Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của dân tộc Việt Nam

***ĐH SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG*** ****ĐH SAO ĐỎ - CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG***

          Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh thế giới, trong nước có nhiều biến động. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh trang sang giai đoạn độc quyền( đế quốc chủ nghĩa), các nước đế quốc đã đi xâm lược thuộc địa để mở rộng thị trường. Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã làm thức tỉnh nhân dân các nước thuộc địa. Cùng với đó là sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã giúp cho phong trào công nhân trên thế giới gắn kết được với nhau. Trong nước, thực dân Pháp đã xâm lược Việt Nam, làm cho xã hội Việt Nam có sự thay đổi, phân hóa giai cấp ngày càng rõ rệt. Các phong trào yêu nước của nhân dân diễn ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau nhưng đều thất bại. Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước và tìm thấy con đường là Cách mạng vô sản. Chính trong những bối cảnh đó đã góp phần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.           Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dựa trên các cơ sở lý luận: Giá trị truyền thống dân tộc như: yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa…; Giá trị văn hóa phương Đông, phương Tây và Chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong đó, chủ nghĩa Mác - Lênin giữ vai trò quyết định nhất vì đây là cơ sở phương pháp luận và thế giới quan của Hồ Chí Minh trong quá trình giải quyết các vấn đề. Người đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Leenin vào điều kiện cụ thể của nước ta.           Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống vấn đề về cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa như: Tư tưởng về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân; Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới… Trong đó, nội dung cốt lõi nhất là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.           Với những nội dung sâu sắc và toàn diện, tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị to lớn với dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc. Đồng thời là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là chỗ dựa vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đất nước giành được độc lập, Bắc, Nam sum họp một nhà, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.           Không chỉ có giá trị với dân tộc mà từ nghiên cứu lý luận, áp dụng vào những điều kiện cụ thể, Hồ Chí Minh đã hình thành một hệ thống các luận điểm chính xác và đúng đắn về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Với việc nắm bắt chính xác xu thế phát triển của thời đại: Hồ Chí Minh đã đề ra phương pháp cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam. Những tư tưởng đó đã góp phần vào sự kiến tạo và phát triển của nhân loại, đồng thời cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả.           Cụ thể hóa những giá trị và ý nghĩa thực tiễn đó của di sản Hồ Chí Minh trong giai đoạn phát triển bước ngoặt hiện nay, có thể đề cập tới những phương diện cốt yếu sau đây:           Xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, thực sự làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là Đảng cách mạng chân chính, là đạo đức, là văn minh theo tư tưởng Hồ Chí Minh, theo tinh thần NQTW4, Khóa XI của Đảng.           Xây dựng và phát triển nền dân chủ XHCN, hoàn thiện NNPQ, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ công chức tận tụy phục vụ nhân dân, là công bộc, đầy tớ trung thành của nhân dân.           Đổi mới đồng bộ kinh tế và chính trị, phòng tránh và đẩy lùi quan liêu tham nhũng, đấu tranh chống CNCN, giặc nội xâm, bảo vệ cách mạng, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và nhân dân.           Thực hành Dân chủ - Đoàn kết - Đồng thuận xã hội.             Mở rộng quan hệ bang giao quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế, phát huy nội lực và ngoại lực, tạo ra tiềm năng, phát triển tiềm lực và đạt tới thực lực cho Việt Nam phát triển bền vững.           Phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam, hệ giá trị xã hội và chuẩn mực nhân cách con người Việt Nam trong thế kỷ XXI, trong thời đại Hồ Chí Minh.           Bảo vệ và gìn giữ môi trường phát triển, môi trường tự nhiên sinh thái và môi trường xã hội – nhân văn vì hạnh phúc cuộc sống của con người Việt Nam.           Chính vì vậy, trong nhiều văn kiện của Ðảng và Nhà nước cũng như nhân dân ta đã từng khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị đối với nước ta mà còn mang ý nghĩa và giá trị thời đại.           Ý nghĩa và giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ trên nhiều lĩnh vực khác về xây dựng con người và văn hóa... Trong bối cảnh mới, tư tưởng của Người mang ý nghĩa và giá trị mới.           Giá trị nhân văn và phát triển của tư tưởng của Người là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại... nhằm xây dựng một nước Việt Nam phát triển, hướng tới con người, do con người và vì con người trong thời kỳ hội nhập và mở cửa. Nhiều luận điểm và mệnh đề trong tư tưởng nhân văn và phát triển của Người đang phản ánh hơi thở của thời đại, là những giá trị mà nhân loại đang nỗ lực để hướng tới.

          Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ, mặc dù tình hình trong nước và thế giới có những thay đổi nhanh chóng và sâu sắc, nhưng tính đúng đắn, sức sống, sự sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam và xu thế thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị.

 Từ khóa: phát triển, kết quả, chủ nghĩa, cơ bản, dân tộc, truyền thống, hệ thống, chí minh, tư tưởng, cách mạng, sâu sắc, văn hóa, sáng tạo, quan điểm, tinh hoa, nhân loại, tinh thần, vấn đề, to lớn, giá trị, nhà tư tưởng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của dân tộc Việt Nam

  • Đang truy cập3
  • Hôm nay1,084
  • Tháng hiện tại31,229
  • Tổng lượt truy cập2,727,327

Hướng tới Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020)

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng lớn. Tư tưởng của Người toát ra từ hành động, việc làm của một nhà cách mạng từ khi Người đi tìm đường cứu nước đến khi là Lãnh tụ Đảng, Chủ tịch Nước. Dù qua câu chữ, văn bản, hay qua việc làm và cách làm, ở Người đều toát lên sự sâu sắc mà giản dị, chân thật mà uyên bác của một nhà văn hóa, một nhà cách mạng có tầm thời đại. Tấm gương đạo đức, tư tưởng, phong cách của Người đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị, là ngọn đuốc soi đường để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vững tin tiếp bước theo con đường Người đã chọn.

    Sâu sắc mà giản dị, chân thật mà uyên bác

    Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng lớn. Tư tưởng của Người toát ra từ hành động, việc làm thông qua công việc của một nhà cách mạng từ khi Người còn đi tìm đường cứu nước, đến trên cương vị Lãnh tụ Đảng, Chủ tịch Nước. Và, phần nhiều được thể hiện ở những bài nói, bài viết ngắn gọn, ở những chỉ thị, lời khuyên bảo, dặn dò với cán bộ, đảng viên, trong các hoạt động lãnh đạo, quản lý, đối nội, đối ngoại, ở cách ứng xử của Người với quần chúng nhân dân, bạn bè, đồng chí và kẻ thù.

    Nhưng dù qua câu chữ, văn bản, hay qua việc làm và cách làm đều toát lên sự sâu sắc mà giản dị, chân thật mà uyên bác của một nhà văn hóa, một nhà cách mạng có tầm thời đại. Mục tiêu cách mạng lớn lao mà Hồ Chí Minh chiến đấu suốt đời được Người nêu ra một cách rõ ràng, đầy đủ và có sức thuyết phục lạ thường: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Chỉ ngắn gọn thế thôi, mà ham muốn của Người tỏa ra thành ham muốn của muôn người và lớp lớp thế hệ tự nguyện chiến đấu cho ham muốn đó.

    Tư tưởng Hồ Chí Minh ở tầm cao trí tuệ, nhưng gần gũi, gắn bó với thực tiễn đời thường. Ở đó, có sự kết hợp tinh hoa của dân tộc và nhân loại, có tầm nhìn bao quát, nhưng lại rất cụ thể, trở thành những mệnh đề mang tính triết lý và cô đọng, gần với ca dao, tục ngữ. Như, “Quan sơn muôn dặm một nhà/ Bốn phương vô sản đều là anh em”; hay “Chủ nghĩa thực dân là con đỉa hai vòi”; “Không có gì quý hơn độc lập tự do”; “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”, “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”; “Cần, kiệm, liêm, chính/ Chí công, vô tư”; “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”… Hầu như đọc đến đâu, nghiên cứu đến đâu cũng đều thấy những câu nói súc tích, cô đọng, chứa đựng chân lý phổ biến, mang tính khoa học nhưng lại rất dân dã, dễ hiểu, dễ nhớ.

    Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự sáng tạo mang tính lịch sử mang tính thời đại. Xuất thân trong một gia đình nhà nho có nguồn gốc là nông dân, ra nước ngoài tìm đường cứu nước làm công việc của một công nhân, rồi ra sức học tập, nghiên cứu Người đã trở thành một trí thức lớn. Người đi khắp các châu lục và đến khoảng 30 nước, biết nhiều thứ tiếng nên có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa của nhân loại. Người được coi là một biểu tượng của sự kết hợp văn hóa Đông - Tây. Là một người hiểu sâu sắc về Nho giáo, nghiên cứu nhiều về Phật giáo và Công giáo, thấy hiểu thực tế của nhiều nước, sống với nhiều loại người, tiếp cận với nhiều loại chủ nghĩa, thế mà khi gặp được V.Lênin ở tác phẩm: “Sơ thảo lần thứ nhất Những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”, Người reo lên: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng của chúng ta”. Và, Người đi đến khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”. Điểm nổi bật là từ chỗ nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Hồ Chí Minh đã vận dụng vào thực tiễn Việt Nam để hình thành nên lý luận về độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Là một người chiến đấu vì độc lập dân tộc, nhưng không giống như Tôn Dật Tiên (Trung Quốc), Neru (Ấn Độ) hay Suharto (Indonesia), mà dân tộc của Hồ Chí Minh là: “Làm thuộc địa cách mạng để đi đến xã hội cộng sản”. Đây là sự gặp nhau giữa lý tưởng “ái quốc” với lý tưởng “cộng sản”; một sáng tạo lớn không chỉ về lý luận mang tính thời đại, mà đã được Người vận dụng thành công vào cách mạng Việt Nam để giành độc lập dân tộc, đánh thắng “hai đế quốc to” và ngày nay đang thực hiện đường lối Đổi mới theo con đường Người đã vạch ra.

    Tư tưởng rộng lớn, bao la được cụ thể, cô đọng, hài hòa

    Tư tưởng Hồ Chí Minh phát triển trong điều chỉnh để hoàn thiện. Xã hội vận động muôn hình muôn vẻ, nhận thức của con người thường lạc hậu hơn thực tế. Chính vì vậy, mà ta thấy Hồ Chí Minh luôn đặt tư duy của mình trong dòng chảy của thời đại và lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn, luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế “vạn biến”. Năm 1923, trong bài “Cuộc kháng chiến”, Người viết: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản mới giải phóng được dân tộc”. Nhưng sau khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, ở Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5.1941), Người nêu quan điểm giải phóng dân tộc lên trước: “Có giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai cấp”. Về vấn đề chính quyền, năm 1930, trong “Chính cương vắn tắt”, Nguyễn Ái Quốc viết: “Mục tiêu cách mạng là dựng ra chính quyền công nông binh”. Nhưng, đến năm 1941, ở Hội nghị Trung ương 8, Người lại chủ trương: “Không nên nói công nông liên hiệp và lập chính quyền Xô Viết mà phải nói toàn thể nhân dân liên hiệp và lập chính quyền dân chủ cộng hòa”…

    Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh thấy vĩ đại ở chỗ, tư tưởng thì rộng lớn, bao la, mà được Người cụ thể đến cô đọng và hài hòa trong cuộc sống, được dân gian hóa vào đời thường, được đi vào lòng người, tạo nên sức mạnh vô song và mang đến thành công rực rỡ. Ngày nay, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng để Đảng ta vận dụng vào sự nghiệp Đổi mới của đất nước. Cả về góc độ lý luận và thực tiễn, có thể khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá về tinh thần của dân tộc ta và của nhân loại.

                                     TS. Đặng Duy Báu 

(Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh)