Thuốc tả là gì

mORCVAX

Nguồn gốc:

Chỉ định:

  • mORCVAX là vắc xin được điều chế từ các chủng vi khuẩn tả 01 (gồm típ sinh học cổ điển và EI Tor) và chủng vi khuẩn tả 0139.
  • Vắc xin được chỉ định để phòng bệnh tả cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn sống trong vùng dịch tả lưu hành.

Đường dùng:

  • Chỉ dùng đường uống
  • Liều dùng: 1,5ml/liều

Lịch tiêm chủng:

  • Lịch cơ bản: Gồm 2 liều – dành cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên
  • Liều thứ 2 cách liều thứ nhất tối thiểu 2 tuần (14 ngày)

Lịch nhắc lại:

Uống lặp lại sau lịch uống cơ bản 2 năm hoặc trước mỗi mùa dịch tả. Phác đồ uống 2 liều, khoảng cách giữa 2 liều tối thiểu là 2 tuần (14 ngày).

Chống chỉ định:

  • Không dùng vắc xin mORCVAX cho trẻ đã quá mẫn cảm ở lần uống đầu tiên hoặc với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
  • Không dùng cho người mắc các bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính, các bệnh cấp tính và mãn tính đang thời kỳ tiến triển.
  • Không dùng cho bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống ung thư

Thận trọng khi sử dụng:

Trước khi dự định uống vắc xin phòng bệnh tả mORCVAX cần trao đổi với bác sĩ về những lưu ý trước khi uống vắc xin như:

  • Thông báo với bác sĩ nếu bạn đã từng có bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng nào với thuốc này hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác, kể cả  các dị ứng với động vật hoặc thực vật.
  • Nên tạm hoãn việc dùng vắc xin nếu trẻ đang bị sốt hoặc rối loạn tiêu hóa và bị nôn trớ. Tuy nhiên nếu trẻ bị cảm lạnh thì vẫn có thể dùng bình thường.
  • Đối với trẻ vừa uống vắc xin thì cha mẹ cần lưu ý giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ, rửa tay sau khi thay tã cho trẻ.
  • Không phải những người dùng vắc xin phòng bệnh tả đều được bảo vệ đầy đủ chống lại bệnh tả. Vắc xin này không phòng chống được các bệnh tiêu chảy gây ra bởi các vi sinh vật khác.
  • Vắc xin không khuyên dùng cho phụ nữ mang thai trừ trường hợp cần thiết và cân nhắc được những lợi ích lớn hơn những rủi ro.

Tác dụng không mong muốn:

  • Thường gặp: Sau khi uống vắc xin có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói…
  • Hiếm gặp: Đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, sốt, tuy nhiên những triệu chứng này sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.

Tương tác thuốc:

Hiện nay chưa có nghiên cứu đầy đủ về tương tác thuốc của vắc xin mORCVAX, lưu ý không dùng các thuốc đường uống khác trước và sau 1 giờ dùng vắc xin mORCVAX.

Bảo quản

  • Vắc xin bảo quản và vận chuyển ở nhiệt độ 2-8 độ C
  • Không sử dụng khi vắc xin bị đóng băng
  • Tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào vắc xin.

Bù dịch đã mất thì cần thiết. Các trường hợp nhẹ có thể được điều trị bằng các công thức bù nước uống tiêu chuẩn. Điều chỉnh nhanh chóng tình trạng giảm thể tích máu nghiêm trọng. Phòng ngừa hoặc điều chỉnh toan chuyển hóa và hạ kali huyết là rất quan trọng. Đối với bệnh nhân thiếu dịch và mất nước nghiêm trọng, cần phải sử dụng truyền tĩnh mạch với dịch đẳng trương (để biết chi tiết về hồi sức bù dịch, xem Bù dịch đường uống Bù dịch đường uống và xem Bù dịch đường uống Bù dịch đường uống ). Bổ sung nước bằng đường uống.

Để thay thế lượng kali đã mất, kali clorua 10 đến 15 mEq/L (10 đến 15 mmol/L) có thể được thêm vào dung dịch truyền tĩnh mạch hoặc kali bicacbonat đường uống 1mL/kg dung dịch 100g/L có thể được cho uống 4 lần một ngày. Thay thế kali đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, do đáp ứng với hạ kali kém.

Khi thể tích dịch lòng mạch được khôi phục (giai đoạn bù nước), lượng thay thế liên tục bằng lượng thể tích phân (giai đoạn duy trì). Bù đủ dịch được khẳng định thông qua việc đánh giá lâm sàng thường xuyên (nhịp tim và độ nảy của mạch, phản ứng véo da, nước tiểu). Plasma, tăng thể tích huyết tương và thuốc tăng co bóp tim không nên sử dụng thay cho nước và chất điện giải.

Uống dung dịch glucose-chất điện giải có hiệu quả trong việc thay thế và có thể được sử dụng sau khi truyền đủ dịch ban đầu và nó có thể là cách duy nhất của việc bù nước ở các vùng dịch mà dịch truyền bị hạn chế. Những bệnh nhân có mất nước nhẹ hoặc trung bình và những người uống có thể được cho lại bằng dung dịch uống (khoảng 75 mL/kg trong 4 giờ). Những người bị mất nước nghiêm trọng hơn cần nhiều hơn và có thể cần truyền qua sonde dạ dày.

Dung dịch bù nước và điện giải qua đường miệng (ORS) được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo chứa 13,5 g glucose, 2,6 g natri clorua, 2,9 g trisodium citrate dihydrate (hoặc 2,5 g Kali bicarbonat), và 1,5 g kali clorua trên một lít nước uống. Giải pháp này được chuẩn bị tốt nhất bằng cách sử dụng các gói gluco và muối có sẵn sẵn, đã được kiểm tra trước; một gói được trộn với 1 L nước sạch. Sử dụng các gói ORS đã chuẩn bị như vậy sẽ giảm thiểu được khả năng dùng thuốc sai ở những người không được hướng dẫn pha dịch. Nếu ORS không có sẵn, có thể thay thế bằng cách trộn nửa muỗng nhỏ muối và 6 muỗng nhỏ đường trong 1 L nước sạch. ORS nên được tiếp tục sau khi bù nước ít nhất khi còn tiêu chảy và ói mửa.

BN nên ăn lại khi hết nôn và có cảm giác ngon miệng.

Vắc xin tả uống do Công ty TNHH một thành viên Vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH, Bộ Y tế) sản xuất đang được Tổ chức Y tế thế giới xem xét đưa vào dự trữ toàn cầu.

Theo ông Đỗ Tuấn Đạt, Giám đốc Công ty VABIOTECH, vắc xin tả uống do công ty sản xuất sử dụng công nghệ lên men được chuyển giao từ Thụy Điển, sản xuất trên dây chuyền hiện đại, quy mô lớn với công suất 8-10 triệu liều/năm do Chính phủ vay vốn ODA của Hàn Quốc đầu tư.  Và một tin vui với chất lượng vắc xin Việt Nam, khi vắc xin tả hiện đang được các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới xem xét đưa vào danh sách “nguồn vắc xin dự trữ toàn cầu”, dùng để chống dịch khẩn cấp khi hệ thống NRA (hệ thống quản lý chất lượng vắc xin quốc gia) của Việt Nam được tổ chức này cấp chứng chỉ tiền-thẩm định về chất lượng.

Thuốc tả là gì

Vắc xin tả uống do VABIOTECH sản xuất có chất lượng tốt, hiệu quả cao, giá cả hợp lý và sử dụng dễ dàng có thể dùng rộng rãi để phòng bệnh trong cộng đồng. Vắc xin cũng có tính bền vững cao, không cần bảo quản ở điều kiện lạnh đặc biệt và vận chuyển dễ dàng. Mỗi năm Chương trình Tiêm chủng mở rộng đang sử dụng 200.000 liều vắc xin này để phòng bệnh tả cho những vũng có nguy cơ cao, chúng tôi cũng đang chuẩn bị xuất khẩu lô vắc xin tả đầu tiên khoảng 10.000 liều cho Philippin”- ông Đạt cho biết.  

          Tả là bệnh nhiễm trùng gây tiêu chảy do ăn phải thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm phẩy khuẩn tả. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có từ 3-4 triệu người mắc bệnh, số người chết do tả từ 100.000- 300.000 người. Bệnh tả vẫn xảy ra tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong những năm gần đây, số ca mắc, nhiễm tả tiếp tục tăng đặc biệt ở những vùng thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường chưa tốt. Tả đã tái xuất hiện và bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong tại Việt Nam. 

Theo ông Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, biện pháp can thiệp hiệu quả nhằm chữa trị, ngăn chặn và phòng chống dịch tả là đảm bảo nhanh chóng tiếp cận với việc điều trị phù hợp, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường phù hợp và tuyên truyền giáo dục cộng đồng về việc cải thiện điều kiện vệ sinh, môi trường, bảo quản thực phẩm an toàn... Việc sử dụng vắc xin để phòng bệnh cũng được khuyến cáo như một biện pháp bổ sung hiệu quả.

Trên thế giới hiện đang lưu hành 3 loại vắc xin tả uống an toàn và hiệu quả. Việt Nam cũng đã nghiên cứu, phát triển và sản xuất thành công vắc xin tả uống và đưa vào sử dụng từ năm 1996. Việc sử dụng vắc xin tả uống tại Việt Nam những năm qua đã góp phần vào việc ngăn chặn bệnh dịch ở những vùng nguy cơ cao. Năm 2007 dịch tả tái xuất trên diện rộng tại Việt Nam và qua khảo sát thì thịt chó nhiễm phẩy khuẩn tả là nguyên nhân rất đáng ngại gây ra căn bệnh này. Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin tại các vùng nguy cơ cao, kết hợp với đảm bảo ăn chín, uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn rất cần thiết để chống lại dịch bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm như dịch tả, nhất là trong điều kiện Việt Nam có vắc xin tốt và an toàn.

                                                                Dự án TCMR