Trẻ 1 tuổi ăn bao nhiêu gam thịt một ngày

Khi bé 1 tuổi, sữa (sữa mẹ hay sữa công thức) vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng giúp bé phát triển và khỏe mạnh. Thế nhưng, ở độ tuổi này, các thực phẩm khác trở thành nguồn dinh dưỡng và năng lượng chính của bé. Vậy nên, khi bé được 1 tuổi, ba mẹ có thể ưu tiên cho trẻ thử các loại thực phẩm mới rồi sau đó cho trẻ bú thêm nếu cần thiết. Để có chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ, bạn cần biết trẻ 1 tuổi ăn bao nhiêu là đủ và cần ăn những thực phẩm nào.

Trẻ 1 tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Bạn thắc mắc trẻ 1 tuổi ăn bao nhiêu là đủ hay trẻ 1 tuổi ăn mấy bữa? Nhìn chung, đối với câu hỏi trẻ 1 tuổi ăn bao nhiêu là đủ, bé 1 tuổi sẽ cần khoảng 1000 calo mỗi ngày. vậy nghĩa là trẻ 1 tuổi ăn mấy bữa? Bạn có thể chia lượng calo cần thiết này thành 3 đến 4 bữa chính và 1 đến 2 bữa phụ một ngày. Trong bữa chính, bé sẽ cần khoảng 3/4 đến 1 chén thức ăn.

Bé 1 tuổi ăn bao nhiêu là đủ? Bên cạnh đó, các sản phẩm từ sữa là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn uống của con nên bạn cũng nên cho trẻ uống 1 hoặc 2 cốc sữa mỗi ngày. Bạn cần lưu ý rằng nếu không bú mẹ hay uống sữa công thức, trẻ sẽ cần ăn nhiều bữa hơn.

Mách mẹ những thực phẩm bé 1 tuổi có thể ăn

Bạn đã biết trẻ 1 tuổi ăn bao nhiêu là đủ và bé 1 tuổi ngày ăn mấy bữa. Tuy nhiên, nên cho bé ăn gì để tránh ngộ độc và giúp bé phát triển toàn diện? Trẻ 1 tuổi có thể ăn tất cả các loại thực phẩm như người lớn nên bạn có thể cho bé thử những món mọi người trong gia đình ăn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo mỗi bữa ăn của bé đều chứa nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất. Nhìn chung, phần ăn của bé cần có:

  • Thực phẩm từ động vật (sữa, bơ sữa, trứng, các loại thịt và cá)
  • Các loại đậu như đậu gà, đậu lăng hoặc đậu Hà Lan hoặc các loại hạt
  • Các loại rau củ quả và trái cây màu có màu sặc sỡ.

Bên cạnh đó, bạn hãy thêm một chút dầu hoặc mỡ vào thức ăn của bé để con có thêm năng lượng. Ba mẹ có thể dùng trái cây tươi làm bữa ăn nhẹ lành mạnh cho bé giữa các bữa chính.

Bạn có thể quan tâm Top 7 các loại đậu tốt cho bé ăn dặm và những lợi ích bất ngờ

Các thực phẩm cần tránh cho bé ăn mà mẹ cần lưu ý

Trẻ 1 tuổi ăn bao nhiêu là đủ là băn khoăn của rất nhiều ba mẹ có con ở độ tuổi chuyển từ bú mẹ hoặc uống sữa công thức sang ăn thức ăn đặc. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng về lượng thức ăn con ăn mà hãy tập trung cho con khám phá nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng, lành mạnh khác nhau. Khi có đầy đủ dưỡng chất từ những thực phẩm này, bé sẽ có thể dễ dàng phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Trong số các thực phẩm bé cần ăn hàng ngày, thịt là một thực phẩm quan trọng. Vai trò chính của thịt là cung cấp protein, một loại chất dinh dưỡng tối cần thiết với cơ thể, đặc biệt là trẻ em. Thịt có nhiều loại khác nhau: lợn, bò, gà, ếch, thỏ, trứng, cá, cua, mực, lươn, chạch... Các loại thịt khác nhau sẽ khác nhau ở thành phần protein và tỷ lệ các axit amin trong đó.

Với cơ thể trẻ em, nhìn chung thịt có các tác dụng sau:

Một-Giúp cơ thể lớn lên. Đặc điểm của cơ thể trẻ em là cơ thể lớn lên và lớn rất nhanh. Tốc độ lớn lên của trẻ có thể trông thấy bằng ngày tháng, tốc độ lớn cao hơn nhiều so với tốc độ lớn của người trưởng thành. Ngay cả với một thanh niên dậy thì, tốc độ lớn lên của trẻ vẫn vượt xa. Để tạo ra bộ phận mới lấp đầy vào các vị trí lớn lên, cơ thể trẻ em cần rất nhiều protein. Do vậy, bé cần thịt.

Hai-Giúp cơ thể đề kháng. Thành phần chủ yếu của hệ thống miễn dịch là kháng thể. Trẻ em cần rất nhiều kháng thể để bảo vệ bởi các cháu mới ở giai đoạn tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Kháng thể lại được cấu tạo từ protein. Nên trẻ cần rất nhiều thịt.

Ba-Protein là những phân tử thực hiện chức năng tiền dậy thì và dậy thì. Những phân tử này cấu trúc nên các phân tử chất chuyên trách, các hormon, các yếu tố nội sinh giúp cơ thể bước vào tuổi trưởng thành. Do đó, bé cần thịt.

Bốn-Trẻ có tốc độ chuyển hóa mạnh. Để đáp ứng với nhu cầu này, hoạt tính các enzym chuyển hóa phải đủ cần thiết. Enzym được cấu trúc từ protein. Vậy nên, bé cần thịt.

Năm-Bé đang phát triển mạnh hệ thống cơ xương để bé có thể tập bò, tập đi, tập chạy, tập đứng vững vàng. Cơ được cấu tạo từ protein. Vậy nên cho bé ăn thịt là một biện pháp giúp trẻ vận động được tốt.

Từ các phân tích trên, chúng tôi mạnh mẽ khuyên các gia đình cần tích cực chăm sóc chế độ dinh dưỡng chứa đủ hàm lượng thịt để trẻ lớn lên vượt tầm vóc mong đợi và khỏe mạnh trong tương lai. Ăn đủ thịt, trẻ yêu của bạn sẽ không mắc vào bệnh suy dinh dưỡng.

Nhưng cho bé ăn bao nhiêu thịt là đủ?

Câu trả lời nằm ở lượng protein bé cần cho 1 ngày là bao nhiêu? Theo bảng dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam thì lượng protein trong 1 ngày dao động từ 21-40 gam tùy thuộc vào lứa tuổi của các bé. Người ta có thể tính ra lượng protein cần thiết cho trẻ từ 0 tháng tuổi (mới sinh) – 12 tuổi dựa vào hệ số protein theo cân nặng. Hệ số này dao động từ 2,25 – 0,95 gam protein/kg thể trọng/ngày.

Cụ thể nhu cầu protein khuyến nghị cho trẻ em Việt Nam như sau

Với trẻ từ 0-6 tháng tuổi, lượng protein hoàn toàn do sữa mẹ cung cấp nên bé không cần ăn thêm thịt.

Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bé bắt đầu ăn dặm. Bé sẽ cần ăn thêm thịt và các thực phẩm tương đương để có thêm protein ngoài protein của sữa mẹ. Căn cứ vào hàm lượng protein trong sữa mẹ (trung bình từ 12-14 gam/lít), thể tích sữa mẹ cho bé bú dao động từ 0,6-0,7 lít. Vậy tính ra bé chỉ thu được khoảng chừng 7-9,5 gam protein/ngày. Phần còn lại thu từ thịt và thực phẩm tương đương. Theo đó, tính trung bình cứ 100 gam thịt (1 lạng thịt) sẽ có khoảng 20 gam protein. Vậy bé sẽ cần thêm thịt như sau:

Với bé từ 6-12 tháng tuổi, mỗi ngày bé sẽ cần trung bình 16 gam protein từ thực phẩm ăn thêm, trong đó có 12-14 gam protein từ thịt, tương đương với 50 gam thịt/ngày.

Với trẻ 2-3 tuổi, bé đã thôi bú sữa mẹ, lượng protein sẽ hoàn toàn do thực phẩm cung cấp. Bé sẽ cần khoảng 80 gam thịt và các thực phẩm tương đương như thịt cho 1 ngày.

Với trẻ từ 4-6 tuổi, bé cần khoảng 100-110 gam; với trẻ từ 7-9 tuổi, bé cần 115-120 gam; với trẻ từ 10-12 tuổi, bé sẽ cần khoảng 125-130 gam thịt và các thực phẩm tương đương như thịt cho 1 ngày.

Nếu ăn thiếu hụt từ 20% lượng thịt và thực phẩm tương đương ở trên, bé nhà bạn sẽ rơi vào nguy cơ bị suy dinh dưỡng.