Vẻ đẹp tâm hồn người Việt được thể hiện như thế nào

Tại đây du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên kết hợp với bàn tay khéo léo, óc sáng tạo của các nghệ nhân Việt Nam mà còn cảm nhận phần nào ý tưởng thẩm mỹ, tâm tư tình cảm, thể hiện tính nhân văn cao quý, tính thẩm mỹ độc đáo, tính triết học sâu sắc, góp phần tạo nên văn hóa truyền thống của dân tộc.

Mỗi cây có một kiểu dáng, thế đứng khác nhau: thế phượng vũ, thế ngũ phúc, thế huynh đệ, thế phụ tử, thế long giáng, thế bạt phong hồi đầu, thế long ẩn, thế lão mai, đến thế tam đa, thế tứ quý, thế nguyệt ảnh, thế đại đạo huyên nhi, thế phượng hồng sóng đôi, thế đón gió, thế chờ đợi, thế ngẫu tự, thế nhà hiền triết...

Mỗi thế đứng đều thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả, tất cả đều chứa đựng ý nhân văn sâu sắc: “Thế Ngũ Phúc”: biểu tượng của 5 ước muốn giản dị mà vĩ đại của người xưa: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh; “Thế Phượng Vũ”: biểu tượng cho con chim phượng hoàng đang múa đón con người, vui với những thành quả tốt đẹp; "Thế Huynh Đệ”: nghĩa là ngọn cây nhỏ phải hướng sang cây lớn như anh em, biểu lộ tình âu yếm ruột thịt...

“Con người đã tạo dựng và chơi cây cảnh cũng là tạo dựng cuộc đời, tâm hồn, trí tuệ, ước muốn của mình. Vì vậy cây cảnh là mảnh tâm hồn của ta, làm cho ta hướng về cái đẹp, cái thiện, sống đẹp đẽ và tốt lành hơn. Đó là những tác phẩm nghệ thuật, có nhựa sống của thiên nhiên và con người làm cho con người hòa nhập với thiên nhiên vĩnh hằng và kỳ thú" cụ Nguyễn Hữu Cầu, quận Hoàn Kiếm năm nay đã 96 tuổi nói với chúng tôi như thế sau khi được ngắm nhìn hơn 200 cây cảnh tại vườn hoa Lý Thái Tổ.

Ông Claude Paul - một du khách Pháp sang thăm Việt Nam nhân dịp APEC bộc bạch: "Những cây cảnh ở đây rất đẹp, nó mang lại cho người xem không gian thư giãn lý tưởng sau những bộn bề và sôi động của phố phường. Ở nước chúng tôi không có những cây cảnh to, không có những cây um tùm lại nhiều quả như vậy. Tôi rất thích ngắm cây khế và cây ổi, nó gợi một điều gì rất mộc mạc, gần gũi mà sâu sắc như chính tâm hồn con người Việt Nam vậy".

Những năm gần đây, cách thức tổ chức các cuộc thi cây cảnh của chúng ta chưa hay khi ban giám khảo lấy phiếu thăm dò khách tham quan để đánh giá, chọn giải.

Bởi ý kiến của 100 người không hiểu về cây cảnh không thể bằng nhận xét của một người có kiến thức về nó.

Chúng tôi đã từng được chứng kiến và thấy rằng: những người trong nghề thường không dễ đưa ra lời đánh giá tác phẩm này hay hay dở bởi với họ nghệ thuật là vô cùng, không có xấu-đẹp, đúng-sai, nó thuộc về khả năng cảm thụ và trình độ nhận thức về nghệ thuật của mỗi người. Nên phần đông các nghệ nhân đã tâm sự: Hội sinh vật cảnh Việt Nam trước khi tổ chức cuộc thi bình chọn cây cảnh đẹp, phải hình thành một văn bản có tính quy chuẩn, đưa ra những tiêu chí chung nhất để đánh giá; phải có sự tập hợp, thảo luận giữa những nhà quản lý, nghệ nhân và những người thưởng thức, sau đó thông qua hội đồng xét giải, có vậy mới chọn ra những tác phẩm tương đối toàn diện, phù hợp với vẻ đẹp chung của cây cảnh Việt Nam. Đó cũng là cách để loại hình nghệ thuật này xứng tầm.

Ông Xuân Thế Thụ, một người đã hơn 30 năm trong nghề, tác giả của hơn 20 cây cảnh tại cuộc triển lãm này đã say sưa trò chuyện: "Để tạo ra một cây cảnh người chơi phải bỏ ra 10 năm, 20 năm thậm chí phải mất cả đời người mới tạo được. Chơi cây cảnh phải có sự say mê, gặp gỡ của nhiều thế hệ, “đời trước làm, đời sau nuôi”.

Có người chơi cây cảnh đời trước trình độ hiểu biết không cao, người sau mua về sửa sang, tạo tác bằng con mắt nghệ thuật của mình, tác phẩm trở nên có hồn hơn hoặc ngược lại. Một cây cảnh đẹp phải có sự kết hợp giữa nghệ thuật, tuổi tác của cây, khí hậu, thời gian chăm sóc. Chơi cây cảnh, trồng cây cảnh bao giờ cũng phải coi trọng gốc-gốc có to, có khỏe thì cây mới mạnh, gốc phải to hơn thân. Gốc càng to càng thể hiện cây đã sống lâu năm. Nếu gốc có nhiều rễ nổi, rễ sum sê càng đẹp. Thân cây mềm mại duyên dáng, xiêu nghiêng hay đứng thẳng khỏe mạnh là tùy theo các thế cây. Cành phải được phân bổ hợp lý, cấu tạo so le chia ra các hướng lớn không trùng nhau, tránh gò bó”…

Ông nói tiếp: “Thích là đẹp, không thích là xấu. Nghệ thuật không có giới hạn. Cùng chiêm ngưỡng một cây cảnh, người bảo đẹp, người bảo không, người nói thích, người bảo không thích. Người thích cây cổ nghĩa là: lá phải sum sê, rậm rạp mới thể hiện sức sống mãnh liệt bung tỏa, sự sum vầy, ấm áp. Có người lại thích những cây khẳng khiu, mảnh mai nhưng cành phải yểu điệu, mềm mại, thế phải chênh vênh, có sự phá cách. Người lại thích cây lộ nét phong sương, lão luyện, thân già cỗi nhưng vẫn lất lơ vài chiếc lá non đang chồi lên như nét chấm phá của nghệ thuật phương Đông truyền thống. Cũng như hội họa, văn học, nhiếp ảnh, chơi cây cảnh cũng phân thành nhiều trường phái khác nhau như: cây thế cổ, theo dáng tự nhiên hay dáng bon-sai...”.

Theo những người am tường về cây cảnh thì người Trung Quốc xưa chơi cây cảnh theo hai cách: giới Nho sĩ tạo cây theo ý tưởng, đôi khi cố gò ép để thể hiện tính cách của mình: quân tử; thanh cao, nho nhã hay phóng khoáng; có người lại muốn gửi gắm niềm mong đợi: về hạnh phúc, sum vầy, tuổi thọ...

Người Nhật Bản chơi cây cảnh góc độ nghệ thuật, tạo dáng cây luôn đặt lên hàng đầu còn ý tưởng chỉ ẩn hiện thấp thoáng một cách trừu tượng. Với người Việt Nam lại luôn có sự hòa trộn giữa nghệ thuật và ý tưởng, mỗi cây đều thể hiện tâm tính của mỗi con người, song nếu để ý chúng ta vẫn thấy rõ xu hướng hiện nay dần thiên về tạo dáng hơn ý tưởng.

Tục chơi cây cảnh, bon-sai được phát sinh ở phương Đông, có thể khẳng định là Trung Quốc, theo thời gian đã đi vào cuộc sống như một mỹ tục, một thú chơi thể hiện một phần tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Mỗi tác phẩm được trưng bày đều gửi gắm tình cảm, ý niệm thẩm mỹ, tính chất của nghệ nhân, góp phần giáo dục mọi thế hệ tăng thêm lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước, khả năng tự khẳng định và hoàn thiện mình.

Đề bài: Vẻ đẹp của người lao động qua các bài ca dao và yêu thương tình nghĩa

I. Dàn ý: Vẻ đẹp của người lao động qua các bài ca dao và yêu thương tình nghĩa

1. Mở bài

Giới thiệu về ca dao, dẫn dắt vào đề: vẻ đẹp của người lao động qua các bài ca dao than thân yêu thương tình nghĩa.

2. Thân bài

* Bài 1, 2:

- Mô típ "Thân em..." quen thuộc.

- Nhân vật trữ tình: Là người phụ nữ trong xã hội thời phong kiến, có thân phận nhỏ bé yếu đuối.

- Các hình ảnh so sánh, ẩn dụ: lụa đào, củ ấu khoai

=> Số phận bị lệ thuộc, không có quyền tự quyết định cho cuộc đời mình.

* Bài 3:

- Mở đầu "trèo cây..." khá lạ gây tò mò, hấp dẫn

- Nhân vật trữ tình: Có thể là nam hoặc nữ, hai người yêu thương nhau nhưng không đến được với nhau

- Hình ảnh: Cây khế => Sự chua xót, đau lòng vì có duyên nhưng không thành.

* Bài 4:

- Nhân vật trữ tình: Là một người con gái đang yêu bộc lộ tâm sự vừa trực tiếp vừa gián tiếp

- Nhiều câu hỏi tu từ => Nhiều câu hỏi ngổn ngang trong lòng

- Phép điệp từ, phép lặp câu hỏi, nhân hóa các vật vô tri vô giác: Đèn, khăn, đôi mắt

=> Nỗi lo âu của người con gái vì sợ tình yêu không thành

* Bài 5:

- Nhân vật trữ tình: Người con gái có một tình cảm táo bạo biết theo đuổi tình yêu

- Các hình ảnh được liên tưởng hóa một cách thú vị: Con sông, cây cầu, dải yếm.

=> Nỗi niềm yêu thương của người con gái dành cho người con trai mà mình yêu.

* Bài 6:

- Chủ điểm: Tình nghĩa thủy chung thắm thiết của cặp vợ chồng, họ đã cùng trải qua những đắng cay vất vả chia sẻ ngọt bùi => Không gì chia cách được

- Nghệ thuật: Mượn hình ảnh muối gừng quen thuộc trong ca dao.

* Nhận xét về vẻ đẹp của người lao động:

- Nhận thức rõ được về thân phận của mình.

- Mong ước một tình yêu đẹp

- Tình cảm chung thủy sắt son với người mình yêu

3. Kết bài

Kết luận chung thông qua các bài ca dao, mở rộng.

II. Bài mẫu: Vẻ đẹp của người lao động qua các bài ca dao và yêu thương tình nghĩa

Việt Nam - một đất nước với chiều dài lịch sử với bao nền văn hóa đặc sắc kèm với đó là một kho tàng văn học nghệ thuật khổng lồ. Ta không thể không nhắc đến những bài ca dao vô cùng thân thương của dân gian đã để lại. Mỗi bài ca dao lại mang cho ta những cảm nhận riêng về cuộc đời, về con người. Và đặc biệt vẻ đẹp của người lao động thông qua các bài ca dao than thân, ca dao yêu thương tình nghĩa đã được hiện lên thật rõ.

Trong chế độ phong kiến đầy rẫy những bất công, người phụ nữ đã phải chịu nhiều bất hạnh, chính vì vậy, từ sâu thẳm trong tâm hồn, họ cất lên tiếng than cho số phận của mình:

"- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

- Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi."

Nhân vật trữ tình điển hình trong hai bài ca dao trên là người phụ nữ. Cách xưng hô "thân em như..." đã gợi ra thân phận nhỏ bé yếu đuối đến tội nghiệp vì phải sống trong một xã hội trọng nam khinh nữ. Hình ảnh so sánh, ẩn dụ thân thuộc với cuộc sống: "Thân em như tấm lụa đào" - lụa đào gợi nét đẹp duyên dáng nhẹ nhàng, nhưng lại phất phơ giữa chợ, không biết sẽ vào tay ai. "Củ ấu gai" - dù vẻ bề ngoài xấu xí, đen đúa thế nào thì bên trong vẫn chứa những ngọt bùi, cũng giống như người con gái hình dáng bên ngoài có ra sao nhưng sâu thẳm trong tâm hồn luôn chất chứa một tình cảm chung thủy, đáng để người khác trân trọng. Bài ca dao là tiếng nói của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa. Họ tự ý thức được về giá trị của mình một cách sâu sắc đồng thời cũng là một tâm trạng lo lắng, thấp thỏm trước tương lai phía trước vì thân phận họ bị lệ thuộc, vì lễ giáo phong kiến hà khắc bó buộc.

Tình yêu - một thứ tình cảm rất đặc biệt giữa người với người và là đề tài bất tận của thơ ca. Tình yêu khiến con người có những niềm vui nhưng cũng có những nỗi buồn nếu yêu nhau và không đến được với nhau:

"- Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!

Mặt trăng sánh với mặt trời,
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.

Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời."

Đây là một bài ca dao nói về tình yêu của hai con người gặp phải nhiều trắc trở. Mở đầu bài ca dao bằng một động tác "trèo cây", khiến người đọc không khỏi tò mò. "Ai" một chủ thể không được xác định rõ ràng ở đây, nhưng dù là nam, là nữ, đều mang một tâm trạng chung "xót lòng". Khi chọn được một nửa của mình mà không thể đến được với nhau, trong lòng không khỏi đau khổ, thời gian cứ dài đằng đẵng trôi đi, mà đôi lứa không thể ở bên cạnh nhau. Một sự tiếc nuối về tình cảm lứa đôi không thể thành.

Ca dao về yêu thương tình nghĩa luôn đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh gắn bó với đời sống của con người lao động:

"Khăn thương nhớ ai,Khăn rơi xuống đấtKhăn thương nhớ ai,Khăn vắt lên vai.Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt."

Có thể thấy rõ, nhân vật trữ tình trong bài ca dao này là người con gái đang yêu, có những bộc lộ tâm sự vừa gián tiếp mà vừa trực tiếp. Những biện pháp nghệ thuật được kết hợp với nhau liên tiếp là các câu hỏi tu từ, với đại từ phiếm chỉ "ai"; những bộc lộ gián tiếp thông qua các hình ảnh khăn, đèn, mắt. Hỏi khăn đầu tiên bởi lẽ khăn là vật dụng gần gũi với người con gái nhất, người con gái ấy hỏi chiếc khăn cũng như đang hỏi chính bản thân mình - một hình thức bày tỏ tâm sự kín đáo, tinh tế. "Khăn thương nhớ ai" được lặp lại đến ba lần càng nhấn mạnh người con gái đang rất nhớ thương người mình yêu. Hết hỏi khăn, nàng chuyển sang các vật dụng khác:

"Đèn thương nhớ ai,Mà đèn không tắt.Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên."

Hỏi khăn không đủ, nàng hỏi đèn, hỏi đôi mắt, qua những câu hỏi liên tiếp ta có thể thấy người con gái thao thức trằn trọc suốt canh thâu bởi niềm thương nỗi nhớ, một nỗi nhớ trải dài theo không gian với thời gian. Người con gái ấy đã chọn cách giãi bày trực tiếp:

"Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề..."

Nỗi muộn phiền đã được con gái bày tỏ trực tiếp, những lo phiền cứ bao vây xung quanh, cô lo sợ tình yêu không thành, lo sợ hai người không đến được với nhau. Quả là một cô gái có tình yêu sâu đậm, nồng nàn, tha thiết.

Trong bài ca dao tiếp theo, hình ảnh của người con gái hiện lên với sự mạnh mẽ trong tình yêu:

"Ước gì sông rộng một gang.
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi."

Mặc cho xã hội lễ giáo phong kiến có hà khắc ra sao, người con gái này vẫn một mực theo đuổi tình yêu đích thực của mình. Cô gái có lối suy nghĩ vô cùng táo bạo đó là ước "sông rộng một gang", rồi lại bắc cầu bằng dải yếm. Từ tận sâu trong tâm hồn, đó là một sự quyết liệt theo đuổi hạnh phúc đến cùng.

Tình cảm vợ chồng - một mối tình keo sơn gắn bó luôn được đề cao trong các mối quan hệ giữa con người với con người:

" Muối ba năm muối hãy còn mặnGừng chín tháng gừng hãy còn cayĐôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa."

Tình cảm vợ chồng son sắt khó có gì có thể miêu tả được, vậy mà dân gian đã lấy hai hình ảnh thật giản dị thân thuộc với cuộc sống lao động hằng ngày "gừng và muối". Khoảng thời gian sống bên nhau không chỉ vì tình yêu dành cho nhau mà còn là trách nhiệm với nhau. Một bài ca dao thật hay về tình nghĩa thủy chung thắm thiết của cặp vợ chồng. Họ đã cùng trải qua những đắng cay, vất vả, chia sẻ ngọt bùi cùng nhau, không gì có thể chia cắt được.

Những bài ca dao thân thuộc được viết dưới những câu thơ lục bát hay bốn chữ dễ thuộc dễ nhớ, dễ thấm sâu vào lòng người. Chất liệu dân gian được sử dụng thật độc đáo gây ấn tượng sâu với người đọc. Qua những bài ca dao trên, ta có thể thấy rõ được những vẻ đẹp trong tâm hồn của con người lao động. Họ là những người biết rõ về bản thân, thương cho số phận của mình, những nỗi lo lắng về tình yêu khi không thành đôi. Cùng với đó là tình cảm thắm thiết thủy chung của vợ chồng dành cho nhau. Những vẻ đẹp đó sẽ mãi được lưu giữ với thời gian.

Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ một cách chân tình, sâu sắc qua chùm ca dao yêu thương tình nghĩa. Nghệ thuật dân gian đã tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong câu ca, và đặc biệt nó mang lại một nét đẹp cho kho tàng văn học Việt Nam.

Bài văn mẫu vẻ đẹp của người lao động qua các bài ca dao và yêu thương tình nghĩa sẽ cùng các bạn phân tích, khám phá hình ảnh, vẻ đẹp của người lao động được tái hiện trong những câu ca dao yêu thương tình nghĩa. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

Nghị luận xã hội bàn về phong trào hiến máu nhân đạo Soạn bài Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa Cảm nhận của em về số phận người phụ nữ qua các câu ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa Phân tích bài ca dao sau: "Khăn thương nhớ ai...Lo vì một nỗi không yên một bề..." Giới thiệu một số biện pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao yêu thương, tình nghĩa Lời bài hát Vui vẻ hok quạo