Trong thị tộc người làm chủ gia đình là ai

Cho đến nay, nhân loại đã trải qua bốn hình thức cộng đồng là thị tộc, bộ lạc, bộ tộcdân tộc.

Lúc mới tách khỏi giới động vật, con người đã sống hợp quần trong những “bầy người nguyên thủy”. Phương thức kiếm sống của họ là săn bắt và hái lượm. Khi con người phát triển lên trình độ cao hơn, biết dùng công cụ đá mài, cung tên… thì tổ chức xã hội đầu tiên, đồng thời là hình thức cộng động xã hội đầu tiên ra đời, đó là thị tộc.

Vậy thị tộc là gì?

Ph. Ăng-ghen chỉ rõ: “Thị tộc (trong chừng mực những tài liệu hiện có cho phép chúng ta phán đoán) là một thiết chế chung cho tất cả các dân dã man, cho tận đến khi họ bước vào thời đại văn minh, và thậm chí còn sau hơn nữa”.

Các thành viên trong thị tộc đều do cùng một tổ tiên sinh ra. Và thị tộc hình thành trên cơ sở huyết thống.

Có thể xem thị tộc như gia đình lớn của người nguyên thủy. Hình thức liên hệ cộng đồng đơn giản nhưng bền vững này thích hợp trong điều kiện sản xuất thấp kém thời bấy giờ.

Trong buổi đầu của xã hội thị tộc, do tình trạng quần hôn, con cái chỉ biết có mẹ và quây quần xung quanh mẹ. Do đó, phụ nữ có uy tín và quyền hành hơn đàn ông. Điều đó còn do người đàn ông đi săn bắn với công cụ thô sơ nên kết quả thường thất thường, còn người đàn bà thì hái lượm, bắt đầu đảm nhiệm việc trồng trọt, chăn nuôi, những công việc này đảm bảo nguồn sinh sống ổn định cho cộng đồng.

Sự phân công lao động giữa phụ nữ và đàn ông mang tính chất tự nhiên. Trong giai đoạn đầu, thị tộc là thị tộc mẫu quyền.

Lực lượng sản xuất xã hội nguyên thủy tiếp tục phát triển. Trồng trọt và chăn nuôi dần trở thành nguồn sinh sống chủ yếu. Công việc nặng nhọc này phải do người đàn ông đảm nhiệm chính, vai trò của người đàn ông tăng lên trong đồi sống kinh tế của cộng đồng.

Người đàn ông thời mông muội vừa là chiến sỹ, vừa là người đi săn thì phải giữ địa vị thứ yếu trong nhà, sau người đàn bà. Trái lại, khi là người chăn nuôi “có tính nết nhu mì hơn” thì họ lại tiến lên hàng thứ nhất và người đàn bà bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Chế độ mẫu quyền dần dần phải nhường chỗ cho chế độ phụ quyền.

“Chế độ mẫu quyền bị lật đổ là sự thất bại lịch sử có tính chất toàn thế giới của giới nữ”.

Ngoài quan hệ cộng đồng thân tộc – huyết thống là đặc trưng chủ yếu, thị tộc còn có những mối liên hệ cộng đồng sau đây:

– Các thành viên trong thị tộc có chung một tiếng nói. Ngôn ngữ thị tộc còn rất đơn giản.

– Mỗi thị tộc còn có tục lệ, tập quán, nghị thức tín ngưỡng riêng của mình.

– Trong mỗi thị tộc hình thành những yếu tố văn hóa nguyên thủy mang sắc thái của cộng đồng sản sinh ra chúng.

– Mỗi thị tộc có tên gọi riêng.

Về mặt tổ chức xã hội, hội nghị toàn thể của thị tộc bầu ra tù trưởng, thủ lĩnh quân sự và có thể bãi miễn họ khi thấy không xứng đáng.

Người đứng đầu thị tộc được các thành viên tôn kính, phục tùng một cách tự nhiên và tự nguyện. Đây là hình thức dân chủ đầu tiên trong lịch sử loài người.

 Quy mô của thị tộc còn nhỏ bé, thường chỉ bao gồm từ mấy chục đến vài trăm thành viên. Theo tiến trình lịch sử, nhiều thị tộc sẽ liên kết với nhau thành bộ lạc.

Xin mời các bạn để lại một vài comment về bài viết “Thị tộc là gì?” để Ban biên tập bọn mình có thêm định hướng nhé! (ngắn thôi cũng được, kiểu như: “Bài viết còn sơ sài!”, hay “Cũng đủ ý!”. :-D).

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để bọn mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!

Bài liên quan:

  • https://hoidap247.com/cau-hoi
  • https://baitapsgk.com/lop-10/

Dựa vào nhiều nguồn tài liệu khác nhau (tài liệu dân tộc học, những dấu vân tay còn để lại trên đồ gốm v.v…), người ta biết rằng, ngay từ thời kì nguyên thủy con người đã có sự phân công lao động tự nhiên: săn thú là công việc nặng nhọc của đàn ông, còn phụ nữ đi hái lượm rau quả, trông nom con cái, chuẩn bị bữa ăn… Người phụ nữ quản lí và phân chia thức ăn hàng ngày cho các thành viên trong thị tộc, thực tế đều là chồng con, anh em của họ. Mặt khác, do tập quán kết hôn, bên nữ giữ quyền chủ động, con cái sinh ra chỉ biết mẹ và đều lấy theo họ mẹ. Người ta gọi đó là chế độ thị tộc mẫu hệ hay thị tộc mẫu quyền.

Công xã thị tộc mẫu hệ phát triển khi nào?

Chế độ mẫu quyền là một giai đoạn phát triển lịch sử mà nhiều dân tộc trên thế giới đều đã kinh qua. Nó đã tồn tại trong một thời gian rất dài. Bắt đầu cùng với sự xuất hiện Người tinh khôn ở thời hậu kì đồ đá cũ. Công xã thị tộc mẫu hệ là giai đoạn phát triển đầu tiên của công xã thị tộc. Nó phát triển thịnh vượng vào thời đại đồ đá giữa, vào các giai đoạn sơ và trung kì thời đại đồ đá mới và sau đó dần dần bị thay thế bởi công xã thị tộc phụ hệ ở giai đoạn hậu kì đồ đá mới.

Xem thêm các hình thức gia đình thời công xã thị tộc

Mẫu quyền

Khác với thời đại xã hội có giai cấp sau này, trong chế độ công xã thị tộc mẫu hệ, quyền của người đàn bà được biểu hiện trước hết là quyền được phân công lao động trong gia đình và quyền điều hành những công việc chung của thị tộc. Vì thế họ không những được bình đẳng, được tôn trọng mà còn có thể được bầu làm tộc trưởng, tù trưởng.

Không phải mẫu hệ thì có mẫu quyền, theo nghĩa hiện đại, trong đó, tộc trưởng luôn luôn là nữ. Có nhiều trường hợp mà việc săn bắn và chiến tranh cần thiết, thị tộc, bộ lạc vẫn bầu một người đàn ông có uy tín làm tù trưởng, tuy rằng ở đó, người mẹ, người phụ nữ cao tuổi vẫn có uy tín cao và được kính trọng.

Sự phát triển của công xã thị tộc mẫu hệ

Trong thời kì công xã thị tộc mẫu hệ, loài người đã đạt được những tiến bộ rất lớn trong tổ chức xã hội và đời sống tinh thần.

Công cụ sản xuất phát triển hơn

Từ chỗ chỉ biết sử dụng những hòn cuội tự nhiên hay chỉ biết ghè một rìa cạnh của hòn đá đổ tạo ra những chiếc rìu tay vạn năng, đến thời hậu kì đồ đá cũ, con người đã biết chọn những hạch đá có hình lăng trụ, rồi ghè thẳng theo chiều dọc tạo ra những mảnh tước dài và mỏng, có cạnh sắc. Những mảnh tước này lai được tu sửa hoặc bẻ nhỏ ra thành những công cụ đồ đá nhỏ tinh xảo và có dáng hình nhất định. Chúng lại được lắp chuôi bằng cách kẹp vào giữa hai mảnh tre hoặc gỗ rồi buộc bằng dây da, hoặc cắm hay buộc thẳng vào đầu gậy làm mũi lao, mũi giáo phóng đi rất xa. Mũi lao, mũi giáo còn được làm từ xương hoặc sừng động vật, từ cành cây đem mài hoặc đẽo nhọn đầu. Trong một số di chỉ khảo cổ, người ta đã tìm thấy những mũi lao băng xương có nhiều ngạnh, rấi lợi hai.

Từ kĩ thuật phóng lao, người nguyên thủy đã biết chế ra cung tên. Việc chế ra cung và tên là một phát minh quan trọng vì nó đánh dấu một bước tiến lớn của trình độ nhận thức của con người. Với cung tên, con người săn bắn có hiệu quả và an toàn hơn.

Đến thời đại đồ đá mới, người ta không chỉ biết ghè đẽo, mà còn biết khoan, cưa, mài đá. Những công cụ lao động, sau khi được ghè đẽo sơ qua, lại được mài nhẵn ở rìa lưỡi hay toàn thân, được khoan lỗ hay cưa thành rãnh để tra cán. Vì vậy, công cụ có hình dáng gọn đẹp và chính xác, nhiều kiểu loại thích hợp với từng công việc khác nhau. Nhờ thế mà năng suất lao động tăng lên một cách đáng kể.

Từ hái lượm chuyển sang trồng trọt, săn bắt sang chăn nuôi

Những thành tựu quan trọng nhất của thời đại đồ đá mới không chỉ thể hiện ở những bước tiến về kĩ thuật mà chủ yếu là ở chỗ: từ hái lượm, con người đã biết đến nghề trồng trọt và từ săn thú bắt đầu biết chăn nuôi gia súc. Với sự xuất hiện nghề trồng trọt và chăn nuôi, lần đầu tiên con người đã tự sản xuất ra được thức ăn, chứ không chỉ thu lượm những gì có sẵn ở thiên nhiên. Người nguyên thủy đã chuyển dần từ nền kinh tế thu lượm sang nền kinh tế sản xuất.

Cùng với trồng trọt và chăn nuôi, người nguyên thủy còn biết dệt vải từ vỏ cây hoặc sợi gai, biết làm đồ gốm, biết đan lưới đánh cá bằng sợi vỏ cây và làm chì lưới bằng đất nung.

Những biến đổi hết sức quan trọng này ở thời đại đồ đá mới được gọi là cuộc “cách mạng đá mới”.

Giờ đây, đời sống của người nguyên thủy đã khấm khá hơn nhiều. Người ta đã có thể hái rau quả ở ngoài vườn về ăn, bắt gia súc ở trong chuồng để giết thịt, thức ăn dư thừa có thể để dành trong những nồi hoặc bát gốm.

Họ đã có những chiếc váy, áo bằng da thú hay bằng vải gai để che thân cho đỡ rét và để cho “đẹp”.

Chuyển từ hàng động sang “Nhà”

Nhờ có lửa và quần áo chống rét, họ không cần phải ở trong hang động nữa, mà đã ra dựng lều, định cư ở những nơi thuận tiện cho việc trồng trọt và chăn nuôi. “Nhà” của họ được làm bằng tre hoặc gỗ, phủ cỏ khô.

Người ta đã tìm thấy dấu tích của căn “lều” dựng bằng xương. Đến thời kì phát triển của công xã thị tộc mẫu hệ, người ta đã xây dựng những ngôi nhà sàn rộng lớn, làm nhà chung cho cả thị tộc. Dấu tích của những ngôi nhà chung với diện tích hàng trăm mét vuông như thế đủ được tìm thấy ở nhiều nơi thuộc Nga, Thụy Sĩ…

Đời sống tinh thần phát triển

Đời sống dư dật, con người không cần phải suốt ngày đi tìm kiếm thức ăn, mà đã có thời gian “rỗi” để “trang điểm” cho mình, để nhảy múa và sáng tạo nghệ thuật. Nghệ thuật nguyên thủy đã ra đời và phát triển thịnh đạt dưới thời công xã thị tộc mẫu hệ.

Lịch sử thế giới cổ đại - NXB Giáo dục,