Trường đại học chưa tự chủ tài chính là gì

Mỗi một bước thay đổi trong giáo dục đều có ảnh hưởng không nhỏ đến nhà trường, xã hội và đặc biệt là người đi học. Việc từng bước chuyển sang mô hình tự chủ tài chính của Đại học Quốc gia TP. HCM cũng không ngoại lệ.

Hiện nay, Đại học Quốc gia TP. HCM đã có 2 đơn vị chính thức chuyển đổi sang mô hình tự chủ tài chính: Đại học Quốc tế và Đại học Công nghệ thông tin. Các trường thành viên còn lại đang trong quá trình triển khai và thực hiện đề án.

Liệu sự thay đổi này sẽ mang đến những lợi ích và bất lợi gì cho sinh viên? Mời bạn đọc điểm qua bài viết sau để có câu trả lời.

bảng xếp hạng các
trường đại học tốt nhất việt nam

Bài toán hại não: học phí và chất lượng?

Nhìn chung học phí sẽ tăng

Tự chủ tài chính nhằm giảm dần sự hỗ trợ của nhà nước, đồng nghĩa với việc học phí sẽ tăng cao.

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Mai Thanh Phong, hiệu trưởng Đại học Bách Khoa cho biết theo đề án đã soạn thảo, trường sẽ áp dụng mức học phí tự chủ chung cho tất cả các ngành. Tuy nhiên, nhà trường sẽ có những điều chỉnh phù hợp với xu hướng đăng ký của người học. Cụ thể, tối đa mức học phí sẽ cao hơn 2.5 lần so với hệ đại trà hiện nay đối với sinh viên khóa mới và tăng tối đa 30% đối với sinh viên các khóa cũ.

Toàn cảnh Đại học Quốc gia TP. HCM (Nguồn: YouTube – Blue Galaxy Ent)

Khác với Đại học Bách Khoa, hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, cô Ngô Thị Phương Lan chia sẻ để đảm bảo quyền tiếp cận nền giáo dục hiện đại cho tất cả các bạn sinh viên, trường sẽ thực hiện tự chủ một phần với 2 khu vực song song. Cụ thể hơn, trường sẽ áp dụng đồng thời cả 2 chương trình đào tạo (đại trà và theo hướng tự chủ) với các ngành Ngôn ngữ Anh, Hàn Quốc học, Nhật Bản học, Du lịch, Quan hệ quốc tế, Báo chí.

Theo đó, học phí sẽ cao hơn nhưng không nhiều so với chương trình chất lượng cao. Tuy nhiên, công tác tuyển sinh sẽ có 2 mức điểm chuẩn khác nhau trong cùng một ngành. Trong đó, điểm chuẩn các ngành theo chương trình tự chủ có thể thấp hơn so với chương trình đại trà.

Mời bạn đọc tham khảo thông tin học phí của các trường đại học thuộc khối Đại học Quốc gia TP. HCM:

>> Xem thêm đánh giá của sinh viên về trường Đại học Quốc gia TP. HCM

Trường

Học phí

Ghi chú

ĐH Công nghệ thông tin

16 – 35 triệu VNĐ/năm

Chương trình chính quy

ĐH Quốc tế

42 triệu VNĐ/năm

Chương trình chính quy

Đại học Kinh tế – Luật

8.1 triệu VNĐ/năm

Chương trình chính quy

22 triệu VNĐ/năm

Chương trình chất lượng cao

39 triệu VNĐ/năm

Chương trình chất lượng cao (dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh)

Đại học Khoa học Tự nhiên

7 triệu VNĐ/năm

Chương trình chính quy

36 triệu VNĐ/năm

Chương trình tiên tiến

27 triệu VNĐ/năm

Chương trình chất lượng cao

30 triệu/năm

Chương trình Việt – Pháp

Khoa Y – ĐH Quốc gia TP. HCM

49 triệu VNĐ/năm

Chương trình chất lượng cao (2018 – 2019)

* Thông tin học phí được cập nhật vào tháng 8/2018, vui lòng liên hệ trường để cập nhật học phí mới nhất

Sinh viên nghèo làm sao trang trải?

Hệ thống trường Đại học Quốc gia vốn thu hút đông đảo học sinh, sinh viên không chỉ vì chất lượng giảng dạy, chương trình đào tạo mà còn vì mức học phí tương đối thấp. Tuy nhiên, việc tăng học phí như trên sẽ là gánh nặng không hề nhỏ đối với sinh viên và phụ huynh.

Độc giả Nam Phong bình luận: “Điểm mạnh của các trường đại học này khi chưa tự chủ so với mặt bằng chung các trường ở Việt Nam là: giảng viên đảm bảo, chất lượng tương đối tốt, mức học phí vừa phải, chính xác là thấp. Điều này giúp rất nhiều sinh viên nghèo thay đổi tương lai của họ.”

Sinh viên nghèo làm sao trang trải? (Nguồn: Vietnammoi)Sinh viên nghèo làm sao trang trải? (Nguồn: Vietnammoi)

Liệu chất lượng đào tạo có tương xứng với học phí?

Dẫu biết rằng, một khi được tự chủ tài chính, các trường đại học sẽ chủ động hơn trong chương trình đào tạo, công tác tuyển chọn nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng và liên kết quốc tế. Tuy nhiên, một điều đáng lo ngại là liệu chất lượng đào tạo có theo kịp lộ trình tăng học phí của các trường đưa ra?

Ông Đinh Tiến Dũng – Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng: “Tiền học phí nâng lên theo giá thì cũng phải nâng cao chất lượng. Như thế mới có tác dụng thu hút người học. Đào tạo người học ra phải gắn với việc làm và người sử dụng lao động phải chấp nhận được”.

Tuy nhiên, để có được kết quả lý tưởng như vậy không phải là vấn đề “một sớm một chiều”. Các trường cần phải có sự đầu tư khéo léo, phát triển đồng bộ về mọi mặt và đặt sinh viên làm trọng tâm.

>> Top 10 trường đại học có môi trường học tốt nhất TP. HCM

Liệu chất lượng đào tạo có tương xứng với học phí? (Nguồn: Amec)Liệu chất lượng đào tạo có tương xứng với học phí? (Nguồn: Amec)

3 ưu điểm không thể chối cãi của việc tự chủ tài chính

Một bài toán vô cùng hiển nhiên: một khi bạn đã bỏ ra một số tiền lớn thì bạn luôn mong muốn có thể nhận lại món hàng có giá trị tương đương. Hiểu rõ điều này, các trường tự chủ tài chính luôn chú trọng đầu tư và phát triển cả về nhân lực và vật lực nhằm thu hút sinh viên.

  • Đầu tư mạnh vào cơ sở vật chất
  • Xây dựng chương trình đào tạo chất lượng
  • Nâng cao chất lượng giảng viên và dịch vụ

Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ thông tin… và nhiều trường theo hình thức tự chủ tài chính khác đều nằm trong danh sách những trường đảm bảo môi trường học tập hiện đại, nguồn nhân lực giỏi và chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, mức gia tăng học phí được các trường đầu tư vào các chương trình khuyến học, học bổng và nhiều hoạt động hữu ích khác nhằm đáp ứng nhu cầu cho người học.

Đại học Quốc tế – một trong những trường đi đầu trong việc tự chủ tài chính (Nguồn: YouTube – Trường Đại học Quốc tế - ĐHQG TP.HCM (IU-VNU HCMC))

Nhìn chung, việc Đại học Quốc gia TP.HCM dần chuyển mình sang tự chủ tài chính sẽ là tín hiệu vừa đáng mừng vừa đáng lo. Nhưng tin chắc rằng, với kinh nghiệm và chất lượng giảng dạy bao năm nay, các trường sẽ mang đến cho sinh viên một môi trường học tập tương xứng với những gì sinh viên bỏ ra.

>>Giải đáp nhanh thông tin hướng nghiệp 2021 tại đây

Mai Trâm (Tổng hợp)