Tại sao phải sử dụng Facebook

Facebook là mạng xã hội nhiều người dùng nhất thế giới hiện nay, nhưng chắc chắn nó không thể làm hài lòng tất cả. Có nhiều người đã quyết định rời bỏ Facebook sau một thời gian sử dụng vì quá “chán”. Lý do thực sự của họ là gì?

Nhiều người đang rời khỏi mạng xã hội khổng lồ

Theo số liệu đầu năm 2020, số lượng người dùng hoạt động của Facebook (tức là những người đã đăng nhập vào tài khoản trên nền tảng này) đã đạt mức cao lịch sử là 2,45 tỷ. Nói cách khác, khoảng 32% dân số toàn cầu đã tham gia vào Facebook và xu hướng đó vẫn tiếp tục tăng lên.

Tại sao phải sử dụng Facebook
Facebook ngày càng có thêm nhiều người dùng (Ảnh: Internet).

Ngoại trừ Google ra thì chưa từng có công ty nào thu hút nhiều người sử dụng dịch vụ của mình đến thế. Nhưng thật “lạ” khi có những người lại muốn rời khỏi Facebook, mặc dù chỉ chiếm số lượng nhỏ so với xu hướng chung nhưng đã tạo ra một “dòng chảy ngược” đáng chú ý. Đặc biệt là những người muốn có thêm một chút thời gian nghỉ ngơi sau cuộc sống bận rộn, thay vì lướt mạng thì họ lại chọn cách rời xa mạng xã hội để “tĩnh tâm” hơn.

Một cuộc khảo sát tại Mỹ năm 2018 cho thấy có 9% trong số những người được hỏi đã xóa tài khoản Facebook gần đây, trong khi 35% những người khác cho biết họ ít sử dụng mạng xã hội này hơn. Mặc dù vẫn duy trì sự thành công về mặt kinh tế và sự nổi tiếng, nhưng dường như Facebook đang trải qua những thay đổi âm thầm từ phía khách hàng.

Vậy lý do nào khiến nhiều người quyết định “nghỉ chơi” mạng xã hội lớn nhất thế giới này? Và số ít người đó có thể gây ra tác động gì đối với Facebook cũng như các nền tảng mạng xã hội nói chung?

Tại sao nhiều người không thích Facebook?

Những người đã xóa Facebook có nhiều lý do rất khác nhau khiến họ cảm thấy không còn tin tưởng nền tảng này nữa. Có thể ai đó sẽ cho rằng các sự kiện lớn trong những năm vừa qua như vụ tiết lộ thông tin của Snowden, vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica và tin tức về cuộc họp bí mật của Mark Zuckerberg với cựu tổng thống Mỹ Donald Trump là nguyên nhân chính. Nhưng trên thực tế, những người đã xóa tài khoản Facebook khi được hỏi lại hiếm khi nêu ra vấn đề quyền riêng tư cá nhân hay các vụ bê bối dữ liệu là lý do chính.

Chẳng hạn như khi nói đến vụ công ty Cambridge Analytica thu thập dữ liệu cá nhân của hàng chục triệu người dùng Facebook, nhiều người cho rằng điều đó chỉ khẳng định lại điều mà họ đã nghĩ lâu nay: dữ liệu cá nhân của mọi người trên mạng bị các công ty công nghệ khai thác và lợi dụng một cách bí mật.

Tại sao phải sử dụng Facebook
Vụ Cambridge Analytica để lại tai tiếng rất nặng nề cho Facebook (Ảnh: Internet).

Trái với những vụ việc ồn ào kể trên, nhiều người đã xóa Facebook nói rằng lý do họ làm vậy là vì sợ những tác hại thiết thực hơn như lãng phí thời gian, tạo thói quen lười biếng và trì hoãn những việc khác vì mải “dán mắt” vào mạng, hay sợ bị cuốn theo những cuộc tranh luận vô bổ và sai lệch trên mạng. Đó là chưa kể đến tác động tiêu cực đối với tâm lý khi tự so sánh bản thân mình với những thứ “đẹp đẽ” tràn ngập trên mạng xã hội.

Mặt khác, lại có những người giải thích rằng họ bỏ Facebook vì sự thay đổi của chính mạng xã hội này và cách thức nó ảnh hưởng tới trải nghiệm cá nhân của họ.

Tại sao phải sử dụng Facebook
Facebook đã bị chính người dùng của mình “dislike” (Ảnh: Internet).

Tại sao phải sử dụng Facebook

Trong khi nhiều người khó nói được chính xác lý do khiến họ tham gia Facebook (có thể là bị hấp dẫn bởi sự mới mẻ và theo số đông), nhưng đối với nhiều người thì nền tảng này đã bắt đầu gây khó chịu, chẳng hạn như ngày càng có nhiều lời than phiền rằng bảng tin Facebook xuất hiện những tin mà họ thấy chẳng liên quan gì đến mình, thậm chí là “nhảm”.

Những áp lực vô hình đối với người dùng mạng xã hội

Số người tham gia vào một trang mạng xã hội được coi là một trong những yếu tố quan trọng để chứng minh độ hữu ích và đáng tin cậy của trang đó đối với người dùng. Hiện nay có vô số tài khoản Facebook sở hữu hàng nghìn bạn bè và số người theo dõi còn lớn hơn rất nhiều.

Tại sao phải sử dụng Facebook
Những mối quan hệ trên mạng có đáng tin không? (Ảnh: Internet).

Theo các chuyên gia, một cộng đồng xã hội khi bắt đầu vượt quá 150 thành viên thì sẽ được coi là “quá lớn” và khó nắm rõ các thành viên cũng như duy trì hoạt động một cách hiệu quả. Đó gọi là “con số Dunbar”, khái niệm được đặt theo tên của nhà nhân chủng học Robin Dunbar. Đối với Facebook, những người nhận được hàng nghìn lượt tương tác và theo dõi có thể sẽ cảm thấy các “bạn bè” của mình rất khó tin tưởng được, ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt.

Một vấn đề khác đối với người dùng là những hình ảnh mà họ đã lưu lại trên Facebook từ lâu. Facebook thường nhắc lại những kỷ niệm từ lúc mọi người còn rất trẻ và chưa suy nghĩ nhiều đến việc chọn lọc những thứ có thể đăng lên mạng. Đôi khi có những thông tin nhạy cảm được chia sẻ một cách vô tư nhưng sau đó có thể ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân mà chúng ta muốn xây dựng trong xã hội khi đã trưởng thành và chín chắn hơn.

Tại sao phải sử dụng Facebook
Những hình ảnh trong quá khứ có thể sẽ không tốt cho hiện tại (Ảnh: Internet).

Một vấn đề được nhắc đến nhiều là sự tương tác xã hội khi sử dụng Facebook. Mặc dù nền tảng này ban đầu được tạo ra để giúp mọi người kết nối với bạn bè, gia đình và cộng đồng của mình, nhưng ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng nó cũng tạo ra sự xa cách trong chính mỗi gia đình.

Tại sao phải sử dụng Facebook
Facebook làm chúng ta gần nhau hơn hay xa nhau hơn? (Ảnh: Internet).

Một trong những yếu tố làm nên thành công của mạng xã hội là nó khơi dậy bản năng xã hội của con người: muốn chia sẻ và trao đổi kiến ​​thức với nhau. Nhưng khi rất nhiều người cùng kết nối với nhau trên Facebook thì tâm lý gò bó kiểu nghĩa vụ “họ like bài của mình nên mình phải like bài của họ” sẽ gây khó chịu và làm mất đi những lợi ích về mặt tinh thần khi được tương tác với nhau.

Mạng xã hội không hoàn toàn giống với đời thực. Trong thế giới thực, chúng ta bắt tay và nói với nhau những điều tốt đẹp khi gặp gỡ. Nhưng khi lên mạng, kiểu “nghĩa vụ” như vậy có thể lặp đi lặp lại và tích lũy đến một lúc nào đó không thể chịu đựng được nữa.

Tương lai sẽ thế nào?

Facebook chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển – ít nhất là trong tương lai gần – nhưng sự thật rằng có nhiều người quyết định rời khỏi nền tảng này đã cho thấy mối quan hệ giữa con người với nhau trên mạng sẽ thay đổi một cách khó đoán.

Tại sao phải sử dụng Facebook
Bỏ Facebook giúp nhiều người cảm thấy thoải mái hơn (Ảnh: Internet).

Chúng ta đang sống giữa một thời đại đầy ắp những cơ hội để kết nối với nhau theo những cách chưa từng có trong lịch sử. Những người chọn rời bỏ Facebook đang tạo ra một dòng chảy ngược so với số đông, nhưng nếu suy nghĩ về những vấn đề như quyền riêng tư trên không gian mạng, trách nhiệm xã hội và văn hóa tập thể thì đó cũng là điều dễ hiểu.

Dùng mạng xã hội hay không là quyền tự do lựa chọn của mỗi người trong thế giới đang thay đổi từng ngày hiện nay. Nhưng xóa Facebook không chỉ là hành động để khẳng định lại bản thân mình mà còn là cách phản ứng đối với một loạt các vấn đề căng thẳng và mâu thuẫn đang nổi lên giữa hai bên: thế giới ảo bị các công ty công nghệ chi phối và đời sống thật do chúng ta tự làm chủ.

Tại sao phải sử dụng Facebook
Bạn có tiếp tục dùng Facebook không? (Ảnh: Internet).

Khi mô hình hoạt động của Facebook thay đổi cả về quy mô, cường độ và khả năng tạo ra lợi nhuận, có thể họ sẽ gặp phải những rào cản lớn từ chính người dùng, những người muốn được tôn trọng và được cung cấp một sản phẩm thực sự hữu ích. Đó sẽ là lúc có thể xuất hiện xung đột về các giá trị trong chính bản thân Facebook khi họ phải tìm cách dung hòa giữa một bên là mục tiêu tốt đẹp kết nối thế giới và bên kia là mục tiêu kiếm tiền càng nhiều càng tốt.

Một số ít người rời bỏ Facebook sẽ không làm thay đổi định hướng hoạt động của mạng xã hội khổng lồ này, nhưng trong tương lai họ có thể sẽ áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế việc người dùng quá lệ thuộc, thậm chí bị “nghiện” các nền tảng mạng xã hội.

Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan của BlogAnChoi:

Hãy đón xem BlogAnChoi mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị cho cuộc sống bạn nhé!