Tiền kinh nguyệt là gì

25/06/2009

    TS. BS. Huỳnh Thị Thu Thủy
Phó Giám đốc bệnh viện Từ Dũ

Định nghĩa hội chứng TK (HCTK):

Hội chứng tiền kinh bao gồm nhiều triệu chứng về những thay đổi, rối loạn tâm sinh lý, hành vi liên quan đến chu  kỳ kinh nguyệt. Điều này có nghĩa là những triệu chứng đó chỉ xảy ra 1-2 tuần trước khi có hiện tượng hành kinh và mất đi sau đó

Hội chứng tiền kinh tuy không nguy hiểm đến tính mạng chị em phụ nữ nhưng nếu không đi điều trị thì bệnh lý sẽ ngày càng nặng hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân và hạnh phúc gia đình cũng như những hoạt động hàng ngày.

Tần suất và tỷ lệ:

- HCTK chiếm tỷ lệ từ 85-90 % phụ nữ từ mức độ nhẹ đến nặng.- 20-40% có những rối loạn làm hạn chế khả năng tâm thần và sinh lý và 2-3% PMS nặng với mất khả năng hoạt động thật sự.

- HCTK có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ lúc còn là thiếu nữ nhưng tần suất xảy ra nhiếu nhất ở lứa tuởi từ >20 đến 40 tuổi.

Về nguyên nhân:

Hiện nay, vẫn chưa biết rõ nguyên nhân, nhưng vì các triệu chứng xảy ra từ 1-2 tuần trước khi có kinh và lập đi lập lại nhiều tháng có tính chất chu kỳ và khi sử dụng mangne B6 thì bệnh thuyên giảm và hết nên người ta nghĩ rằng hội chứng tiền kinh là do sự thay đổi các chất nội tiết, hoá học (Estrogen, Progesteron, Serotonin) và thiếu mange B6.

Nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả nước ngoài (như Dalton, Bernard..) đã tập hợp có hơn 150 triệu chứng nằm trong HCTK, và phân thành hai dạng: những rối loạn dạng cơ thể và những rối loạn dạng cảm xúc, hành vi. Các tác giả đã thống kê và sắp xếp các rối loạn theo tần suất thường gặp như sau: 

  • Những rối loạn dạng cơ thể:

- Chướng bụng                : 90%- Đau vú, căng ngực        : 85%- Mụn trứng cá                : 71%- Thèm ăn, thay đổi khẩu vị: 70%- Phù, ứ nước                 : 67%- Đau đầu                       : 60%

- Rối loạn tiêu hóa           : 48% 

  • Những rối loạn dạng cảm xúc, hành vi:

- Mệt mỏi             : 92%- Kích thích          : 91%- Thay đổi tính khí: 81%- Trầm cảm          : 80%- Quá khích          : 69%- Khóc vô cớ        : 65%- Xa lánh bạn bè, gia đình: 65%- Hay quên           : 56%

- Khó tập trung     : 47%

Tiêu chí chẩn đoán  HCTK:

Để chẩn đoán một phụ nữ có bị hội chứng tiền kinh hay không ,theo Dalton 2001 (Mỹ): Người phụ nữ đó phải có ít nhất các triệu chứng: phù, tăng trọng, nhạy cảm, kích thích và căng thẳng.Các triệu chứng này chỉ xảy ra ở ½ sau của chu kỳ kinh nguyệt trong ba chu kỳ kinh liên tục và ít nhất phải có 7 ngày trong ½ chu kỳ đầu bình thường.

Tiêu chí chẩn đoán theo Đại học California ở San Diego: ít nhất có một rối loạn cơ thể và cảm xúc suốt 5 ngày trước khi có kinh ở mỗi ba kỳ kinh trước như:

  *  Các rối loạn cảm xúc: trầm cảm, giận hờn, kích thích, lo âu, bối rối, xa cách xã hội.  *  Rối loạn cơ thể        : căng vú, đầy bụng hay đau bụng, đau đầu, căng tứ chi.

  Các rối loạn chấm dứt từ ngày 4 đến ngày 13 của chu kỳ kinh nguyệt

Viện sức khỏe tâm thần quốc gia (Mỹ):

Một sự tăng 30% cường độ triệu chứng TKN (đo lường bằng một phương tiện được chuẩn hóa) từ ngày 5 đến ngày 10 của chu kỳ, so với 6 ngày trước khi có kinh và ghi nhận lại những thay đổi đó trong nhật ký hội chứng kinh nguyệt trong ít nhất hai chu kỳ liên tiếp.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể gặp một số rối loạn của hội chứng tiền kinh ở một số bệnh lý khác cần phân biệt: 

  • Chẩn đoán khác biệt của HCTK:Rối loạn cảm xúc.(vd: trầm cảm, lo âu, hoang mang)Thiếu máu.Biếng ăn hoặc háu ăn.Bệnh lý mãn. (vd: tiểu đường)Đau bụng kinh.Viêm dạ con.Nhược giáp.Đang uống thuốc ngừa thai hàng ngày.Tiền mãn kinh.Rối loạn cá thể.

    Rối loạn dung nạp thuốc. 

  • Các giải pháp khắc phục HCTK:

- Sử dụng nội tiết: Estrogen, Progestins, thuốc viên tránh thai.- Các thuốc điều trị triệu chứng: lợi tiểu, Mangésium, B6, an thần, nhuận trường …- Cân bằng dinh dưỡng.

Kiêng cữ một số chất kích thích: cafeine-gây mất ngủ, triệu chứng nặng thêm. Gây căng ngực, rượu, thuốc lá, muối, đường …

Về cân bằng dinh dưỡng:

Tiền kinh nguyệt là gì


Chúng ta có thể bổ sung một số chất trong thức ăn hàng ngày:- Calcium:  + Giảm thay đổi tính khí, đau đầu, ứ nước, kích thích.

  + Có nhiều trong bơ sữa, yaourt, bánh mì, ngũ cốc…

- Magnesium:  + Giải phóng ứ nước, căng ngực.

  + Có trong trái cây, rau quả.

- Vitamin B6:

Tiền kinh nguyệt là gì


  + Giúp cơ thể sử dụng rerotonin, giải quyết vấn đề trầm cảm.

  + Có trong thịt gà, cá, khoai tây, trứng.

- Vitamin E:  + Giảm đau đầu và căng ngực.

  + Có trong rau xanh, đậu phộng (lạc)

Thực phẩm tốt cho tính khí:- Thực phẩm nguyên hột (chưa xay xát):  + Gạo lức.

  + Mì ống, mì sợi.

- Trái cây và rau quả tươi:
  + Đặc biệt loại trái cây ăn không cần bóc vỏ.

- Các loại đậu, rau:  + Đậu tây.  + Đậu Hà Lan.

  + Rau có lá xanh đậm.

Thực phẩm cần hạn chế:  - Muối   : gây ứ nước.  - Đường : gây rối loạn chuyển hóa.  - Cafeine: gây mất ngủ, triệu chứng nặng thêm. Gây căng ngực.

  - Rượu   : gây kích thích, nghiện.

Các hoạt động có lợi:- Năng động:  + Tập thể thao, đi bộ, bơi lội.- Ngủ đủ giấc.- Nghỉ ngơi.- Chia sẻ  + Với bạn bè, gia đình.

  + Trò chuyện, giúp đỡ lẫn nhau.

Lời kết:  - Hội chứng TK là một phần của đời sống phụ nữ.  - Phải “Sống với nó”?

  - Có thể giảm bớt HCTK bằng cách biết tự chăm sóc mình.

Hội chứng tiền kinh nguyệt tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không chú ý theo dõi, điều trị thì bệnh lý có thể diễn biến phức tạp, gây khó chịu về thể chất, tinh thần, ảnh hưởng cảm xúc, cuộc sống hôn nhân và hạnh phúc gia đình cũng như sinh hoạt hàng ngày. Phụ nữ trong độ tuổi từ 20 - 40 dễ có các triệu chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng hơn ở những người từ 40 tuổi trở lên.

Nguyên nhân chính gây hội chứng tiền kinh nguyệt hiện vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên các yếu tố chính có thể góp phần gây ra tình trạng này là: Sự thay đổi của nồng độ nội tiết tố nữ trước kỳ kinh (estrogen, progesterone). Do những thay đổi về hóa chất trong não (serotonin). Không đủ lượng serotonin gây trầm cảm tiền kinh nguyệt, cùng với đó là triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi... Chế độ ăn uống mất cân bằng, thiếu hụt vitamin và khoáng chất; sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, chứa caffein cũng có thể là nguyên nhân khiến cho các triệu chứng tiền kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn. Vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị hội chứng tiền kinh nguyệt, bao gồm: di truyền (có người thân trong gia đình đã từng gặp hội chứng này). Những người có vấn đề về tâm thần như lo lắng, bất an, trầm cảm; ít tập thể dục.

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể dẫn đến một số rối loạn như: thay đổi khẩu vị, thèm ăn: căng tức vùng ngực; đau đầu; sưng phù tay hoặc chân và tăng cân; đau nhức toàn thân (đặc biệt vùng bụng và thắt lưng); trướng bụng; uể oải, mệt mỏi trước kỳ kinh; xuất hiện các vấn đề về da (mụn, trứng cá..); rối loạn tiêu hóa; đau bụng tiền kinh nguyệt; Thay đổi ham muốn tình dục...

Chị em cũng có thể gặp một số rối loạn về cảm xúc, hành vi như: phiền muộn; các cơn giận bộc phát, dễ cáu gắt, giận dữ; cảm thấy lo âu, bị xa lánh, nhạy cảm; dễ bị kích thích, dễ khóc; thiếu tập trung, hay quên; mất ngủ, chợp mắt giấc ngắn...

Đa phần các dấu hiệu trên thường kéo dài trong khoảng từ 1-2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt và sẽ biến mất ngay sau khi kết thúc kỳ kinh.

Nếu cảm thấy các triệu chứng tiền kinh nguyệt làm cản trở các hoạt động hàng ngày hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc, bạn nên đến gặp và trao đổi thêm với bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.


BS. Đặng Lan

Bên cạnh những bất tiện mà những ngày đèn đỏ mang lại, trong nhiều ngày trước đó, con gái còn phải trải qua hàng loạt những dấu hiệu gây khó chịu cho cơ thể được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Hãy cùng tìm hiểu với Iron Woman nhé.

Tiền kinh nguyệt là gì

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là một tập hợp các triệu chứng khó chịu về thể chất và cảm xúc xuất hiện vào trước những ngày hành kinh. Nó làm cho một số người thay đổi cảm xúc, những người khác thì lại gặp tình trạng đau nhức cơ thể hoặc rối loạn tiêu hóa.

Khi gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt, tâm trạng của bạn có thể thay đổi một cách đột ngột, không giải thích được. Bạn có thể thức dậy với một tâm trạng tuyệt vời nhưng lại thấy tức giận và cáu kỉnh vào 1-2 giờ sau đó mà không có lý do.

Đây là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 30, có đến khoảng 50% phụ nữ mắc phải hội chứng này.

Tiền kinh nguyệt là gì

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt sẽ khác nhau ở mỗi phụ nữ do cơ địa và lối sống của từng người.

Một số rối loạn về mặt cảm xúc thường gặp khi mắc hội chứng tiền kinh nguyệt:

  • Có cảm giác phiền muộn, dễ khóc
  • Dễ bộc phát cơn giận dữ
  • Cáu gắt không lý do
  • Lo âu
  • Hay nhầm lẫn, rối loạn
  • Cảm thấy bị xã hội xa lánh
  • Kém tập trung
  • Mất ngủ
  • Thường phải ngủ chợp mắt
  • Thay đổi ham muốn tình dục

Những thay đổi về thể chất liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt:

  • Khát nước và thay đổi khẩu vị (thèm ăn)
  • Ngực căng tức
  • Người phù nề và tăng cân
  • Đau đầu
  • Sưng phù tay hoặc chân
  • Đau nhức toàn thân
  • Uể oải
  • Xuất hiện các vấn đề về da (nổi mụn, kích ứng…)
  • Xuất hiện các vấn đề tiêu hóa
  • Đau bụng tiền kinh nguyệt

Tiền kinh nguyệt là gì

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, tình trạng này được cho là có liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố nữ và ảnh hưởng của serotonin.

Kinh nguyệt sẽ xuất hiện khi trứng không được thụ tinh. Lúc này, hoàng thể thoái hóa khiến nồng độ hormone estrogen và progesterone giảm xuống đến mức rất thấp. Sự thay đổi các hormone này có thể tác động đến thể chất và cảm xúc.

Sự thay đổi nồng độ estrogen và progesterone cũng ảnh hưởng đến mức serotonin. Đây là chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng, chu kỳ giấc ngủ và sự thèm ăn của bạn. Mức serotonin thấp gây cảm giác buồn bã, khó chịu, khó ngủ và thèm ăn bất thường.

Tiền kinh nguyệt là gì

Các triệu chứng thường kéo dài trong khoảng 1 – 2 tuần và kết thúc vào ngày hành kinh đầu tiên. Tuy nhiên khoảng thời gian này chỉ ở mức tương đối.

Hội chứng tiền kinh nguyệt kéo dài bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong một số trường hợp, giai đoạn này có thể kéo dài hơn hoặc ngắn hơn so với thời gian trung bình.

Các dấu hiệu tiền kinh nguyệt ở mức độ nhẹ đến trung bình có thể được điều trị bằng cách thay đổi lối sống hoặc chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống, bạn nên gặp bác sĩ.

Dưới đây là một số biện pháp giúp điều trị tình trạng này:

Tiền kinh nguyệt là gì

Việc luyện tập thể dục đều đặn giúp làm giảm các dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt nhờ tác động tăng cường nhịp tim, ổn định nhịp thở và điều hòa nội tiết tố. Hơn nữa, tập luyện thường xuyên còn tác động tích cực đến hệ thần kinh và tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

Yoga hoặc thiền là các môn thể dục nhẹ nhàng, giúp các cơ cắp được thư giãn, kiểm soát căng thẳng. Đi bộ, bơi lội và đạp xe cũng được các bạn gái ưa chuộng. Bạn nên đặt ra mục tiêu tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày vào hầu hết các ngày trong tuần.

Xem ngay:  Tập yoga tại nhà trong kỳ kinh nguyệt nên hay không?

Tiền kinh nguyệt là gì

Stress gây ra nhiều tác hại cho phụ nữ trong thời kỳ tiền kinh nguyệt. Do đó, thư giãn và giải tỏa căng thẳng sẽ phần nào làm dịu đi những triệu chứng khó chịu của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Những biện pháp giúp cơ thể bạn được thư giãn, xả stress:

  • Giảm khối lượng công việc, không nên có quá nhiều lo toan.
  • Đọc sách, xem phim hoặc làm những điều bạn thích nhằm thư giãn đầu óc.
  • Massage để làm giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn.
  • Tập thói quen đi ngủ đúng giờ (trước 23 giờ) và ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày để cải thiện tâm trạng.
  • Thực hiện các liệu pháp thư giãn như thiền, thở sâu, yoga… giúp làm dịu cả tâm trí và cơ thể của bạn, đặc biệt là khi cảm thấy các dấu hiệu xuất hiện.

Tiền kinh nguyệt là gì

Chế độ ăn uống lành mạnh cũng có khả năng làm giảm hội chứng tiền kinh nguyệt. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Bổ sung carbohydrate phức hợp do chế độ ăn giàu carbohydrate phức hợp có thể làm dịu các triệu chứng bất thường trong tâm trạng và cảm giác thèm ăn. Các loại thực phẩm chứa ngũ cốc nguyên hạt, như bánh mì ngũ cốc, mì ống và hạt ngũ cốc thường có nhiều nhóm carbohydrate này. Một số ví dụ khác, bao gồm lúa mạch, gạo nâu và đậu lăng.
  • Thử nghiệm lâm sàng cho thấy bổ sung canxi giúp giảm cảm giác buồn bã, khó chịu và lo lắng có liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt. Những loại thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa, sữa chua, phô mai, lá rau xanh…
  • Giảm lượng chất béo, muối và đường trong bữa ăn.
  • Tránh tiêu thụ đồ uống có cồn và đồ uống có chứa caffeine.
  • Chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp bạn no bụng suốt cả ngày. Giữ lượng đường trong máu luôn ổn định cũng là một cách giúp bạn không cáu kỉnh.

Tiền kinh nguyệt là gì

Bạn có thể sử dụng các viên uống bổ sung vi chất dinh dưỡng nhằm cân bằng dưỡng chất trong cơ thể và làm giảm hội chứng tiền kinh nguyệt.

  • Canxi: Thiếu hụt canxi có thể làm trầm trọng các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Đối với những bạn nữ bị thiếu canxi, có thể bổ sung khoảng 1.200mg canxi/ngày để làm giảm mệt mỏi, đau nhức xương khớp… trong giai đoạn này.
  • Vitamin E: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vitamin E cũng có tác dụng giúp giảm các tác động của hội chứng tiền kinh nguyệt. Bạn có thể bổ sung thêm vitamin E mỗi ngày để cải thiện tình trạng sức khỏe.
  • Magie: Magie có thể làm giảm tình trạng giữ nước của cơ thể (gây sưng phù), giảm đau bụng tiền kinh nguyệt và các dấu hiệu liên quan đến tâm trạng.

Lưu ý: Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng sức khỏe để được tư vấn loại viên uống và liều lượng thích hợp.

Tiền kinh nguyệt là gì

Trong những trường hợp hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bạn dùng thuốc nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xuất hiện các tác dụng không mong muốn.

  • Dùng thuốc chống trầm cảm có thể giúp cải thiện tình trạng này. Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) là loại thuốc chống trầm cảm phổ biến nhất được sử dụng để điều trị thay đổi tâm trạng liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt. Thuốc có tác dụng do SSRI ngăn chặn sự hấp thụ serotonin giúp làm tăng lượng serotonin trong não của bạn. Những loại thuốc này thường được dùng trong 2 tuần trước khi xuất hiện dấu hiệu tiền kinh nguyệt hoặc trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
  • Các phương pháp tránh thai nội tiết như thuốc viên hoặc miếng dán cũng có thể giúp giảm đầy hơi, căng tức ngực và các dấu hiệu thể chất khác. Đối với một số người, thuốc cũng có thể làm giảm cảm giác mệt mỏi, chán nản, thiếu tập trung…
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) cũng có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng đau bụng, đau ngực… Tuy nhiên, tác dụng phụ của loại thuốc này là gây xuất huyết dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng, bác sĩ sẽ cân nhắc khi kê toa.
  • Thuốc lợi tiểu cũng có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng để làm giảm sưng phù do cơ thể tích nước.

Xem thêm:

Bạn sẽ mất đi bao nhiêu máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt

Rong kinh kéo dài ở tuổi dậy thì có liên quan bệnh thiếu máu, vô sinh

Nguồn tham khảo:

How to Deal with Premenstrual Mood Swings? – https://www.healthline.com/health/pms-mood-swings