Văn học góp phần giáo dục nhận thức cho trẻ

08:13, 11/04/2015

Văn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em cả về đạo đức, trí tuệ và tình cảm thẩm mỹ.

Ở lứa tuổi mầm non, với tâm hồn thơ ngây, trong trắng, chưa có nhiều những trải nghiệm, nhận thức về thế giới xung quanh còn ở mức cảm tính thì việc được tiếp xúc với cái đẹp lấp lánh của ngôn từ và trí tưởng tượng phong phú trong các tác phẩm văn học thiếu nhi sẽ góp phần rất lớn hình thành nên tích cách, tạo nên “thế giới quan” sơ khai cho trẻ, giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp về một thế giới bao la đầy âm thanh, màu sắc và sự huyền bí. Trong truyện cổ tích, trẻ được gặp ông Bụt, bà Tiên tốt bụng với những phép biến hóa thần thông, những nàng công chúa xinh đẹp, những chàng hoàng tử thông minh, can đảm… Trong truyện thần thoại, các em lại gặp lối nhân hóa và sự tưởng tượng nghệ thuật, ở đó các con vật, cỏ cây, hoa lá hiện lên một cách sinh động, thể hiện tình cảm gắn bó sâu sắc giữa con người với thiên nhiên. Trẻ thơ vốn đã sẵn trong đầu trí tưởng tượng phong phú nên khi gặp những yếu tố kì ảo, đẹp đẽ trong các tác phẩm văn học thì trí tưởng tượng ở trẻ càng được thăng hoa, giúp các em phát triển trí tuệ và thưởng thức cái đẹp, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế hơn.

Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cung cấp cho trẻ một vốn từ ngữ khổng lồ, đặc biệt là những từ ngữ nghệ thuật. Vì vậy, khi trẻ thường xuyên tiếp xúc với các tác phẩm văn học, vốn từ ngữ của các em phong phú và sống động hơn. Từ đó, các em tự hình thành cho mình khả năng diễn đạt vấn đề một cách mạch lạc, giàu hình ảnh và biểu cảm. Đối với trẻ mầm non, sự phát triển ngôn ngữ ấy thể hiện qua hoạt động bắt chước lời nói, việc làm của các nhân vật hoặc những cách diễn đạt trong tác phẩm. Chính quá trình trẻ được nghe kể diễn cảm truyện, thơ và được trực tiếp tham gia vào hoạt động đọc, kể lại truyện thơ sẽ giúp trẻ tích lũy và phát triển thêm nhiều từ mới. Điều này giúp chúng ta có thể dễ dàng hơn trong việc rèn luyện khả năng biểu cảm trong ngôn ngữ nói, ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ đối thoại với trẻ.

Văn học lứa tuổi mầm non có nội dung phù hợp với thị hiếu, tâm lý trẻ thơ và hướng dẫn tới cái đẹp chân - thiện – mỹ. Việc phát huy phương tiện giáo dục này có lẽ là một điều cần thiết để làm thay đổi những cách giáo huấn khô khan, những lời dạy dỗ cứng ngắc song ít hiệu quả mà lâu nay chúng ta vẫn áp dụng với trẻ. Vì thế, trong môi trường giáo dục gia đình, cha mẹ cần tác động đến nhân cách trẻ em thông qua con đường văn học. Trẻ em ở lứa tuổi mầm non chưa biết đọc, biết viết nên việc tiếp xúc với văn học thiếu nhi chủ yếu là qua lời đọc, lời kể của ông bà, cha mẹ, thầy cô... Điều quan trọng là cha mẹ phải biết cách tạo hứng thú cho trẻ với việc đọc sách, cần nắm được những đặc điểm tâm lý của trẻ để chọn những tác phẩm phù hợp với tính cách của trẻ.

Nguyễn Thị Kim Hồng

 (Khoa Sư phạm, Đại học Tây Nguyên)

Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người ngay từ thuở ấu thơ. Văn học không chỉ góp phần bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp, tiếp thu dần những tri thức cần thiết trong đời sống mà còn giúp cho trẻ phát triển trí tuệ, mở rộng sự hiểu biết và phát triển toàn diện về nhân cách.

Văn học là nghệ thuật ngôn từ, là hình thức nghệ thuật sử dụng ngôn từ làm chất liệu để tái hiện thế giới. Văn học thiếu nhi phản ánh thế giới khách quan, giúp trẻ thơ hiểu về cuộc sống muôn màu. Đó là những tri thức về thế giới loài vật, cây cỏ hoa lá, những tri thức về phong tục tập quán, những nét đẹp truyền thống và hiện đại. Văn học thiếu nhi chứa đựng cái nhìn mới của trẻ thơ về thế giới tràn đầy âm thanh, màu sắc, hình khối, ngôn ngữ.   Chức năng quan trọng nhất và không thể thiếu của văn học là chức năng giáo dục. Đối với văn học thiếu nhi, chức năng giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Ở lứa tuổi ý thức đang hình thành, tư duy còn chập chững, sự cảm nhận và thích ứng với thế giới bên ngoài chủ yếu thể hiện bằng cảm xúc, tưởng tượng nên thông qua văn học sẽ giúp trẻ khám phá ra những nét đẹp của thiên nhiên và con người. Cảm nhận cuộc sống, thu thập kiến thức qua văn học chính là con đường tích cực và nhẹ nhàng nhất để giáo dục trẻ em có sự phát triển toàn diện về nhân cách.   Trong sự phát triển chung của đất nước, tiến tới xu hướng hội nhập với các nước phát triển trên thế giới, sự phát triển của trẻ em ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhà văn Võ Diệu Thanh - Hội Nhà Văn Việt Nam sự phát triển của văn học thiếu nhi lại chưa được quan tâm, chú trọng. Hiện nay, các tác phẩm văn học thiếu nhi trong nước mới xuất bản không nhiều và hầu như không có sản phẩm chất lượng, kém hấp dẫn; trong khi văn học thiếu nhi của nước ngoài lại tràn ngập với đủ thể loại, màu sắc.  

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay những câu chuyện văn học gắn với những vùng quê, những bài học đạo đức bổ ích không còn nữa mà thay vào đó là những truyện tranh trinh thám, những câu chuyện học đường… Và nếu dạo một vòng quanh các nhà sách lớn sẽ không còn thấy những cuốn truyện giàu tính nhân văn như Dế mèn phiêu lưu ký, Đất rừng phương Nam, Góc sân và khoảng trời, Tuổi thơ dữ dội… trên kệ sách nữa, thay vào đó là những những tác phẩm văn học và những cuốn truyện dịch từ nước ngoài với màu sắc và hình ảnh bắt mắt. Các đầu sách hay thì chủ yếu là được tái bản, trong khi các đầu sách mới có chất lượng thì xuất hiện thưa thớt; những tác phẩm mới của các tác giả trẻ cũng chỉ chiếm một gian nhỏ, phần còn lại của khu sách văn học thiếu nhi chủ yếu là các tập truyện tranh nổi tiếng như Conan, Doremon và các loại truyện tranh chuyển thể từ sách kinh điển.

  Nhà văn Võ Diệu Thanh chia sẻ: văn học thiếu nhi không chỉ là phương tiện tốt nhất giúp các em tiếp thu dần những tri thức cần thiết trong đời sống mà còn là món ăn tinh thần bổ ích nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển toàn diện về nhân cách cho các em. Chính vì vậy, sự thiếu hụt mảng sách thiếu nhi là vấn đề cần được quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, cũng phải nói viết sách cho thiếu nhi không đơn giản bởi tâm hồn trẻ thơ rất trong sáng, nên phải viết làm sao để trẻ thấy nhân vật gần gũi với suy nghĩ, cảm xúc và cuộc sống của mình. Nếu người sáng tác không nắm bắt được nhu cầu tâm lý thiếu nhi, từ đó áp đặt quá nhiều bài học, lối viết không mới, kém hấp dẫn sẽ dễ gây ra sự nhàm chán của trẻ.   

Trưởng bộ môn ngữ văn, Khoa sư phạm, Trường Đại học An Giang Trần Tùng Chinh cho rằng, để góp phần đưa văn học thiếu nhi phát triển, việc xây dựng một đội ngũ các cây viết trẻ biết phát huy tối đa trí tưởng tượng, am hiểu đời sống, tâm tư, tình cảm của trẻ là điều cần thiết. Đồng thời, do tác động của xã hội hiện đại, tâm lý trẻ ngày nay ít nhiều đã thay đổi và nhu cầu đọc cũng không giống với trước đây nên các nhà văn, nhà thơ cần tìm cách viết phù hợp với thế hệ mới nhưng không làm mất đi tính nhân văn truyền thống, bản sắc văn hóa. Bên cạnh đó, gia đình, nhà trường cũng cần quan tâm khơi dậy văn hóa đọc để các em say mê những trang sách hơn những trò chơi trên máy tính, điện thoại, yêu thích truyện chữ hơn truyện tranh. Đã đến lúc cần quan tâm đến con em mình đã và đang học tập, tiếp cận với những gì để có giải pháp phù hợp cho thế hệ trẻ được tiếp cận với những cuốn sách bổ ích, những câu chuyện nhân văn cho tâm hồn trẻ thơ thêm sinh động. Chính những điều này sẽ góp phần định hướng nhân cách và phát triển tâm hồn, trí tuệ cho trẻ. 

Lê Hoa

MỤC LỤC1PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦUTrong sự nghiệp trồng người các cấp học, bậc học luôn tìm tòi đổimới về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượngdạy và học tốt hơn. Trong đó bậc học mầm non đóng một vai trò hết sứcquan trọng trong sự nghiệp trồng người. Đối tượng của giáo viên mầmnon là trẻ nhỏ, hoàn toàn còn non, trẻ, nhạy cảm với các tác động bênngoài, đồng thời cũng là lúc phát triển rất nhanh về mọi mặt, cả về thểchất lẫn tinh thần và trí tuệ. Đây cũng là giai đoạn khởi điểm của việchình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Các mặt phát triển toàn diệncủa trẻ hòa quyện đan xem vào nhau, ảnh hưởng đan xem vào nhau khôngtách rời rõ nét. Cho nên cho trẻ bước đầu làm quen với các môn học ngườigiáo viên mầm non mang trách nhiệm của người thiết kế, thi công đặt nềnmóng cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người ở lứa tuổimầm non. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có vai trò vô cùng to lớntrong việc giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ em cả về đạo dức, trí tuệ,thẩm mỹ nó ảnh hưởng trực tiếp tới tâm hồn trẻ thơ, làm quen với tácphẩm văn học là trẻ được làm quen với vạn vật, với thiên nhiên đầy bí ẩndiệu kì, trẻ được làm quen với những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu, trẻđược thể hiện tính cách sắc thái, cử chỉ, điệu bộ, giọng điệu các nhân vậtmà mình sắm vai từ đó trẻ biết khen, chê, biết đúng, sai, thiện ác để trẻ cóthể tích lũy được kinh nghiệm sống cho mình và làm thế nào để trẻ có thểcảm thụ những tác phẩm văn học một cách tốt nhất toàn diện nhất đâycũng chính là bài toán cần lời giải cho các giáo viên mầm non. Các tác phẩm văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơnhất là lứa tuổi mẫu giáo. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộcsống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng,sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là mộtviệc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúcvới tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đótrẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sựphát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức - thẩm mĩ - ngôn ngữ -tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáoviên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phùhợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp,biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩmvăn học.Kết thúc chuyên đề: “sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ mầmnon” chúng tôi làm bài thu hoạch với các vấn đề sau:Câu 1: Hãy nêu những biện pháp tu từ thường được sử dụng trong tác phẩm văn học dành cho trẻ mầm non? Cho ví dụ và phân tích ý nghĩa của nó đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ?Câu 2: Hãy dự kiến những biện pháp sử dụng tác phẩm văn học giáodục cho trẻ mầm non trong một lĩnh vực cụ thể?Câu 3: Chị có kiến nghị, đóng góp gì cho giáo viên sau khi học xong chuyên đề nay?PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀVấn đề 1: Hãy nêu những biện pháp tu từ thường được sử dụngtrong tác phẩm văn học dành cho trẻ mầm non? Cho ví dụ và phân tích ýnghĩa của nó đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ?1.1 Những biện pháp tu từ thường được sử dụng trong tác phẩmvăn học dành cho trẻ mầm nonBiện pháp tu từ là cách phối hợp, sử dụng các phương tiện ngôn ngữbao gồm cả phương tiện trung hòa (từ có phần thông tin cơ sở) và phương tiệntu từ (những từ có phần thông tin bổ sung) nhằm đạt hiệu quả tu từ (tác dụnglà gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh, nổi bật…). Biện pháp tu từ cũng tồn tại ởmọi cấp độ của lời nói: - Cách phối hợp các đơn vị ngữ âm: Hài thanh, tượng thanh, điệp thanh,điệp âm…- Cách phối hợp các phương tiện từ vựng, ngữ nghĩa: Dùng từ cùngtrường nghĩa, đồng nghĩa, tương phản, các kiểu chuyển nghĩa…- Cách phối hợp các phương tiện cú pháp: Trùng điệp cú pháp, sóngđôi, tách biệt cú pháp…- Cách phối hợp các phần, các đoạn của văn bản theo những quan hệnhất định.Trong tác phẩm văn học dành cho trẻ em thì tác giả đã sử dụng nhiềubiện pháp tu từ khác nhau dựa theo các cấp độ của lời nói như trên.1.2 Ví dụ cụ thể về các biện pháp tu từ thường sử dụng trong tácphẩm văn học trẻ em và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển ngôn ngữcho trẻBiện pháp tu từ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phát triển ngônngữ cho trẻ. Nhờ các biện pháp tu từ mà tác giả lột tả được hết ý muốn, ý nghĩcủa mình. Nhờ sử dụng các biện pháp tu từ mà những sự vật hiện tượng xungquanh trẻ trở nên sinh động, hấp dẫn, thu hút trẻ đến với chúng để tìm hiểu,khám phá, kích thích sự tò mò đối với trẻ. Và cũng nhờ nó mà các sự vật hiện tượng quen thuộc trở thành nhữnghình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa và đầy sức sống.Qua những bài thơ, những câu chuyện sinh động như vậy mà trẻ có được vốntừ phong phú để diễn đạt và miêu tả thế giới xung quanh. Đồng thời trẻ cảm nhận được nội giáo dục trong từng tác phẩm văn họcvà vận dụng chúng vào các hoàn cảnh giao tiếp, các tình huống khác nhautrong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.1.2.1. Tu từ ngữ âm- Sử dụng phụ âm: Trong tiếng Việt, phụ âm có thể đứng ở vị trí âmđầu và âm cuối. Điệp phụ âm là hình thức lặp lại phụ âm đầu (hoặc cuối) nằmmục đích tăng tính tạo hình và biểu cảm.- Điệp vần: Trong âm tiếng Việt, bộ phận vần bao gồm vị trí âm đệm,âm vần và âm cuối. Hạt nhân của vần và cũng là hạt nhân của âm tiết lànguyên âm chính. Điệp vần thực chất là điệp nguyên âm chính.Ví dụ:Bài thơ “Chiếc xe lu” – Trần Nguyên Đào là một ví dụ về điệp phụ âmvà điệp vần:Tớ là chiếc xe luNgười tớ to lù lùCon đường nào mới đắpTớ lăn bằng tăm tắp…Nhờ có sử dụng biện pháp điệp phụ âm và điệp vần mà tác giả đã chocác em có hình dung về chiếc xe lu thật dễ dàng và chiếc xe lu cũng trở nênsinh động hẳn chứ không phải lù lù, chậm chạp như chúng ta thấy.Trong bài thơ “Hoa kết trái” Tác giả Thu Hà đã sử dụng nhiều lần biệnpháp điệp phụ âm và điệp vần:Hoa cà tim tímHoa mướp vàng vàngHoa lựu chói chang…Hoa vừng nho nhỏHoa đỗ xinh xinh…Tác giả miêu tả màu sắc các loại hoa bằng những từ láy “Tim tím”,“vàng vàng”, “chói chang”… làm tăng thêm vẻ đẹp muôn màu, muôn sắc củacác loại hoa. Đồng thời khi sử dụng những từ láy này cũng giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộcbài thơ. Qua đây, ngôn ngữ của trẻ dễ dàng phát triển khi trẻ nói về màu sắccủa các loại hoa. Cũng sử dụng biện pháp điệp phụ âm và điệp vần, bài thơ “Bắp cảixanh” của Phạm Hổ miêu tả hình ảnh của bắp cải thật đẹp:Bắp cải xanhXanh mát mắtLá cải sắpSắp vòng trònBúp cải nonNằm ngủ giữaNhịp điệu bài thơ thật vui nhộn cùng với cách gieo vần đọc đáo giúpcác em thích thú, dễ thuộc dễ nhớ. Chữ cuối của câu thứ nhất được lặp lại vớichữ đầu của câu thứ hai, chữ cuối câu thứ ba được lặp lại chữ đầu câu thứ tưgợi lên một cảm giác khép kín giúp cho các em hình dung ra hình dáng tròntròn của bắp cải với các lớp lá xen xẽ đan chạt vào nhau.- Tượng thanh: là hình thức bắt chước, mô phỏng âm thanh tự nhiênbằng cách dùng những yếu tố ngữ âm có dạng tương tự. Ví dụ:Trong bài “Mưa” của Trần Đăng Khoa, tác giả đã miêu tả âm thanhmưa một cách tự nhiên và trẻ dễ dàng cảm nhận được tiếng mưa rơi qua việcsử dụng biện pháp tượng thanh. Mưa RơiMưa RơiÙ ù như xay lúa Đất trờiLộp bộp Mù trắng nướcLộp bộp Mưa chéo mặt sân…Hay trong bài “Mời vào” – Võ QuảngCốc, cốc, cốcAi gọi đóNếu là thỏCho xem tai…Cốc, cốc, cốc…Xin mời vào“Cốc, cốc, cốc” thật đúng với âm thanh của tiếng gõ cửa phát ra. Tiếnggõ cửa thật vang vọng, thật rõ ràng làm cho người trong nhà dễ nghe thấy vàmở cửa cho người gõ. Trẻ học được âm thanh của tiếng gõ cửa, âm thanh nàythật quen thuộc và trẻ dễ dàng miêu tả lại được.Hoặc “ lộp cộp! lộp cộp! gió thổi vù vù bên tai rùa. Cây bên đường lao vềphía sau vun vút. Rùa kêu:- Ôi chậm lại! chậm lại!(Bài học tôt – Võ Quảng)1.2.2. Tu từ từ vựng, ngữ nghĩa Trong các TPVH dành cho trẻ em thường có những biện pháp tu từ: Sosánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, tương phản…- So sánh: So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng cómột nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong đểgợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm miî trong nhận thức của ngườiđọc, người nghe. Nội dung: Các đối tượng nằm trong hai vế là khác loại nhưng lại cónét tương đồng nào đó, tạo thành cơ sở cho so sánh tu từ. Nếu nét giống nhaunày thể hiện ra cụ thể bằng từ ngữ ( cơ sở giống nhau) thì ta có so sánh nổi; nếunét giống nhau này không thể hiện ra cụ thể bằng từ ngữ thì ta có so sánh chìm.So sánh là biện pháp tu từ mà chúng ta hay gặp nhất trong các TPVHviết cho trẻ em. Nhờ có biện pháp này mà các hình tượng trong văn học được trẻdễ dàng tiếp nhận, dễ dàng liên tưởng và cũng dễ nhớ, dễ thuộc. Đồng thời, cácsự vật hiện tượng được miêu tả sinh động hơn, qua đó trẻ thấy được vẻ đẹp củacác sự vật hiện tượng trong cuộc sống và thêm yêu thêm quý chúng. Ví dụ:Bài thơ “Trăng sáng” của Nhược Thủy và Phương Hoa so sánh hìnhảnh ánh trăng với “cái đĩa”, với “con thuyền trôi” thật cụ thể và thật quenthuộc, dễ hình dung. Những hình ảnh mà tác giả dùng để so sánh rất phù hợpvới khả năng tư duy và tưởng tượng của trẻ:Trăng tròn như cái đĩaLơ lửng mà không rơiNhững hôm nào trăng khuyếtTrông giống con thuyền trôi Cũng hình ảnh ánh trăng nhưng với Trần Đăng Khoa thì có cách nhìnkhác. Với lối so sánh độc đáo và những hình ảnh đẹp trong bài thơ “Trăng ơitừ đâu đến” thì đã kích thích trí tưởng tượng phong phú bay bổng cho các emvà khơi gợi tình yêu trăng, yêu thiên nhiên của trẻ: Trăng ơi… Từ đâu đến? Trăng hồng như quả chínLửng lơ lên trước nhà…Trăng tròn như mắt cáChẳng bao giờ chớp mi…Trăng bay như quả bóngBạn nào đá lên trời.Hay trong bài thơ “Cây dừa” của Trần Đăng Khoa:Cây dừa xanh tỏa nhiều tàuDang tay đón gió gật đầu gọi trăngThân dừa bạc phếch tháng nămQuả dừa - đàn lợn con nằm trên caoĐêm hè hoa nở cùng saoTàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh Tác giả so sánh quả dừa với “đàn lợn con”, tàu dừa với “chiếc lược”thật hay, quen thuộc. Với trẻ những hình ảnh như đàn lợn con, chiếc lược thìkhông mấy gì xa lạ. Và nhờ có sự so sánh này mà cây dừa trở nên thật gần gũivới trẻ.Và đây là hình ảnh con diều được so sánh với:Cánh diều no gió… Diều là hạt cauSao trời trôi qua Phơi trên nong trờiDiều thành trăng vàng… Trời như cánh đồngDiều hay chiếc thuyền Xong mùa gặt háiTrôi trên sông Ngân… Diều em – lưỡi liềm (Thả diều – Trần Đăng Khoa)- Nhân hóa: Là lấy những từ ngữ dùng để biểu thị thuộc tính, hoạtđộng của con người để dùng cho đối tượng không phải là người.Có rất nhiều TPVH dành cho trẻ em sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.Sử dụng biện pháp tu từ này rất hiệu quả đối với trẻ. Nhờ có biện pháp nàymà các sự vật hiện tượng trở nên thật sinh động, gắn bó gần gũi với cuộc sốngcủa con người. Qua đó, trẻ rất thích thú khám phá các sự vật hiện tượng cũng như là cótình cảm yêu quý và gắn bó với chúng. Thích thú với những nhân vật đángyêu, ngộ nghĩnh, điều này rất có ý nghĩa để giáo dục trẻ. Trẻ đặt mình vàonhững nhân vật đáng yêu để trẻ ngoan như Thỏ anh, thích được bà, mẹ khen,thích làm những việc tốt giúp đỡ mọi người, có lỗi thì phải biết xin lỗi Có thể nói biện pháp nhân hóa được sử dụng trong hầu hết các tácphẩm văn học viết cho trẻ mầm non. Nhờ đó mà thế giới xung quanh trẻ luônvui tươi, trong trẻo. Niềm vui như là một lẽ sống tự nhiên của các em - từcách nhìn, cách nghe, cách cảm, cách nghĩ, trí tưởng tượng…Một tác phẩm viết về con người hay đồ vật chỉ được coi là một tácphẩm VHTN khi tác giả biết “trẻ con hóa” những con vật, đồ vật ấy để nóilên những suy nghĩ của chính các em; cảm thông, chia sẻ, cảm hóa các embằng những bài học nhân ái, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Có thể điển hình một vàitác phẩm sau:- Sử dụng biện pháp nhân hóa cho các loài vật: “Chú dê đen”, “Hai bácgấu”, “Ai đáng khen nhiều hơn”, “Gà mẹ đếm con”, “Chú thỏ thông minh”,“Đàn gà con”, “Cao và thấp”…Ngỗng không chịu học Cứ giả đọc nhẩmKhoe biết chữ rồi Làm vịt phì cườiVịt đưa sách ngược Vịt khuyên một hồiNgỗng cứ tưởng xuôi Ngỗng ơi! Học! Học!” (Ngỗng và Vịt - Phạm Hổ)- Nhân hóa cho thế giới tự nhiên: Mây, mưa, gió, ông mặt trời, mặttrăng…Câu chuyện “Giọt nước tí xíu” của Nguyễn Linh là một câu chuyện thúvị về cuộc phiêu lưu kì thú của giọt nước từ biển xanh tới rừng già, về suối,về sông rồi lại ra biển cả. Câu chuyện là một bài học sinh động, dễ hiểu giúptrẻ nhận biết bắt nguồn của hiện tượng mưa. Biện pháp nhân hóa ở đây có ýnghĩa làm cho tác phẩm sinh động và lôi cuốn trẻ, giúp trẻ dễ hiểu và dễ hìnhdung ra hiện tượng mây, mưa.Tương tự câu chuyện “Giọt nước tí xíu” thì có các câu chuyện “Cô conút của ông mặt trời” (Thu Hằng) hay “Nàng tiên bóng đêm” (Vi Tiểu Thanh)… cũng có nội dung giải thích về hiện tượng thiên nhiên và cũng sử dụngbiện pháp tu từ nhân hóa. Qua biện pháp này mà thế giới tự nhiên đến với trẻthật dễ dàng và dễ hiểu, dễ tiếp thu.- Thế giới thiên nhiên được nhân cách hóa, nhờ vậy, thế giới này trởnên thật sinh động, lôi cuốn đối với trẻ.Sân vườn được trồng câyCây giống như đàn trẻNhìn bé cây vẫy mờiHọc xong, ra chơi nhé!(Sân cây – Phạm hổ)Mầm non mắt lim dimCố nhìn qua kẽ láThấy mây bay hối hảThấy lất phất mưa phùn…(Mầm non – Võ Quảng)Hoạt động nhìn, vẫy mời hay mắt lim dim, cố nhìn, thấy là những hoạt động của con người. Qua đây, các tác giả đã làm cho những cây non, hay mầm cây bỗng trở nên sống động, có hồn, giống như những em bé đang tò mò, hé mắt nhìn ra xung quanh, thấy bao điều mới mẻ, lạ lẫm và thú vị.Hay: Em đi trăng theo bướcNhư muốn cùng đi chơi(Trăng sáng – Nhược thủy)Trăng đi theo em bé, trăng cũng muốn vui chơi cùng em bé. Trăng không còn là một vật thể cao vời, xa xôi nữa mà đã trở thành một người bạn thân thiết của em bé. Sự hồn nhiên, ngây thơ của em bé trong bài thơ này rất gần với em bé – Ngô Thị Bích Hiền – bầu bạn cùng Ông mặt trời:Ông ở trên trời nhéCháu ở dưới này thôiHai ông chúa cùng cườiMẹ cười đi bên cạnhÔng mặt trời óng ánh(Ông mặt trời – Ngô Thị Bích Hiền)- Phúng dụ là hệ thống những ẩn dụ, nhân hoá được sử dụng để biểu đạt một nội dung triết lí hay bài học luân lí mà người nói không muốn trình bày trực tiếp.Nội dung: Ẩn dụ chỉ có một nghĩa. Phúng dụ bao giờ cũng được hiểu ở cả hai bình diện nghĩa : ý nghĩa trực tiếp và ý nghĩa gián tiếp, trong đó ý nghĩa trực tiếp là phương tiện biểu đạt còn ý nghĩa gián tiếp là mục đích biểu đạt. Chức năng : Phúng dụ chủ yếu có chức năng nhận thức. Khả năng biểu hiện sâu sắc và thâm thúy những ý niệm về triết lí nhân sinh khiến cho phúng dụ có thể tồn tại lâu dài với chúng ta. Viết theo lối phúng dụ là cách viết vừa triết lí lại vừa nghệ thuật, vừa có tính hiện thực sâu sắc lại vừa mang tính truyền thống, nói điều quen thuộc mà ý nghĩa thật sâu xa.Bác giun đào đất suốt ngàyTrưa nay chết dưới bóng cây sau nhàHò hàng nhà kiến kéo raKiến con đi trước, kiến già theo sauCầm hương kiến đất bạc đầuKhóc than, kiến cánh khoác màu áo tangKiến lửa đốt đuốc đỏ làngKiến kim chống gậy, kiến càng nặng vaiĐám ma đưa đến là dàiQua những vườn chuối, vườn khoai, vườn càKiến đen uống rượu la đàBao nhiêu kiến gió bay ra chia phần(Đám ma bác giun – Trần Đăng Khoa)Ý nghĩa bề mặt của bài thơ này là hình ảnh những con kiến và hoạt động của chúng khi gặp một con giun bị chết. Còn ý nghĩa bề sâu là lên án tệ ma chay ở nông thôn, kẻ thì chạy ngược, chạy xuôi lo toan, kẻ thì uống rượu, chè chén, kẻ lại tranhthur kiếm chác, chia phần quanh nạn nhân đã chết. Như vậy, ý nghĩa bề mặt ở đây chỉ là phương tiện biểu đạt, còn ý nghĩa bề sâu mới chính là mục đích biểu đạt.- Ẩn dụ tu từ là cách lấy tên gọi của đối tượng này để lâm thời biểu thị một đối tượng khác trên cơ sở của một quan hệ liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượngHình ảnh “mẹ” trong bài thơ “Mẹ ốm” của Trần Đăng Khoa được ví như hình ảnh đất nước của đứa trẻ. Hình ảnh “đất nước” thì ta hình dung ra sự lớn lao, thiêng liêng trong nó. Và ở đây, mẹ là thiêng liêng, là tất cả của đứa trẻ. Con mong mẹ khỏe dần dầnNgày ăn ngon miệng đêm nằm ngủ say Rồi ra đọc sách cấy càyMẹ là đất nước tháng ngày của con.Nhờ biện pháp ẩn dụ này mà ta cảm nhận được sự yêu thương vô vàngcủa người con dành cho mẹ của mình. Con yêu mẹ nhất trên đời, con yêu mẹnhư yêu đất nước. Và mẹ chính là đất nước của riêng con. Mẹ phơi áo hoaEm dán tranh gàTết đang vào nhàĐất trời nở hoa“Tết đang vào nhà” Nguyễn Hồng Kiên là một bài thơ hay nói lên vẻđẹp của đất trời khi xuân về. Hai câu cuối của bài thơ thể hiện niềm vui củacon người hòa cùng trời đất khi xuân về, đây là mối giao hòa thật hồn nhiênvà tự nhiên. Tết được ví như một người khách quý được cả nhà mong chờ. Vàtết đến thì “đất trời nở hoa”. Đây là một hình ảnh ẩn dụ nói lên niềm vui vàsức sống mới của con người khi mùa xuân đến.Và đây là một hình ảnh tương đồng ngộ nghĩnh giữa chú hươu cao cổvà chiếc xe cần cẩu:Hươu cao cổ Cho nắm lá Có móc câu Hươu không ănGật gật đầu Hươu chăm chỉTrông ngộ nhỉ Làm việc nặng Làm việc nặngYêu bến cảngCó bầy hưuSớm lại chiềuCâu hàng hóa(Hưu cao cổ - Định Hải)“Hưu cao cổ” là một hình ảnh ẩn dụ, biểu thị chiếc cần cẩu. Có thể nói:“Chiếc cần cẩu trông giống con hưu cao cổ”. Như vậy, ẩn dụ cũng được gọi làso sánh ngầm. Nó khác so sánh ở chỗ chỉ công khai sử dụng một đối tượng –đối tượng dùng để biểu thị - còn đối tượng được nói đến – đối tượng biểu thị- thì lại ẩn đi, không phô ra như so sánh. Người nghe dựa vào quy luật liêntưởng những nét tương đồng để tìm ra đối tượng được nói đến.Ẩn dụ tu từ cũng giống như so sánh tu từ (do đó người ta còn gọi là sosánh ngầm), nghĩa là cần phải liên tưởng rút ra nét tương đồng giữa hai đốitượng. Những mối quan hệ liên tưởng tương đồng thường được dùng để cấutạo ẩn dụ tu từ là: tương đồng về màu sắc, tương đồng về tính chất, tươngđồng về trạng thái, tương đồng về hành động, tương đồng về cơ cấu.Ẩn dụ tutừ có hai chức năng: biểu cảm và nhận thức.- Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểmhay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng đódựa vào mối quan hệ liên tưởng logic khách quan giữa hai đối tượng.Hình thức: Giống ẩn dụ tu từ, hoán dụ tu từ chỉ có một vế biểu hiện, vếđược biểu hiện không phô ra. Nội dung: Nếu ẩn dụ dựa trên mối quan hệ liên tưởng về nét tươngđồng thì hoán dụ dựa vào mối quan hệ có thực, quan hệ tiếp cận. Một số mốiquan hệ logic khách quan thường được dùng để cấu tạo nên hoán dụ tu từ: - Quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng. - Quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. - Quan hệ giữa cái chứa đựng và vật được chứa đựng ( cải dung). - Quan hệ giữa chủ thể và vật sở thuộc. - Quan hệ giữa số lượng xác định và số lượng không xác định ( cải số ). - Quan hệ giữa tên riêng và tính cách con người ( cải danh).- Điệp ngữ Ðiệp ngữ là biện pháp lặp đi lặp lại những từ ngữ nào đó nhằm mục đích mở rộng, nhấn mạnh ý nghĩa hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc.Ví dụ: Đi đến nơi nào Lời chào đi trướcLời chào dẫn bướcChẳng sợ lạc nhàLời chào kết bạnCon đường bớt xaLời chào là hoaNở từ long đất…(Lời chào đi trước – Nguyễn Hoàng Sơn)“ Thương mẹ, thương mẹ mà lại cọ xong chậu mới về thăm mẹ. Thôi, cho cọ chậu suốt đời…”.(Truyện ba cô gái)Chân vịt hình mái chèo Chân tàu hình chong chóngChân xe bánh lăn trònChân bàn im đứng thẳngSuốt đời im đứng thẳng(Chân – Phạm Hổ)Nhờ sử dụng biện pháp lặp nên dù miêu tả một chân nhưng Phạm Hổ đã để các em mở rộng tầm hiểu biết và có sự so sánh giữa các chân với nhau, cuối cùng đi đến kết luận: cái chân luôn đứng thẳng, vững chắc là cái chân giátrị nhất.Cũng có khi điệp cả câu:Hạt gạo làng taCó vị phù saCủa song kinh thầy………………….Hạt gọa làng taCó mưa tháng bảyCó mưa tháng ba………………….Hạt gạo làng ta Những năm bom MĩTrút trên mái nhà…………………Hạt gạo làng taCó công các bạnSớm nào chống hạn………………….Hạt gạo làng ta Gủi ra tiền tuyếnGửi về phương xaEm vui em hátHạt gạo làng taEm vui em hátHạt vàng làng ta!(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)Điệp câu “hạt gạo làng ta” được nhắc đi nhắc lại trong tất cả các khổ thơ giúp cho việc thể hiện những suy nghĩ, những cảm xúc khác nhau về hạt gạo được rõ ràng, tác động trực tiếp, mạnh mẽ tới nhận thức và tình cảm của người đọc.-Tương phản: Tương phản là biện pháp tu từ dùng các từ ngữ biểu thịnhững khái niệm đối lập nhau cùng để xuất hiện trong một văn cảnh nhằmmục đích làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng được miêu tả. Ví dụ:Hôm nay trời nắng như nungMẹ em đi cấy phơi lưng cả ngàyƯớc gì em hóa thành mâyEm che cho mẹ suốt ngày bóng râm(Bóng mây – Thanh Hào)Sự tương phản giữa “trời nắng như nung” và “suốt ngày bong râm” làm nảy sinh một lượng thông tin mới, đó là tình yêu thương, sự cảm thông sâu sắc của em bé đối với người mẹ của mình phải đi làm trong một thời tiết vô cùng khắc nghiệt. - Nói giảm ( còn được gọi là nhã ngữ hay khinh từ) là biện pháp tu từ dùng hình thức biểu đạt giảm bớt mức độ hơn , nhẹ nhàng hơn, mềm mại hơn để thay thế cho sự biểu đạt bình thường cần phải lảng tránh do những nguyên nhân của tình cảm. Nói giảm không có phương tiện riêng mà thường được thực hiện thông qua các hình thức ẩn dụ hay hoán dụ tu từ.Ví dụ:Bà ngoại em mất đã lâuMẹ còn giữ được cơi trầu,bình vôi…(Kĩ niệm về bà ngoại – Nguyễn Thị Mai)Từ mất thay thế cho từ chết, nhằm giảm bớt nổi đau thương trước sự rađi của bà ngoại, nhưng qua đó lại thấy rõ tình cảm của em bé đối với bà, vìthế mà giá trị biểu cảm của câu thơ cũng được tăng lên.- Ngoa dụ Ngoa dụ là cách nói cường điệu quy mô của những hiệntượng được miêu tả nhằm mục đích biểu đạt sâu vào bản chất của sự vật, hiệntượng. Ngoa dụ có chức nưng nhận thức và chức năng biểu cảm. Ví dụ:Trái tim thép của tao mách bảo tao rằng hãy cắm đôi sừng bằng kim cương vào bụng mày. Nào, sói, hãy lại đây!(Truyện chú dê đen)“Tim thép” và “sừng kim cương” là cách nói cường điệu nhằm nói sự dũng cảm, kiên quyết của chú dê đen trước con sói hung hăng, độc ác.- Im lặng (hay còn gọi là phép lặng) là biện pháp tu từ dùng sự biểu đạtbằng cách bỏ trống (tín hiệu zêrô). Nhờ ngữ cảnh, nhờ những dòng chữ, những tiếng nói có mặt mà những dòng chữ, những tiếng nói vắng mặt trở nêncó nghĩa.( Trong chữ viết, phép lặng được thể hiện bằng dấu ba chấm. Ít sử dụng trong các tác phẩm văn học lứa tuổi mầm non-Lộng ngữ Lộng ngữ là cách vận dụng tiềm năng về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, của tiếng việt nhằm tạo nên một lượng ngữ nghĩa mới, bất ngờ so với phần tin cơ sở. Lộng ngữ thường được dùng để châm điếm, dùa vui với chức năng nhận thức và chức năng tình cảm. ít dùng trong văn học thiếu nhi.1.2.3. Tu từ cú pháp: Thường có những biện pháp: Sử dụng câu hỏi tu từ, đảo ngữ… - Câu đặc biệt: Đây là loại câu chỉ có một từ hoặc một cụm từ được dùng trong những trường hợp đặc biệt nhằm trình bày sự vật, hiện tượng hoặctrạng thái, hành động như đang tồn tại trước mắt nhằm đưa người đọc, người nghe vào cương vị của người chứng kiến. Ví dụ:Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch.(Nguyễn công Hoan)- Câu hỏi tu từ: Là hình thức câu hỏi không phải để hỏi mà mục đích làđể tăng cường tính diễn cảm của lời nói.Trong bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến” Trần Đăng Khoa đã sử dụng lặp đilặp lại nhiều lần câu hỏi “Trăng ơi từ đâu đến ?” đã làm tăng sự diễn cảm củabài thơ. Câu hỏi như làm tăng sự thích thú, sự tò mò khi trẻ bắt gặp ánh trăng.Bài thơ “Chú thỏ đa nghi” - Phạm Hổ: Thỏ đây! Ai đấy? Mèo à?Mèo thế nào? Mình không trông thấy cậu Nhỡ đứa khác thì sao? …Câu hỏi từ ở đây không chỉ thể hiện sự đa nghi, ngốc nghếch của chúthỏ mà còn là sự hồn nhiên ngây thơ của trẻ con. Thỏ dùng “điện thoại” màcứ đòi phải nhìn thấy người ở đầu dây bên kia chú mới tin đó chính là bạnmình.Hay trong bài “Khế” của Phạm HổAi nặn nên hìnhKhế chia năm cánh?Hay trong “Bài học tốt” của Võ Quảng có sử dụng một số câu hỏi tu từ:“Ô kìa! Có ai đó không? Có phải ta đã dừng lại không? Ta mệt rồi! Ta phảinhờ một người khác đi hộ ta… - Đảo ngữ: Là thay đổi các thành phần cú pháp mà không làm thay đổinội dung thông báo cơ sở của câu. Đảo ngữ có tác dụng nhấn mạnh vào thànhphần được đảo, nhằm gây một ấn tượng sâu sắc, đậm nét về sự vật, hiện tượng.Đựng trong chậu thì mềm Thành hạt mưa rơi xuốngRửa bàn tay sạch quá Tưới mát vườn, mát ruộngVào tủ lạnh hóa đá Mơn mởn mầm cây lên, Rắn như đá ngoài đường Đựng trong chậu thì mềm (Nước – Vương Trọng)Thông thường, vị ngữ đứng sau chủ ngữ, nhưng trong câu trên, vị ngữđược đảo lên đứng trước chủ ngữ, nhằm nhấn mạnh nội dung thông báo. Đảobổ ngữ:SấmGhé xuống sânKhanh khách cười.(Trần Đăng Khoa)Thông thường, bổ ngữ đứng sau động từ (hoặc tính từ), nhưng trongcâu thơ trên, bổ ngữ được đảo lên đứng trước nhằm nhấn mạnh tính chất củasự việc (tiếng cười). - Câu ngắn và câu dài:Câu ngắn có thể diễn tẻ những sự việc diễn rađồn dạp, nhanh chóng, hoặc cần khẳng định một điều gì đó chắc chắn. ví dụ:Rùa ra đi. Ngày đầu rùa chạy, như có ai đẩy sau lưng. Ngày thứ 2 rùachạy, như có ai đẩy sau lưng. Ngày thứ 3 rùa đi. Ngày thứ 4 đi chậm. Ngàythứ 5, rùa lê từng bước. Cái gì đẩy sau lưng đã biến mất. Con đường hóa gồghề. Rùa bước chậm dần…chậm dần rồi dừng lại!(bài học tốt – Võ Quãng)Câu dài có thể miêu tả một không gian rộng lớn, những nỗi niềm tâmsự vấn vươn không dứt hoặc diễn tả những khó khăn, gian khổ. Ví dụ: “Các bạn nhỏ của trăng ơi, trong một ngày các bạn làm bao nhiêu việc,nào đi học mẫu giáo, khi về nhà còn phải sâu kim giúp bà, nhặt rau giúp mẹ…Trăng thì không nhiều việc như các bạn…”(Lời ru của trăng – Xuân Quỳnh)*Kết luận: Là loại hình nghệ thuật ngôn từ, văn học có khả năng đi vào lòng ngườimột cách nhẹ nhàng, tự nhiên, sâu sắc. Chính vì lẽ đó mà văn học, đặc biệt làcác tác phẩm văn học có vai trò quan trọng đến việc hình thành và phát triểnnhân cách toàn diện cho trẻ. Văn học mang đến cho trẻ thơ những cái hay, cáiđẹp, cái thiện, cái chân thạt và cao quý. V.G.Beieelinxki đã từng nói: “Mộtcuốn sách viết cho thiếu nhi là để giáo dục, mà giáo dục là một sự nghiệp vĩđại, vì nó quyết định số phận con người”. Những ảnh hưởng của văn học đếncác em là một quá trình lâu dài và bền bỉ. Nó đi vào nhận thức của các emmột cách chậm rãi từ từ nhưng lại có giá trị nhân văn to lớn đến việc hìnhthành một nhân cách toàn diện. Để phát huy được nhiều mặt đến việc giáo dục trẻ, văn học là mộtphương tiện mang lại hiệu quả mạnh mẽ trong việc giáo dục các em về trí tuệ,đạo đức, thẫm mỹ và thể chất. Đặc biệt văn học góp phần rất lớn vào việcphát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đối với trẻ, ngôn ngữ có vai trò to lớn trong việchình thành và phát triển cơ sở ban đầu của nhân cách. E.I.Chikhiêva, nhà giáodục Nga nổi tiếng xem xét công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ là khâu chủyếu của hoạt động trong trường mầm non, là tiền đề cho mọi sự thành côngkhác. Ông cho rằng: “Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, là chìa khoá của nhậnthức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng văn hoá của dân tộc, của nhân loại”. Sử dụng tác phẩm văn học trong giáo dục trẻ là nhiệm vụ quan trọngcủa cô giáo mầm non. Sự tiếp xúc thường xuyên của trẻ với các tác phẩm vănhọc được chọn lọc dưới sự hướng dẫn của cô giáo sẽ mở mang nhận thức,phát triển tư duy và trí tưởng tượng cho trẻ, hình thành ở trẻ những cảm xúcthẩm mỹ, tình cảm đạo đức, thái độ sáng tạo ngôn ngữ và năng lực cảm thụnghệ thuật. Điểm đặc trưng của trẻ mầm non chưa biết đọc, khả năng đọcthông viết thạo của các em lại cành không thể, nhưng bằng phương pháp đọckể diễn cảm có nghệ thuật các tác phẩm văn học, phương pháp trò chuyện,trao đổi với trẻ về tác phẩm văn học, phương pháp sử dụng các phương tiệntrực quan nhằm củng cố, khắc sâu những biểu tượng. Nhà sư phạm giúp trẻcảm nhận sâu sắc nội dung tư tưởng của tác phẩm ở mức độ của các em, giúpcác em cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật, tích luỹ vốn từ vănhọc nghệ thuật, những hình tượng nghệ thuật, những khái niệm và rèn thao táctư duy, óc sáng tạo. Đặc biệt: Văn học thiếu nhi với phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm nonM.Goorki nói: Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, mọi lĩnh vực của đờisống đều được văn học đề cập đến.Phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ hàng đầu trong giáo dục mầm non vìngôn ngữ được xem là phương tiện vạn năng giúp con người thâm nhập, khámphá tất cả các lĩnh vực khoa học, cũng như các lĩnh vực của đời sống hành ngày.Thông qua quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn học, trẻ có cơ hội phát triển vốntừ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc và nâng cao khả năng biểu đạt…Vấn đề 2: Hãy dự kiến những biện pháp sử dụng tác phẩm văn họcgiáo dục cho trẻ mầm non trong một lĩnh vực cụ thể?Sử dụng tác phẩm văn học cho trẻ làm quen với môi trườngxung quanh1. Lý do chọn đề tài:Văn học là một môn nghệ thuật không thể thiếu được đối với trẻ em,nhất là trong chương trình giáo dục mầm non . Trong công tác giáo dục việcsử dụng phương tiện văn học ngày càng được coi trọng. Vì nó đem đến chotrẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh, các tác phẩm văn họcnó đem lại và mở ra cho trẻ thế giới tình cảm của con người, kích thích sự chúý đến con người, nó nuôi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng sán tạo nghệthuật và làm cho vốn ngôn ngữ của trẻ được chau chuốt có cấu trúc ngữ phápđúng. Do vậy trong hoạt động dạy phải xác định được mục đích cụ thể của tiếthọc để có phương pháp, biện pháp dạy cho hợp lý, phát triển tư duy sáng tạo,tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo của trẻ. Hình tượng văn học nghệthuật có tác dụng tích cực đến việc giáo dục đạo đức, nhân phẩm của trẻ ngaytư tuổi ấu thơ và tạo tiền đề cho việc hình thành nhân cách con người, nhất làtrong thời đại mới. Bên cạnh đó, văn học còn giúp cho trẻ phát triển ngônngữ, mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh.Sử dụng tác phẩm văn học cho trẻ làm quen với môi trường xungquanh không chỉ là việc vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học mà nócòn là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp trẻ nhận biết sâu sắc hơnvề thế giới xung quanh. Trên thực tế, có nhiều giáo viên khi cho trẻ làm quenvới môi trường xung quanh đã mất không ít thời gian để sưu tầm các tácphẩm văn học, cũng lựa chọn các hình thức khác nhau để đưa văn học vàohoạt động nhằm kích thích hứng thú và tập trung của trẻ vào bài học. Điều đóphần nào giúp giáo viên bồi dưỡng và nâng cao khả năng tổ chức các hoạtđộng của trẻ theo hướng tích hợp, đổi mới. Tuy nhiên, việc lựa chọn tác phẩmvăn học phù hợp cũng như chọn thời điểm đưa văn học vào hoạt động làmquen với môi trường xung quanh hoàn toàn không đơn giản.Chính vì lí do đó, em đã lựa chọn đề tài: “Sử dụng tác phẩm văn họccho trẻ làm quen với môi trường xung quanh” làm đề tài nghiên cứu.2. Phần nội dung:2.1 Cơ sở lý luận của đề tàiA. Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học 1. Khái niệm “ văn học trẻ em”Văn học trẻ em lâu nay vẫn quen gọi là văn học thiếu nhi) “ gồm nhữngtác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành cho trẻ em”. Tuy vậy, kháiniệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tácphẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của trẻem. ( Theo từ điển Thuật ngữ văn học – NXB Giáo dục, 1992)Trên thế giới, từ rất lâu đã xuất hiện các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi.Hầu như bất cứ nhà văn lỗi lạc nào cũng đều có vài ba tác phẩm viết cho cácđó là những sách học vần, sách bách khoa, sách dạy các quy tắc ứng xử trongxã hội xuất hiện ở châu Âu từ thế kỉ XIV. Dần dần khuynh hướng đề cao nghệthuật trong sáng tác cho các em ngày càng được chú ý. Đã có nhiều sáng táccho các em trở thành tác phẩm kinh điển của nền văn hóa nhân loại, ví dụ:Truyện cổ Anđécxen, Truyện kể của Peeeerron, Gulivo du kí của Gi. Xuypt,không gia đình của Hecto malo…Ở mỗi dân tộc, văn học cho các em có nhữngnét đặc sắc riêng, tuy nhiên, những tác phẩm hay đều gặp nhau ở một điểm làhướng về mục đích nhân văn, hướng tới cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống.Ở Việt Nam, từ đầu thế kỉ XX bắt đầu xuất hiện các tác phẩm văn học viếtcho các em, nhưng phải đến sau cách mạng tháng Tám 1945, nền văn họcthiếu nhi mới chính thức được hình thành. Đến nay, trải qua nhiều thăng trầm,