Trâu bò đều ăn cỏ nhưng tại sao nhiều loại protein của trâu khác với nhiều loại protein của bò

Trâu, bò, ngựa, thỏ … đều ăn cỏ nhưng lại có protein và các tính trạng khác nhau do:

B. Do cơ chế tổng hợp protein khác nhau.

C. Bộ máy tiêu hoá của chúng khác nhau.

D. Do có quá trình trao đổi chất khác nhau.

Xem lời giải

Trâu, bò, ngựa, thỏ, … đều ăn cỏ nhưng lại có prôtêin và các tính trạng khác nhau do


Câu 14896 Vận dụng

Trâu, bò, ngựa, thỏ, … đều ăn cỏ nhưng lại có prôtêin và các tính trạng khác nhau do


Đáp án đúng: b

Phương pháp giải

Mối quan hệ giữa gen và tính trạng --- Xem chi tiết

đề thi và đáp án học sinh giỏi cấp trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.09 KB, 5 trang )

Sở GD& ĐT Hòa Bình ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Trường THPT Nguyễn Trãi Lớp 12-THPT, Năm học 2010-2011
(Đề chính thức) Môn: sinh học
Thời gian: 180 phút( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
a. ADN mạch kép được cấu tạo theo những nguyên tắc nào?
b. Nguyên tắc nào quyết định tính đa dạng và đặc thù của ADN? Vì sao?
Câu 2: (2 điểm)
a. Tế bào vi khuẩn có những đặc điểm cấu tạo đặc trưng nào?
b. Vì sao vi khuẩn được xếp vào nhóm sinh vật tiền nhân?
Câu 3: (2 điểm)
a. Nêu nguyên tắc lên men etylic từ nguyên liệu là tinh bột? Viết sơ đồ phản ứng
minh họa?
b. Khi muối dưa người ta thường cho thêm một ít nước dưa cũ, 1 -2 thìa đường để
làm gì?
Câu 4: (3 điểm)
a. Quang hợp là gì? Cho biết vai trò của quang hợp?
b. Nêu những nguyên nhân dẫn đến thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3?
Câu 5:(2 điểm)
a. Hoạt động sống đặc trưng của tế bào ở pha G1 và pha S khác nhau như thế nào?
b. Tại sao Trâu, Bò đều ăn cỏ nhưng protein của Trâu khác protein của Bò?
Câu 6: (2 điểm)
a. Hãy cho biết tên các cấu tạo hệ dẫn truyền tim?
b. Dựa vào tính tự động của tim hãy giải thích vì sao tim có thể hoạt động nhịp
nhàng, liên tục kể cả khi ta không hề chú ý đến nó?
Câu 7: (3 điểm)
a. Chiều dài của 1 phân tử mARN tham gia dịch mã có bằng chiều dài của gen tổng
hợp ra nó không? Vì sao?
b. Vì sao đột biến thay thế một cặp nucleotit lại hầu như vô hại đối với cơ thể đột
biến?
Câu 8:( 4 điểm)


Khi lai hai thứ hoa thuần chủng màu đỏ và màu trắng được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1
giao phấn với nhau giả thiết F2 thu được 1 trong 2 tỉ lệ sau:
a. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
b. 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng
1, Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2 cho từng trường hợp?
2, Từ kết quả nói trên có thể rút ra nhận xét gì?
............................Hết...............................
Chú ý: giám thị coi thi không giải thích gì thêm
Thí sinh không được sử dụng tài liệu
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
LỚP 12- THPT, NĂM HỌC 2010- 2011
Môn: Sinh học
Câu ý Nội dung điểm/ý
1 a - Nguyên tắc đa phân.
- Nguyên tắc bổ sung
0,5
b - Nguyên tắc đa phân làm ADN có tính đa dạng và đặc thù vì
theo nguyên tắc đa phân:
+ Phân tử ADN được cấu tạo từ 4 loại đơn phân - nuclêôtit
(A,T,G,X). Mỗi phân tử gồm hàng vạn đơn phân.
+ Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại đơn phân tạo ra các
phân tử ADN khác nhau về trình tự, số lượng các đơn phân.
0,5
0,5
0,5
2 a - Thành tế bào có bản chất: Peptidoglican, một số vi khuẩn bên
ngoài còn có màng nhày, lông, roi.
- Tế bào chưa có màng nhân ngăn cách giữa nhân với tế bào
chất.
- Bào quan mới chỉ có Riboxom.

- Vật chất di truyền là ADN trần dạng vòng, mỗi TB chỉ có 1
ADN.
-ADN ngoài NST là Plasmit
1,5
Gọi vi khuẩn là sinh vật tiền nhân vì :
- Chưa có màng bao bọc nhân.
- Trong tế bào chất của tế bào chưa có đầy đủ các bào quan.
0,5
3 a Nguyên tắc sản xuất rượu từ tinh bột :
- Phân giải tinh bột thành đường Glucozo nhờ nấm sợi hoặc
nấm men.
- Lên men đường glucozo thành rượu etylic nhờ nấm men.
Vẽ sơ đồ phản ứng :
0,5
0,5
b * Cho một ít nước dưa cũ :
- Cung cấp tác nhân lên men lăctic là vi khuẩn lăctic có sẵn
trong nước dưa.
- Làm cho quá trình lên men nhanh hơn.
*Cho thêm 1 - 2 thìa đường:
- VK lăctic lên men đường Glucozo thành axit lăctic.
- Khi dưa mới muối, đường phức trong nguyên liệu dưa chưa
được phân giải thành đường đơn, lượng đường Gluczo trong
nước dưa ít.
- Cho thêm đường ăn Sacarozo là loại dễ biến đổi thành đường
Glucôz, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn sinh trưởng
phát triển mạnh.
0,5
0,5
4 a * Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng từ mặt

trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải
phóng oxi từ khí cacbonic và nước.
* Vai trò của quang hợp :
- Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ, là thức ăn cho
sinh vật dị dưỡng và là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp,
0,25
dược liệu chữa bệnh.
- Quang năng được chuyển hóa thành hóa năng trong các liên
kết hóa học của sản phẩm quang hợp. Đây là nguồn năng lượng
cung cấp cho các hoạt động sống.
- Điều hòa không khí : Giải phóng Oxi và hấp thụ CO2
0,75
b Thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3 do những
nguyên nhân sau :
- Xảy ra trong điều kiện nồng độ CO
2
thấp,nhiệt độ cao, cường
độ ánh sáng cao
- Nhu cầu nước thấp
- Không có hô hấp sáng
- Cường độ quang hợp cao
2,0
5 a Sự khác nhau về hoạt động sống đặc trưng ở pha G1 và pha S :
* Pha G1 :
- quá trình phiên mã, dịch mã diễn ra mạnh mẽ.
- Tế bào sinh trưởng tăng kích thước và tạo thành tế bào hoàn
chỉnh.
* Pha S :
- ADN tự nhân đôi làm cơ sở cho sự tự nhân đôi của NST.
- Tế bào tích lũy các chất chuẩn bị cho sự phân chia tế bào.

0,5
0,5
b Trâu, bò đều ăn cỏ nhưng protein của Trâu khác protein của Bò
vì :Cỏ có thành phần cấu tạo chủ yếu là xenlulozo, khi vào cơ
thể trâu, bò cỏ được enzim xenlulaza do vi sinh vật trong dạ
dày tiết ra phân giả thành đường. Đường được chuyển hóa
thành axitamin . Các axitamin dùng làm nguyên liệu để tổng
hợp protein trong tế bào cơ thể theo sự điều khiển của gen.
Do bộ gen của mỗi loài có tính đặc trưng về thành phần số
lượng và trình tự sắp xếp các nucleotit mà cấu trúc gen quy
định cấu trúc protein nên protein của tâu khác protein của bò
1,0
6 a - Tên các cấu tạo :
1. Nút xoang nhĩ 2. Nút nhĩ - Thất
3. Bó Hiss 4. Mạng purkinje
1,0
b Tim có thể hoạt động nhịp nhàng tự động là do hoạt động của
hệ tự động.
- Nút xoang nhĩ có khả năng tự động phát nhịp, tạo ra xung
điện làm cho cơ tim co.
- Xung điện từ nút xoang nhĩ lan ra tâm nhĩ phải rồi tâm nhĩ
trái.
- Xung điện ở tâm nhĩ tập trung vào nút nhĩ thất không lan tỏa
xuống tâm thất do tấm đệm nhĩ thất ngăn cách.
- Xung điện từ nút nhĩ thất theo Bó Hiss xuống đáy tâm thất rồi
theo mạng purkinje lan tỏa khắp tâm thất từ đáy lên.
1,0
7 a - Ở sinh vật nhân sơ mARN sau phiên mã có chiều dài bằng
chiều dài của gen tổng hợp ra nó vì các gen ở sinh vật nhân sơ
là gen không phân mảnh nghĩa là có vùng mã hóa liên tục

- Ở sinh vật nhân thực mARN sau phiên mã có chiều dài ngắn
hơn chiều dài của gen tổng hợp ra nó vì các gen ở sinh vật nhân
thực là gen phân mảnh nghĩa là có vùng mã hóa không liên
tục, xen kẽ các đoạn exon( mã hóa axitamin) là các đoạn intron
(không mã hóa axitamin). Trong quá trình phiên mã đã phiên
mã toàn bộ cả đoạn exon và đoạn intron thành ARN sơ khai sau
đó cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn exon lại với nhau để tạo
ARN trưởng thành tham gia vào quá trình dịch mã
1,0
1,0
2 - Nhiều đột biến thay thế một cặp nucleotit hầu như vô hại vì :
- Thay thế một cặp nucleotit ở bộ 3 mã thoái hóa không làm
thay đổi mã di truyền.
- Ở sinh vật nhân chuẩn, thay thế một cặp nu ở đoạn intron
không mã hóa axitamin.
- Thay thế một cặp nucleotit làm thay đổi 1 bộ ba mã hóa dẫn
đến xuất hiện 1 axitamin mới trong chuỗi polypeptit do đột
biến gen sinh ra. Nhưng axitamin bị thay thế không có vai trò
quan trọng đối với chức năng prôtêin tương ứng.
1,0
8 a Biện luận, viết sơ đồ lai.
* Trường hợp 1 :
- P t/c, F1 toàn đỏ, F2 : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Phép lai di
truyền theo quyluật phân ly.
- Tính trạng màu hoa đỏ do 1 cặp alen quy định, alen trội trội
hoàn toàn so với alen lặn.
- Quy ước : A - hoa đỏ, a - hoa trắng. Kiểu gen P t/c: AA x aa
- viết sơ đồ lai :
* Trường hợp 2 :
- Số kiểu tổ hợp gen : 9 +7 = 16 = 4x 4. Tức là F1 có 4 loại

giao tử với tỉ lệ bằng nhau. Điều đó có nghĩa là tính trạng màu
sắc hoa do 2 cặp gen khác nhau phân ly độc lập quy định.
- Màu sắc hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
- Quy ước màu sắc hoa do 2 cặp gen A, a và B, b quy định, thì
kiểu tương tác là :
A-B- : Hoa đỏ.
A- bb
aa B- Hoa trắng
aabb
- Sơ đồ lai: P t/c: AABB x aabb
3,0
b - Sự di truyên một loại tính trạng có thể có do 1 hoặc nhiều gen
quy định, do đó có thể tuân theo các quy luật di truyền khác
nhau.
- Để xác định chính xác quy luật di truyên 1 loại tinh trạng nào
đó phải căn cứ vào số loại kiểu hình các đời lai để suy luận cho
phù hợp
1,0