Ví dụ về quyết định đầu tư tài chính

Tài chính doanh nghiệp thực chất quan tâm nhiên cứu 3 quyết định tài chính là chủ yếu. Vậy 3 quyết định tài chính của doanh nghiệp bao gồm những gì?

Các quyết định tài chính của doanh nghiệp chính trách nhiệm trực tiếp của các giám đốc tài chính doanh nghiệp. 3 quyết định tài chính chúng ta tìm hiểu trong bài viết này bao gồm: Quyết định đầu tư, Quyết định huy động vốn (nguồn vốn) và Quyết định phân phối lợi nhuận.

1. Quyết định đầu tư

Quyết định đầu tư của doanh nghiệp

Khái niệm: Là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động). Các quyết định đầu tư chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm:

- Quyết định đầu tư tài sản lưu động: Quyết định tồn quỹ, quyết định tồn kho, quyết định chính sách bán hàng, quyết định đầu tư tài sản chính ngắn hạn…

- Quyết định đầu tư tài sản cố định: Quyết định mua sắm tài sản cố định, quyết định đầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn…

- Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tài sản cố định: Quyết định sử dụng đòn bẩy kinh doanh, quyết định hòa vốn.

Có thể nói, quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong các quyết định của tài chính doanh nghiệp bởi nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

Một quyết định đầu tư đúng đắn sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp, qua đó làm gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu, ngược lại một quyết định đầu tư sai sẽ làm tổn thất giá trị doanh nghiệp, dẫn đến thiệt hại tài sản cho chủ sở hữu doanh nghiệp.

2. Quyết định huy động vốn (quyết định nguồn vốn)

Quyết định về huy động nguồn vốn

Quyết định về nguồn vốn bao gồm các quyết định liên quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho các quyết định đầu tư. Các quyết định huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm:

- Quyết định huy động vốn ngắn hạn: Quyết định vay ngắn hạn hay sử dụng tín dụng thương mại.

- Quyết định huy động vốn dài hạn: Quyết định sử dụng nợ dài hạn thông qua vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu công ty. Quyết định phát hành vốn cổ phần (cổ phần phổ thông hay cổ phần ưu đãi), quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính), quyết định vay để mua, hay thuê tài sản…

Các quyết định huy động vốn là một thách thức không hề nhỏ đối với các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp. Để có các quyết định huy động vốn đúng đắn, các nhà quản trị tài chính phải có sự nắm vững những điểm thuận lợi, bất lợi của việc sử dụng các công cụ huy động vốn. Đánh giá chính xác tình hình hiện tại và dự báo đúng đắn diễn biến thị trường, giá cả trong tương lai… trước khi đưa ra quyết định huy động vốn.

3. Quyết định phân chia lợi nhuận

Quyết định về phân phối lợi nhuận doanh nghiệp

Quyết định phân chia lợi nhuận gắn liền với quyết định về phân chia cổ tức hay chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Các nhà quản trị tài chính sẽ phải lựa chọn giữa việc sử dụng phần lớn lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức, hay là giữ lại để tái đầu tư.

Những quyết định này liên quan đến việc doanh nghiệp nên theo đuổi một chính sách cổ tức như thế nào và liệu chính sách cổ tức có tác động đến giá trị doanh nghiệp hay giá cổ phiếu của công ty trên thị trường hay không.

Ngoài 3 quyết định tài chính của doanh nghiệp trên thì còn rất nhiều các loại quyết định khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như quyết định mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, quyết định phòng ngừa rủi ro tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh…

Để đầu tư thành công, bạn cần có nguồn kiến thức tài chính cơ bản, chọn kênh đầu tư phù hợp, dành thời gian và tâm huyết cho việc đầu tư. Và trong rất nhiều trường hợp, bạn sẽ cần tới lời khuyên từ những cố vấn tài chính uy tín. Trong bài viết này, Prudential sẽ giới thiệu 5 phương án đầu tư hiệu quả từ các chuyên gia tài chính, nhằm giúp bạn trả lời câu hỏi: “Bạn hợp với kiểu đầu tư nào?”

Ví dụ về quyết định đầu tư tài chính

Bạn tự nghiên cứu thị trường, tự lựa chọn kênh đầu tư, tự tìm hiểu các công cụ tài chính, dành thời gian theo sát và cân đối các danh mục đầu tư của mình dựa trên quá trình đánh giá hiệu quả thường xuyên.

Hình thức này phù hợp với "dân trong ngành" hoặc các nhà đầu tư nghiệp dư nhưng đã dạn dày kinh nghiệm, có kiến thức sâu về đầu tư tài chính cũng như các lĩnh vực đầu tư cụ thể như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, bất động sản…

Bạn sẽ thuê một cố vấn tài chính, trả phí theo số giờ tư vấn hoặc dựa trên quy mô dự án kèm theo một khoản hoa hồng. Chuyên gia tư vấn đưa ra lời khuyên về cách phân bổ quỹ đầu tư và bạn sẽ là người ra quyết định cuối cùng và thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, các chuyên gia này sẽ không có trách nhiệm theo dõi hay chủ động gọi cho bạn khi có bất kỳ biến động thị trường nào diễn ra trong quá trình bạn đầu tư.

Chuyên gia tư vấn sẽ phân tích, đưa ra các lời khuyên trong lĩnh vực đầu tư và sẽ thay bạn thực hiện các giao dịch. Họ sẽ tham gia giám sát đầu tư và phân bổ nguồn vốn, báo cáo định kỳ kết quả đầu tư, chủ động liên lạc với bạn nếu có vấn đề phát sinh, cùng thảo luận với bạn về việc tái cân bằng danh mục đầu tư khi cần thiết, và luôn cập nhật chính sách đầu tư để đưa ra những sự điều chỉnh kịp thời. Tuy nhiên, các chuyên gia này sẽ không tham gia vào những kế hoạch cá nhân của bạn, ví dụ như lập tài khoản hưu trí – trong trường hợp này, bạn sẽ phải tự quản lý ngân sách của mình.

Ví dụ về quyết định đầu tư tài chính

Người quản lý này sẽ thay bạn đầu tư theo một kế hoạch đã định trước. Họ sẽ theo dõi danh mục và các khoản đầu tư để đưa ra những sự điều chỉnh chính xác khi cần thiết. Bạn sẽ là người quan sát quá trình và đánh giá kết quả đầu tư.

Những nhà môi giới này sẽ nhận được hoa hồng từ công ty quản lý mỗi khi bạn mua sản phẩm hay dịch vụ từ họ. Chính vì vậy, họ rất có thể sẽ khuyên bạn đầu tư theo hướng có lợi nhất cho họ và cho công ty thay vì có lợi cho bạn. Ngoài ra, hãy cân nhắc khoản chi phí phát sinh nếu sau này bạn muốn thay đổi danh mục đầu tư.

Nguồn: Theo Forbes

Bạn muốn có một kế hoạch đầu tư cho riêng mình, nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu? Hãy cùng Prudential tìm hiểu 4 bước để lập một kế hoạch đầu tư hiệu quả nhé!

Chọn mức đầu tư phù hợp với độ tuổi của bạn

Thông thường, các bạn trẻ sẽ mạo hiểm hơn khi đầu tư bởi họ có nhiều thời gian hơn để “làm lại từ đầu” nếu không may thua lỗ hay rơi vào suy thoái thị trường. Vậy nên, nếu bạn đang trong độ tuổi 25-30, bạn có thể cân nhắc một số khoản đầu tư mạo hiểm, chẳng hạn như đầu tư vào các start-up (doanh nghiệp mới) nhỏ có tiềm năng tăng trưởng lớn.

Ngược lại, nếu bạn đã sắp về hưu, hãy cân nhắc đầu tư vào các khoản ít rủi ro hơn, chẳng hạn như mua cổ phiếu của các tập đoàn lớn có uy tín lâu năm và nguồn vốn mạnh.

Hiểu rõ tình hình tài chính hiện tại của bạn

Bạn cần nắm rõ liệu nguồn thu nhập hiện tại của mình có sẵn sàng cho việc đầu tư hay không. Hãy tổng hợp các khoản tiết kiệm và thu nhập sẵn có, trừ đi chi tiêu hàng tháng, trích lập và tích luỹ cho mình một khoản dự phòng đủ cho chi tiêu của bạn và gia đình từ 3-6 tháng. Khoản tiền còn lại, bạn có thể cân nhắc cho việc đầu tư.

Hiểu rõ mức độ rủi ro của các hình thức đầu tư khác nhau

Ví dụ về quyết định đầu tư tài chính

Hãy nhớ rằng hình thức đầu tư nào cũng có những rủi ro và bạn cần nắm rõ để xác định lĩnh vực đầu tư phù hợp. Hãy nhớ rằng lợi nhuận luôn tỷ lệ thuận với rủi ro, đồng nghĩa với việc nếu bạn không mạo hiểm, lợi nhuận bạn nhận về sẽ thấp. Ví dụ, đầu tư chứng khoán sẽ rủi ro hơn đầu tư trái phiếu hoặc gửi tiền cho ngân hàng.

Đặt mục tiêu cho các khoản đầu tư của bạn

Bạn sẽ làm gì với số tiền kiếm được từ các khoản đầu tư của mình? Bạn muốn nghỉ hưu sớm? Bạn muốn sở hữu một căn nhà đẹp? Sau khi xác định rõ mục tiêu, bạn cần lên kế hoạch hợp lý và dành thời gian đủ dài cho các khoản đầu tư của mình tăng trưởng hiệu quả. Với những mục tiêu lớn và quan trọng, hãy cân nhắc đầu tư định kỳ và chia làm nhiều khoản nhỏ thay vì dồn vốn vào một quỹ đầu tư mạo hiểm duy nhất.

Ví dụ về quyết định đầu tư tài chính

Lên lịch trình cụ thể cho việc đầu tư của bạn.

Bạn muốn đạt những mục tiêu đã đề ra sau bao lâu? Việc này sẽ quyết định hình thức đầu tư phù hợp với mục tiêu của bạn.

Nếu bạn muốn thu được lợi nhuận nhanh chóng trong thời gian ngắn, và đã chuẩn bị tâm lý đầu tư mạo hiểm, hãy cân nhắc các hình thức đầu như chứng khoán dưới giá thị trường, cổ phiếu giá rẻ, và bất động sản có tiềm năng lên giá.

Nếu bạn muốn có lợi nhuận trong dài hạn, hãy cân nhắc lựa chọn lĩnh vực đầu tư tăng trưởng thấp nhưng đem lại lợi nhuận ổn định, ví dụ như gửi tiết kiệm ngân hàng, mua trái phiếu chính phủ,…

Xác định tính thanh khoản của tài sản.

“Tài sản có tính thanh khoản cao” là những tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Đầu tư vào những tài sản này, bạn có thể đổi chúng ra tiền mặt để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Cổ phiếu, vàng hay quỹ tương hỗ có tính thanh khoản cao và có thể quy đổi ra tiền mặt chỉ trong vài ngày. Ngược lại, bất động sản không có tính thanh khoản cao, việc quy đổi có thể mất vài tuần tới vài tháng.

Ví dụ về quyết định đầu tư tài chính

Trên đây là 2 bước khởi động giúp bạn lập kế hoạch đầu tư, hãy cùng đón xem 2 bước tiếp theo trong Phần 2 bạn nhé.

Nguồn: Theo WikiHow