Thuốc giảm đau đút hậu môn có tác dụng bao lâu

Câu hỏi:

Con trai tôi 23 tháng tuổi, cháu bị sốt, nhưng tôi không cho cháu uống thuốc hạ nhiệt được. Cứ cho cháu uống bất cứ thuốc gì là cháu lại nôn ra, bởi vậy tôi đã dùng thuốc đặt hậu môn cho trẻ  nhưng rất lúng túng, không biết cách sử dụng. Đề nghị quý báo tư vấn giúp tôi cách dùng thuốc đặt cho cháu như thế nào? Xin trân trọng cảm ơn.

C.T.L (Thái Nguyên) 

Thuốc giảm đau đút hậu môn có tác dụng bao lâu

Trả lời cách dùng thuốc đặt hậu môn cho trẻ:

Nếu cháu không uống được thuốc, bạn có thể dùng một loại thuốc bào chế đặc biệt đặt vào hậu môn cho bé.

Viên thuốc đặt còn gọi thuốc đạn vì có hình giống viên đạn để dễ nhét vào hậu môn. Thuốc được bào chế chứa dược chất paracetamol có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, hiện có bán trên thị trường với nhiều tên thương mại (biệt dược), mà đặt vào hậu môn cho bé. 

Ngoài dược chất chủ yếu là paracetamol, viên thuốc còn chứa chất nền (phụ gia) ở thể rắn trong điều kiện nhiệt độ thường. Khi nhét viên thuốc vào hậu môn nhiệt độ 37oC trở lên, nó sẽ hóa lỏng dần để giải phóng hoạt chất paracetamol ngấm vào máu qua hệ thống mao mạch dưới niêm mạc ở hậu môn để phát huy tác dụng.

Đối với trẻ nhỏ không uống được thuốc do nôn trớ thì thuốc đặt hậu môn cho trẻ phát huy tác dụng tối ưu. 

Thuốc đạn paracetamol có nhiều hàm lượng khác nhau: 60 – 80 – 250 và 500mg tùy theo độ tuổi mà dùng loại thuốc có hàm lượng phù hợp với độ tuổi và cân nặng của trẻ. 

Bạn nên đưa cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi, nếu cháu không uống được thuốc do nôn, thầy thuốc sẽ cho dùng thuốc đạn paracetamol đặt vào hậu môn, với liều lượng thích hợp. Khi sử dụng thuốc đặt hậu môn cho trẻ cần chú ý đặt đầu nhọn viên thuốc vào trước và bóp hai mép hậu môn lại trong vài giây. 

Nếu viên thuốc bị nhão do điều kiện bảo quản không tốt, thì phải chọn loại khác có cùng hàm lượng đã được để đông cứng trong tủ lạnh trước đó. Khi đặt thuốc cần để cháu nằm nghiêng co hai chân, rồi dùng tay sạch nhét viên thuốc vào sâu trong hậu môn và để cháu nằm yên một thời gian.

Cần chú ý, nên đặt thuốc sau khi cháu đã đi đại tiện. Nếu còn sốt, sau 6 giờ có thể đặt viên khác, nhưng không được quá 4 viên/ ngày. Không dùng nhiều loại thuốc có chứa paracetamol cùng một lúc để tránh quá liều có hại cho gan.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

  • Thuốc giảm đau đút hậu môn có tác dụng bao lâu
  • Tin Tức & Sự Kiện
  • Sức khỏe và đời sống
  • ĐẶT THUỐC VÀO TRỰC TRÀNG ĐÚNG CÁCH

(VnMedia) - Thuốc đặt hậu môn thường được dùng trong các trường hợp người bệnh gặp khó khăn trong việc uống thuốc viên, bị nôn ói, bị viêm loét dạ dày, tá tràng…Do thuốc không đi qua gan, nên thuốc đặt hậu môn còn được sử dụng thích hợp cho người có bệnh lý về gan.

Thuốc đặt hậu môn thường ở dạng rắn, viên thuốc có hình dáng như viên đạn nên còn được gọi là thuốc đạn.

Thuốc đặt hậu môn được sử dụng bằng cách đặt trực tiếp vào trong trực tràng (hậu môn), dưới tác dụng của thân nhiệt, các hoạt chất sẽ được phóng thích.

 
Thuốc giảm đau đút hậu môn có tác dụng bao lâu

 Ảnh minh họa.

Thuốc đặt hậu môn sử dụng như thế nào?

Hiện nay ở nước ta, thuốc đặt hậu môn dùng trong điều trị giảm đau, hạ sốt, bệnh trĩ... được sử dụng khá thông dụng, nhưng đa số việc bảo quản và sử dụng thuốc đặt hậu môn vẫn chưa được đảm bảo.

Dưới đây là các hướng dẫn để sử dụng đúng dạng thuốc đặt hậu môn:

- Thuốc nên được bảo quản nơi thoáng mát, nhiệt độ <30> - Trước và sau khi đặt thuốc vào cơ thể, cần phải được rửa tay sạch sẽ.
- Tư thế đặt thuận lợi là người bệnh nằm nghiêng một bên, một chân co lên.
- Ngón cái và ngón trỏ cầm viên thuốc, đưa nhẹ nhàng đầu nhọn viên thuốc vào trực tràng.
- Không nên đặt quá sâu, tốt nhất là vừa đủ chiều dài của viên thuốc.
- Cần giữ yên tư thế khoảng 15 phút.
- Khi sử dụng thuốc đặt hậu môn, cần tuân theo các chỉ định liều lượng của thầy thuốc để tránh các tác dụng phụ quá liều và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất!.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc đặt hậu môn

Ngứa: Thuốc đạn khi đặt thường gây ngứa hậu môn, mức độ và tần số cơn ngứa thường tăng theo thời gian, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc. Đây là nguyên nhân khiến trẻ đang đặt thuốc có biểu hiện khó chịu hay trung tiện, thậm chí són phân.

Đau rát, tiêu chảy: Thuốc viên đạn dễ gây nhiễm khuẩn hậu môn làm hậu môn của trẻ sưng tấy, đau rát. Thuốc còn gây tiêu chảy nếu dùng nhiều lần hoặc khoảng cách các lần dùng quá gần, dùng lâu ngày có thể gây viêm trực tràng.

Nếu cho trẻ đặt thuốc vài ngày mà trẻ có triệu chứng đi ngoài thì cần dừng ngay. Bởi đặt thuốc trong khi trẻ bị đi ngoài, thuốc sẽ không có tác dụng do thuốc bị đào thải ngay ra ngoài. Thậm chí, thuốc còn gây kích thích tại chỗ khiến trẻ đi ngoài nhiều lần hơn.

Lưu ý:
- Không dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn khi bé bị viêm hậu môn, chảy máu trực tràng, bị tiêu chảy. - Không cho bé uống thêm thuốc hoặc vừa uống thuốc vừa dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn vì có thể gây quá liều.


Phạm Minh

Thuốc đặt hậu môn

Đặt hậu môn thường ở dạng rắn, viên thuốc có hình dáng như viên đạn nên còn được gọi là thuốc đạn.

Thuốc đặt hậu môn được sử dụng bằng cách đặt trực tiếp vào trong trực tràng (hậu môn), dưới tác dụng của thân nhiệt, các hoạt chất sẽ được phóng thích.

Thuốc đặt hậu môn thường được dùng trong các trường hợp người bệnh gặp khó khăn trong việc uống thuốc viên, bị nôn ói, bị viêm loét dạ dày, tá tràng…Do thuốc không đi qua gan, nên thuốc đặt hậu môn còn được sử dụng thích hợp cho người có bệnh lý về gan.

Thành phần:

Trong thành phần của thuốc đặt hậu môn gồm có hoạt chất và tá dược. Các tá được được sử dụng trong thuốc đặt hậu môn là những chất dễ tan chảy như: bơ, ca cao, gelatin, polyethylene glycol…

Khi thuốc đặt hậu môn được đặt vào trong trực tràng, dưới tác dụng của thân nhiệt, các tá dược sẽ tan chảy và phóng thích hoạt chất vào trong cơ thể.

Phân loại:

Có nhiều dạng thuốc đặt hậu môn khác nhau:

Tùy theo sự phân tán của hoạt chất: thuốc đặt hậu môn có tác dụng tại chỗ (hoạt chất phân tán tại chỗ) và thuốc đặt hậu môn có tác dụng toàn thân (hoạt chất sẽ phân tán theo các mạch máu).

Thuốc giảm đau đút hậu môn có tác dụng bao lâu

Thuốc đặt hậu môn có tác dụng tại chỗ thường sử dụng trong điều trị táo bón, bệnh trĩ. Thuốc đặt hậu môn có tác dụng toàn thân thường được sử dụng trong điều trị hạ sốt, giảm đau, viêm khớp…

Tùy theo nguồn gốc của các thành phần: thuốc đặt hậu môn thảo dược (trong thành phần có chứa dược liệu) và thuốc đặt hậu môn thông thường

Tùy theo tác dụng điều trị:

Thuốc đặt hậu môn hạ sốt thường trong thành phần có chứa paracetamol. Thuốc đặt dạng này thích hợp khi sử dụng hạ sốt cho trẻ em.

Thuốc đặt hậu môn trị thấp khớp trong thành phần có chứa các chất kháng viêm non-steroid: diclophenac, ketoprofene… thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý thấp khớp. Thuốc đặt hậu môn dạng này thích hợp cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng, không thể uống thuốc kháng viêm non-steroid.

Thuốc đặt hậu môn trị táo bón trong thành phần có chứa glycerin (có tác dụng làm mềm phân) hay bisacodyl (giúp kích thích nhu động ruột). Thuốc đặt hậu môn dạng này chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, dùng trong thời gian dài sẽ gây tác hại đến nhu động ruột.

Thuốc đặt hậu môn trị bệnh trĩ trong thành phần thường có chứa các chất kháng viêm corticosteroid (hydrocortisone) và các chất co mạch, có tác dụng làm giảm các triệu chứng sưng, đau, bỏng rát, ngứa của bệnh trĩ

Ngoài ra còn có thuốc đặt hậu môn trị ho, bổ sung nội tiết tố….

Cách sử dụng đúng dạng thuốc đặt hậu môn

Hiện nay ở nước ta, thuốc đặt hậu môn dùng trong điều trị giảm đau, hạ sốt, bệnh trĩ... được sử dụng khá thông dụng nhưng đa số việc bảo quản và sử dụng thuốc đặt hậu môn vẫn chưa được đảm bảo. Sau đây là các hướng dẫn để sử dụng đúng dạng thuốc đặt hậu môn:

- Thuốc nên được bảo quản nơi thoáng mát, nhiệt độ <300C.

- Trước và sau khi đặt thuốc vào cơ thể, cần phải được rửa tay sạch sẽ.

- Tư thế đặt thuận lợi là người bệnh nằm nghiêng một bên, một chân co lên.

- Ngón cái và ngón trỏ cầm viên thuốc, đưa nhẹ nhàng đầu nhọn viên thuốc vào trực tràng.

- Không nên đặt quá sâu, tốt nhất là vừa đủ chiều dài của viên thuốc.

- Cần giữ yên tư thế khoảng 15 phút.

- Khi sử dụng thuốc đặt hậu môn, cần tuân theo các chỉ định liều lượng của thầy thuốc để tránh các tác dụng phụ quá liều và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất!.