Ví dụ hành vi trái pháp luật nhưng không có lỗi

Mục lục bài viết

  • 1. Lỗi là gì?
  • 2. Phân tích Trường hợp hỗn hợp lỗi
  • 3. Phân tích về yếu tố lỗi
  • 4. Phân tích yếu tố Lỗi với vấn đề tự do và trách nhiệm
  • 5. Cách xác định yếu tố lỗi

Người phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) theo luật hình sự Việt Nam không phải chỉ vì người này có hành vi khách quan có tính gây (hoặc đe dọa gây) thiệt hại cho xã hội mà còn vì họ có lỗi trong việc thực hiện hành vi khách quan đó. Theo nguyên tắc này, luật hình sự Việt Nam không chấp nhận việc "quy tội khách quan", nghĩa là truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ trên cơ sở hành vi khách quan có tính gây (hoặc đe dọa gây) thiệt hại cho xã hội mà không xét đến lỗi của người thực hiện hành vi đó. Việc thừa nhận nguyên tắc có lỗi trong luật hình sự Việt Nam là sự thừa nhận và tôn trọng tự do của con người. Đó là cơ sở đảm bảo cho trách nhiệm hình sự có khả năng khách quan thực hiện được mục đích:

"... không chỉ nhằm trừng trị người... phạm tội mà còn nhằm giáo đục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới..." (Điều 31 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

1. Lỗi là gì?

Lỗi là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm phản ánh chủ thể đã lựa chọn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có đủ điều kiện lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

Lỗi cũng thường được hiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

Theo Luật hình sự Việt Nam, hành vi gây thiệt hại cho xã hội chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu chủ thể có lỗi khi thực hiện hành vi đó vì mục đích của hình phạt chỉ có thể đạt được khi hình phạt được áp dụng cho người có lỗi. Nguyên tắc có lỗi là nguyên

tắc cơ bản của luật hình sự. Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc con người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình vì họ có tự do (có năng lực nhận thức được quy luật, nhận thức được đòi hỏi của xã hội và năng lực lựa chọn, quyết định hành động theo quy luật, theo đòi hỏi của xã hội) và do vậy, chỉ khi có tự do họ mới có thể phải chịu trách nhiệm. Xét về bản chất và nội dung, lỗi được hiểu là quan hệ giữa cá nhân người phạm tội với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định chủ quan đòi hỏi của xã hội. Đó là sự phủ định đòi hỏi của xã hội trong ý thức của chủ thể. Sự phủ định này tồn tại trong sự thống nhất với sự phủ định khách quan là sự phủ định đòi hỏi của xã hội trên thực tế mà biểu hiện của nó là sự gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tương tự như vậy, lỗi cũng được hiểu là sự tự tước tự do của người phạm tội. Đó là sự tự tước tự do trong ý thức của chủ thể. Sự tự tước tự do này là nguyên nhân dẫn đến hành vi mất tự do trên thực tế - hành vi trái với đòi hỏi của xã hội, trái với luật hình sự.

Xét về hình thức thể hiện, lỗi bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong đó, lỗi cố ý gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp; lỗi vô ý gồm vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả. Đó là bốn loại trường hợp có lỗi.

Khác với các trường hợp có lỗi là trường hợp không có lỗi. Đó là trường hợp sự kiện bất ngờ, trường hợp bất khả kháng và trường hợp không có lỗi do chủ thể không có năng lực trách nhiệm hình sự.

>> Xem thêm: Lỗi cố ý là gì ? Quy định pháp luật về lỗi cố ý

Người thực hiện hành vi có tính gây (hoặc đe dọa gây) thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu họ lựa chọn hành vi đó khi có điều kiện lựa chọn xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

Như vậy, lỗi trong luật hình sự được hiểu là quan hệ giữa cá nhân người phạm tội với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định chủ quan những đòi hỏi của xã hội được thể hiện qua các đòi hỏi cụ thể của luật hình sự. Sự phủ định chủ quan này tồn tại trên cơ sở và trong sự thống nhất với sự phủ định khách quan là tính gây (hoặc đe dọa gây) thiệt hại cho các quan hệ xã hội là khách thể được luật hình sự bảo vệ. Cũng như quan hệ giữa khách quan và chủ quan, sự phủ định khách quan có thể tồn tại độc lập không cần có sự phủ định chủ quan nhưng sự phủ định chủ quan chỉ tồn tại khi có sự phủ định khách quan. Điều đó có nghĩa là lỗi bao giờ cũng đi liền với hành vi có tính gây (hoặc đe dọa gây) thiệt hại cho xã hội và không thể nói đến lỗi khi không có hành vi cụ thể có tính gây (hoặc đe dọa gây) thiệt hại cho xã hội. Lỗi trong luật hình sự Việt Nam là lỗi cá nhân, lỗi của người cụ thể khi thực hiện hành vi cụ thể có tính gây (hoặc đe dọa gây) thiệt hại cho xã hội.

2. Phân tích Trường hợp hỗn hợp lỗi

Trường hợp hỗn hợp lồi là trường họp trong cấu thành tội phạm có hai loại lỗi (cổ ý và vô ý) được quy định đổi với những dấu hiệu khách quan khác nhau.

Là biểu hiện của mặt chủ quan, lỗi luôn luôn là lỗi đối với tất cả những dấu hiệu khách quan được phản ánh trong cấu thành tội phạm cơ bản. Do vậy, không thể có những loại lỗi khác nhau đối với những dấu hiệu khách quan khác nhau trong cùng cấu thành tội phạm cơ bản. Trường hợp tồn tại đồng thời hai loại lỗi (cố ý và vô ý) chỉ có thể xảy ra ở những cấu thành tội phạm tăng nặng của những tội phạm cổ ý mà dấu hiệu tăng nặng là hậu quả thiệt hại nhất định và lỗi của người phạm tội đối với hậu quả đó là lỗi vô ý.

Trong Khoa học luật hình sự, cần phân biệt trường hợp hỗn hợp lỗi với lối hỗn hợp. Lỗi hỗn hợp là trường hợp chỉ thái độ tâm lý của nhiều người đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà họ đã gây ra. Thông thường, đây là trường hợp hậu quả xảy ra trên thực tế có cả lỗi của người phạm tội và người bị hại. Còn hỗn hợp lỗi là trường hợp chỉ thái độ tâm lý của một người đối với hành vi và đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội khi họ thực hiện tội phạm.

3. Phân tích về yếu tố lỗi

Sự phủ định chủ quan thể hiện ở sự lựa chọn xử sự khách quan có tính gây (hoặc đe dọa) thiệt hại cho xã hội.

Trong trường hợp có lỗi, chủ thể có nhiều khả năng xử sự - khả năng xử sự có tính gây (hoặc đe dọa gây) thiệt hại cho xã hội và khả năng xử sự phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Những khả năng này chủ thể đều có thể lựa chọn nhưng chủ thể đã lựa chọn và thực hiện xử sự có tính gây (hoặc đe dọa gây) thiệt hại cho xã hội. Như vậy, lỗi chỉ đặt ra cho những trường hợp trong đó có khả năng xử sự phù hợp với đòi hỏi của xã hội và chủ thể đã không lựa chọn khả năng này.

Với ý nghĩa là nội dung của lỗi, quan hệ giữa cá nhân người phạm tội với xã hội luôn luôn được thể hiện và tồn tại là quan hệ tâm lí nhất định của chủ thể với hành vi gây (hoặc đe dọa gây) thiệt hại cho xã hội. Đó là mặt hình thức của lỗi. Căn cứ vào mặt hình thức này của lỗi có thể định nghĩa lỗi như sau:

>> Xem thêm: Lỗi cố ý gián tiếp là gì ? Cho ví dụ về lỗi cố ý gián tiếp theo luật hình sự ?

Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội của mình và đổi với hậu quả do hành vi đó gây ra được biếu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

Đây là cách định nghĩa thường thấy trong các sách báo pháp lí từ trước đến nay.

Là mặt hình thức của lỗi, quan hệ tâm lí ở đây gồm yếu tố lí trí và yếu tố ý chí. Hai yếu tố này - một thể hiện năng lực nhận thức, một thể hiện năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở của sự nhận thức là những yếu tố tâm lí cần thiết của mọi hành vi của con người. Neu xử sự có tính gây (hoặc đe dọa gây) thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi thì lí trí và ý chí phải có những đặc điểm nhất định phản ánh xử sự có tính gây (hoặc đe dọa gây) thiệt hại cho xã hội đã thực hiện là kết quả của sự lựa chọn của chủ thể, ttong khi chủ thể có đủ điều kiện lựa chọn xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

Trong hoạt động tâm lí, ngoài lí trí và ý chí còn có yếu tố tình cảm. Khi thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội, người phạm tội có thể ở trong trạng thái tình cảm khác nhau (giận dữ, bực tức, lo sợ...) nhưng tình cảm không có ý nghĩa quyết định ttong việc xác định nội dung và hình thức lỗi. Nó không phải là dấu hiệu trong cấu thành tội phạm (CTTP).

Căn cử vào đặc điểm cấu trúc tâm lí của yếu tố lí trí và ý chí trong những trường hợp có lỗi, luật hình sự Việt Nam chia lỗi thành hai loại - cố ý và vô ý. Lỗi cố ý gồm hai hình thức là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý cũng gồm hai hình thức là vô ý vì quá tự tin và vô ý vì cẩu thả.

Lỗi là nội dung biểu hiện của mặt chủ quan được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm. Trong mỗi cấu thành tội phạm cơ bản, dấu hiệu lỗi được xác định (về nguyên tắc) chỉ có thể là một loại lỗi - hoặc là lỗi cố ý hoặc là lỗi vô ý.

Trong các tội phạm cố ý, lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp hoặc là cố ý gián tiếp (Ví dụ: Tội giết người - Điều 123 BLHS) nhưng cũng có thể chỉ là cố ý trực tiếp (Ví dụ: Tội trộm cắp tài sản - Điều 173 BLHS) hoặc chỉ có thể là cố ý gián tiếp (Ví dụ: Tội bức tử - Điều 130 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

Thực tiễn xét xử hiện nay thừa nhận lỗi ưong cấu thành tội phạm tội bức tử là lỗi cố ý gián tiếp hoặc vô ý. Nếu người bức tử khi thực hiện hành vi bức tử lại mong muốn hậu quả tự sát (cố ý trực tiếp) thì không còn là tội bức tử mà đã cấu thành tội giết người.

Trong các tội phạm vô ý, dấu hiệu lỗi vô ý được xác định trong cấu thành tội phạm có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả.

4. Phân tích yếu tố Lỗi với vấn đề tự do và trách nhiệm

>> Xem thêm: Lỗi cố ý trực tiếp là gì ? Quy định về lỗi cố ý trực tiếp trong luật hình sự ?

Lỗi là điều kiện để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự một người về hành vi có tính gây (hoặc đe dọa gây) thiệt hại cho xã hội của họ. Để có thể giải thích tại sao lại như vậy, cần phải đi từ câu hỏi:

Trên cơ sở nào mà xã hội có thế buộc con người phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ?

Con người phải chịu ttách nhiệm về hành vi của mình vì hành vi của con người tuy có tính tất yếu nhưng đồng thời có tính tự do. Tính tất yếu của hành vi con người thể hiện ở chỗ hành vi được hình thành không phải một cách ngẫu nhiên, tách rời những điều kiện xã hội mà được hình thành một cách có quy luật, là kết quả của sự tác động qua lại giữa những điều kiện xã hội và con người. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là xử sự cụ thể của cá nhân có tính tất yếu tuyệt đối, không thể ttánh được. Mọi xử sự của con người tuy đều chịu sự chi phối của quy luật khách quan nhưng con người lại cố khả năng nhận thức được quy luật và sử dụng quy luật thực hiện mục đích của mình. Đó là tự do của con người. Xử sự của con người có tính quy định trước nhưng đối với xử sự của mình con người vẫn có tự do vì con người có năng lực lựa chọn và thực hiện xử sự phù hợp với quy luật tự nhiên và xã hội đã nhận thức được. Xử sự của con người tuy chịu sự tác động của điều kiện kinh tế, xã hội nhưng không phải là kết quả trực tiếp của riêng điều kiện kinh tể, xã hội vì "mọi sự tác động của một hiện tượng lên một hiện tượng khác đều bị khúc xạ bởi các thuộc tính bên trong của hiện tượng bị tác động".

Các nguyên nhân bên ngoài tác động đến con người không phải một cách máy móc mà phải thông qua sự suy xệt (lí trí) và sự quyết định (ý chí) của họ. Để thoả mãn nhu cầu trồng đời sống mỗi người có thể có nhiều biện pháp giải quyết và việc lựa chọn biện pháp nào là kết quả của hoạt động lí trí và ý chí. Chính vì vậy, trong những điều kiện khách quan giống nhau, mỗi người có thể lựa chọn biện pháp xử sự khác nhau. Con người khi đã có quyền lựa chọn là có tự do.

Tự do ý chí là khả năng tâm lí của con người có thể tự mình lựa chọn và thực hiện biện pháp xử sự ttong những điều kiện xã hội nhất định. Người đã lựa chọn biện pháp xử sự có tính gây (hoặc đe dọa gây) thiệt hại cho xã hội khi có thể xử sự phù hợp với đòi hỏi của xã hội thì phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Tự do là cơ sở để lên án người có hành vi có tính gây (hoặc đe dọa gây) thiệt hại cho xã hội.

Tự do là cơ sở của trách nhiệm và trách nhiệm chỉ đặt ra cho con người khi họ có tự do. Người xử sự trái vói đòi hỏi của xã hội trong khi có tự do là người có lỗi. Trách nhiệm chỉ đặt ra cho người có lỗi.

5. Cách xác định yếu tố lỗi

- Lỗi cố ý trực tiếp

Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

-Lý trí : nhận thức rõ được tính chất nguy hiểm của hành vi, thấy trước hậu quả của hành vi đó

>> Xem thêm: Có phải dựng lại hiện trường tai nạn giao thông hay không ?

-Ý chí: Mong muốn cho hậu quả xảy ra

- Lỗi cố ý gián tiếp

Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm co xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

-Lý trí: nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi, thấy trước hậu quả có thể xảy ra của hành vi

-Ý chí: Không mong muốn hậu quả xảy ra hoặc để mặc hậu quả xảy ra

- Lỗi vô ý vì quá tự tin

Lỗi vô ý vì quả tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

-Lý trí: thấy trước hậu quả có thể xảy ra

-Ý chí: Tin rằng hậu quả không xảy ra hoặc tin rằng hậu quả có thể ngăn ngừa được

>> Xem thêm: Gây thiệt hại về tài sản khi tai nạn giao thông có bị truy cứu?

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê