tố123GV gặp khó khăn thiết kế các chủ đề tích hợpGV gặp khó khăn trong việc thiết kế mục tiêu tích hợpGV gặp khó khăn trong việc xác định nội dung tích hợpGV chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giá được sựhuy động, phối hợp các kiến thức, kỹ năng của nhiều môn họcđể GQVĐSỹ số lớp học quá đôngViệc thiết kế và sử dụng các tình huống DHTH tốn nhiều thờigian và công sứcHS chưa được tiếp cận nhiều với DHTH trong môn ToánGV chưa được cung cấp các kiến thức, kỹ năng DHTH mộtcách có hệ thốngCó ít tài liệu đề cập đến vấn đề thiết kế và sử dụng tình huốngDHTH trong môn Toán ở tiểu học456789Số phiếuđồng ý236135198Tỷ lệ%93%53%78%20480%18974%21685%18472%15661%23191%c) Ý kiến của GV về hệ thống các kỹ năng thiết kế và sử dụng tình huống DHTHtrong môn Toán ở tiểu họcĐể thiết kế thang đo mức độ hợp lý của mỗi kỹ năng, chúng tôi đã tham khảocách làm của Nguyễn Đắc Thanh (Nguyễn Đắc Thanh, 2017). Mỗi GV đánh giá địnhlượng theo số điểm 5, 4, 3, 2, 1 tương ứng với năm mức độ: rất cao, cao, trung bình, thấp,không hợp lý. Dựa trên số điểm mà mỗi GV đánh giá, chúng tôi tính điểm trung bình(ĐTB) cho mỗi kỹ năng và đánh giá mức độ hợp lý bằng thang đo 5 mức độ của Rennis95T. C. Sơn, T. K. T. Hương, P. T. H. Châu / Thực trạng thiết kế và sử dụng tình huống dạy học…Likert. Các mức độ này được đặt cách đều nhau theo nguyên tắc duy trì liên tục củathang đo. Cụ thể như sau:* Mức độ “Rất thấp”: 1  ĐTB < 1,8;* Mức độ “Thấp”: 1,8  ĐTB < 2,6;* Mức độ “Trung bình”: 2,6  ĐTB < 3,4;* Mức độ “Cao”: 3,4  ĐTB < 4,2;* Mức độ “Rất cao”: 4,2  ĐTB  5,0.Bảng 6: Mức độ hợp lý của các kỹ năngthiết kế tình huống DHTH trong môn Toán ở tiểu họcCác kỹ năng thiết kế tìnhTT huống DHTH trong mônToán ở tiểu học1RấtcaoKỹ năng xác định chủ đề116tích hợpSố phiếuMức độ hợp lýTrungKhông ĐiểmCaoThấpMức độbìnhhợp lý TB7856404,2Rất cao2 Kỹ năng xác định mục tiêu7465912223,74Cao3 Kỹ năng xây dựng nội dung10210938504,21Rất cao69126362303,95Cao6468872873,61Cao12841035233,2Trung bìnhKỹ năng xác định phươngpháp tổ chứcKỹ năng xây dựng công cụ5đánh giá46 Kỹ năng hoàn thiệnBảng 7: Mức độ hợp lý của các kỹ năngsử dụng tình huống DHTH trong môn Toán ở tiểu họcSố phiếuMức độ hợp lýCác kỹ năng sử dụng tìnhTT huống DHTH trong môn RấtTrungKhôngCaoThấpĐiểm TB Mức độToán ở tiểu họccaobìnhhợp lýKỹ năng quản lý, bao quát1112 8256404,19Caolớp họcKỹ năng quản lý thời gian276 67852243,74Caohoạt độngKỹ năng hướng dẫn, điều3 chỉnh các hoạt động học 106 105 33914,2Rất caotập của học sinh3.4.2. Nhận xét kết quảa) Nhận thức của GV về việc thiết kế và sử dụng tình huống DHTH trong mônToán ở tiểu họcKết quả thu được ở Bảng 2 cho thấy đa số GV (85% GV được khảo sát) nhậnthức đúng vai trò và sự cần thiết của DHTH trong dạy học môn Toán ở tiểu học. Điều96Trường Đại học VinhTạp chí khoa học, Tập 49 - Số 1B/2020, tr. 90-99này một lần nữa khẳng định DHTH trong môn Toán là một xu hướng phù hợp với sự đổimới giáo dục của nước ta hiện nay. Tuy nhiên kết quả từ Biểu đồ 1 và Bảng 1 cho thấycó nhiều GV cho rằng tích hợp trong môn Toán nghĩa là lồng ghép nội dung của nhiềumôn học khác vào dạy học môn Toán. Điều này không phản ánh đúng bản chất củaDHTH trong môn Toán. Ngoài ra, số liệu ở Biểu đồ 2 cho thấy có đến 90% nguồn trangbị kiến thức về DHTH cho GV là từ các chương trình tập huấn, bồi dưỡng. Điều này mộtmặt khẳng định vai trò quan trọng của Bộ GD&ĐT, các sở, phòng GD&ĐT và cáctrường tiểu học trong việc bồi dưỡng GV; mặt khác, cũng cho thấy sự nhập cuộc chưađúng mức của các cơ sở đào tạo GV trong việc đáp ứng yêu cầu DHTH. Điều này dẫnđến việc giáo sinh khi chuẩn bị ra trường vẫn chưa được trang bị đầy đủ cơ sở lý luận vềDHTH, khiến cho hành trang vào nghề của GV vẫn bị thiếu hụt mặc dù đã được bổ sungsau đó. Đây là nguyên nhân chính gây ra sự khó khăn trong việc triển khai thực hiệnDHTH nói chung và DHTH trong môn Toán ở tiểu học nói riêng.b) Thực trạng thiết kế và sử dụng tình huống DHTH trong môn Toán ở tiểu họccủa GVKết quả thu được ở Bảng 3 chỉ ra thực trạng việc thiết kế và sử dụng tình huốngDHTH trong môn Toán ở tiểu học của GV mới chỉ ở mức trung bình và chủ yếu dướihình thức tích hợp nội bộ trong môn Toán hoặc lồng ghép. Điều này cho thấy bên cạnhnhững điều kiện thuận lợi thì những khó khăn trong việc thiết kế và sử dụng tình huốngDHTH trong môn Toán ở tiểu học là không hề nhỏ.b1) Thuận lợi:Từ kết quả ở Bảng 4, có thể rút ra được năm yếu tố thuận lợi. Trong đó, hai yếutố được nhiều GV chấp nhận nhất đó là: “GV tiểu học có thể dạy được nhiều môn học”(có 96% GV đồng ý) và “Môn Toán có vai trò và mối liên hệ chặt chẽ với nhiều môn họckhác” (có 86% GV đồng ý). Trong quá trình được đào tạo ở trường sư phạm, sinh viênngành giáo dục tiểu học được học hầu hết các môn học có trong chương trình bậc tiểuhọc. Vì thế, khi ra trường, họ có vốn kiến thức rộng, trải trên nhiều lĩnh vực. Điều nàygiúp họ có nhiều ý tưởng trong việc thiết kế các tình huống DHTH trong môn Toán. Mặtkhác, nhờ hiểu biết tất cả chương trình các môn học, GV có thể lựa chọn, tích hợp nộidung các môn học một cách hợp lý; lựa chọn thời điểm, cách thức triển khai để sử dụngmột cách có hiệu quả các tình huống DHTH, đặc biệt là các tình huống DHTH liên môn.Cùng với đó, mối liên hệ chặt chẽ giữa môn Toán và các môn học khác giúp cho GVcàng thuận lợi hơn trong việc thiết kế các tình huống DHTH.Một yếu tố khác cũng được nhiều GV xem là yếu tố thuận lợi đó là: “Đặc điểm vềcấu trúc chương trình môn Toán” (có 78% GV đồng ý). Điều này cũng được phản ánh quaquan điểm xây dựng Chương trình phổ thông môn Toán: “Chương trình môn Toán thựchiện tích hợp nội môn xoay quanh ba mạch kiến thức: Số, Đại số và Một số yếu tố giảitích; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Haiyếu tố còn lại tuy được đánh giá thấp hơn nhưng cũng được đa số GV chấp nhận đó là:“Cách sắp xếp, phân chia trong sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học” (có 60% GVđồng ý) và “Môn Toán có nhiều ứng dụng trong thực tiễn” (có 65% GV đồng ý).Ngoài năm yếu tố trên, phải kể đến một yếu tố khác nữa là: Hầu hết GV đều nhậnthấy được tầm quan trọng, sự cần thiết của DHTH trong môn Toán ở tiểu học (có 85%GV đánh giá ở mức độ quan trọng và rất quan trọng). Điều này là động lực thúc đẩy quá97T. C. Sơn, T. K. T. Hương, P. T. H. Châu / Thực trạng thiết kế và sử dụng tình huống dạy học…trình tự học, tự nghiên cứu của GV đối với việc việc thiết kế và sử dụng tình huốngDHTH trong môn Toán ở tiểu học.b2) Khó khăn:Kết quả thu được ở Bảng 5 cho thấy, GV gặp khó khăn trong hầu hết các khâucủa quá trình thiết kế tình huống DHTH trong môn Toán ở tiểu học, đặc biệt là việc thiếtkế các chủ đề tích hợp trong môn Toán ở tiểu học (có 93% GV đồng ý). Điều này xuấtphát từ quan điểm của đa số (54%) GV cho rằng tình huống DHTH trong môn Toánnghĩa là lồng ghép nội dung môn khác vào dạy học môn Toán (kết quả thu được từ Bảng1). Với quan điểm đó, GV thường sa vào tình trạng tìm kiếm và mò mẫm không địnhhướng khi thiết kế tình huống DHTH. Đây là nguyên nhân chính gây khó khăn cho GVtrong việc thiết kế tình huống DHTH trong môn Toán ở tiểu học. Hai yếu tố khác gây cảntrở cho GV đó là: “Có ít tài liệu đề cập đến vấn đề thiết kế và sử dụng tình huống DHTHtrong môn Toán ở tiểu học” (có 91% đồng ý) và “Việc thiết kế và sử dụng các tình huốngDHTH tốn nhiều thời gian và công sức” (có 85% đồng ý). Ngoài ba yếu tố trên, nhữngyếu tố còn lại như: “Sỹ số lớp học quá đông” hay “HS chưa được tiếp cận nhiều vớiDHTH trong môn Toán”… cũng được nhiều GV xem là những khó khăn không hề nhỏ.Như vậy, ngoài những khó khăn xuất phát từ yếu tố khách quan thì những yếu tố liênquan đến chất lượng đội ngũ GV đang là khó khăn lớn nhất trong việc thiết kế và sửdụng tình huống DHTH trong môn Toán ở tiểu học. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết chovấn đề bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ GV đó là: rèn luyện cho GV kỹ năngthiết kế và sử dụng tình huống DHTH trong môn Toán ở tiểu học.c) Ý kiến của GV về hệ thống các kỹ năng thiết kế và sử dụng tình huống DHTHtrong môn Toán ở tiểu họcKết quả thống kê ở Bảng 6 và Bảng 7 cho thấy đa số các kỹ năng mà chúng tôi đềxuất được GV đánh giá ở mức độ cao. Trong đó có hai kỹ năng thiết kế và một kỹ năngsử dụng tình huống DHTH được đánh giá ở mức độ rất cao đó là: Kỹ năng xác định chủđề tích hợp, kỹ năng xây dựng nội dung, kỹ năng hướng dẫn, điều chỉnh các hoạt độnghọc tập của học sinh. Tuy nhiên, có một kỹ năng thiết kế chỉ được đánh giá ở mức độtrung bình đó là: Kỹ năng hoàn thiện. Đây là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi chỉnh sửavà hoàn thiện hệ thống các kỹ năng cần thiết cho việc thiết kế và sử dụng tình huốngDHTH trong môn Toán ở tiểu học. Từ đó, giúp chúng tôi xác định những biện pháp sưphạm phù hợp nhằm rèn luyện các kỹ năng này cho GV tiểu học.4. Kết luậnĐào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV là vấn đề cốt lõi trong việc triển khai thực hiệnDHTH. Kết quả khảo sát ở trên là cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc đề xuất các biệnpháp sư phạm để rèn luyện kỹ năng thiết kế và sử dụng tình huống DHTH trong mônToán ở tiểu học cho GV. Qua đó, giúp GV nâng cao năng lực dạy học nhằm đáp ứng yêucầu DHTH trong môn Toán ở tiểu học.98Trường Đại học VinhTạp chí khoa học, Tập 49 - Số 1B/2020, tr. 90-99TÀI LIỆU THAM KHẢOĐinh Quang Báo (2016). Đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông Những vấn đề đặt ra và giải pháp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Đồng Nai.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán. Hà Nội.Nguyễn Thị Châu Giang, Trần Anh Tuấn và Trịnh Công Sơn (2018). Designingintegrated situation in teaching mathematics in primary schools. Vietnam Journal ofEducation, Vol. 5, 2018 (Special Issue for the 1st ICME at Hanoi NationalUniversity of Education), pp. 64-70.Nguyễn Thị Châu Giang và Trịnh Công Sơn (2018). Khai thác tình huống dạy học toán ởtiểu học theo định hướng tích hợp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm HàNội, số 63, 5/2018, tr. 9-17.Phạm Sỹ Nam (2017). Một số định hướng giảng dạy kiến thức môn Toán ở trường trunghọc phổ thông theo quan điểm tích hợp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạmHà Nội, số 8A/2017, tr. 137-143.Phan Trọng Ngọ (2005). Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. NXB Đạihọc Sư phạm Hà Nội.Nguyễn Đắc Thanh (2017). Rèn luyện kỹ năng dạy học phân hóa cho sinh viên cáctrường đại học qua tổ chức thực hành sư phạm. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam,Luận án Tiến sỹ Khoa học Giáo dục.Đỗ Hương Trà (2015). Dạy học tích hợp - Phát triển năng lực học sinh. NXB Đại học Sưphạm.SUMMARYTHE PRACTICE OF DESIGN AND USEOF INTEGRATED MATH TEACHING SITUATIONSBY PRIMARY SCHOOL TEACHERS IN NGHE AN PROVINCEThe skills of designing and using integrated math teaching situations are crucialfor teachers to meet the requirements of integrated math teaching at primary schools. Inreality, besides advantages, teachers have several difficulties in performing these skills.This article aims at providing some basic information about the practice of design anduse of integrated math teaching situations by primary school teachers, based on which theauthor suggests some concrete pedagogical solutions to train the skills of designing andusing integrated math teaching situations for primary school teachers.Keywords: Integration; integrated teaching; teaching math; primary school;design.99