Ví dụ về đánh giá thường xuyên ở tiểu học

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN MÔN TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.84 KB, 10 trang )

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
MÔN TOÁN
I. Kĩ thuật đánh giá thường xuyên trong dạy học môn Toán ở tiểu học
Để thực hiện đánh giá thường xuyên (ĐGTX) trong quá trình dạy học môn
Toán, giáo viên (GV) căn cứ vào mục tiêu và nội dung của mỗi bài học, có thể linh
hoạt vận dụng các kĩ thuật dưới đây để đánh giá học sinh (HS):
- Quan sát, phân tích và phản hồi;
- Phỏng vấn nhanh, kiểm tra nhanh; Tư vấn hướng dẫn động viên;
- Viết nhận xét; ĐG, nhận xét sản phẩm của HS.
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể :
1. Quan sát, phân tích và phản hồi
- GV cần quan sát quá trình HS hoạt động trong giờ học: chú ý đến những
hành vi của HS khi làm việc cá nhân cũng như làm việc theo cặp / theo nhóm (sự
tương tác /tranh luận/ chia sẻ các suy nghĩ, biểu lộ cảm xúc... giữa các em với nhau
trong nhóm) để làm ra sản phẩm học tập theo yêu cầu.
GV có thể ghi chép lại kết quả quan sát quá trình thực hiện hoặc tham gia
hoạt động học tập cá nhân / nhóm, chủ yếu là điểm đặc biệt (HS làm tốt, nhanh; Hs
còn lúng túng, chưa thực hiện được...), mức độ đạt được của sản phẩm học tập
(hoàn thành hay chưa hoàn thành, hoàn thành ở mức nào) v.v...
Ví dụ : Ở lớp 1 khi HS thực hiện các phép tính cộng (không nhớ) các số có
hai chữ số, GV quan sát thấy HS mặc dù kết quả thực hiện phép tính đúng nhưng
HS đó luôn thực hiện phép tính từ trái qua phải, cộng hàng chục trước rồi mới cộng
hàng đơn vị. Khi đó, GV hỏi HS nêu cách tính và hướng dẫn HS sửa, GV ghi lại để
theo dõi và có biện pháp hỗ trợ HS.
- GV quan sát cử chỉ, hành vi của HS,có thể xuất hiện những tình huống sau:
+ GV quan sát thấy nét mặt biểu lộ hoài nghi, ngơ ngác hoặc tư thế không bình
thường, người lắc lư bất ổn, có thể là dấu hiệu HS chưa thực sự hiểu nhiệm vụ.


+ Khi HS nhìn thẳng, dõi theo GV, có cử chỉ muốn nói điều gì đó thì tùy từng tình
huống có thể suy đoán là GV đã thực hiện xong nhiệm vụ và muốn được chuyển


hoạt động tiếp theo hoặc muốn hỏi GV HS nào chưa sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ,
chưa hợp tác với nhóm.
HS đã thực hiện xong, thực hiện đúng nhiệm vụ hoặc những điều HS còn cảm
thấy chưa rõ, chưa yên tâm…
Sử dụng kết quả và phản hồi sau khi quan sát:
Các thông tin quan sát là cơ sở để GV đưa ra các quyết định tác động, động viên,
giúp đỡ kịp thời HS trong học tập. Sự can thiệp giúp đỡ có thể tiến hành ngay sau
khi thu được thông tin quan sát, hoặc có thể được GV ghi lại trong sổ ghi chép cá
nhân để GV đưa ra quyết định giúp đỡ, can thiệp sau.
2. Phỏng vấn nhanh, kiểm tra nhanh; Tư vấn, hướng dẫn động viên
a) Phỏng vấn nhanh, kiểm tra nhanh
- Khi thấy HS đang loay hoay mà chưa thể làm xong bài toán GV có thể hỏi:
Em làm đến đâu rồi? Em thấy khó ở chỗ nào? Có cần cô giúp đỡ gì không?
-Khi học về “Khái niệm số thập phân”, lớp 5. GV có thể phỏng vấn nhanh,
kiểm tra nhanh xem HS đã biết cách đọc, viết số thập phân chưa bằng các câu hỏi
ngắn như : Đọc số thập phân 0,015; viết số thập phân : “mười hai phẩy ba tư”
b) Tư vấn, hướng dẫn động viên
Chẳng hạn như, trong quá trình dạy học bài 26 + 5 (Toán 2, trang 35), có
thể có một số lời nhận xét, tư vấn, hướng dẫn HS trong khi quan sát, theo dõi HS
làm các bài tập:
- Với HS làm đúng hết các ý trong bài tập 1, viết số đẹp và thẳng cột: Em
làm đúng hết và viết số rất đẹp. Cô khen em. Em tiếp tục làm bài nhé.
- Với HS chưa đặt tính thẳng cột với phép tính 16 + 4 trong bài tập 1: Em đặt
tính (chẳng hạn 16 + 4) chưa thẳng cột. Em cần đặt tính thẳng cột nhé. Số 4 phải ở
dưới số nào?


- Với HS viết kết quả chưa đẹp trong mỗi ô tròn ở bài tập 2: Em có các kết
quả đúng rồi nhưng cần điền mỗi kết quả vào đúng trong ô tròn cho đẹp nhé.
- Với HS viết câu lời giải chưa đúng hoặc làm chưa đúng phép tính hay đặt

phép tính đúng nhưng tính kết quả sai hoặc quên viết đáp số hay quên viết đơn vị
vào đáp số…: Em sửa lại câu lời giải cho đúng nhé; Em xem lại phép tính (kết quả
tính) đã đúng chưa nhé; Em xem lại phép tính cần tính là phép tính trừ hay phép
tính cộng nhé; Em kiểm tra lại đáp số (các viết đáp số) nhé; Em cần xem lại cách
giải bài toán về nhiều hơn – ít hơn.
- Với HS đo chưa đúng độ dài đoạn thẳng: Em lưu ý cách đặt thước nhé;
Em xem lại kết quả độ dài đoạn thẳng AB đã chính xác chưa.

3. Viết nhận xét; đánh giá sản phẩm của học sinh
a) Ví dụ khi dạy học bài Các số 1, 2, 3 (SGK Toán 1 trang 11), trong quá trình theo
dõi HS làm bài tập, GV quan sát vở HS và đánh dấu “đ” bằng mực đỏ vào những
bài HS làm đúng cùng với lời khen. GV có thể nhận xét: Hôm nay cô thấy các em
làm bài tốt, cô khen cả lớp, vẫn còn một số bạn viết số chưa đẹp, viết bài chưa
được sạch, giờ sau các em cố gắng hơn... GV có thể viết nhận xét vào một số vở:
em viết số (1, 2, 3) rất đẹp; em cần viết số 2 đẹp hơn; em tập viết lại số 3 cho đúng
(vì em đó viết ngược); em cần giữ vở sạch hơn, em cần làm bài nhanh hơn…
b)Ví dụ khi HS học về khái niệm “Tỉ số phần trăm”, lớp 5. GV có thể tổ chức cho
HS biểu diễn trực quan tỉ số phần trăm của một số bằng hoạt động : Cho bảng 100
ô vuông. Em hãy tô màu vào 25% số ô vuông.
Khi HS biểu diễn 25% bằng cách tô màu vào 25 ô vuông trong bảng 100 ô
vuông như vậy GV có thể đánh giá sản phẩm của HS. Quan sát sản phẩm của HS
GV không chỉ đánh giá được HS có nắm vững khái niệm phần trăm không mà còn
nhận được thông tin phản hồi về tính cẩn thận, óc thẩm mĩ, năng lực sáng tạo của
học sinh. Vì tư duy của HS thể hiện trên sản phẩm, có những HS tô màu không
những đúng 25% mà còn tạo ra những hình ảnh phong phú đẹp mắt như ngôi nhà,
rô bốt, cây thông,…. Mặt khác, khi HS có cơ hội thuyết trình về sản phẩm của


mình GV còn có thể thu nhận được thông tin phản hổi về cách suy nghĩ, cách tư
duy, kĩ năng giao tiếp của HS.

II. Ví dụ minh họa ĐGTX quá trình dạy học môn Toán
1. Lớp 1
1.1. Trước hết chúng tôi lấy ví dụ minh họa ĐGTX khi dạy học bài Các số 1, 2, 3
(SGK Toán 1 trang 11).
a) Bài Các số 1, 2, 3 có nội dung là: số lượng các nhóm đồ vật có 1, 2, 3 đồ vật;
đọc, viết các chữ số 1, 2, 3; đếm 1, 2, 3 và đọc theo thứ tự ngược lại 3, 2, 1; thứ tự
của các số 1, 2, 3.
GV cần xác định mục tiêu hoặc yêu cầu hay mức độ cần đạt của bài Các số 1, 2,
3 là HS xác định được số lượng các nhóm đồ vật có 1, 2, 3 đồ vật; biết đọc, viết
các chữ số 1, 2, 3; biết đếm 1, 2, 3 và đọc theo thứ tự ngược lại 3, 2, 1; biết thứ tự
của các số 1, 2, 3.
b) Trong giờ học, GV tổ chức hoạt động cho HS học tập và đánh giá:
- GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát hình vẽ trong SGK, nêu số lượng con
chim, bạn nhỏ, con mèo, bông hoa, chấm tròn, con tính…; HS nêu số lượng con
chim, bạn nhỏ, con mèo, bông hoa, chấm tròn, con tính…; GV nghe, quan sát học
sinh nêu, chỉnh sửa cho HS cách nói phù hợp, ví dụ:
+ Nếu HS chỉ nói “một con chim”, GV chỉnh sửa là: “em hãy nói có một con
chim”, “có hai con mèo”, “có ba bông hoa”; ...
+ GV có thể động viên: đúng rồi, em giỏi lắm, cô khen em; em nói đúng rồi, cả
lớp khen bạn nào;
+ GV chỉnh sửa: em nói là có một con chim (chứ không phải là có môộc con
chim”)…
- HS đếm: 1 ô vuông, 2 ô vuông, 3 ô vuông; đọc các số tương ứng ở dưới: 1, 2,
3, 3, 2, 1; đếm 1, 2; 2, 1; 1, 2, 3; 3, 2, 1; GV có thể nhận xét:
+ Em đọc đúng, rõ ràng, cô khen em;
+ Bạn A đọc to, rõ, đúng, cả lớp cùng khen bạn nào;


+ Em có thể đọc lại được không; em đọc là “một” (chứ không phải là
“môộc”)…

- GV nêu yêu cầu làm bài tập 1, hướng dẫn HS viết các số 1, 2, 3 theo mẫu;
quan sát HS viết, nhận xét, giúp đỡ và hướng dẫn:
+ Em viết số 2 chưa đẹp, em nên viết số 2 như sau: viết dấu hỏi ở trên và dấu
ngã ở dưới; em viết số 3 rất đẹp;
+ Em viết lại số 3 nhé: nửa trên bé hơn nửa dưới thì số 3 sẽ đẹp hơn;
+ Cô cầm tay giúp em viết số 3 cho đẹp nhé…
- GV nêu yêu cầu làm bài tập 2, quan sát HS làm bài, có thể có nhận xét:
+ Em quan sát lại xem có mấy con vịt? (nếu em đó nói số con vịt chưa đúng);
+ Em viết các số rất đẹp;
+ Cô thấy các em viết số đồ vật vào ô trống rất đúng, cô khen cả lớp;
+ Cô cho cả lớp xem một số bài các bạn viết số đúng và rất đẹp…
- GV nêu yêu cầu làm bài tập 3, quan sát HS làm bài, nhận xét:
+ Em vẽ chấm tròn to hơn như chấm tròn bên cạnh sẽ đẹp hơn;
+ Em vẽ đúng và đẹp đấy…
- Trong quá trình theo dõi HS làm bài, GV quan sát vở HS và đánh dấu “đ”
bằng mực đỏ vào những bài HS làm đúng cùng với lời khen. GV có thể nhận xét:
Hôm nay cô thấy các em làm bài tốt, cô khen cả lớp, vẫn còn một số bạn viết số
chưa đẹp, viết bài chưa được sạch, giờ sau các em cố gắng hơn... GV có thể viết
nhận xét vào một số vở: em viết số (1, 2, 3) rất đẹp; em cần viết số 2 đẹp hơn; em
tập viết lại số 3 cho đúng (vì em đó viết ngược); em cần giữ vở sạch hơn, em cần
làm bài nhanh hơn…
c) Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn:
- Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng
nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả với giáo viên:


+ Bạn nào viết xong bài 1 (làm xong bài 3) thì giơ tay (giơ bút, ngồi khoanh
tay, giơ thẻ…);
+ Ở bài tập 2, bạn H ghi số 2 (bóng bay), 3 (đồng hồ), 1 (con rùa), 3 (con
vịt), 2 (chiếc thuyền), những bạn nào có kết quả giống như bài làm của bạn H thì

giơ tay.
- Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình
thực hiện các nhiệm vụ học tập; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành
nhiệm vụ:
+ Bạn làm bài đúng rồi;
+ Bạn đọc số đúng, rõ ràng;
+ Bạn đọc số (1) còn ngọng, bạn đọc lại nhé: “Một”.
+ Bạn viết số (2) rất đẹp;
+ Bạn viết số 3 bị ngược; bạn viết số 3 như thế này này.
+ Bạn cần giữ vở sạch hơn.
d) Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá
- Cha mẹ học sinh có thể trao đổi về bài học ở nhà với cha mẹ, cách động
viên các cháu học tập ôn bài ở nhà: nhà mình có mấy người? nhà mình có mấy con
bò?; Quan sát HS học tập, hướng dẫn con đọc số đúng, làm bài, giữ vở sạch, hỏi
hôm nay con học bài gì? con làm bài như thế nào? …
- Trao đổi với GV các nhận xét, đánh giá HS bằng các hình thức phù hợp,
thuận tiện (lời nói, viết thư): Cháu rất hay nói chuyện với bố mẹ về học Toán ở lớp
cô ạ; Cháu A vẫn đọc số còn ngọng cô giáo ạ; em thấy cháu viết số 3 chưa được
đẹp cô ạ; cháu C hay viết ngược số, làm thế nào để sửa được ạ cô giáo?
1.2. Tuần 2 lớp 1 có thể có bốn bài: Luyện tập (Toán 1, trang 10), Các số 1, 2, 3
(Toán 1, trang 11), Luyện tập (Toán 1, trang 13), Các số 1, 2, 3, 4, 5 (Toán 1, trang
14); mức độ yêu cầu cần đạt của tuần với 4 bài trên là:
- HS nhận biết được các hình (vuông, tròn, tam giác), có thể ghép được
thành hình mới.


- HS nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật có 1 đến 5 đồ vật; đọc viết
được các chữ số từ 1 đến 5; biết đếm từ 1 đến 5 ngược lại; biết thứ tự của các số từ
1 đến 5.
Cuối tuần 2, GV lưu ý đến những HS có nhiệm vụ chưa đạt mức độ yêu cầu

cần dạt đối với bốn bài học Toán trong tuần, giúp đỡ kịp thời để HS đạt mức độ
yêu cầu cần đạt; GV có thể nhận xét: em A còn đọc ngọng (đã hướng dẫn cách đọc
đúng); em B còn viết bẩn, hay tẩy xoá (đã nhận xét vào bài); em C viết số 2 chưa
đẹp (đã cầm tay sửa, luyện viết thêm số 2 vào bảng con); số 3 còn viết ngược (  );
số 5 còn viết ngược ( ); số 6 còn viết ngược (  )…
1.3. Hết tháng 9, GV có thể lưu ý, nhận xét cho HS hay ghi nhận xét vào sổ cá
nhân về mức độ hoàn thành nội dung học tập môn Toán trong ba hay bốn tuần đầu
năm học; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với
những HS chưa hoàn thành nội dung học tập môn Toán trong ba hay bốn tuần đó:
(Em A) Hoàn thành nội dung học tập môn Toán;
(Em B) Hoàn thành tốt;
(Em C) Còn nói ngọng “năm” thành “lăm”;
(em H) Hướng dẫn, luyện phát âm đúng; Trao đổi (với cha mẹ em K) về
cách phát âm đúng;
(em L) Chưa phân biệt rõ “bé hơn” và “lớn hơn”;
(em M) Lưu ý số nhỏ ở đầu “nhọn” của dấu >;
(em N) Viết dấu = còn chưa ngay ngắn;
(em P) Còn viết số 3 (số 5) ngược…
2. Ví dụ minh hoạ về ĐGTX khi tổ chức hoạt động dạy học bài Bảng nhân 6
(SGK Toán 3, trang 19):
Hoạt động 1: Khởi động
- Tô màu vào hình theo từng hàng (cá nhân, cặp đôi, hoặc nhóm):


- Trả lời các câu hỏi: Mỗi hàng có mấy quả cam? Tô xong một hàng là tô được
mấy quả cam? Tô xong hai hàng là tô được mấy quả cam?
Hướng dẫn ĐGTX :
GV quan sát các em tô màu, khen ngợi những HS tô màu nhanh, đẹp; lưu ý
là có thể cho HS tô theo cặp, nhóm hoặc thay tô bằng đếm số quả cam theo hàng.
- Căn cứ vào câu trả lời của HS, GV nhận xét hoặc hướng dẫn để HS có câu trả

lời đúng (mỗi hàng có 6 quả cam; tô xong một hàng là tô được 6 quả cam; tô xong
hai hàng là tô được 12 quả cam).
- GV khen ngợi những HS tích cực tham gia hoạt động.
Hoạt động 2: Lập bảng nhân 6
- HS quan sát tấm bìa có 6 chấm tròn, trả lời câu hỏi: 6 chấm tròn, lấy 1 lần được
mấy chấm tròn?
+ HS nghe GV nêu, quan sát GV viết: 6 được lấy 1 lần, ta viết (viết lên bảng): 6 x
1 = 6.
+ HS nêu: 6 nhân 1 bằng 6
- HS tiếp tục quan sát rồi trả lời câu hỏi: 6 chấm tròn, lấy 2 lần được mấy chấm tròn?
6 được lấy 2 lần, viết thành phép nhân như thế nào?
+ HS viết 6 x 2.
+ Trả lời câu hỏi: 6 nhân 2 bằng bao nhiêu? (6 x 2 = 6 + 6 = 12).
+ Quan sát GV viết 6 x 2 = 12 (thẳng cột với 6 x 1 = 6).


+ HS nêu lại: 6 nhân 1 bằng 6; 6 nhân 2 bằng 12.
- HS (có thể trao đổi, thảo luận) trả lời câu hỏi (GV nêu vấn đề): làm thế nào để biết
6 nhân 3 bằng bao nhiêu?
+ HS có thể được hướng dẫn: 6 x 3 = 6 + 6 + 6 = 18 nên 6 x 3 công thức 18.
+ HS quan sát GV viết: 6 x 3 = 18 (thẳng cột với 6 x 1 = 6 và 6 x 2 = 12).
+ HS nêu lại: 6 x 1 = 6; 6 x 2 = 12; 6 x 3 = 18.
- HS thực hiện (cá nhân hoặc cặp đôi hoặc nhóm; dưới sự giám sát, hướng dẫn, hỗ
trợ của GV) lập các công thức còn lại của bảng nhân 6 (làm tương tự như với 6 x 2;
6 x 3 cho từng trường hợp 6 x 4; 6 x 5; 6 x 6;…; 6 x 10).
(trường hợp làm theo cặp hoặc nhóm thì khi làm xong, các nhóm cử đại diện lên
bảng báo cáo kết quả để hoàn chỉnh bảng nhân 6).
- HS đọc (để thuộc) bảng nhân 6 (theo thứ tự viết, chẳng hạn 6 x 3 = 18 đọc là: sáu
nhân ba bằng mười tám).
Hướng dẫn ĐGTX :

GV cần quan sát, hỗ trợ HS lúng túng khi hoàn thành bảng nhân 6.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1 (Tính nhẩm), có thể thiết kế làm cá nhân hay theo cặp, nhóm như:
- Em đọc bạn nêu (ghi) kết quả.
- Bạn đọc, em nêu (ghi) kết quả.
- Đối chiếu, thống nhất kết quả.
Bài 2 (giải bài toán có lời văn), có thể thiết kế như sau:
- Đọc bài toán: Mỗi thùng có 6l dầu. Hỏi 5 thùng như thế có tất cả bao nhiêu lít dầu?
- Trả lời các câu hỏi: Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì? Muốn biết 5 thùng có tất
cả bao nhiêu lít dầu phải làm phép tính gì? làm như thế nào?
- Giải và trình bày bài giải.
- Đổi vở, chữa bài cho nhau, thống nhất kết quả.


Bài 3 (Đếm thêm 6 rồi viết số thích hợp vào ô trống), có thể thiết kế như sau:
- HS làm bài cá nhân, tự nêu yêu cầu của bài, tự đếm rồi viết số thích hợp vào ô
trống.
- Đổi vở, chữa bài cho nhau, thống nhất kết quả.
Hướng dẫn ĐGTX :
Khi HS làm bài 1 GV quan sát, hỗ trợ, chỉnh sửa cho một số HS đọc chưa
đúng hay đưa ra kết quả chưa đúng; khi HS làm bài 2, cần quan sát hỗ trợ HS còn
lúng túng khi trình tìm phép tính phù hợp hay trình bày bày giải; khi HS làm bài 3:
với HS hoàn thành sớm có thể cho HS đó đọc xuôi (từ 6 đến 60) rồi đọc ngược (từ
60 đến 6) hoặc cho HS trao đổi (cặp, nhóm) về đặc điểm của dãy số ghi trong tất cả
các ô.



Suy nghĩ về đánh giá thường xuyên quá trình học tập môn Toán của học sinh tiểu học

Đọc bài Lưu

1. Thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học hiện nay còn nặng nề, đặc biệt là việc thường xuyên dùng điểm số hàng ngày đã gây áp lực cho học sinh và cha mẹ học sinh, là một trong những nguyên nhân chính làm nảy sinh tình trạng học trước chương trình, học thêm tràn lan. Cách đánh giá hiện tại mới chỉ chú trọng đến việc “đo lường” kết quả học tập, việc nắm kiến thức bằng cách cho điểm, chưa chú ý đến năng lực và phẩm chất học sinh, chưa thưc sự quan tâm đến các biện pháp hướng dẫn, giúp đỡ kịp thời học sinh vượt qua những khó khăn để học tập, rèn luyện tốt hơn. Do đó, việc đánh giá hiện nay thường tạo ra nhiều áp lực cho học sinh và cha mẹ học sinh, chưa thực sự góp phần tạo hứng thú, động viên tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Một số định hướng về đánh giá học sinh tiểu học nói riêng, học sinh phổ thông nói chung là: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”(Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 ban hành theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ); “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo”, “Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kì, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội”(Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế); “Đổi mới hình thức, PP thi, kiểm tra và ĐG kết quả GD theo hướng ĐG năng lực người học; kết hợp ĐG cả quá trình với ĐG cuối kì học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển” (Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW).

2. Thực hiện một số định hướng trên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 về Kế hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện NQ 29-NQ/TW, trong đó nêu rõ: “Đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng GDĐT đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học. Triển khai đổi mới PP kiểm tra, thi, ĐG người học ngay trong quá trình và kết quả từng giai đoạn GD, ĐT nhằm kịp thời điều chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học ở các cấp học và trình độ đào tạo”.

2.1. Ngày 28/8/2014, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Những điểm mới chính trong nội dung Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT là:

- Hướng dẫn cách thức đánh giá, các công cụ đánh giá và nội dung toàn diện của hoạt động đánh giá trong quá trình học, cuối học kì, cuối năm học (không chỉ là chấm bài kiểm tra như trước); trong đó rất coi trọng việc quan sát, theo dõi, trao đổi, nhận xét, động viên kịp thời những tiến bộ, hướng dẫn kịp thời hoạt động học tập, rèn luyện của từng học sinh, không so sánh giữa các học sinh.

- Hướng dẫn các tiêu chí cụ thể của các chuẩn phẩm chất, chuẩn năng lực làm căn cứ cho việc đánh giá (trong các thông tư trước đây không có hướng dẫn này).

- Hướng dẫn việc khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh và tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh, thay vì trước đây chỉ có giáo viên đánh giá.

- Không cho điểm khi đánh giá trong quá trình học nhưng có chấm điểm, nhận xét đối với bài kiểm tra cuối học kì, cuối năm học. Đặc biệt, có hướng dẫn cách ra câu hỏi, bài tập phân hoá bằng độ khó, trình độ hoạt động tư duy theo quan điểm đánh giá hiện đại.

- Để khắc phục tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp’’, một mặt thông tư mới hướng dẫn việc chấp nhận tiến độ và mức độ hoàn thành nhiệm vụ khác nhau vì khả năng của các học sinh không giống nhau; mặt khác, hướng dẫn việc nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục, kết quả học tập của học sinh từ giáo viên dạy lớp dưới cho giáo viên nhận học sinh để dạy lớp trên, từ giáo viên lớp 5 cho giáo viên lớp 6.

2.2. Đánh giá học sinh tiểu học nêu trong Quy định đánh giá học sinh tiểu học (ban hành theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT) là “những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học”. Thông tư nêu rõ ba nội dung đánh giá học sinh tiểu học là:

- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh: Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề.

- Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh: Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục; Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; Trung thực, kỉ luật, đoàn kết; Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.

Cách thức đánh giá học sinh tiểu học gồm đánh giá thường xuyên (ba nội dung đánh giá); đánh giá định kì cuối học kì I, cuối năm học đối với các môn học Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kì bằng bài kiểm tra định kì (có nhận xét, sửa lỗi và cho điểm); tổng hợp đánh giá vào cuối học kì I, cuối năm học.

3. Đánh giá thường xuyên quá trình học tập môn Toán của học sinh được thực hiện theo tiến trình dạy học các bài học ở trên lớp và cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình. Trong các giờ học Toán, giáo viên sử dụng các kĩ thuật quan sát, theo dõi; trao đổi, phỏng vấn; kiểm tra nhanh (phiếu, vở); nhận xét (lời, viết) để đánh giá thường xuyên... Hàng tuần, giáo viên lưu ý những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được; biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp học sinh học tốt môn Toán. Hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung học tập môn Toán trong tháng; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn Toán trong tháng. Vào cuối học kì I, cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm họp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập để tổng hợp đánh giá quá trình học tập môn Toán, những đặc điểm nổi bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; năng khiếu, hứng thú về môn Toán, xếp loại từng học sinh đối với môn Toán: Hoàn thành hoặc Chưa hoàn thành.

3.1. Tham gia đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập môn Toán theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học gồm: giáo viên, học sinh (tự đánh giá và nhận xét, góp ý bạn qua hoạt động của nhóm, lớp); khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh.

Trong quá trình dạy học môn Toán, để đánh giá thường xuyên, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như sau:

- Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học;

- Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh;

- Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn trong giờ học Toán.

3.2. Sau đây là ví dụ minh họa về đánh giá thường xuyên khi dạy học môn Toán ở lớp 1, bài Các số 1, 2, 3 (Toán 1, trang 11).

Bài Các số 1, 2, 3 có mức độ yêu cầu cần đạt là: HS nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật có 1, 2, 3 đồ vật; đọc viết được các chữ số 1, 2, 3; biết đếm 1, 2, 3 và đọc theo thứ tự ngược lại 3, 2, 1; biết thứ tự của các số 1, 2, 3.

3.2.1. Giáo viên đánh giá học sinh trong khi tiến trình dạy học trên lớp, chẳng hạn như:

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa, nêu số lượng con chim, bạn nhỏ, con mèo, bông hoa, chấm tròn, con tính…; học sinh nêu số lượng con chim, bạn nhỏ, con mèo, bông hoa, chấm tròn, con tính…; giáo viên nghe, quan sát học sinh nêu, chỉnh sửa cho học sinh cách nói phù hợp, ví dụ:

+ Nếu học sinh chỉ nói “một con chim”, giáo viên chỉnh sửa là: “em hãy nói có một con chim”, “có hai con mèo”, “có ba bông hoa”; ...

+ Giáo viên có thể động viên: đúng rồi, em giỏi lắm, cô khen em; em nói đúng rồi, cả lớp khen bạn nào;

+ Giáo viên chỉnh sửa: em nói là có một con chim (chứ không phải là có môộc con chim”)…

- Học sinh đếm: 1 ô vuông, 2 ô vuông, 3 ô vuông; đọc các số tương ứng ở dưới: 1, 2 3, 3, 2, 1; đếm 1, 2; 2, 1; 1, 2, 3; 3, 2, 1; giáo viên có thể nhận xét:

+ Em đọc đúng, rõ ràng, cô khen em;

+ Bạn A đọc to, rõ, đúng, cả lớp cùng khen bạn nào;

+ Em có thể đọc lại được không; em đọc là “một” (chứ không phải là “môộc”)…

- Giáo viên nêu yêu cầu làm bài tập 1, hướng dẫn học sinh viết các số 1, 2, 3 theo mẫu; quan sát học sinh viết, nhận xét, giúp đỡ và hướng dẫn:

+ Em viết số 2 chưa đẹp, em nên viết số 2 như sau: viết dấu hỏi ở trên và dấu ngã ở dưới; em viết số 3 rất đẹp;

+ Em viết lại số 3 nhé: nửa trên bé hơn nửa dưới thì số 3 sẽ đẹp hơn;

+ Cô cầm tay giúp em viết số 3 cho đẹp nhé…

- Giáo viên nêu yêu cầu làm bài tập 2, quan sát học sinh làm bài, có thể có nhận xét:

+ Em quan sát lại xem có mấy con vịt? (nếu em đó nói số con vịt chưa đúng);

+ Em viết các số rất đẹp;

+ Cô thấy các em viết số đồ vật vào ô trống rất đúng, cô khen cả lớp;

+ Cô cho cả lớp xem một số bài các bạn viết số đúng và rất đẹp…

- Giáo viên nêu yêu cầu làm bài tập 2, quan sát HS làm bài, nhận xét:

+ Em vẽ chấm tròn to hơn như chấm tròn bên cạnh sẽ đẹp hơn;

+ Em vẽ đúng và đẹp đấy…

- Trong quá trình theo dõi học sinh làm bài, giáo viên quan sát vở học sinh và có thể đánh dấu “đ” bằng mực đỏ vào những bài HS làm đúng cùng với lời khen, nhận xét: Hôm này cô thấy các em làm bài tốt, cô khen cả lớp, vẫn còn một số bạn viết số chưa đẹp, viết bài chưa được sạch, giờ sau các em cố gắng hơn, có thể nhận xét vào một số vở: em cần viết số đẹp hơn, em cần giữ vở sạch hơn, em cần làm bài nhanh hơn…

3.2.2. Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn:

- Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả với giáo viên:

+ Bạn nào viết xong bài 1 (làm xong bài 3) thì giơ tay (giơ bút, ngồi khoanh tay, giơ thẻ…);

+ Ở bài tập 2, bạn H ghi số 2 (bóng bay), 3 (đồng hồ), 1 (con rùa), 3 (con vịt), 2 (chiếc thuyền), những bạn nào có kết quả giống như bài làm của bạn H thì giơ tay.

- Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ:

+ Bạn làm bài đúng rồi;

+ Bạn đọc số đúng, rõ ràng;

+ Bạn đọc số (5) còn ngọng, bạn đọc lại nhé: “năm”.

+ Bạn viết số rất đẹp;

+ Bạn viết số 5 bị ngược; bạn viết số 5 như thế này.

+ Bạn còn giữ vở chưa sạch.

Đánh giá quá trình học tập Toán của học sinh trong từng giờ học, thông qua nhận xét của giáo viên và tự nhận xét của học sinh, có thể giúp tất cả học sinh thấy được sự tiến bộ, hạn chế của mình, sự cố gắng như thế nào để vượt qua những thiếu sót đó, để đạt được mục tiêu học tập và có thêm hứng thú học tập môn Toán; giúp cho mỗi học sinh đều có cơ hội tham gia vào quá trình học tập, quá trình đánh giá; giáo viên có nhiều cơ hội để đánh giá các năng lực, phẩm chất cho học sinh; góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.

TS. Hoàng Mai Lê- Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo
(Phòng GDTH Sưu tầm- Giới thiệu)


Nguồn: http://www.quangtri.edu.vn/news.aspx?id=883
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết