Trứng muối có tốt không

Ăn nhiều trứng vịt muối có tốt không? Trứng muối ăn như thế nào là vừa đủ? Là những thắc mắc của những người có sở thích ăn món trứng muối. Trứng muối là món ăn bổ dưỡng, quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt vì giúp cung cấp dưỡng chất, vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên, trứng muối rất mặn do hàm lượng muối cao nên cần sử dụng hợp lý.

Trứng muối được biết đến như một món ăn thông dụng để chế biến các món như: Tôm rang trứng muối, bánh bao, trứng muối ăn với cháo trắng… Ngoài ra, trứng muối còn có thể dùng để chế rất nhiều món ăn khác.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g trứng gà toàn phần như sau: 14,8g chất đạm; 11,6g chất béo; 55mg canxi; 2,70mg sắt; 210 mg phốt pho; acid béo không no nhiều nối đôi 1,36g; cholesterol 470mg, cùng nhiều chất khoáng chất, vitamin khác.

► Cách làm trứng muối tại nhà đơn giản

Bước 1: Khi sử dụng trứng vịt nên chọn những quả trứng vịt tươi, mới sẽ ngon hơn. Để biết là trứng mới hay cũ thì bạn thả trứng vào một chậu nước bạn sẽ thấy quả trứng nổi lập lờ hơi nghiêng thì là trứng cũ, quả nào chìm dưới đáy chậu là trứng mới.

Trứng rửa sạch, để ráo nước rồi lấy giấy lau cho khô (trứng ướt dễ bị hôi). Lọ đựng trứng cũng rửa sạch, phơi khô.

Bước 2: Cho khoảng 1,5 lít nước vào nồi cùng với khoảng 400g muối đun sôi. Trong lúc đun dùng muôi khuấy liên tục để muối tan hết thì tắt bếp, rồi bắc ra ngoài để nguội.

Bước 3: Cho trứng đã khô vào ca đựng rượu ngâm khoảng 1 giờ.

Bước 4: Hồi, quế, thảo quả, gừng, tất cả nướng hoặc rang khô để có mùi thơm. Đun sôi 1 lít nước, cho hồi, quế, gừng vào đun sôi khoảng 5 phút. Tắt bếp, hòa tan đường và muối vào dung dịch, để đến khi nước nguội hoàn toàn.

Bước 5: Xếp trứng vào lọ thủy tinh rồi từ từ đổ dung dịch nước muối đã nguội vào cùng với 80ml rượu trắng. Khi làm trứng muốn bạn cần chú ý phải pha nước muối thật mặn, như vậy trứng sẽ ngon hơn. Nếu trứng bị nổi lên trên, bạn có thể dùng bao ni long đựng nước hoặc 1 cái bát gài phía trên hủ thủy tinh lại. Chú ý để hủ trứng muối ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng.

Trứng muối có tốt không

Các bước làm trứng vịt muối

► Tác dụng của trứng vịt muối

Sử dụng trứng muối hợp lý cũng tốt cho sức khỏe, thậm chí còn ngừa được ung thư gan. Ngoài ra, trứng muối còn giúp phòng ngừa các bệnh về mắt. Chất lutein và zeaxanthol trong trứng có tác dụng chống oxy hóa tốt, giảm mức độ thoái hóa của điểm vàng và đục thủy tinh thể của mắt. Cụ thể:

- Phòng và điều trị xơ vữa động mạch:

Một số chuyên gia ở Mỹ đã tiến hành một số thử nghiệm về việc phòng và điều trị chứng xơ vữa động mạch, một căn bệnh khá phổ biến những năm gần đầy. Trong quá trình nghiên cứu các chuyên gia đã chia các đối tượng có nồng độ cholesterol trong máu cao thành 2 nhóm: 1 nhóm thực hiện chế độ ăn uống bình thường và nhóm còn lại sử dụng thêm một quả trứng vào các bữa ăn hằng ngày. Sau 1 tháng thử nghiệm, kết quả cho thấy nồng độ Cholesterol có trong máu của nhóm có ăn trứng không chỉ không tăng mà còn có dấu hiệu giảm nhẹ.

Xem ngay: 08 Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh xơ vữa động mạch

- Tốt cho não bộ:

Vi chất lecithin và sắc tố vàng (vitellolutein) có trong lòng đỏ trứng rất có ích cho sự phát triển của não bộ thần kinh. Sau khi cơ thể hấp thu lecithin có trong trứng sẽ giúp giải phóng choline giúp cải thiện trí nhớ (cho mọi lứa tuổi).

Xem ngay: >>> Ngòai trứng muối, 15 thực phẩm tốt cho não bộ nên bổ sung hằng ngày

- Trứng muối giúp phòng ngừa bệnh ung thư:

Các chuyên gia nghiên cứu ở Đài Loan cho rằng, hầu hết các chất gây ra ung thư khi bị phân giải trong cơ thể cần có sự tham gia của vitamin B2, nếu cơ thể không được bổ sung đầy đủ vitamin B2 sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.

- Trứng muối giúp phòng ngừa các bệnh về mắt:

Chất lutein và zeaxanthol có trong trứng có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, thêm vào đó là tác dụng của superxide dismutase giúp làm giảm mức độ thoái hóa của điểm vàng và đục thủy tinh thể của mắt.

Xem ngay: 03 thực phẩm chức năng bổ mắt hiệu quả

- Trứng muối tốt cho gan:

Cơ thể rất dễ hấp thu protein có trong trứng nên việc ăn trứng thường xuyên có thể làm tăng lượng protein trong huyết tương giúp tăng cường quá trình trao đổi chất của các cơ quan miễn dịch, việc này có tác dụng rất lớn đến khả năng khôi phục các tế bào gan bị tổn thương. Chất lecithin có trong trứng còn có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo gan.

Xem ngay: Top 3 loại thuốc giải độc gan tốt nhất hiện thị trường hiện nay

► Ăn nhiều trứng vịt muối có tốt không? Trứng muối ăn như thế nào là vừa đủ?

Mặc dù bổ dưỡng như vậy, bạn không nên ăn nhiều trứng muối muối vì việc ăn nhiều trứng muối không có lợi cho sức khỏe. Trứng muối không bổ bằng trứng tươi vì các chất dinh dưỡng như protein đã bị biến chất, các vitamin bị hủy gần hết và rất mặn do hàm lượng muối cao. Đồng thời, trong quá trình chế biến, người ta có thể sử dụng xút, vôi muối, chì ôxy hóa để ủ trứng. Nếu chì vào cơ thể quá hàm lượng cho phép sẽ gây hiện tượng ngộ độc chì, không tốt cho sức khỏe như: Đau đầu, giảm trí nhớ, ảnh hưởng tới gan thận…

Mặt khác, chì còn gây ảnh hưởng tới sự hấp thu canxi. Bởi vậy nếu thường xuyên sử dụng trứng muối mà trong quá trình chế biến, sử dụng nguyên liệu chì vượt quá giới hạn, sẽ bị ngộ độc chì và gây thiếu hụt canxi, dẫn đến loãng xương và nhiều hệ lụy sức khỏe khác. Vì thế, không nên ăn nhiều trứng muối.

Trứng muối cũng có nhiều cholesterol nên những người mỡ máu cao, tăng huyết áp, tiểu đường, thừa cân-béo phì và tim mạch nên ăn hạn chế, chỉ nên 1-2 quả/tuần. Ngoài ra, trứng muối cũng là thức ăn mặn, người bị tăng huyết áp nên hạn chế ăn vì sử dụng nhiều muối sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion Na sẽ được chuyển vận nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.

Ăn nhiều muối cộng thêm các yếu tố gây nhiều stress trong cuộc sống sẽ tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng hoạt động của hệ Renin - angiotensin - aldosteron làm tăng tái hấp thu natri ở ống thận. Ion Na+ vào nhiều trong tế bào cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và gây tăng huyết áp. Bên cạnh đó, ăn nhiều muối gây tăng huyết áp nên khi đã ăn nhiều muối hay trứng muối thì bạn nên uống lợi tiểu thải muối để hạ huyết áp. Ngoài ra, chế độ ăn giàu kali có nhiều trong rau xanh, quả chín cũng có tác dụng thải natri, có tác dụng hạ huyết áp.

Trứng muối có tốt không

Chỉ nên ăn từ 1-2 quả/tuần​

► Mách bạn cách bảo quản trứng muối được lâu

1. Trứng sau khi muối vừa ăn có thể lấy ra khỏi nước muối, lau khô và cất vào ngăn mát tủ lạnh để được 2 tháng.

2. Luộc chín cất tủ lạnh.

3. Lấy lòng đỏ trứng muối cho vào ngăn đá tủ lạnh, khi dùng chỉ việc rã đông là được, hoặc

4. Đập trứng lấy lòng đỏ cho vào túi nilon zip miệng, chế vào một tí dầu ăn rồi đem cất ngăn đá, khi nào cần thì lấy ra rã đông và dùng.

5. Đập trứng, bỏ lòng trắng, rửa lòng đỏ dưới vòi nước chảy nhỏ đến khi sạch lớp màng bám (lúc này lòng đỏ không còn trơn nữa). Đem ngâm lòng đỏ vào bát rượu trắng có cho vài lát gừng khoảng 10 phút. Chuẩn bị một khay nướng có lót lớp giấy nến (wax papper), phết một lớp dầu ăn mỏng. Đặt lòng đỏ lên khay nướng, phết một lớp dầu ăn hoặc dầu mè lên trên. Bật lò nóng 200 độ F trước 10 phút rồi cho khay lòng đỏ vào nướng 5 phút, tắt lò, để khay lòng đỏ trong đó thêm 15 phút cho trứng chín. Lòng đỏ sau khi chín, để nguội, cho vào hộp kín bảo quản ngăn mát trong vòng 2 tháng. Nếu bảo quản ngăn đá có thể dùng trong 1 năm.

► 03 cách chế biến món ăn từ trứng muối giúp ngon miệng

Trứng vịt muối là món ăn vừa ngon vừa giàu chất dinh dưỡng, trứng có vị hơi mặn nên người ta không ăn trứng muối riêng mà thường kết hợp để làm bánh hoặc chế biến các món ăn khác. Cách ăn trứng vịt muối đơn giản nhất bạn có thể áp dụng là ăn với cháo trắng cũng rất ngon. 

1. Làm bánh bông lan trứng muối

Hãy quên việc mua bánh bông lan trứng muối ngoài tiệm để thưởng thức, giờ đây bạn có thể tự làm bánh bông lan với hũ trứng muối sẵn có trong nhà. Cách làm bánh bông lan trứng muối bằng lò nướng sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện món ăn này.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bánh bông lan trứng muối

- Trứng vịt muối: 12 quả

- Trứng gà: 3 quả

- Bơ nhạt: 150g (bơ để ở nhiệt độ phòng)

- Bột mì: 175g

- Đường cát trắng: 110g

- Sữa tươi: 100ml, hoặc nước cam tươi

- Bột nở: 1 muỗng nhỏ

- Muối: ½ muỗng nhỏ

- Phô mai: 4 miếng

- Chà bông thịt heo: 50g

Hướng dẫn cách sơ chế nguyên liệu

Trứng vịt muối bạn tách bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ rửa sơ qua với chút rượu, sau đó phết một lớp dầu mè mỏng lên trên, cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 5 phút để trứng chín rồi lấy ra để nguội.

- Phô mai bóc vỏ, cắt miếng nhỏ.

- Trứng gà đập hết ra tô.

Hướng dẫn cách làm bánh bông lan trứng muối

- Bước 1. Bạn cho bột mì vào một cái âu, thêm muối vào trộn đều.

- Bước 2. Cho bơ, đường vào một cái âu khác, dùng máy đánh trứng để đánh tan hết đường, đến khi hỗn hợp chuyển sang màu vàng nhạt thì cho từng quả trứng gà vào đánh đều để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất.

- Bước 3. Dùng rây rây bột mì vào hỗn hợp trứng, dùng muôi trộn đều, thêm sữa tươi hoặc nước cam vào trộn để có hỗn hợp bột sánh mịn. Bạn phải trộn thật đều để bột mì hòa quyện cùng hỗn hợp nguyên liệu.

- Bước 4. Xếp cốc giấy vào khay đựng bánh (mua ở đại lý tạp hóa, siêu thị hoặc cửa hàng làm bánh), múc một ít bột cho vào đáy cốc, đặt một miếng phô mai vào giữa, thêm bột mì vào sao cho đầy 2/3 cốc. Cuối cùng, đặt thêm 1 lòng đỏ trứng vịt muối và chà bông lên trên. Làm tương tự cho đến khi hết nguyên liệu.

- Bước 5. Cho khay vào lò nướng, nướng ở nhiệt độ 170 độ C trong khoảng 25 phút. Khi bánh chín và nở phồng ra, mặt bánh vàng thì bạn lấy ra thưởng thức.

Trứng muối có tốt không

Bánh bông lan trứng muối

2. Làm chả trứng vịt muối

Chả trứng vịt muối sẽ là món ăn tuyệt vời cho bữa cơm của gia đình bạn, đặc biệt là các em nhỏ. Chả có vị giòn sần sật của nấm mèo, vị thơm béo của trứng, bùi ngậy của trứng vịt muối, rất ngon và vừa vị, phù hợp để ăn với cơm trắng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm chả trứng vịt muối

- Trứng vịt muối: 1 quả

- Thịt nạc xay: 100g

- Trứng gà: 1 quả

- Bạc hà: 1 nhánh

- Miến: 1 nhúm

- Nấm mèo: 2 tai

- Hành khô: 1 củ

- Các gia vị nêm nếm thường dùng: hạt nêm, đường, hạt tiêu

Hướng dẫn cách sơ chế nguyên liệu để làm chả trứng vịt muối

- Nấm mèo cắt gốc, rửa sạch rồi thái sợi nhỏ. Nếu dùng nấm mèo khô thì cần ngâm nước ấm cho nở ra rồi mới sơ chế.

- Miến ngâm mềm, cắt khúc nhỏ 1 – 2 cm.

- Trứng vịt muối tách lòng đỏ để riêng, lòng trắng để riêng.

- Đập trứng gà ra chén, chỉ lấy phần lòng đỏ.

- Hành khô bóc vỏ, thái lát mỏng, băm nhỏ.

Hướng dẫn cách làm chả trứng vịt muối

- Bước 1. Bạn cho thịt heo xay, nấm mèo thái nhỏ, miến cắt nhỏ, lòng trắng trứng vịt muối và hành băm vào tô, trộn đều. Nêm gia vị với chút đường, hạt nêm rồi trộn đều hỗn hợp.

- Bước 2. Cho ½ hỗn hợp trên vào một cái chén, đặt lòng đỏ trứng vịt muối vào giữa rồi cho hết phần hỗn hợp còn lại vào, sau đó đem hấp cách thủy khoảng 25 – 30 phút cho chín.

- Bước 3. Khi chả trứng chín, bạn lấy ra, quét một lớp lòng đỏ trứng gà lên trên rồi hấp thêm khoảng 1 phút nữa là được. Lấy ra ngoài trang trí với lá bạc hà, ăn cùng với nước tương, tương ớt hoặc nước mắm tùy ý.

Trứng muối có tốt không

Chả vịt trứng muối

3. Làm tôm rang trứng vịt muối

Cách ăn trứng vịt muối ngon nhất không thể bỏ qua cách làm tôm rang trứng muối, đây là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình. Những con tôm ngon ngọt với lớp vỏ giòn thơm, bị bùi ngậy của trứng muối sẽ giúp gia đình bạn có một bữa ăn ngon miệng.

Nguyên liệu để làm tôm rang trứng muối

- Tôm tươi: 300g

- Trứng vịt muối: 4 quả

- Hành tây: 1 củ

- Hành khô: 1 củ

- Tỏi khô: ½ củ

- Các gia vị thường sử dụng: hạt nêm, hạt tiêu, bột ngọt, đường

Hướng dẫn cách sơ chế nguyên liệu làm tôm rang trứng muối

- Tôm mua về đem rửa sạch, cắt bớt râu rồi để ráo.

- Trứng vịt muối luộc chín, tách lấy phần lòng đỏ rồi tán nhuyễn, lòng trắng có thể bỏ đi hoặc sử dụng cho món khác.

- Hành tây bóc vỏ, rửa  sạch, thái múi cau rồi để ráo.

- Hành khô, tỏi khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.

Trứng muối có tốt không

Tôm rang trứng muối

Hướng dẫn cách làm tôm rang trứng muối

- Bước 1. Khi tôm ráo nước hoàn toàn, bạn cho tôm vào chảo dầu, chiên vài phút để tôm chín và lớp vỏ giòn thơm.

- Bước 2. Bắc chảo khác lên bếp với chút dầu ăn, khi dầu sôi bạn phi thơm hành tỏi, cho lòng đỏ trứng muối vào đảo đều với các gia vị gồm: đường, bột ngọt, hạt nêm, hạt tiêu với lượng vừa đủ. Khi trứng muối phồng lên thì cho tôm chiên vào đảo đều sao cho trứng muối bám khắp mặt tôm.

Lòng trắng trứng muối có tác dụng gì?

Chứa nhiều Selenium Đây là hợp chất có tác dụng chống lại sự tấn công của tế bào ung thư nhất là ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Lợi ích của lòng trắng trứng muối mang lại rất nhiều chắc hẳn bạn sẽ rất nôn nóng muốn bắt tay làm những món ăn ngon, bổ dưỡng cho gia đình và bản thân từ loại thực phẩm này.

Trứng muối có vị gì?

Trứng muối là loại thực phẩm có vị bùi ngậy, thơm ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Thực phẩm này thể sử dụng rất đa dạng, là nguyên liệu trong nhiều món ăn hấp dẫn, xuất hiện trong nhân các loại bánh bao, bánh trung thu hay lớp phủ trên bề mặt bánh bông lan trứng muối.

Trứng muối làm món gì ngon?

Tôm rang trứng muối. Bạn nghĩ sao nếu bữa cơm hôm nay của nhà bạn có một đĩa tôm rang trứng muối thơm lừng bắt mắt trên bàn. ... .
Ốc hương sốt trứng muối. ... .
Cua sốt trứng muối. ... .
Mực chiên trứng muối. ... .
Da cá trứng muối. ... .
Đậu hũ chiên trứng muối. ... .
Xíu mại trứng muối. ... .
Bánh bông lan trứng muối..

Làm trứng muối bao nhiêu ngày thì ăn được?

Sau khi lăn xong, đậy kín túi zip, tìm chỗ thoáng mát để ủ trứng tầm khoảng 4 - 6 tuần. Mẹo hay: Nếu không lấy lòng đỏ để làm bánh mà để ăn trứng muối thì chỉ cần để trong khoảng 4 tuần. Khi đủ thời gian, lấy trứng ra rửa sạch và lấy lòng đỏ trứng ra và rửa để được thành quả.