Trứng rụng bao lâu thì xuất hiện kinh nguyệt

Trứng rụng trong bao lâu và sống trong tử cung bao lâu?

Thứ Sáu ngày 24/06/2022

  • Tiêm rụng trứng cần kiêng gì và những lưu ý khi tiêm rụng trứng
  • Tiêm thuốc kích trứng nên ăn gì và không nên ăn gì?
  • Lắng nghe cơ thể nếu bị đau bụng dưới sau khi tiêm thuốc rụng trứng

Trứng rụng trong bao lâu là thông tin quan trọng mà bất kỳ chị em nào cũng cần lưu ý, kể cả khi bạn đang mong muốn có con hay đang trong giai đoạn tránh thai.

Với phụ nữ trưởng thành và trong độ tuổi sinh sản, hiểu biết về kỳ rụng trứng là rất quan trọng. Trong đó bao gồm các thông tin như trứng rụng trong bao lâu, trứng sống trong tử cung bao lâu và cách tính toán kỳ rụng trứng để dễ thụ thai,... tất tần tật sẽ có trong bài viết sau đây, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra như thế nào?

Tổng thời gian chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ hành kinh này đến ngày đầu tiên của kỳ hành kinh kế tiếp.

Thông thường chu kỳ này kéo dài 28 ngày nhưng có thể ngắn hoặc dài hơn tùy theo cơ địa mỗi người. Vì vậy trung bình một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh có thể nằm trong khoảng từ 21 đến 35 ngày. Trong đó bao gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn tăng sinh

Ở cuối chu kỳ trước, nồng độ hormone estrogen và progesteron giảm đột ngột gây kích thích tuyến yên tăng tiết hormone FSH và LH. Dưới sự tác động của hai loại hormone này thì các nang noãn ở buồng trứng bắt đầu phát triển và sau vài ngày sẽ to lên đồng thời tăng tiết estrogen.

Tại cổ tử cung, sau kỳ hành kinh, biểu mô niêm mạc tử cung tiếp tục được tăng sinh, dày lên và các tuyến ở cổ tử cung cũng bài tiết ra một lớp dịch nhầy để tạo điều kiện cho tinh trùng di chuyển vào cổ tử cung.

Tại buồng trứng, sau 7 - 8 ngày phát triển thì thường chỉ có một nang trứng phát triển mạnh mẽ còn số nang còn lại sẽ thoái hóa dần. Dưới tác động của FSH và LH thì nang trứng này sẽ tăng trưởng đến một kích thước nhất định gọi là nang chín.

Đồng thời, FSH với nồng độ tăng cao sẽ làm cho trứng căng phồng, thành nang trứng mỏng lại và vỡ ra. Lúc này còn gọi là hiện tượng phóng noãn (hay rụng trứng)và thường diễn ra trước kinh nguyệt khoảng 13 - 14 ngày.

Trứng rụng bao lâu thì xuất hiện kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt thông thường kéo dài 28 ngày

Giai đoạn bài tiết

Bài tiết nội tiết tố:Sau hiện tượng phóng noãn, FSH và LH vẫn được tuyến yên tăng tiết khiến cho các vỏ nang trứng chuyển thành hoàng thể và tăng tiết một lượng lớn hormone estrogen và progesteron.

Ở tử cung, khi estrogen tiếp tục tăng tiết thì niêm mạc tử cung sẽ được kích thích tăng sinh, dày lên và tăng cường phát triển mạch máu xung quanh.

Hành kinh: Vào 2 ngày cuối của chu kỳ kinh, nếu không có sự thụ tinh diễn ra thì hoàng thể sẽ bị thoái hóa kéo theo nồng độ hormone estrogen và progesteron giảm mạnh. Lúc này các mạch máu tại tử cung co thắt, xuất huyết đồng thời tống xuất niêm mạc tử cung ra ngoài. Hiện tượng này còn gọi là hành kinh.

Trứng rụng trong bao lâu?

Vậy theo dòng thời gian chu kỳ kinh nguyệt như trên, trứng rụng trong bao lâu? Trứng rụng là cách nói khác của hiện tượng phóng noãn từ buồng trứng vào vòi trứng. Một kỳ rụng trứng thường có thể kéo dài từ 24 - 48 giờ. Đây được xem là thời điểm dễ thụ thai nhất trong thai kỳ.

Vì vậy, nếu vợ chồng bạn đang mong muốn có con, có thể tính toán thời điểm quan hệ tình dục sao cho trùng với ngày rụng trứng này. Thông thường thời điểm này vào khoảng giữa tháng hoặc người vợ có thể nhận biết ngày rụng trứng của mình thông qua các “tín hiệu” sau:

  • Dịch tiết âm đạo hay cổ tử cung nhiều hơn, nhầy hơn và dai hơn (có thể dùng hai ngón tay kéo giãn lớp dịch này).

  • Thân nhiệt có sự tăng nhẹ.

  • Có cảm giác nhói đau ở bụng dưới như cảm giác chuột rút.

  • Tăng ham muốn tình dục.

  • Cảm giác chướng bụng, đầy hơi khó chịu.

Thực tế rất khó để xác định chính xác ngày rụng trứng nhất là dựa trên cách tính chu kỳ kinh hay dựa trên các dấu hiệu rụng trứng. Vì vậy để xác định chính xác hơn, một số người lựa chọn dùng que thử trứng hoặc siêu âm canh trứng.

Trứng rụng bao lâu thì xuất hiện kinh nguyệt

Thời gian trứng rụng thường là 24 - 48 giờ

Trứng rụng mấy ngày thì chết?

Bên cạnh cần quan tâm đến việc trứng rụng trong bao lâu thì bạn cũng cần biết đến thời gian của trứng có thể sống trong tử cung sau khi rụng. Khoảng thời gian trứng rụng là quá ngắn ngủi và nhiều cặp vợ chồng thường lỡ mất thời điểm “vàng” này. Vì vậy, biết được thời gian trứng và tinh trùng có thể sống trong tử cung sẽ giúp mở rộng khoảng thời gian dễ thụ thai.

Thông thường khi các nang noãn được phóng ra khỏi buồng trứng nếu không được thụ tinh thì chúng sẽ thoái hóa trong vòng từ 24 - 48 giờ. Tuy nhiên, tinh trùng có thể sống từ 5 - 6 ngày trong tử cung của phụ nữ. Vì thế mà nếu đang canh ngày rụngtrứng để mang thai, các cặp vợ chồng có thể chọn thời điểm quan hệ trong khoảng từ 5 - 6 ngày trước khi rụng trứng và 2 ngày sau khi trứng rụng. Thời gian này còn được gọi là cửa sổ thụ thai.

Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu rụng trứng hay các công cụ hỗ trợ như que thử rụng trứng, siêu âm canh trứng để xác định chính xác nhất có thể thời điểm mốc thời gian cận đến trứng rụng. Từ đó có kế hoạch để mang thai hay tránh thai theo ý muốn.

Trứng rụng bao lâu thì xuất hiện kinh nguyệt

Biết được trứng rụng trong bao lâu thì chết sẽ giúp bạn dễ dàng canh được cửa sổ thụ thai

Lưu ý rằng cũng có những trường hợp bạn có kỳ hành kinh bình thường nhưng không có hiện tượng rụng trứng. Vì vậy, nếu thực hiện đầy đủ theo phương pháp canh rụng trứng để thụ thai mà vẫn chưa có hiệu quả thì đừng quá hoang mang và nản chí.

Nếu được, hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa để được tư vấn, kể cả bạn đang mong muốn tránh thai hay có thai và đừng quên đi khám phụ khoa mỗi 3 - 6 tháng một lần để hạn chế tình trạng bệnh lý phụ khoa ảnh hưởng đến chất lượng trứng nhé!

Hy vọng các thông tin trên đã giải đáp được cho bạn câu hỏi trứng rụng trong bao lâu, trứng có thể sống bao lâu trong tử cung để bạn bổ sung thêm kiến thức về sức khỏe sinh sản của bạn nhé!

Vi Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • rụng trứng
  • sức khỏe sinh sản

Chu kỳ kinh nguyệt là thời gian lặp lại của kinh nguyệt vào mỗi tháng của chị em. Chu kỳ kinh nguyệt rất cần thiết cho quá trình sinh sản, để người phụ nữ thực hiện thiên chức làm mẹ. Hàng tháng, cơ thể người phụ nữ trưởng thành, khỏe mạnh sẽ phóng thích 1 hoặc 2 trứng. Nếu trứng không được thụ tinh, không xuất hiện thai kỳ, tử cung sẽ loại bỏ lớp nội mạc,người phụ nữ ra máu kinh và một chu kỳ kinh mới lại bắt đầu.

2. Rụng trứng bao nhiêu ngày thì có kinh?

Một chu kỳ kinh nguyệt có thể là 28, 30 hoặc 31 ngày. Nó được tính từ ngày đầu tiên người phụ nữ thấy ra máu kinh của tháng này đến ngày đầu tiên ra máu kinh của tháng kế tiếp. Theo các chuyên gia về sản phụ khoa, sau khoảng 14 ngày rụng trứng, cơ thể người phụ nữ sẽ xuất hiện máu kinh, một chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ được xác định.

Trứng rụng bao lâu thì xuất hiện kinh nguyệt

Trứng rụng bao lâu thì xuất hiện kinh nguyệt

Trước ngày hành kinh, chị em có thể có những dấu hiệu tiền kinh nguyệt như đau bụng, đau đầu. (Ảnh minh họa)

Nếu sau khi thấy xuất hiện các dấu hiệu rụng trứng hoặc xác định chính xác ngày rụng trứng khoảng 14-15 ngày, chị em chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện, bạn có thể đã chậm kinh. Việc chậm kinh có rất nhiều nguyên nhân, có thể bạn đã có thai, nhưng cũng có thể do rối loạn hormone nội tiết nên kinh nguyệt đến chậm hơn bình thường hoặc đây là dấu hiệu rối loạn chu kỳ kinh nguyệt chị em cần đi khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân.

3. Xác định ngày kinh nguyệt sau khi trứng rụng để làm gì?    

Với chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều, thì việc tính chu kỳ rụng trứng cũng dễ dàng hơn. Việc xác định ngày rụng trứng có liên quan đến kế hoạch có con hoặc tránh thai của mỗi cặp đôi. Ngược lại xác định ngày có kinh sau khi trứng rụng, giúp chị em phụ nữ chủ động hơn trong lịch sinh hoạt, làm việc khi ngày đèn đỏ xuất hiện như chuẩn bị băng vệ sinh, hoãn cuộc đi chơi xa, tránh tiếp xúc với công việc phải xuống nước...

Trứng rụng bao lâu thì xuất hiện kinh nguyệt

Xác định ngày hành kinh giúp chị em chủ động trong việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe của bản thân. (Ảnh minh họa)

4. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để quan hệ an toàn

Đây là một trong những biện pháp tránh thai, tuy không đem hiệu quả cao nhất nhưng hiện nay vẫn có những cặp đôi lựa chọn việc quan hệ dựa trên ngày an toàn. Về nguyên lý, trứng của người phụ nữ chỉ sống được 12 giờ, nếu trứng không gặp được tinh trùng để thụ tinh, trứng sẽ chết. Ngược lại, tinh trùng sống lâu hơn, nó có thể sống đến 72 giờ trong môi trường âm đạo của người nữ. Nếu tinh trùng không gặp trứng, lúc này tinh trùng mới chết.

Như vậy, quan trọng nhất là phải xác định được ngày rụng trứng (còn gọi là ngày phóng noãn). Với chị em có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày, thì:

• Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7: Đây là giai đoạn quan hệ an toàn tương đối

• Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 18: Ngày quan hệ không an toàn

• Từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 28: Quan hệ an toàn tuyệt đối

Biện pháp tính toán ngày quan hệ an toàn chỉ có hiệu quả thấp khoảng 45%-60%, chỉ áp dụng với phụ nữ có sức khỏe ổn định, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn từ 6 tháng trở lên. Do vậy, chị em có thể tham khảo những biện pháp tránh thai an toàn khác.

Như vậy, các chị em đã biết được rụng trứng bao nhiêu ngày thì có kinh. Khi đến ngày hành kinh có thể bạn sẽ thấy mỏi mệt và khó chịu chút ít vì vậy cần dành thời gian chăm sóc cơ thể cũng như vùng kín của mình một cách tốt nhất. Hoặc nếu kỳ kinh đến chậm thì chúc mừng bạn đã có tin vui!

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/rung-trung-bao-nhieu-ngay-thi-co-kinh-nguyet-c32a661633.htmlNguồn: http://khampha.vn/me-va-be/rung-trung-bao-nhieu-ngay-thi-co-kinh-nguyet-c32a661633.html

Xem thêm chủ đề Rụng trứng

Theo Lan Hương (Dịch từ Belly) (Khám Phá)