Vận dụng phương pháp siêu hình

MỤC LỤC

A. Lời

thiệu…………………………………………………………………………..1

giới

B. Nội

dung

tài…………………………………………………………………………2

đề

Phần 1. Phương pháp siêu hình trong triết học…………………………………………….2

1. Cơ

sở

luận……………………………………………………………………………2

1.1 Siêu

hình học thế kỉ XVII……………………………………………………………..2

1.1 Quá

trình hình thành và phát triển của phương pháp siêu hình……………………….2

1.2 Nhận

xét……………………………………………………………………………….3

2. Thực

trạng

của

vấn

……………………………………………………...5

đề

…………..

2.1 Ưu

điểm…………………………………………………………………………….….5

2.2 Nhược

điểm……………………………………………………………………….…...5

2.3 Nguyên

nhân…………………………………………………………………………..5

3. Các

giải pháp……………………………………………………………………….

…...7

Phần 2. Ứng dụng của phương pháp siêu hình trong cuộc sống sinh viên………………...8

1. Tư

duy độc

lập………………………………………………………………………….8

2. Suy

nghĩ tích cực, lạc

quan……………………………………………………………..8

3. Sức

mạnh của “im lặng”...…………………………………………………….………..9

C. Tài

liệu tham khảo…………………………………………………………..………...11

A.

LỜI GIỚI THIỆU

21

Như chúng ta đã biết, phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình đều là
những phương pháp nhận thức của nhân loại. Qua việc phân tích lịch sử khoa học tự

nhiên, Angghen đã chỉ rõ phương pháp tư duy siêu hình được quy định bởi lịch sử và là tất
yếu trong thời đại của nó. Vào thế kỷ XVIII, phương pháp siêu hình giúp cho khoa học tự
nhiên hệ thống hóa các tài liệu đã tích lũy được. Đến cuối thế kỷ XVIII, phương pháp tư
duy ấy bắt đầu bị loại bỏ và vào giữa thế kỷ XIX thì nó hồn tồn biến thành xiềng xích
lớn kìm hãm sự phát triển của khoa học tự nhiên. Đồng thời nó lại được giai cấp tư sản
củng cố vì lợi ích của giai cấp đó và khơng cho phép biện chứng thâm nhập vào khoa học
tự nhiên. Và càng ngày nó càng trở nên hạn chế hồn tồn khơng thích hợp nữa để nghiên
cứu các hiện tượng trong mối liên hệ tác động lẫn nhau, trong sự vận động và pháp triển
của chúng, nó khơng giúp ta nhận thức được bản chất của chúng, nó khơng giúp ta nhận
thức được bản chất của sự vật, hiện tượng. Tuy vậy trong lịch sử siêu hình học hay
phương pháp siêu hình đã giữ một vai trò quan trọng về cả phương diện bản thể luận và
nhận thức luận. Phương pháp gần như đã hoàn toàn chi phối những người Pháp thế kỷ
XVIII.

22

Đối với việc ứng dựng hàng ngày và đối với sự trao đổi nhỏ trong khoa học thì những
phạm trù siêu hình vẫn cịn có tác dụng.

23

Trong phương pháp tư duy siêu hình thì trong tư duy của con người khơng có gì là
mâu thuẫn cả, sản phẩm tư duy “có nghĩa tối cao” va một “quyền tuyệt đối về chân lý”.

24

Mặc dù hiện nay nó khơng cịn được ứng dụng rộng rãi làm phương pháp nhận thức

của thế giới nữa nhưng ta cũng cần nghiên cứu nó để phát huy những điểm mạnh và tiết
chế những nhược điểm để tránh mắc phải những sai lầm khi xem xét một sự vật, hiện
tượng. Vì vậy tơi đã chọn phương pháp siêu hình và ứ ng dụng của phương pháp siêu

hình trong cuộc sống sinh viên làm đề tài tiểu luận của mình để từ đó có được phương
pháp nhận thức đúng đắn hơn.

25

Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Liên quan đến Triết học ta thường bắt gặp thuật ngữ “siêu hình”.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết Siêu hình trong triết học là gì.

Trong lịch sử phát triển của triết học, có hai phương pháp nhận thức đối lập nhau: đó là phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.

Phương pháp được hiểu là hệ thống các nguyên tắc được sử dụng nhất quán trong hoạt động nói chung của con người. Phương pháp của triết học là phương pháp nhận thức thế giới hiện thực.

Như vậy siêu hình trong triết học được hiểu là phương pháp nhận thức thế giới hiện thực. Phương pháp siêu hình với quan điểm cơ bản cho rằng, mọi sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất đều tồn tại cô lập lẫn nhau, cái này ở bên cạnh cái kia và nó luôn ở trong trạng thái tĩnh không có sự vận động và phát triển. Nhưng nếu như có thừa nhận sự phát triển thì chẳng qua chỉ là một quá trình tăng hoặc giảm về số lượng. Mặt khác, quan điểm này không thừa nhận mâu thuẫn bên trong bản thân các sự vật và hiện tượng.

Đối lập với phương pháp siêu hình là phương pháp biện chứng. Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức thế giới với quan điểm cơ bản cho rằng, sự tồn tại của mọi sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan nói chung đều ở trong những mối liên hệ, trong sự vận động và phát triển theo những quy luật khách quan vốn có của nó.

So sánh phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng

Như đã trình bày ở trên thì phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình là hai phương pháp của triết học. Hai phương pháp này có sự đối lập. Cụ thể được thể hiện ở những điểm sau đây:

–  Phương pháp siêu hình

Phương pháp siêu hình là phương pháp:

+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.

+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.

Phương pháp siêu hình làm cho con người “ chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”

Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trước hết con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thức nó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định. Song phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.

– Phương pháp biện chứng

Phương pháp biện chứng là phương pháp:

+ Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.

+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.

Như vậy phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “hoặc là… hoặc là…” còn có cả cái “vừa là… vừa là…” nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.

Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.

Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong lịch sử triết học chủ yếu về mặt nguyên tắc và phương pháp nhận thức thế giới khách quan. Trong việc nghiên cứu của khoa học tự nhiên, thì vấn đề phân chia thế giới hiện thực thành các thuộc tính, bộ phận, hệ thống tĩnh tại và tách rời nhau đều là những điều kiện cần thiết cho nhận thức khoa học. Nhưng sẽ không đúng, nếu từ đó rút ra kết luận cho rằng phép siêu hình là thế giới quan khoa học và đúng đắn nhất. Cần phải phân biệt một bên là phương pháp trừu tượng hoá tạm thời cô lập sự vật và hiện tượng khỏi mối liên hệ chung, tách khỏi sự vận động và phát triển để nghiên cứu chúng, với một bên là phép siêu hình với tư cách là thế giới quan của triết học.

Nhưng nhìn chung, quan điểm siêu hình có tính phiến diện, máy móc không thể giúp con người phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng. Phương pháp biện chứng là phương pháp khoa học, là tư duy mềm dẻo, linh hoạt cho phép con người phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Siêu hình trong triết học là gì. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.