Tinh thần dịch vụ là gì

Omotenashi (おもてなし)được dịch là “lòng hiếu khách” theo tiếng Nhật. Cụm từ này đã trở thành “trend” (xu hướng) vì giúp Nhật giành chiến thắng trong cuộc đua giành quyền tổ chức Thế vận hội năm 2020.

Tinh thần dịch vụ là gì

Tinh thần Omotenashi

Thế nhưng, Omotenashi là gì và nó chỉ mang nghĩa đơn thuần là “Lòng hiếu khách” hay còn hàm ý sâu xa nào khác? Tất cả sẽ được Suleco giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nhiều người tin rằng, cụm từ này xuất phát trong nghệ thuật Trà đạo của Nhật Bản. Và không phải ngẫu nhiên mà việc “uống trà” phổ biến lại trở thành một nghệ thuật “Trà đạo” lừng danh ở Nhật Bản.

Tinh thần dịch vụ là gì

Dụng cụ cho một buổi Trà đạo

Một buổi Trà đạo đòi hỏi sự chuẩn bị rất lớn để có thể mang đến cho khách một sự thưởng thức tuyệt vời mà không yêu cầu một sự đáp trả nào. Người tổ chức Trà đạo đôi khi mất cả năm để chọn được loại hoa, bộ ấm tách, tranh treo tường, bánh ngọt ăn kèm phù hợp với mùa và sở thích của khách nhằm đảm bảo trải nghiệm “Ichigo ichie” (Nhất kỳ nhất hội) hoàn hảo.
Chính những suy nghĩ, tâm niệm xuất phát tự sự chân thành và mong muốn được phục vụ người khác bằng cả trái tim đã khơi gợi lên tinh thần Omotenashi.

Ngày nay, cụm từ Omotenashi được dùng để nói đến sự hiếu khách và đối đãi với khách bằng tất cả sự chân thành. Nếu hiểu theo khái niệm này, sẽ có nhiều suy nghĩ cho rằng: chỉ cần vui vẻ và phục vụ khách hàng tận tình thì đó chính là Omotenashi rồi. Nhưng đó chưa phải là tất cả.

Tinh thần dịch vụ là gì

Tháp ứng xử với khách hàng

Ngành dịch vụ đã phân loại một biểu đồ hình tháp về mức độ quan tâm khách hàng khi phục vụ. Theo đó, những sản phẩm và dịch vụ trung thực chỉ mới phản ánh sự “có đạo đức” của doanh nghiệp và người làm dịch vụ. Cấp độ sẽ nâng lên thành “Cư xử lịch sự”, “Dịch vụ chuyên nghiệp”, “Hiếu khách” và đỉnh cao chính là “Omotenashi”.

Nếu liên tưởng tới buổi Trà đạo đã đề cập bên trên, chủ nhà tổ chức tiệc trà không chỉ đơn giản đem lại cho khách một tách trà ngon, một món bánh ngọt vừa miệng hay một bộ ấm trà đẹp tinh xảo để ngắm nhìn. Điều quan trọng là chủ nhà dự đoán được ý muốn của khách mời dù không hỏi trực tiếp. Nói một cách dễ hiểu hơn là người thực hiện dịch vụ sẽ phục vụ khách một cách toàn tâm toàn ý mà không màng đến lợi ích của bản thân. Đó chính là tinh thần Omotenashi.

Với ý niệm “lòng hiếu khách và tiếp đãi không đòi hỏi sự hồi đáp”, người Nhật vận dụng tinh thần Omotenashi vào mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày.

Nhân viên trong công ty Nhật thường dùng chữ “chúng tôi” thay vì “tôi” với tâm niệm mình là người đại diện của công ty, phải giữ hình ảnh và chuẩn mực cho công ty chứ không phải cho riêng bản thân. Thêm vào đó, công việc hoàn thành là do nỗ lực của tập thể chứ không phải của riêng mình, thành công mình tạo ra sẽ góp phần cho sự phát triển của công ty và đem lại sự hài lòng cho người khác.

Tinh thần dịch vụ là gì

Omotenashi trong doanh nghiệp

Người Nhật không có khái niệm “típ” hay “bo” vì họ làm dịch vụ đáp ứng mong đợi của khách mà không cần khách nói ra, giúp khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời nhất. Khách luôn cảm nhận mình nhận được sự ưu đãi đặc biệt từ hành động cúi chào, nụ cười đón tiếp của nhân viên.

Tinh thần dịch vụ là gì

Omotenashi trong văn hóa doanh nghiệp

Du khách đến Nhật luôn trầm trồ bởi những món đồ dù nhỏ vẫn được đầu tư tỉ mỉ về hình thức. Và khó mà tìm được một đất nước đầu tư đến cả chữ nổi trên lon nước hay đường đi với mong muốn người khiếm thị cũng được trải nghiệm mọi thứ một cách thuận lợi và dễ chịu nhất.

Tinh thần dịch vụ là gì

Chữ nổi cho người khiếm thị ở nhà ga

Với ý nghĩa cao đẹp và đáng trân trọng như vậy, nhiều quốc gia đã tiếp nhận tinh thần Omotenashi nhằm đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, việc áp dụng tinh thần này cần thời gian và từng bước một, bởi đó đã là tinh hoa văn hóa chắt lọc của người Nhật qua nhiều thế hệ.

Tinh thần dịch vụ là gì

Ứng dụng Omotenashi vào trong cuộc sống

Khi đọc bài viết này, các bạn trẻ có cảm thấy tinh thần Omotenashi là quá khó khăn và đòi hỏi bản thân phải chú tâm đến mọi thứ quá nhiều không? Nếu đặt bản thân vào vị trí của người sử dụng dịch vụ, chắc chắn bạn luôn mong muốn được quan tâm và chăm sóc một cách tế nhị nhưng vẫn đầy sự tận tình và ấm áp.

Và nếu đổi lại vị trí, bạn sẽ hiểu rằng khách hàng cũng luôn mong muốn như vậy và khi bạn phục vụ, chăm sóc khách như chính khi bạn muốn bản thân mình được nhận như thế, đó chính là khi tinh thần Omotenashi đã được thấu hiểu và được áp dụng đúng.