Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là gì

Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là gì
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thương mại là một trong những thị trường đang chiếm lĩnh khá cao trong nền kinh tế trong và ngoài nước. Song hành với việc nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh nền kinh tế nước nhà thì không thể nào ngừng thúc đẩy quá trình quan hệ với các quốc gia khác. Do đó, ngày càng phát sinh các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài nhiều hơn. Vì là thương mại có yếu tố nước ngoài cho nên quá trình giải quyết cũng như những đặc thù riêng không giống với những thương mại khác. Vậy tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài là gì? Hãy cùng công ty TNHH Luật Everest tìm hiểu!

Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là gì
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khái niệm “Tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài”

Tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài là gì? Trước tiên, “Tranh chấp” là gì? Tranh chấp là những xung đột, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể với nhau khi tham gia vào quan hệ pháp luật. Do đó, Tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài là những xung đột, mâu thuẫn xảy ra giữa các thương nhân nước ngoài với nhau trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại (hay còn được gọi là hoạt động thương mại quốc tế) liên quan đến quyền và lợi ích kinh tế của nhau.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài

Trong quá trình cả hai bên ký hợp đồng thương mại, khi xảy ra tranh chấp thì:

Trường hợp 1: Trong hợp đồng, nếu như các bên có thỏa thuận về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì sẽ áp dụng điều khoản như trong hợp đồng đã thỏa thuận. Cụ thể:

(i) Khi có tranh chấp xảy ra, các bên thỏa thuận Trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp thì bạn làm đơn khởi kiện đến trọng tài thương mại để yêu cầu giải quyết.

(ii) Khi có tranh chấp xảy ra, các bên thỏa thuận Tòa án giải quyết tranh chấp thì bạn làm đơn khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu giải quyết. Vậy Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết Tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện. Do đó, những tranh chấp được quy định tại Điều 35 của Bộ luật này quy định mà có yếu tố nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này. Vì vậy, bạn có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Trường hợp 2: Trong hợp đồng, nếu như các bên không thỏa thuận về cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì theo quy định Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010: 

“Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài

1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.”

Nếu như các bên không thỏa thuận về cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì Trọng tài thương mại là cơ quan giải quyết tranh chấp.

Xem ngay: Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp thương mại

Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài

Tùy vào điều kiện và hoàn cảnh khác nhau mà các chủ thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác nhau: 

Thương lượng

Thương lượng (hay còn được gọi là đàm phán) là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản và nhanh nhất. Tuy nhiên, Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp mang tính tự phát giữa các thương nhân với nhau, không mang tính chất ràng buộc bởi quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, nó có những hạn chế nhất định như:

(i) Kết quả không được mang tính bắt buộc và cưỡng chế thi hành.

(ii) Quá trình thương lượng (hay còn được gọi là quá trình đàm phán trực tiếp) không có sự can thiệp bởi pháp luật.

(iii) Tạo cơ hội thương lượng trở thành một kế hoãn binh, kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp.

Hòa giải

Nếu quá trình Thương lượng giữa các bên không có kết quả thì các thương nhân có thể lựa chọn biện pháp Hòa giải để giải quyết tranh chấp. Việc này giúp cho các thương nhân giữ được mối quan hệ hữu nghị với nhau, không dẫn đến tình trạng căng thẳng và đối đầu.

Tòa án

Tòa án là lựa chọn giải quyết tranh chấp thương mại theo thủ tục tư pháp, kết quả dựa trên sự phán quyết mang tính bắt buộc và giá trị cưỡng chế do Nhà nước quy định.

Trọng tài

Trọng tài thương mại được xem bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt những mâu thuẩn, xung đột bằng biện pháp đưa ra những phán quyết theo quy định của pháp luật thi hành bắt buộc các chủ thể phải thi hành. Và hầu hết những tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài đều được giải quyết bằng phướng thức này.

Tìm hiểu thêm: Luật công ty – kiến thức thương mại và doanh nghiệp

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là gì
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hợp đồng có yếu tố nước ngoài là gì ? Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài như thế nào ?

Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là gì
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hợp đồng có yếu tố nước ngoài là gì ?

Theo quy định của pháp luật dân sự ở Việt Nam, hợp đồng là sự thỏa thuận thực hiện, thay đổi hoặc chấm dứt của các bên theo đó thể hiện quyền và nghĩa vụ mà các bên thống nhất ý chí nhằm đáp ứng quyền lợi của mỗi bên. Hợp đồng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng khi thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

i) Có một trong các bên tham gia hợp đồng là chủ thể (cá nhân, pháp nhân) nước ngoài:

ii) Các bên tham gia trong hợp đồng đều là cá nhân, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ trong hợp đồng xảy ra tại nước ngoài:

iii) Các bên tham gia trong hợp đồng đều là cá nhân, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng thực hiện hợp đồng là ở nước ngoài

Tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài phát sinh khi nào?

Hợp đồng có yếu tố nước ngoài phải có ít nhất một chủ thể tham gia quan hệ là người nước ngoài, hoặc các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài hay các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài phát sinh khi một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hay không đủ nghĩa vụ của hợp đồng có yếu tố nước ngoài và phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

Bạn tham khảo thêm những quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng

Cách giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Tại Việt Nam, các cách giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài bao gồm: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và Tòa án.

Giải quyết bằng thương lượng:

i) Thương lượng là việc các bên ngồi lại, tiến hành tham gia bàn bạc với nhau nhằm giải quyết những mâu thuẫn hoặc vấn đề mà mình gặp phải giúp cho quyền lợi các bên được đáp ứng một cách đầy đủ. Thương lượng là một cách thức thỏa thuận, ưu tiên thỏa thuận các vấn đề của các bên. Hiện nay, chưa có quy định pháp luật trong nước điều chỉnh cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài này.

ii) Tuy nhiên, thương lượng có thể được thỏa thuận bằng văn bản thỏa thuận, điều này nhằm xác định căn cứ nếu có sự việc xảy ra tranh chấp cần sự giải quyết của cơ quan thứ ba (Tòa án, Trọng tài).

Giải quyết bằng hòa giải:

i) Hòa giải trong quan hệ pháp luật dân sự cần thực hiện khi có sự đồng ý của các bên và có sự tham gia của hòa giải viên thương mại tại nước ta. Việc hòa giải được thực hiện, điều chỉnh theo trình tự, thủ tục của Nghị định 22/2017/NĐ – CP về hòa giải thương mại.

Giải quyết bằng Trọng tài:

i) Cùng với phương thức hòa giải và thương lượng, phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài thương mại cũng là một phương thức giải quyết phổ biến hiện nay. Việc áp dụng đối với trường hợp các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đối với tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại nói chung và hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói riêng.

ii) Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng trọng tài theo quy định về “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài” tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

Giải quyết bằng Tòa án:

Với tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài bằng con đường Tòa án thì đây là một trong những nội dung tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án Nhân dân theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Xem thêm: So sánh giải quyết tranh chấp hợp đồng tại tòa án và trọng tài? 

Pháp luật nước nào sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp?

Căn cứ Điều 664 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về cách xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:

i) Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.

ii) Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.

iii) Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về pháp luật, hãy truy cập ngay Luatcongty.vn

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .