Thuốc đặc trị hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích rất dễ tái đi tái lại gây nên các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Vì thế, rất nhiều người muốn biết thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích là gì, sử dụng ra sao cho hiệu quả và bài viết sau sẽ giúp bạn có được câu trả lời.

1. Hội chứng ruột kích thích - cái nhìn tổng quát

Người bị hội chứng ruột kích thích thường hay đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón

Hội chứng ruột kích thích là dạng rối loạn chức năng đường tiêu hóa mạn tính chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Nhiều nghiên cứu cho thấy stress, nhiễm trùng ruột, ăn uống không điều độ,... góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Người bị hội chứng này thường bị: đau bụng tối thiểu 1 ngày/tuần trong suốt 3 tháng, tần suất đại tiện tăng lên, hình dạng phân thay đổi, rối loạn vị giác, đau ngực, chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, táo bón, mất ngủ,...

2. Thông tin về thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích

2.1. Khi nào nên gặp bác sĩ để biết về loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích?

Có một điều rất đáng quan ngại là mặc dù tỷ lệ bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích khá cao nhưng lại có rất ít người đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị. Đây cũng là lý do khiến cho bệnh trở nặng và gây nên những ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe.

Để tránh rơi vào tình trạng ấy, bạn nên đi khám khi:

- Trong vòng 3 tháng liên tiếp xuất hiện triệu chứng của hội chứng này ít nhất 3 lần/tháng.

- Trong vòng 6 tháng gần đây bắt đầu có những triệu chứng đầu tiên của bệnh.

Những trường hợp này nên đến khám bác sĩ tiêu hóa ngay lập tức để biết được chính xác tình trạng của mình và được bác sĩ chỉ định thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích (nếu cần).

2.2. Các loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích

Hầu hết các trường hợp mắc phải hội chứng này không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Các biện pháp điều trị hiện nay đều hướng đến làm thuyên giảm triệu chứng do bệnh gây ra để không gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Tùy từng triệu chứng bệnh nhân gặp phải mà bác sĩ sẽ cho biết ruột kích thích uống thuốc gì phù hợp.

Thuốc đặc trị hội chứng ruột kích thích
Người bệnh nên khám bác sĩ tiêu hóa để biết được loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích phù hợp với tình trạng của mình

Với những trường hợp cần điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng các loại thuốc sau:

- Thuốc chữa tiêu chảy

Tác dụng của loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích này là làm tăng độ đặc của phân, tăng tốc tiêu hóa để làm giảm tiết dịch tiêu hóa đồng thời làm tăng trương lực co thắt của hậu môn. Có thể kể ra một số loại thuốc điển hình như: Loperamid (inodium), Diphenoxylate (diarsed),...

- Thuốc chữa táo bón

Những người có triệu chứng táo bón do hội chứng ruột kích thích sẽ được bác sĩ yêu cầu dùng loại thuốc này để bổ sung chất xơ, thẩm thấu vào đường ruột để giúp cho việc đại tiện trở nên dễ dàng. Các loại thuốc trị ruột kích thích gây táo bón gồm: Forlax, Cisapride,...

- Thuốc giảm đau

Với các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích với triệu chứng đau nổi trội, bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng cholinergic, thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều chỉnh ngưỡng đau, thuốc ức chế kênh calci.

- Thuốc chữa đầy hơi

Ở bệnh nhân có triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thuốc chữa đầy hơi để giúp di chuyển hơi của ống tiêu hóa nhờ đó mà giảm tình trạng đầy bụng, đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

- Thuốc chữa trầm cảm

Đây là nhóm thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào thần kinh gây lo lắng, căng thẳng, đau đớn cho người bệnh. Những người bị trầm cảm do triệu chứng của bệnh gây ra sẽ được bác sĩ kê nhóm thuốc này. Với trường hợp không bị trầm cảm, nếu thấy cần thiết, bác sĩ sẽ kê thuốc này với liều lượng thấp hơn.

2.3. Bệnh nhân cần lưu ý

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, rất khó để điều trị khỏi hội chứng ruột kích thích. Vì thế, người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa thăm khám để biết được chính xác về tình trạng của mình và được chỉ định hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì, tránh tự tìm hiểu và tự mua thuốc dùng tại nhà.

Kết hợp việc dùng thuốc với điều chỉnh chế độ ăn giúp điều trị hội chứng ruột kích thích đạt hiệu quả tối ưu

Muốn điều trị hiệu quả hội chứng này và giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị thuốc của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dừng hay thay đổi loại thuốc chữa bệnh mà không có sự đồng ý từ phía bác sĩ. Trường hợp đã dùng thuốc đúng chỉ định mà không cải thiện triệu chứng thì cần liên hệ với bác sĩ điều trị ngay.

Các loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích chủ yếu điều trị triệu chứng nổi bật ở từng bệnh nhân. Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ với hệ tiêu hóa với các mức độ khác nhau. Người bệnh không nên tự ý thay đổi loại thuốc điều trị khi gặp phải tác dụng phụ vì nó có thể gây nên các tác dụng phụ khác. Thay vào đó, người bệnh nên tham vấn bác sĩ để tìm hướng xử trí hiệu quả.

Thời gian đáp ứng với thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích phụ thuộc nhiều vào thể trạng của bệnh nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà họ mắc phải. Người bệnh nên theo dõi diễn tiến sức khỏe trong suốt quá trình điều trị để kịp thời phát hiện bất thường, trao đổi với bác sĩ để đánh giá đáp ứng với thuốc hoặc thay đổi loại thuốc (nếu cần).

Bên cạnh việc dùng thuốc đúng chỉ định, người bệnh cũng nên sắp xếp thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt để việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn và ngăn ngừa nguy cơ bị tái phát. Về chế độ ăn hàng ngày, người bệnh nên lên danh sách các loại thực phẩm nên ăn, không nên ăn để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng mà mình mắc phải. Thực hiện tốt điều này, đảm bảo hội chứng ruột kích thích sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại.

Qua những chia sẻ về thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích trên đây, hy vọng bạn đọc đã tháo gỡ được băn khoăn của mình. Nếu cần tư vấn thêm, bạn đọc có thể liên hệ với chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được chia sẻ những thông tin chi tiết và phù hợp.

Không ít bệnh nhân có triệu chứng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày song không thực sự hiểu rõ về hội chứng ruột kích thích - căn bệnh mà mình mắc phải. Chứng bệnh này có thể điều trị hay không, phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích như thế nào?

1. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích

Y học luôn muốn tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến bệnh lý, vấn đề sức khỏe nào đó để điều trị tốt hơn và phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích vẫn chưa xác định rõ, nhiều quan điểm về sự tương tác không tốt giữa não và đường tiêu hóa được nhiều người công nhận là yếu tố dẫn đến căn bệnh này.

Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh

Yếu tố kích thích gây ra triệu chứng bệnh thường là:

1.1. Thực phẩm

Ở một phần bệnh nhân khi ăn phải một số loại thực phẩm nhất định sẽ gặp phải triệu chứng của hội chứng ruột kích thích nghiêm trọng, một số thì không.

1.2. Vấn đề tâm lý

Căng thẳng, stress hoặc ức chế tâm lý cũng dẫn đến các triệu chứng hoặc làm nghiêm trọng hơn triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

1.3. Di truyền

Dù chưa làm rõ được mối liên hệ song người trong gia đình có người mắc hội chứng này có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

1.4. Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc kháng sinh và một số thuốc ảnh hưởng xấu đến đường ruột được cho là yếu tố liên quan.

1.5. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Vi khuẩn tác động cũng gây ra nhiều triệu chứng đường tiêu hóa khó chịu.

2. Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả nhất hiện nay

Những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích có nhu động ruột tăng hơn so với người bình thường, triệu chứng tiêu hóa khó chịu cũng xuất phát từ đây. Dù không quá nguy hiểm song triệu chứng bệnh kéo dài dai dẳng nhiều năm, tái đi tái lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Điều trị hội chứng ruột kích thích chủ yếu tập trung giảm triệu chứng, kéo dài thời gian giữa các lần tái phát và cải thiện cuộc sống, sức khỏe cho người bệnh. Người bệnh cần duy trì điều trị và chăm sóc ngay cả khi triệu chứng đã được cải thiện.

Các phương pháp điều trị Hội chứng ruột kích thích bao gồm:

2.1. Liệu pháp tâm lý

Đôi khi tâm lý lo lắng, hoảng sợ khi hội chứng ruột kích thích liên tục xảy ra chính là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Để người bệnh an tâm, tin tưởng vào điều trị, cần hiểu rõ về căn bệnh này cũng như tình trạng của mình, hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn về:

  • Thông tin chính xác, chi tiết về cơ chế bệnh sinh và đặc điểm bệnh lý của hội chứng ruột kích thích, hiểu rằng đây là bệnh lành tính nhưng khó điều trị dứt điểm, triệu chứng sẽ khởi phát theo từng đợt.

  • Phương pháp điều trị bệnh thích hợp để kiểm soát triệu chứng, giảm đau đớn và cải thiện chất lượng của sống cho bạn,...

Đừng ngần ngại chia sẻ những khó khăn, thắc mắc của bạn về căn bệnh này với bác sĩ, cả hai sẽ đồng hành trong quá trình điều trị chống lại bệnh.

2.2. Điều trị bằng thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt

Chế độ ăn hợp lý là cách điều trị đơn giản nhưng hiệu quả cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. Cụ thể, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn sau:

Ăn thực phẩm khó tiêu hóa khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn

  • Hạn chế dung nạp các loại thức ăn khó tiêu hóa, dễ gây đau bụng và tiêu chảy như: bánh ngọt chứa nhiều bơ, hoa quả chứa nhiều đường, sắn, khoai, thực phẩm ăn sẵn bảo quản lâu, chất kích thích như rượu bia café, thức uống có ga, nước ngọt,…

  • Hạn chế ngồi quá lâu một tư thế, hãy đi lại vận động sau 1 - 2 giờ ngồi để cơ thể cũng như đường ruột không bị đình trệ.

  • Tăng cường ăn chất xơ, rau củ quả.

  • Uống đủ nước.

  • Hạn chế đồ ăn cay nóng.

  • Tập thể dục mỗi ngày.

  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh stress, căng thẳng thần kinh.

  • Cố gắng rèn cho bản thân phản xạ thói quen đi đại tiện mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Đa phần bệnh nhân khi thực hiện tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh trên, triệu chứng của hội chứng ruột kích thích sẽ được cải thiện đáng kể.

2.3. Điều trị bằng thuốc

Nếu triệu chứng bệnh vẫn không được cải thiện mặc dù đã điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh thì người bệnh cần đến sự hỗ trợ của thuốc điều trị. Một số loại thuốc thường được sử dụng là để hỗ trợ triệu chứng đau bụng,... Tùy từng người bệnh bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp.

Người bệnh cần dùng thuốc chống tiêu chảy khi triệu chứng này nghiêm trọng và xảy ra liên tục

Trong đó, các thuốc hỗ trợ cải thiện tình trạng phân là:

Các loại thuốc điều trị tiêu chảy

Các loại thuốc này sẽ có tác dụng hoặc sử dụng vi khuẩn thay thế, thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ niêm mạc ruột.

Các loại thuốc điều trị táo bón

Bác sĩ thường chỉ chỉ định dùng thuốc điều trị này trong thời gian ngắn khi triệu chứng táo bón nghiêm trọng, không lạm dụng vì có thể gây tác dụng phụ.

Thuốc chống co thắt

Các loại thuốc kháng Cholinergic hoặc thuốc chống co thắt hướng cơ trơn sẽ giúp cải thiện triệu chứng đau bụng, chướng bụng khó chịu do hội chứng ruột kích thích gây ra.

Thuốc chống trầm cảm

Khi tình trạng đau do hội chứng ruột kích thích quá mức hoặc bệnh nhân bị trầm cảm, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào thần kinh điều khiển, từ đó cải thiện triệu chứng đi tiêu ra máu, tiêu chảy, nôn ói, nuốt khó,…

Thuốc chống trầm cảm cũng được dùng để điều trị hội chứng ruột kích thích

Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích chủ yếu tập trung vào thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để cải thiện triệu chứng, giảm đau đớn khó chịu cho người bệnh. Chỉ khi triệu chứng của bệnh nghiêm trọng, không thể điều trị bằng cách trên mới sử dụng đến thuốc điều trị. Các loại thuốc điều trị đều có thể gây tác dụng phụ nhất định, vì thế không nên lạm dụng trong thời gian dài.