Vì dụ về phương pháp luận giữa vật chất và ý thức

Theo quan điểm duy vật biện chứng: vật chất và ý thức tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau thông qua hoạt động thực tiễn; trong mối quan hệ đó, vật chất giữ vai trò quyết định đối với ý thức. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa và phương pháp luận? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm. Để giải đáp được, mời các bạn tham khảo nội dung bài viết của Hoatieu.vn.

Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa và phương pháp luận

Vật chất được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào cảm giác, ý thức của con người đem lại cho con người trong cảm giác và được chép lại, chụp lại, phản ánh và không lệ thuộc vào cảm giác.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì ý thức là sự phản ánh một cách năng động, sáng tạo thể hiện ở việc ý thức có thể tạo ra những hiểu biết mới về sự vật, có thể hình dung ra những gì không có trong thực tế vào trong bộ óc con người, ý thức có thể dự đoán, đoán trước được tương lai, có thể tạo ra những lý thuyết khoa học và lý thuyết rất trừu tượng là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng.

Thứ nhất: Vật chất quyết định ý thức

– Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, nội dung này được hiểu theo hai ý sau đây:

+ Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau:

Ý thức là ý thức của con người, không tách rời con người, nhưng sự ra đời của con người cũng có giới hạn còn thế giới vật chất thì tồn tại vĩnh viễn, vô hạn. Do đó có thể khẳng định rằng thế giới vật chất là cái có trước con người, vì vậy thế giới vật chất phải có trước ý thức.

Con người xuất hiện trên trái đất này chỉ có lịch sử hơn 6 triệu năm, bản thân thế giới vật chất vĩ mô hơn con người có lịch sử 4,5 tỷ năm. Trong khi đó quan điểm về thế giới vật chất là vô cùng, vô tận không do ai sinh ra, cũng không ai làm mất đi thế giới khách quan, chúng ta không thể nào đếm được điểm khởi đầu của thế giới vật chất cũng như dự đoán được điểm kết thúc của thế giới vật chất. Vì những lý lẽ trên cho thấy thế giới vật chất phải có trước ý thức, vũ trụ phải có trước trái đất, trái đất phải có trước con người và có con người rồi mới có ý thức.

Vì vậy, vai trò của vật chất với ý thức được thể hiện ở chỗ vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau.

+ Vật chất là nguồn gốc của ý thức:

Nguồn gốc của ý thức bao gồm cả nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Trong đó nguồn gốc tự nhiên của ý thức gồm có bộ não người và thế giới khách quan cùng với quá trình phản ánh năng động, sáng tạo giữa chúng, tác động qua lại giữa chúng. Nguồn gốc xã hội của ý thức đó chính là lao động và ngôn ngữ.

Khi phân tích nguồn gốc của ý thức, chúng ta thấy bộ óc người thực ra là một dạng vật chất có tổ chức cao, chứa đựng trong nó hàng tỷ noron thần kinh có khả năng sao lại, chụp lại, chép lại và phản ánh thế giới khách quan bằng một cách năng động, sáng tạo. Như vậy, yếu tố tạo nên ý thức là bộ não người là một dạng vật chất.

Thế giới khách quan thực chất là thế giới vật chất. Bản chất của ý thức chỉ là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người. Nếu không có thế giới khách quan, bộ óc con người sẽ không có đối tượng để phản ánh và do đó chắc chắn không có ý thức.

Lao động chính là hoạt động vật chất, mang tính tất yếu nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người. Nhờ lao động mà con người có thể chủ động, tác động vào thế giới khách quan làm cho nó bộc lộ những thuộc tính, kết cấu bản chất, quy luật vận động qua đó phản ánh vào bộ óc người, hình thành những tri thức về tự nhiên, về xã hội.

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất nhưng mang nội dung ý thức. Ngôn ngữ chính là lớp vỏ vật chất của tư duy.

– Vật chất quyết định nội dung và mọi sự biến đổi của ý thức.

Thứ hai: Vai trò của ý thức đối với vật chất

Ý thức có tính độc lập tương đối và có thể tác động ngược trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức tác động vào vật chất theo hai hướng:

– Hướng tích cực khi con người có tri thức đúng đắn, có nghị lực, ý chí và tình cảm tích cực thì con người có khả năng hành động hợp quy luật khách quan.

– Hướng tiêu cực khi con người không có tri thức đúng đắn, thiếu tình cảm, ý chí cách mạng sẽ nhận thức sai lầm và hành động trái quy luật.

3. Liên hệ bản thân với mối quan hệ vật chất và ý thức

Thứ nhất: Bản thân phải xác định được các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, vì vật chất quyết định ý thức nên con người cần phải ý thức được những vật chất của cuộc sống còn thiếu thốn để có hành động phù hợp với thực tế khách quan.

Thứ hai: Phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động hàng ngày. Kết cấu của ý thức thì tri thức là quan trọng nhất nên mỗi chúng ta cần chú trọng phát triển tri thức của bản thân.

Thứ ba: Cần phải tiếp thu có chọn lọc kiến thức mới và không chủ quan trong mọi tình huống.

Thứ tư: Khi giải thích một hiện tượng cần phải xét có yếu tố vật chất lẫn tinh thần, cả yếu tố khách quan và điều kiện khách quan.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Vật chất là một khái niệm thuộc phạm trù dùng để chỉ những thực tại khách quan mà con người có thể thấy được, cảm nhận, sờ thấy. Đó là những hiện hữu trong cuộc sống xung quanh chúng ta, có thể chụp lại, phản ánh, nó cho ta cảm giác.

Vật chất có hai nội dung chính như sau:

  • Là phạm trù thuộc triết học thể hiện thực tại khách quan và con người nhận thức được qua cảm giác.
  • Đó là cảm giác phản ánh, là sự chụp lại không phụ thuộc cảm giác, là cái mà con người hoàn toàn nhận thức được.

Ý thức là gì?

Ý thức được biết đến là sự phản ánh thế giới khách quan lên trí óc của con người với việc lấy các hoạt động thực tiễn làm cơ sở. Ý thức cũng là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức chính là cảm nhận và suy nghĩ, tư duy của bộ óc con người sau khi nhìn thấy thực tiễn hay sự vật hiện tượng nào đó. Có người ý thức đúng hoặc sai, trừu tượng hoặc chân thực, đó là vấn đề cảm quan của từng người.

Ý thức có những nội dung chính như sau:

  • Sự phản ánh thực tại khách quan trên cơ sở hoạt động thực tiễn chính là bản chất của ý thức. Như vậy thì ý thức không phải là huyền bí.
  • Ý thức cho thấy hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Như vậy, bản thân sự vật đi vào trí óc của con người và được cải biên trong đó. Chính bởi thế mà nội dung phản ánh mang tính khách quan và mức độ cải biên như nào sẽ phụ thuộc vào chủ thể.
  • Ý thức là sự phản ánh tích cực, chủ động, sáng tạo. Bên cạnh đó, ý thức cũng mang kết cấu phức tạp với nhiều thành tố

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là gì?


Vì dụ về phương pháp luận giữa vật chất và ý thức

Mối quan hệ giữa Vật chất và Ý thức là gì? Ví dụ thực tiễn và Ý nghĩa phương pháp luận, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/moi-quan-he-giua-vat-chat-va-y-thuc-la-gi-vi-du-thuc-tien-va-y-nghia-phuong-phap-luan.html

  • Chủ nghĩa Duy tâm vốn cho rằng ý thức là cái có trước và vật chất là cái có sau, và Ý thức là cái quyết định Vật chất.
  • Tuy nhiên, với chủ nghĩa Duy vật siêu hình lại cho rằng Vật chất có trước, ý thức có sau, chính Vật chất sinh ra ý thức và quyết định ý thức.
  • Chủ nghĩa duy vật biện chứng nhấn mạnh vật chất là cái có trước và quyết định ý thức.
    • Vai trò của vật chất với ý thức: Ta thấy Ý thức chính là sản phẩm của một dạng vật chất, được tổ chức nên bộ óc của con người, do đó chỉ có con người mới có ý thức. Con người cũng chính là kết quả của quá trình phát triển trong thế giới vật chất, và cũng là sản phẩm từ thế giới vật chất.
    • Ý thức là sự thể hiện của thế giới vật chất, là hình ảnh mang tính chủ quan, do đó nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất.
    • Vai trò của ý thức với vật chất: Với mối quan hệ với vật chất, ý thức cũng có thể tác động trở lại vật chất bằng cách thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Như ta đã biết ý thức chính là ý thức của con người, vì vậy nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người. Thực tế thì bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực, do đó mà muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất.

Kết luận: Tóm lại, vật chất và ý thức là quan hệ hai chiều, qua lại và tác động lẫn nhau, trong đó VẬT CHẤT quyết định Ý THỨC, song ý thức thì không hoàn toàn thụ động mà tác động trở lại thực tiễn thông qua những hoạt động nhận thức của con người. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức chính là mối quan hệ biện chứng.

Tìm hiểu bản chất mối liên hệ giữa vật chất và ý thức

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức mật thiết qua lại với nhau. Trong mối quan hệ này thì vật chất có trước và ý thức sẽ phản ánh lại sau, vật chất là nguồn gốc của mọi vấn đề nhận thức. Còn ý thức nhận định thể nào lại không hoàn toàn do vật chất, sau đó từ ý thức con người sẽ có tác động trở lại với vật chất qua hành động của người.

“Vật chất quyết định ý thức” hay “ý thức quyết định vật chất” – đây vẫn là tranh cãi chưa đi đến hồi kết bởi quan niệm của từng người. Đây cũng là cuộc tranh luận bất phân kết quả giữa Triết học duy vật và Triết học Duy tâm.

Nhà khoa học Albert Einstein từng cho rằng “Quan niệm chung thực thể chỉ là hàng loạt những định kiến đã được nhồi nhét vào đầu óc bạn từ trước khi bạn đủ 18 tuổi”. 

Vậy ý thức phải chăng cũng là vật chất? Phải chăng là bởi ý thức cũng là vật chất. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ, ý thức thực sự tác động đến vật chất.

Vật chất quyết định ý thức

Rõ ràng rằng vật chất có trước, hiện hữu trong thực tiễn mà con người có thể nhìn thấy, sau đó bộ não con người sinh ra ý thức. Ý thức chính là chức năng hoạt động của bộ não nhưng ở mỗi người thì nó lại khác nhau. Ý thức chính là sự phản ánh thế giới vật chất xung quanh vào trí não của con người. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức liên hệ thực tiễn rất cần thiết.

Ý thức tác động trở lại vật chất

Bạn biết đấy sau khi nhìn thấy, cảm nhận, tương tác với vật chất sinh ra nhận thức thì chủ thể có thể điều khiển mình hoạt động, làm những công việc tác động trở lại thứ vật chất đó. khiến cho thứ đó có thể thay đổi khác với hình dạng và công dụng ban đầu. Ý thức con người tác động theo chiều hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm vật chất theo ý của mình.

Sự tác động của ý thức nhất định phải thông qua hoạt động của con người cụ thể qua các hành động như cầm nắm, di chuyển, hay can thiệp vào vật chất. Tuy nhiên sự tác động này dù có ở mức độ nào thì nó vẫn phải dựa trên sự phản ánh qua bộ não của chủ thể.

Biểu hiện cụ thể mối quan hệ giữa vật chất và ý thức tồn tại ở các mối quan hệ trên thực tế trong xã hội. Chúng tác động qua lại lẫn nhau và cùng nhau tồn tại bền vững, là cơ sở để nhận xét các mối quan hệ. Bao gồm đánh giá nhận thức của từng chủ thể, điều kiện khách quan,…

Ví dụ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: Trong ca dao tục ngữ “có thực mới vực được đạo” có nghĩa là vật chất có quyết định nhiều tới ý thức của con người. Bộ não con người sẽ phản ánh những hiện thực của cuộc sống một cách cụ thể. Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, con người sẽ biết những hành động, cư xử đúng mực.

Ví dụ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

  • Giáo dục chính trị và tư tưởng gắn liền với khuyến khích lợi ích vật chất, như khi đạt danh hiệu thi đua, được phần thưởng.
  • Trong một thời kỳ đề ra vấn đề công hữu thì việc xây dựng quan hệ sản xuất không dựa trên lực lượng sản xuất.

Ý nghĩa phương pháp luận giữa vật chất và ý thức

  • Bởi vật chất quyết định ý thức, vì thế mọi chủ trương hoạt động nhận thức của con người đều cần xuất phát từ sự khách quan của hiện thực, đồng thời hoạt động tuân theo quy luật khách quan. Chính bởi vậy mà con người cần có quan điểm khách quan trong các hoạt động thực tế.
  • Lê Nin cho rằng “Giữa vật chất và ý thức vốn chỉ có đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận thức luận, ngoài lĩnh vực đó ra thì sự phân biệt chỉ là tương đối”

Tại sao mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học?

Có nhiều đặt ra câu hỏi tại sao lại nói mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là cơ bản của triết học. Từ xa xưa các chuyên gia đã dày công nghiên cứu những thứ sinh ra và tồn tại trong thực tế cuộc sống. Phạm trù này được nghiên cứu và phân tích dưới nhiều quan điểm khác nhau, đôi khi các triết gia cũng có các cuộc tranh luận nho nhỏ.

Giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm có những quan điểm quá khác nhau, cho tới nay thì con người vẫn vận dụng cả 2 khái niệm này. Vật chất là phạm trù rất rộng có muôn hình vạn trạng hiện hữu trong cuộc sống. Nhiều mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội. Bạn có thể thấy nó trong công việc, đời sống sinh hoạt, xung quanh.

Vốn dĩ vật chất tồn tại không phụ thuộc vào yếu tố khác nhau cảm giác, nhận thức con người có sau chỉ là phản ánh lại thứ có sẵn đó. Nhưng ý thức con người lại quan trọng vì con người là chủ thể quyết định rất nhiều việc và câu chuyện. Vật chất và ý thức luôn là chủ đều cho các triết gia nghiên cứu.

Thế giới vật chất phong phú luôn vận động không ngừng, việc chủ thể cảm nhận hay lựa chọn tác động hay không là vấn đề chủ quan. Điều tuyệt vời đó là ý thức của con người là vô tận, có những người vô cùng thông minh, họ tiếp nhận thông tin và cải biến, thay đổi nó trên cơ sở thứ đã có.

Tác động một cách tích cực vào vật chất khiến nó trở nên có ích hơn và có thể phục vụ tốt cho cuộc sống nhân loại. Chúng ta phải biết cảm ơn sự nỗ lực, công sức và cả hy sinh của các triết gia khi họ tìm tòi ra những điều mới mẻ xung quanh tồn tại dưới dạng vật chất. Từ đó hạn chế rủi ro, giúp con người có thể điều khiển, vận dụng được những thứ vật chất có thực.

Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong thực tiễn cuộc sống

Hiện nay con người hiểu rõ và tiếp thu được những nghiên cứu và kết luận từ phân tích của nhà khoa học, triết gia vào thực tiễn cuộc sống. Sau đó vận dụng mối liên hệ giữa vật chất và ý thức. Nó là cơ sở để con người tác động trở lại với thực tại vật chất qua các nhận thức cụ thể. Có những thứ hiện hữu trong cuộc sống thực tại mà cần có sự cải tạo của con người thì mới có ích để sử dụng cho nhiều việc.

Từ sự xuất hiện sẵn có của vật chất trong thế giới này, con người nhận thức đúng, thậm chí sáng tạo thay đổi và tác động trở lại. Khiến cho vật chất đó sản sinh ra nhiều những đồ vật, món đồ, sinh vật, thực vật,…đa dạng hơn nữa. Hoặc nếu chủ thể nhận thức đó là thứ có hại thì sẽ tìm cách kìm hãm sự phát triển và loại bỏ nó khỏi thế giới con người.

Bởi vậy mới nói chúng ta cần khuyến khích các nhà khoa học tìm tòi, khám phá thế giới vật chất, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và lý giải chúng thật chính xác. Từ đó bảo vệ và góp  phần phát triển cuộc sống con người tốt và hiện đại hơn.

Kết luận

Qua bài viết trên đây chúng ta đã hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức để vận dụng trong thực tế rồi nhé. Hy vọng rằng bạn sẽ hiểu đúng và có thể sử dụng kiến thức về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức để phục vụ cho công việc và cuộc sống.


Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!


Quay lại danh mục "Hỏi đáp là gì" Quay lại trang chủ