Vì sao cổ tử cung không mở

1. Khi nào thì cổ tử cung sẽ mở?

Cổ tử cung mở chính là một dấu mốc quan trọng để báo cho mẹ biết rằng mình đã chuẩn bị kết thúc quá trình “mang nặng” và sẵn sàng cho việc sinh con.Việc cổ tử cung mở nhanh hay chậm, lâu hay mau sẽ tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe và nhiều yếu tố khác ở mỗi mẹ bầu.

2. Làm sao để biết cổ tử cung mở

Hành trình mang thai của một người mẹ sẽ trải qua trung bình là 40 tuần, có người sẽ sinh con trước hoặc sau thời gian đó. Ngay từ những lần mẹ thực hiện khám thai đầu tiên thì bác sĩ đã có thể dự đoán được ngày sinh của mẹ. Khi mẹ bắt đầu chuyển dạ là khi ấy cơ thể sẽ có những dấu hiệu để mẹ nhận biết rằng tử cung của mình đã mở, sẵn sàng cho việc sinh con.

2.1 Bung nút nhầy (bong nút nhầy)

Khi phụ nữ mang thai thì ở vị trí nối giữa cổ tử cung với âm đạo là một nút nhầy rất vững chắc. Nút nhầy này được coi là một hàng rào để thực hiện việc bảo vệ cho thai nhi, ngăn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn hay những lực tác động cơ học đến buồng ối.Chính vì lý do trên mà khi cổ tử cung bắt đầu mở thì nút nhầy sẽ bị bong ra, sau đó chất nhầy này sẽ thoát ra ngoài cửa âm đạo. Có thể nói đây là dấu hiệu để cảnh báo thời khắc chuyển dạ của mẹ chuẩn bị bắt đầu.

2.2 Xuất hiện cơn gò tử cung

Khi bắt đầu bước vào những tháng giữa của thai kỳ thì mẹ sẽ cảm thấy các cơn gò bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên đây là một hiện tượng diễn ra không thường xuyên, không gây cảm giác đau đớn với sản phụ. Nhưng khi mẹ bắt đầu bước vào tuần thứ 36 đến 40 của thai kỳ thì các cơn gò sẽ nhận thấy rõ rệt hơn. Càng những ngày gần sinh chu kỳ sẽ tăng dần, cả về mức độ xuất hiện và cảm giác đau cũng nhiều hơn.

Ở những mẹ mới sinh lần đầu thì thường sẽ có cảm giác đau hơn khi chuyển dạ, bởi lúc này tầng sinh môn của mẹ và cổ tử cung thường rất vững chắc.

2.3 Chảy nước ối

Khi chuẩn bị sinh con thì đi kèm với những cơn gò tử cung là những áp lực trong buồng tử cung nhằm đẩy nhi di chuyển xuống. Trong quá trình chuyển dạ, khi mà màng ối vỡ, sẽ có một lượng nước ối trong buồng tử cung chảy ra ngoài. Lúc này, vỡ ối sẽ khiến cơn gò tử cung xuất hiện nhiều và nhanh hơn nữa. Nếu thai phụ sắp đến ngày dự sinh nhưng chưa xuất hiện những cơn gò nhiều, thì có thể bác sĩ sẽ dùng một thủ thuật là bấm ối, việc này sẽ chủ động làm màng ối vỡ ra.

1. Thế nào là chuyển dạ kéo dài?

Chuyển dạ bình thường sẽ xảy ra sau khi thai kỳ kéo dài hơn 9 tháng, với sự xuất hiện bắt đầu là những cơn gò tử cung ngắn kéo dài từ 10 - 15 giây. Ban đầu, những cơn co thắt tử cung này chỉ xuất hiện cách quãng khoảng 10 phút 1 lần, sau đó càng gần lúc sinh thì thời gian diễn ra càng dài và khoảng cách giữa các cơn cũng ngắn hơn.

Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy em bé chuẩn bị ra đời. Khi cơn co thắt tử cung này xuất hiện với tần suất trên 3 lần/10 phút cùng với triệu chứng đau bụng dữ dội báo hiệu thời điểm rặn sinh em bé đã đến. Như vậy, chuyển dạ với những cơn co thắt vùng lưng dưới và bụng là vô cùng cần thiết để em bé được đẩy ra khỏi tử cung, vào đường sinh và chào đời.

Thông thường, cơn chuyển dạ đầu tiên sẽ kéo dài từ 12 - 18 giờ tùy vào cơ địa mỗi người phụ nữ. Đến lần sinh con thứ hai trở đi, thời gian chuyển dạ chỉ còn khoảng một nửa so với lần đầu, cơn đau và co thắt cũng thường nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên không phải thai phụ nào cũng may mắn trải qua thời gian chuyển dạ nhanh chóng, khi quá trình này kéo dài trên 24 giờ ở lần sinh đầu thì thai phụ đã rơi vào trường hợp chuyển dạ kéo dài.

Vì sao cổ tử cung không mở

Chuyển dạ kéo dài khi thời gian chuyển dạ ở lần đầu sinh trên 20 giờ

Không ít phụ nữ chuyển dạ bình thường ở lần sinh đầu tiên nhưng lần thứ hai, thời gian chuyển dạ kéo dài trên 14 tiếng thì cũng xếp vào nhóm chuyển dạ kéo dài. Nguyên nhân có thể xuất phát từ thai nhi, bất thường trong cơn co tử cung hoặc do vùng chậu. Bác sĩ cần xác định nhanh chóng nguyên nhân gây chuyển dạ kéo dài này để xem xét phương án thích hợp.

Chuyển dạ càng kéo dài lâu thì thai nhi càng gặp nguy hiểm do ở quá lâu trong bụng mẹ khi mà trẻ đã sẵn sàng mọi thứ để chào đời. Sức khỏe và sự sống của thai có thể bị đe dọa nếu chuyển dạ kéo dài dẫn đến nồng độ oxy thấp, nhiễm trùng tử cung, xuất hiện chất lạ trong dịch ối hoặc nhịp tim của thai bất thường.

Khi chuyển dạ kéo dài xảy ra, bác sĩ cùng nữ hộ tá sinh đều cần theo dõi chặt chẽ tình trạng của thai phụ. Trong trường hợp nguy hiểm hoặc nguy cơ biến chứng, can thiệp hỗ trợ sinh sẽ thực hiện để cứu sống trẻ và giảm đau đớn cho mẹ.

Quá trình chuyển dạ bình thường diễn ra như thế nào?

Chuyển dạ là một quá trình sinh lý, trong đó các thành quả của quá trình thụ thai gồm thai nhi, màng ối, dây rốn và nhau thai được tống ra ngoài tử cung. Quá trình chuyển dạ đạt được nhờ những thay đổi với sự xóa mở dần và giãn ra của cổ tử cung dưới tác động của các cơn co tử cung nhịp nhàng , đủ tần suất, cường độ và thời gian.

Đối với sản phụ sinh con so, thời gian cho cuộc chuyển dạ trung bình từ 12 – 18 giờ. Ở sản phụ sinh con rạ, thời gian chuyển dạ được tính ngắn hơn, trung bình từ 8 – 12 giờ. Cuộc chuyển dạ kéo dài là khi thời gian chuyển dạ diễn ra quá 24 giờ.

Đặc điểm của cơn co chuyển dạ thật sự để phân biệt với cơn gò giả – Braxton Hicks như sau:

  • Cơn co đều đặn, gây đau;
  • Các cơn co có khoảng cách ngắn dần;
  • Cơn co có sự gia tăng về cường độ và thời gian;
  • Có sự liên quan giữa cường độ các cơn co và đau;
  • Cơn co gây xóa mở cổ tử cung;
  • Ngôi thai xuống;

Sản phụ được chẩn đoán chuyển dạ khi có các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng từng cơn;
  • Ra nhớt hồng âm đạo;
  • Cơn co chuyển dạ;
  • Xóa mở cổ tử cung;
  • Thành lập đầu ối.

Chuyển dạ là quá trình sinh lí bình thường ở sản phụ để chuẩn bị quá trình “vượt cạn”

Quá trình chuyển dạ bình thường được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xóa mở cổ tử cung

Ở giai đoạn tiềm ẩn, cổ tử cung mở 3-4 phân và giãn nở, các cơn co ngày càng thường xuyên hơn (thường cách nhau từ 5 đến 20 phút).

Cơn gò tử cung xuất hiện một cách tự nhiên ngoài ý muốn của sản phụ. Cơn co tử cung gây đau. Tùy theo ngưỡng chịu đau của từng sản phụ mà có người sẽ cảm thấy đau ít hoặc đau nhiều. Khi áp lực cơn co đạt tới ngưỡng 25-30 mmHg, sản phụ bắt đầu cảm thấy đau. Ở giai đoạn này, cơn đau thường xuất hiện muộn, sau khi có cơn gò tử cung và mất đi trước khi hết cơn gò tử cung.

Bác sĩ sẽ xác định sự giãn nở của cổ tử cung qua việc thăm khám âm đạo (khám trong). Đây là giai đoạn chuyển dạ dài nhất và ít dữ dội nhất. Thai phụ thường được nhập viện trong giai đoạn này. Một số mẹ bầu có thể không nhận ra mình đang chuyển dạ nếu các cơn co thắt nhẹ và không đều.

Tiếp theo là giai đoạn hoạt động, được báo hiệu bằng sự giãn nở của cổ tử cung từ 4 đến 7 cm. Các cơn co thắt trở nên kéo dài hơn, đau nhiều và thường xuyên hơn (thường cách nhau 2 đến 4 phút).

Quá trình chuyển đổi diễn ra khi cổ tử cung giãn nở từ 8 đến 10 cm. Các cơn co thắt thường có tính chu kỳ và đều đặn, mau dần lên, dài dần ra, khi bắt đầu chuyển dạ chỉ dài 15 đến 20 giây, sau đạt tới 30 – 40 giây ở cuối giai đoạn xóa mở cổ tử cung. Cường độ xuất hiện của cơn co tử cung cũng tăng dần lên. Áp lực cơn co khi mới bắt đầu chuyển dạ từ 30-35 mmHg tăng dần lên đến 60 – 90 mmHg.

Giai đoạn 2: Sổ thai

Giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển dạ bắt đầu khi cổ tử cung xóa mở hoàn toàn và kết thúc bằng việc sinh em bé. Trong giai đoạn thứ hai, mẹ bầu cố gắng rặn đẩy em bé ra ngoài qua ngả âm đạo. Giai đoạn thứ hai ngắn hơn giai đoạn đầu và có thể mất từ ​​30 phút đến 2 tiếng đồng hồ (trung bình là 50 phút) nếu sản phụ sinh con so (sinh con lần đầu). Thời gian này sẽ được rút ngắn còn 15 phút đến 1 giờ (trung bình 20 phút) nếu sản phụ sinh con rạ.

Giai đoạn thứ 3: Sổ rau

Sau khi sinh em bé, sản phụ bước vào giai đoạn chuyển dạ thứ ba và cũng là giai đoạn cuối cùng: sổ rau thai. Giai đoạn này thường chỉ kéo dài vài phút đến 30 phút và liên quan đến việc đưa rau thai ra khỏi tử cung và qua âm đạo.

Mỗi kinh nghiệm chuyển dạ là khác nhau và lượng thời gian trong mỗi giai đoạn sẽ khác nhau. Tuy nhiên, quá trình chuyển dạ ở lần sinh đầu tiên thường kéo dài khoảng 12 đến 14 giờ, ngắn hơn cho những lần sinh nở tiếp theo.

1. Khi nào thì cổ tử cung sẽ mở?

Vì sao cổ tử cung không mở
Cổ tử cung từ đóng kín đến mở hoàn toàn 10cm để đầu em bé có thể lọt qua khỏi tử cung

Cổ tử cung mở chính là một dấu mốc quan trọng để báo cho mẹ biết rằng mình đã chuẩn bị kết thúc quá trình “mang nặng” và sẵn sàng cho việc sinh con.Việc cổ tử cung mở nhanh hay chậm, lâu hay mau sẽ tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe và nhiều yếu tố khác ở mỗi mẹ bầu.