Trung tâm đào tạo và Chuyển giao Khoa học công nghệ Viện công nghệ thông tin Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (tiếng Anh: University of Science and Technology of Hanoi, viết tắt là USTH), còn được gọi là Đại học Việt Pháp (Vietnam France University), là trường đại học công lập đạt chuẩn quốc tế được thành lập năm 2009 trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Pháp ký ngày 12/11/2009 và Quyết định số 2067/QĐ-TTg ngày 09/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Trường Đại học
Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Địa chỉ
Trung tâm đào tạo và Chuyển giao Khoa học công nghệ Viện công nghệ thông tin Đại học Quốc gia Hà Nội

Sinh viên USTH học tập và nghiên cứu trong hệ thống phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế

Hệ thống đào tạo và cấp bằng của Trường dựa trên mô hình LMD (Cử nhân – Thạc sĩ – Tiến sĩ) – một mô hình đang được áp dụng rộng rãi tại hầu hết các trường đại học trên thế giới. Các bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ sẽ tương ứng với số năm học là 3 năm – 5 năm – 8 năm (Cử nhân 3 năm, Thạc sĩ 2 năm và Tiến sĩ là 3 năm). Các chương trình đào tạo của USTH được giảng dạy bằng tiếng Anh, cập nhật những cải tiến công nghệ và gắn liền với môi trường doanh nghiệp. Các chương trình đào tạo hệ Đại học và Thạc sĩ của trường được tổ chức đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học Pháp HCERES công nhận đạt chuẩn quốc tế vào tháng 3/2017.

Trung bình mỗi năm 70% sinh viên năm cuối hệ đại học và học viên hệ thạc sĩ của USTH có cơ hội đi thực tập tại hơn 200 trường đại học, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, doanh nghiệp tại 20 quốc gia có nền khoa học và công nghệ phát triển như Pháp, Mỹ, Đức, Thụy Sĩ, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan...

Hiện tại, trường nằm tại Tòa nhà A21 thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

Lịch sử hình thànhSửa đổi

Tháng 6/2008, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạoNguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Bộ Đại học và Nghiên cứu Pháp, bà Valérie Pécresse đã quyết định chọn Pháp là đối tác chiến lược nước ngoài của trường USTH. Dự án này đã được Ngân hàng Phát triển châu Á cấp vốn dưới hình thức cho vay.

Theo Quyết định số 2067/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9 tháng 12 năm 2009, USTH được thành lập vàxây dựng trường trong khuôn viên của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc trong khuôn khổ các dự án thành lập các trường công lập quốc tế theo mô hình tiên tiến. Cùng trong khuôn khổ dự án này, Chính phủ Việt Nam sẽ hợp tác với các đối tác quốc tế khác trong việc xây dựng một hệ thống các trường Đại học công lập quốc tế tại Hà Nội, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Khi mới thành lập, trường đào tạo 6 chuyên ngành

  • Công nghệ sinh học và dược học
  • Hàng không và Vũ trụ
  • Năng lượng
  • Khoa học và Công nghê Thộng tin và Truyền thông
  • Vật liệu – Công nghệ Nano
  • Nước – Môi trường - Hải dương học

Một mốc phát triển quan trọng đối với USTH là Hiệp định cho vay 190 triệu USD giữa Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với Lễ ký kết diễn ra vào ngày 10/11/2011. Khoản vay này chủ yếu dành cho việc xây mới khuôn viên trường ở Hòa Lạc, Hà Nội. Dự kiến đến năm 2023, dự án sẽ được hoàn thành.

USTH đón nhận những nghiên cứu sinh Việt Nam đầu tiên đi đào tạo tại Pháp về làm giảng viên, nghiên cứu viên của trường vào tháng 12/2009.

Trên lĩnh vực học thuật, khóa học Hệ Đại học và Thạc sĩ đầu tiên ngành Khoa học Vật liệu – Công nghệ Nano và Ngành Công nghệ Sinh học khai giảng vào tháng 10/2010. Khóa Thạc sĩ đầu tiên ngành Năng lượng tái tạo và ngành Vũ trụ và Ứng dụng cùng khóa Tiến sĩ đầu tiên của trường được khai giảng lần lượt vào 10/2012 và 8/2014.

Để phục vụ cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và sự phát triển toàn diện của trường, USTH đã thành lập Trung tâm đào tạo Công nghệ quản lý vòng đời sản phẩm (PLMCC) vào tháng 6/2014. Bốn tháng sau, trường thành lập ba phòng thí nghiệm (PTN) hỗn hợp quốc tế bao gồm PTN Quốc tế về Hải dương học, PTN nghiên cứu về Khoa học máy tính thông minh và PTN về Năng lượng sạch và bền vững Lưu trữ 2018-03-07 tại Wayback Machine. Hiện nay, Nhà trường đã thành lập sáu phòng thí nghiệm hỗn hợp quốc tế nhằm phục vụ hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên.

Ngày 18/3/2016, Trường được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chuyển về trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm), tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học cũng như các đơn vị trực thuộc của Viện Hàn lâm đóng góp tích cực hơn nữa vào sự nghiệp đào tạo của Nhà trường.

Tháng 10/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1434/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương dự án xây dựng Trường tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Theo đó, cơ sở mới của USTH rộng 65ha bao gồm hệ thống phòng học và phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học của giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên. Dự kiến đến năm 2023, dự án sẽ được hoàn thành.

Đặc biệt, ngày 2/11/2018, chính phủ hai nước Pháp – Việt Nam đã ký kết Hiệp định Liên chính phủ về phát triển USTH giai đoạn 2019-2023, trong đó hai bên cam kết xây dựng USTH trở thành một trường đại học xuất sắc đẳng cấp quốc tế và một trong những trường đại học hàng đầu Đông Nam Á.

Cơ cấu tổ chứcSửa đổi

Theo Hiệp định Liên chính phủ giữa Việt Nam và Pháp, cơ cấu tổ chức của USTH bao gồm:

  • Hội đồng trường
  • Ban Giám hiệu
  • Hội đồng Khoa học
  • Các khoa đào tạo và nghiên cứu
  • Ban Chuyển giao công nghệ, Nghiên cứu và Đổi mới
  • Các bộ phận hành chính, tài chính và quản lý

Ban Giám HiệuSửa đổi

Hiệu trưởng chính: GS. TS. Jean-Marc Lavest

Đồng Hiệu trưởng: PGS. TS. Đinh Thị Mai Thanh

Phó Hiệu Trưởng: TS. Nguyễn Hải Đăng

Chương trình đào tạoSửa đổi

USTH đào tạo ba trình độ Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ. USTH là Đại học đầu tiên ở châu Á đào tạo theo tiến trình Bologna (LMD 3/5/8), hiện đang được áp dụng tại hầu hết các trường Đại học tại Châu Âu. Thời gian đào tạo chương trình Đại học là 3 năm, Thạc sĩ 2 năm, Tiến sĩ là 3 năm.

Các chương trình đào tạo của USTH sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong giảng dạy và giao tiếp. Bên cạnh đó, sinh viên còn được học thêm tiếng Pháp là ngoại ngữ thứ 2. Tất cả các chương trình đào tạo Cử nhân và Thạc sĩ tại Trường đã được Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục Đại học Pháp (HCERES) công nhận đạt chuẩn chất lượng. Ngoài ra, chương trình đào tạo của USTH xây dựng theo Hệ thống tích lũy và chuyển đổi tín chỉ châu Âu tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên khi muốn học chuyển tiếp tại nước ngoài.

Riêng với hệ Thạc sĩ, USTH hợp tác với Liên minh hơn 40 trường Đại học và Viện nghiên cứu của Pháp vì sự phát triển của USTH (USTH Consortium) đào tạo và cấp 02 bằng của Pháp và Việt Nam.

Hệ Đại họcSửa đổi

Chương trình đào tạo hệ Đại học của USTH bao gồm 180 tín chỉ sau ba năm học (60 tín chỉ/năm) và chương trình tiếng Anh tăng cường kéo dài 1 năm dành cho các sinh viên đã trúng tuyển vào USTH nhưng tiếng Anh cần cải thiện thêm trước khi học chương trình hệ đại học chính khóa.

Với 700 giờ học, chương trình tiếng Anh tăng cường nhằm giúp sinh viên nâng cao trình độ các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết trong tiếng Anh, làm quen với các thuật ngữ khoa học bằng tiếng Anh, đồng thời củng cố vững chắc các kiến thức của các môn khoa học (toán, vật lý, hóa học, sinh học và tin học) đã được dạy trong chương tình phổ thông, cũng như các kiến thức nền tảng của khoa học để có thể sẵn sàng theo học chương trình học đại học năm thứ nhất tại trường.

Năm học đại cương (năm I) cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các môn khoa học tự nhiên thông qua các môn Khoa học. Đồng thời, nhóm môn Khoa học quản lý sẽ cho sinh viên cơ hội phát triển kĩ năng mềm và năng lực thực hành, vốn rất cần thiết ở cả môi trường nghiên cứu và doanh nghiệp hiện nay.

Trong năm II và năm III, USTH đưa vào 14 chuyên ngành đào tạo được lựa chọn bởi chính phủ Pháp và Việt Nam, căn cứ vào nhu cầu phát triển khoa học – công nghệ của Việt Nam:

  • Ngành Công nghệ Sinh học - Phát triển thuốc
  • Ngành Công nghệ Thông tin và Truyền thông
  • Ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh
  • Ngành Khoa học và Công nghệ thực phẩm
  • Ngành Vật lý Kỹ thuật và Điện tử
  • Ngành Toán ứng dụng
  • Ngành An toàn thông tin
  • Ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano
  • Ngành Nước – Môi trường - Hải dương học
  • Ngành Kỹ thuật điện và Năng lượng tái tạo
  • Ngành Khoa học và Công nghệ Y khoa
  • Ngành Hóa học
  • Ngành Kỹ thuật Hàng không
  • Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử
  • Ngành Khoa học dữ liệu
  • Ngành Kỹ thuật ô tô

Ngành Kỹ thuật Hàng không hệ Đại học được USTH triển khai dựa trên hỗ trợ mạnh mẽ của Tập đoàn Airbus và sư hợp tác toàn diện vớiTổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Công ty TNHH Kỹ thuật máy bay (VAECO), Trường Hàng không dân dụng quốc gia Pháp (ENAC) và Viện Vũ trụ hàng không Pháp (IAS). Chương trình Kỹ thuật hàng không đặt mục tiêu hệ Đại học đào tạo Kỹ sư bảo dưỡng máy bay trình độ Đại học và chứng chỉ đào tạo cơ bản bảo dưỡng máy bay B1/B2 của Cục Hàng không Việt Nam.

Với sự tham gia giảng dạy của các giảng viên châu Âu, chương trình gồm 30 tháng nghiên cứu lý thuyết và thực hành cơ bản sẽ tập trung vào các nội dung như bảo trì tàu bay và hệ thống, kiểm tra và hỗ trợ kỹ thuật, chất lượng và tình trạng máy bay, hoạt động hàng không.

Chương trình cũng bao gồm 6 tháng thực hành chuyên nghiệp tại VAECO. Bên cạnh hướng đào tạo và làm việc về bảo dưỡng máy bay, các sinh viên cũng có thể lựa chọn học tiếp chuyên sâu về nghiên cứu và phát triển kĩ thuật hàng không.

Theo thỏa thuận hợp tác, Vietnam Airlines cam kết mỗi năm tuyển dụng 30 cử nhân Kỹ thuật hàng không tốt nghiệp USTH vào làm việc tại Hãng hoặc VAECO cho năm khóa học đầu tiên.

Hệ Thạc sĩSửa đổi

Các chương trình Thạc sĩ 2 năm bao gồm 4 học kỳ, kỳ1 và kỳ 2 trong năm đầu tiên (M1); kỳ 3 và kỳ 4 trong năm thứ hai (M2). Các khóa học được tổ chức bằng tiếng Anh bởi một đội ngũ các giáo sư người Pháp và người Việt.

Các lĩnh vực đào tạo bao gồm:

  • Thạc sĩ ngành Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano
  • Thạc sĩ ngành Công nghệ sinh học nông y dược
  • Thạc sĩ ngành Nước - Môi trường - Hải dương học
  • Thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin và truyền thông
  • Thạc sĩ ngành Vũ trụ: Viễn thám; Công nghệ vệ tinh và Vật lý thiên văn
  • Thạc sĩ ngành Năng lượng: Điện xanh; Năng lượng sinh học
  • Thạc sĩ ngành Toán tài chính định lượng
  • Thạc sĩ ngành Quản trị vận tải Hàng không quốc tế (IATOM)

Mỗi sinh viên khi theo học một trong 6 ngành đào tạo phía trên của USTH (trừ ngành Toán tài chính định lượng) sẽ được ghi danh tại một trường đối tác của Liên minh đồng công nhận và cấp bằng trình độ Thạc sĩ tương đương. Hồ sơ sinh viên được ghi lại trong hệ thống thông tin của Trường bên Pháp và họ được coi như là một sinh viên đầy đủ của Trường bên Pháp.

Sinh viên tốt nghiệp được cấp hai bằng, của USTH và một trường Đại học phía Pháp nằm trong Liên minh đào tạo USTH (USTH Consortium)

  • Bằng Thạc sĩ phía Pháp cấp sẽ ghi rõ chuyên ngành tốt nghiệp. Bằng do Hiệu trưởng/Giám đốc bên Trường phía Pháp nơi các sinh viên đăng ký ghi danh ký tên, đóng dấu.
  • Bằng phía Việt Nam do USTH cấp, theo quy định chung đối với việc công nhận tốt nghiệp trình độ thạc sĩ tại Việt Nam.

Danh sách các trường Đại học đồng cấp bằng với USTH xem tại đây.

Riêng Chương trình đào tạo thạc sĩ về Khoa học Tài chính tính toán định lượng của USTH được thiết kế và hỗ trợ bởi Viện John Von Neumann (JVN) – Đại học Quốc gia TpHCM. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp 1 bằng của USTH.

Hệ Tiến sĩSửa đổi

Chương trình đào tạo Tiến sĩ được xây dựng tương ứng với các lĩnh vực nghiên cứu của các phòng thí nghiệm tại USTH. Điều này cho phép các nghiên cứu viên trẻ có điều kiện được thực hành nâng cao, để có sự chuẩn bị kĩ càng cho nghề nghiệp tương lai.

Ngoài ra, nghiên cứu sinh được bồi dưỡng các kiến thức chung về quản lý Khoa học Công nghệ.

Hình thức đào tạo phối hợp với các cơ sở đào tạo đối tác tại Pháp nhờ nguồn hỗ trợ tài chính đến từ chương trình học bổng cũng sẽ được triển khai.

Các chuyên ngành tuyển sinh của hệ Tiến sĩ như sau:

  • Công nghệ Sinh học Nông, Y, Dược;
  • Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano;
  • Nước - Môi trường - Hải dương học;
  • Công nghệ Thông tin và Truyền thông;
  • Năng lượng;
  • Khoa học Vũ trụ và Ứng dụng.

Đội ngũ giảng viênSửa đổi

USTH chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên trẻ tài năng, giàu đam mê và nhiệt huyết nhằm xây dựng một môi trường đào tạo và nghiên cứu mới. Từ năm 2009, với sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Trường đã tuyển chọn và cử những nghiên cứu sinh đầu tiên đi đào tạo tại các đại học và viện nghiên cứu thuộc Liên minh USTH Consortium trong khuôn khổ chương trình 322 và đề án 911.

Tại USTH, 100% giảng viên chuyên ngành đạt trình độ Tiến sĩ trở lên, giàu kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu. Hàng năm, Trường đón hơn 200 lượt giảng viên nước ngoài là các giáo sư giàu kinh nghiệm giảng dạy đến từ nhiều quốc gia có nền khoa học và công nghệ phát triển trên thế giới như Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... sang giảng dạy, hợp tác nghiên cứu, tổ chức các hội thảo khoa học.

Phương pháp giảng dạySửa đổi

USTH áp dụng phương pháp giảng dạy đổi mới, lấy người học làm trung tâm, giúp sinh viên tự chủ, phát huy sáng kiến, khả năng nghiên cứu theo nhóm cũng như làm việc độc lập.

Với niềm tin đam mê khoa học cần phải được nuôi dưỡng và phát huy, USTH luôn tạo điều kiện để sinh viên tham gia dự án nghiên cứu cùng giảng viên hay các hội thảo, seminar, workshop trong nước và quốc tế nhằm đào sâu kiến thức chuyên ngành cũng như phát triển các kỹ năng cần thiết. Đồng thời, sinh viên được khuyến khích sáng tạo để hiện thực hóa các ý tưởng của mình. Hệ thống phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế luôn mở cửa để phục vụ cho sinh viên thực hành và nghiên cứu. Năm 2017, USTH được Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) hỗ trợ tài chính xây dựng Fablab, không gian sáng tạo mở cho sinh viên yêu thích khoa học công nghệ.

USTH chú trọng trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm cần thiết thuyết trình, lập kế hoạch, viết báo cáo bằng Tiếng Anh, quản lý thời gian…với mục đích giúp sinh viên phát triển toàn diện, mau chóng thích nghi và thành công trong một thế giới đầy thách thức và luôn thay đổi từng ngày.

Bên cạnh đó, USTH cung cấp các khóa đào tạo chuyên nghiệp (Ví dụ: thiết kế và mô phỏng 3D), sau khi hoàn thành sinh viên sẽ được cấp chứng chỉ được công nhận rộng rãi bởi các công ty chuyên ngành (Ví dụ: Dassault Systèmes). Nhà trường cũng tổ chức các khóa tập huấn, định hướng nghề nghiệp với các công ty lớn tại Việt Nam, giúp sinh viên thêm tự tin với những lựa chọn nghề nghiệp tương lại của mình.

Hoạt động nghiên cứuSửa đổi

Là trường đại học công lập thành lập theo mô hình xuất sắc, USTH rất chú trọng phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) trên bình diện quốc tế nhằm tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên được tiếp cận gần nhất với nền khoa học, công nghệ thế giới. Cụ thể, tính đến nay, USTH đã xây dựng được 6 phòng thí nghiệm hỗn hợp quốc tế thông qua việc hợp tác chặt chẽ với các nhà nghiên cứu, nhóm nghiên cứu thuộc hơn 40 viện nghiên cứu, trường đại học hàng đầu của Pháp nằm trong Liên minh đào tạo USTH Consortium, bao gồm:

  • Phòng thí nghiệm hỗn hợp quốc tế "Kháng thuốc khu vực Đông Nam Á" (LMI DRISA)
  • Phòng thí nghiệm Hải dương học Quốc tế Hà Nội (HILO)
  • Phòng thí nghiệm hỗn hợp quốc tế nghiên cứu các hệ gen chức năng, công nghệ sinh học và vi sinh vật liên kết với thực vật (LMI RICE-2)
  • Phòng thí nghiệm hỗn hợp quốc tế Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICTLab)
  • Phòng thí nghiệm hỗn hợp quốc tế "Năng lượng sạch và Phát triển bền vững" (CleanED)
  • Phòng thí nghiệm hỗn hợp quốc tế Hệ thống kết hợp Mặt đất - Đại dương - Khí quyển - LMI LOTUS

Bên cạnh đó, các dự án nghiên cứu của Trường còn nhận được kinh phí từ Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, USTH Consortium, Quỹ Khí hậu châu Âu, Quỹ Wellcome Trust - Vương quốc Anh, Đại sứ quán Ailen.

Hơn thế nữa, USTH không ngừng đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học và viện nghiên cứu từ những quốc gia có nền khoa học và công nghệ phát triển như Pháp, Mỹ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…với mục tiêu đem đến nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi học thuật, hợp tác trong các dự án nghiên cứu, đồng tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế cho giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên của Trường.

Tháng 3/2018, USTH đăng cai tổ chức Hội thảo quốc tế Ngôn ngữ học tính toán và Xử lý văn bản thông minh lần thứ 19 (International Conference on Computational Linguistics and Intelligent Text Processing - CICLing 2018). Đây là một trong những hội thảo quốc tế thường niên, quy tụ các nhà khoa học xuất sắc cùng hàng trăm nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Ngôn ngữ học tính toán và xử lý văn bản thông tin khắp nơi trên thế giới. Năm 2017, CICLing được Google Scholar xếp thứ 20 trong danh sách các hội thảo và tạp chí uy tín nhất về Ngôn ngữ học tính toán.

Trong ba năm liên tiếp (2017 - 2019), USTH nằm trong Top 10 trường đại học và viện nghiên cứu dẫn đầu về công bố khoa học quốc tế tại Việt Nam do Nature Index xếp hạng.

Mạng lưới đối tác trong và ngoài nước[1]Sửa đổi

Kể từ khi thành lập năm 2009, Trường không ngừng nỗ lực phát triển quan hệ chặt chẽ với các đối tác trong và ngoài nước nhằm đa dạng trong hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, tạo nhiều cơ hội trao đổi học thuật và thực tập cho giảng viên và sinh viên của Trường. Tính đến năm 2019, Trường đã ký 120 biên bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác với các đại học, viện nghiên cứu, tổ chức và doanh nghiệp đến từ 15 quốc gia trên thế giới như Pháp, Italia, Ba Lan, Lithuania, Ailen, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Đặc biệt, USTH nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ liên minh hơn 40 trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu của Pháp (USTH Consortium), trong số đó có xây dựng các chương trình đào tạo, cử giảng viên tham gia giảng dạy tại USTH, hỗ trợ và tạo điều kiện cho sinh viên USTH sang Pháp thực tập, xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu chung.

Trường cũng phối hợp hiệu quả với các đối tác để xây dựng và triển khai các dự án trao đổi học thuật quốc tế Eramus+ của Liên minh châu Âu (Eramus+ International Credit Mobility). Riêng trong năm 2019, đã có 05 dự án mà Trường tham gia xây dựng nhận được tài trợ với tổng kinh phí là 83,000 Euro. Các dự án này mang lại cơ hội trao đổi học tập và nghiên cứu cho sinh viên và giảng viên của trường tại nhiều nước ở châu Âu.

USTH là thành viên Hiệp hội các Trường đại học Đông Nam Á (ASAIHL), Liên minh Vệ tinh nhỏ châu Á (AMC-Asian Micro-satellite Consortium). Một cách tự nhiên, USTH được khai thác mạng lưới hợp tác quốc tế của Viện Hàn lam, đặc biệt là vai trò thành viên của Viện Hàn lâm trong các hiệp hội như Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF), Hiệp hội các Viện Hàn lâm Khoa học châu Á (AASA), Hiệp hội Khoa học Thái Bình Dương (PSA), Liên Hiệp hội Vật lý địa cầu và Trắc địa quốc tế, Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ (IOC).

Cơ hội thực tập[2]Sửa đổi

Vốn Tiếng Anh tốt và tác phong làm việc nhanh nhẹn, chuyên nghiệp và khả năng thích nghi nhanh chính là những điểm mạnh mang đến những lợi thế quan trọng cho sinh viên USTH khi nộp hồ sơ xin thực tập tại nước ngoài.

Trung bình mỗi năm 70% sinh viên năm cuối hệ đại học và học viên hệ thạc sĩ của USTH có cơ hội đi thực tập tại hơn 200 trường đại học, viện nghiên cứu và phòng thí nghiệm tại hơn 20 quốc gia có nền khoa học và công nghệ phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan...

Hàng năm USTH cũng dành ngân sách trao tặng học bổng toàn phần thực tập tại Pháp cho 10% sinh viên năm thứ ba. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng nhận được sự hỗ trợ của USTH Consortium trong việc hỗ trợ sinh viên sang Pháp thực tập.

Chính sách học bổng đa dạng[3]Sửa đổi

Để thu hút học sinh, sinh viên xuất sắc theo học tại trường, USTH có chính sách học bổng đa dạng tương ứng với 100%, 75%, 50%, 25% mức học phí hàng năm, đồng thời cũng cung cấp các hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên vùng sâu vùng xa có hoàn cảnh khó khăn.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Mạng lưới đối tác trong và ngoài nước”.
  2. ^ “Cơ hội thực tập”.
  3. ^ “Chính sách học bổng đa dạng”.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Website chính thức của USTH: https://usth.edu.vn/