Chẩn đoán gãy xương chỉ cần bao nhiêu dấu hiệu

Gãy xương là sự phá hủy đột ngột các cấu trúc bên trong của xương gây ra các tổn thương và làm gián đoạn về truyền lực qua xương. Nói cách khác, xương mất tính liên tục và hoàn chỉnh do ngoại lực gây nên. Mất tính liên tục hoàn toàn gọi là gãy xương hoàn toàn, mất tính liên tục không hoàn toàn gọi là gãy xương không hoàn toàn.

Có nhiều cách phân loại gãy xương như phân loại theo tính chất thương tổn phần mềm thành gãy xương kín, gãy xương hở hoặc phân loại theo đặc điểm ổ gãy. Các phân loại bao gồm:

  • Gãy xương không hoàn toàn: Xương chỉ bị tổn thương một phần, không mất hoàn toàn tính liên tục..
  • Gãy xương hoàn toàn: Xương gãy mất hoàn toàn tính liên tục.
  • Gãy đầu xương: Gãy ở vị trí vùng đầu xương. Nếu đường gãy thông vào khớp thì gọi là gãy xương phạm khớp. Nếu đường gãy không thông vào khớp thì gọi là gãy xương không phạm khớp.
  • Gãy ở chỗ tiếp giáp giữa đầu xương và thân xương.
  • Gãy thân xương.
  • Gãy xương có di lệch và Gãy xương không di lệch.
  • Gãy xương kín và Gãy xương hở.
  • Phân loại theo đặc điểm đường gãy gồm có: Gãy ngang, gãy chéo, gãy xoắn, gãy cắm gân...

Một số nguyên nhân gãy xương bao gồm:

  • Gãy xương do chấn thương: Gãy xương xảy ra sau tác động của một lực chấn thương như ngã, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt hoặc chơi thể thao.
  • Gãy xương do bệnh lý: Một số bệnh lý như u xương, viêm tủy xương, lao xương, loãng xương gây phá hủy xương, giảm mật độ xương làm xương yếu và dễ gãy.

Các triệu chứng thường gặp của gãy xương bao gồm:

  • Sau khi bị chấn thương, xương bị biến dạng tại vị trí tổn thương.
  • Xuất hiện vết bầm tím ở khu vực chấn thương.
  • ·Sưng và đau xung quanh vùng chấn thương. Đau trong gãy xương tăng lên khi cố gắng vận động hoặc do bị tác động vào vị trí chấn thương.
  • Mất chức năng ở vùng bị thương.
  • Trong gãy xương hở, xương đâm xuyên qua và nhô ra khỏi da.

Gãy xương gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Nguy cơ gãy xương phụ thuộc một phần vào lứa tuổi. Ở trẻ em, gãy xương thường xảy ra tuy nhiên ít phức tạp hơn so với người lớn. Ở người già, xương bị lão hóa trở nên giòn, dễ gãy nhất là khi ngã.

Chẩn đoán gãy xương kê kết hợp giữa việc thăm khám các dấu hiệu trên lâm sàng kết hợp với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.

  • Thăm khám trên lâm sàng phát hiện triệu chứng điển hình của gãy xương. Bác sĩ lâm sàng sẽ khám, phân loại gãy xương đồng thời dựa vào tuổi tác và các xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
  • Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để kiểm tra tổn thương xương và các cơ quan lân cận đồng thời phân loại gãy xương để có phương pháp điều trị phù hợp. Những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng để chẩn đoán và xác định mức độ tổn thương của gãy xương như Xquang, CT, MRI mang lại hiệu quả và độ chính xác cao giúp xác định chính xác tổn thương của xương và ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận.
  • Xét nghiệm huyết học giúp đánh giá nguy cơ mất máu trong gãy xương. Xét nghiệm sinh hóa giúp xác định mức độ tổn thương, tình trạng nhiễm trùng giúp cho bác sĩ tiên lượng để có biện pháp điều trị phù hợp.

Nguyên tắc điều trị gãy xương: Đưa các mảnh xương vỡ về đúng vị trí và ngăn di lệch ra khỏi chỗ cho đến khi lành. Việc điều trị gãy xương cần được điều trị hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được điều trị và theo dõi tình trạng bệnh giúp cho việc điều trị đạt kết quả tốt.

Các biện pháp điều trị bao gồm:

  • Bó bột cố định, nẹp cố định: Giúp cho xương gãy ở vị trí thích hợp trong khi vết thương tự lành.
  • Phẫu thuật: tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị gãy xương.

Phục hồi sau điều trị

Để việc điều trị đạt kết quả tốt, người bệnh cần tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ, không được tự ý vận động mà không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị. Ngoài ra cần thực hiện nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể nhanh hồi phục. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường cần đi khám để có biện pháp điều trị tốt nhất.

Gãy xương chi trên là tình trạng xương đòn, xương vai hoặc xương trên cánh tay cho đến xương bàn ngón tay bị phá vỡ xương. Các phương pháp điều trị chấn thương gãy xương chi trên sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng, vị trí và mức độ tổn thương.

Chẩn đoán gãy xương chỉ cần bao nhiêu dấu hiệu
Gãy xương chi trên là chấn thương thường gặp

1. Gãy xương là gì? Nguyên nhân gãy xương

Gãy xương là hiện tượng phá vỡ xương. Hầu hết các loại gãy xương cần một lực mạnh tác động lên xương bình thường.

Một số nguyên nhân gãy xương bao gồm:

- Gãy xương do chấn thương: Gãy xương xảy ra sau tác động của một lực chấn thương như ngã, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt hoặc chơi thể thao.

- Gãy xương do bệnh lý: Một số bệnh lý như u xương, viêm tủy xương, lao xương, loãng xương gây phá hủy xương, giảm mật độ xương làm xương yếu và dễ gãy.

Các triệu chứng thường gặp của gãy xương là:

- Sau khi bị chấn thương, xương bị biến dạng tại vị trí tổn thương.

- Xuất hiện vết bầm tím ở khu vực chấn thương.

- Sưng và đau xung quanh vùng chấn thương. Đau trong gãy xương tăng lên khi cố gắng vận động hoặc do bị tác động vào vị trí chấn thương.

- Mất chức năng ở vùng bị thương.

- Trong gãy xương hở, xương đâm xuyên qua và nhô ra khỏi da.

3. Biến chứng của gãy xương chi trên

Các biến chứng nặng do gãy xương chi trên tuy hiếm gặp nhưng có thể gây ra suy giảm chức năng vận động vĩnh viễn và thậm chí là tử vong.

Thông thường, các gãy xương chi trên kín không kèm tổn thương mạch máu, thần kinh, được điều trị sớm thì ít khi xảy ra biến chứng. Ngược lại, các loại gãy xương hở, gãy xương kèm theo tổn thương mạch máu, thần kinh, dập nát phần mềm nhiều có nguy cơ xảy ra biến chứng cao như:

- Mất máu nặng

- Nhiễm trùng

- Tổn thương mạch máu

- Tổn thương thần kinh

- Hội chứng chèn ép khoang

- Cứng khớp và hạn chế chế vận động

- Hoại tử xương

4. Các gãy xương chi trên thường gặp

- Gãy xương đòn

- Gãy xương vai

- Gãy xương cánh tay (cổ phẫu thuật, cổ giải phẫu, thân xương cánh tay, gãy lồi cầu,…)

- Gãy xương cẳng tay (gãy mỏm khuỷu, gãy chỏm quay, gãy 2 xương cẳng tay, gãy đầu dưới xương quay, …)

- Gãy xương bàn ngón tay

5. Các biện pháp điều trị gãy xương chi trên

Chẩn đoán gãy xương chỉ cần bao nhiêu dấu hiệu
Bó bột điều trị gãy xương chi trên

Nguyên tắc điều trị gãy xương: Đưa các mảnh xương vỡ về đúng vị trí và ngăn di lệch ra khỏi chỗ cho đến khi lành. Việc điều trị gãy xương cần được điều trị hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần tới thăm khám để được điều trị và theo dõi tình trạng bệnh giúp cho việc điều trị đạt kết quả tốt.

Các biện pháp điều trị bao gồm:

- Bó bột: Là phương pháp sử dụng cho các loại gãy xương cần bất động vài tuần đến vài tháng. Bó bột sử dụng bột thạch cao hoặc bột sợi thủy tinh để giữ cho xương ở đúng vị trí giải phẫu, tránh lệch xương.

- Nẹp cố định: Là kỹ thuật cố định một số loại gãy xương gãy vững, khó bị di lệch sau khi nắn chỉnh hoặc nhanh liền, chỉ cần bất động trong thời gian ngắn. Nẹp cố định cho phép bệnh nhân chườm đá và vận động nhiều hơn so với bó bột.

- Kéo liên tục xuyên qua xương: Phương pháp điều trị này chỉ sử dụng ở những trường hợp chuẩn bị trước khi mổ, bệnh nhân quá lớn tuổi hoặc có bệnh lý mà không thể kết xương hoặc bó bột.

- Cố định ngoài: Trong thủ thuật này, bác sĩ thường đặt đinh kim loại hoặc ốc vít vào phía trên và dưới xương bị gãy. Các đinh ốc này kết nối với một thanh kim loại bên ngoài da để giữ xương không bị xê dịch trong quá trình tự lành.

- Phẫu thuật kết hợp xương bên trong: Thường được dùng trong trường hợp gãy xương phức tạp. Lúc này, thông qua vết mổ, các bác sĩ sẽ trực tiếp sắp xếp, nắn lại phần xương bị gãy từ bên trong; sau đó cố định chúng lại bằng ốc vít hoặc các mảnh kim loại ngay trên bề mặt xương.