Vì sao công nghiệp Mĩ phát triển nhanh chống

Vì sao kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

Đề bài

Vì sao kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX, vì:

- Thu được nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí trong chiến tranh.

- Nằm giữa hai đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, không bị chiến tranh tàn phá.

- Tham gia chiến tranh muộn, là nước thắng trận, trở thành chủ nợ của Châu Âu.

- Sớm áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất.

Loigiaihay.com

  • Vì sao công nghiệp Mĩ phát triển nhanh chống

    Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) để lại hậu quả như thế nào đối với nước Mĩ ?

    Giải bài tập 2 trang 73 SGK Lịch sử 11

  • Vì sao công nghiệp Mĩ phát triển nhanh chống

    Em hãy nêu những điểm cơ bản trong Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven.

    Giải bài tập 3 trang 73 SGK Lịch sử 11

  • Vì sao công nghiệp Mĩ phát triển nhanh chống

    Vì sao thu nhập quốc dân của Mĩ lại phục hồi và phát triển từ năm 1934 ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 73 SGK Lịch sử 11

  • Vì sao công nghiệp Mĩ phát triển nhanh chống

    Hãy giải thích vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất vào những năm 1932-1933.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 71 SGK Lịch sử 11

  • Vì sao công nghiệp Mĩ phát triển nhanh chống

    Vì sao phong trào công nhân Mĩ diễn ra sôi nổi ngay cả trong thời kì phồn vinh của kinh tế Mĩ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 70 SGK Lịch sử 11

Vì sao kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

Vì sao kinh tế Mĩ cuối thể kỉ XIX – đầu thế kỉ XX phát triển vượt bậc?

Tại sao Mỹ, Đức phát triển muộn nhưng nhanh chóng vượt qua Anh về sản lượng công nghiệp?


Câu 37968 Vận dụng

Tại sao Mỹ, Đức phát triển muộn nhưng nhanh chóng vượt qua Anh về sản lượng công nghiệp?


Đáp án đúng: d

Phương pháp giải

Các nước Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX --- Xem chi tiết
...

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Thứ năm - 07/12/2017 16:28
  • In ra
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

1. Anh.

Câu hỏi. Vì sao từ thập niên 70 của thế kỉ XIX, tốc độ phát triển công nghiệp Anh chậm lại, bị Mĩ rồi Đức vượt qua?

- Nguyên nhân chủ yếu là do công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu.

- Giai cấp tư sản Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.

- Sự phát triển vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức.

Câu hỏi. Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?

- Đầu tư vào thuộc địa để tạo điều kiện cho kinh tế Anh phát triển.

- Đầu tư vào thuộc địa vì ở đây có nguồn nhân lực lao động dồi dào.

Câu hỏi. Tình hình phát triển của kinh tế Anh cuối thế kỉ XIX như thế nào?

Tuy mất địa vị thứ nhất về công nghiệp, nhưng Anh vẫn đứng đầu về tài chính, xuất khẩu tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.

Câu hỏi. Tình hình chính trị ở nước Anh như thế nào?

Anh là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng: Đảng tự do và Đảng bảo thủ thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

Câu hỏi. Vì sao hai Đảng thay nhau cầm quyền qua bầu cử là một thủ đoạn của giai cấp tư sản nhằm lừa gạt và xoa dịu nhân dân ?

Mặc dù bề ngoài 2 Đảng mâu thuẫn nhau song hai Đảng đều phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản, chống lại nhân dân. Qua bầu cử, chúng tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng để lên nắm chính quyền, đó chính là thủ đoạn của giai cấp tư sản nhằm xoa dịu nhân dân.

Câu hỏi. Chính sách đối ngoại của Anh có gì đặc biệt?

Đẩy mạnh sản xuất thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền ở Anh. Anh có nhiều thuộc địa nhất, trải dài từ châu Á sang châu Phi. Chính vì vậy mà Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Câu hỏi. Nhìn vào bảng thống kê dưới đây, hãy nhận xét về quá trình xuất khẩu của nước Anh từ năm 1870 đến năm 1910?
Năm Xuất khẩu hàng hoá (Triệu Stéc-linh) Xuất khẩu tư bản (Triệu Stéc-linh)
1870 139,6 51,2
1890 263,5 101,3
1910 430,4 207,1

* Nhận xét : Trong 40 năm xuất khẩu, hàng hóa của Anh tăng 3 lần, xuất khẩu tư bản tăng lên 4 lần. Xuất khẩu tư bản là một đặc trưng của Anh và các nước đế quốc.

Câu hỏi. Em hãy cho biết tình hình nước Pháp sau năm 1871?

Là nước thua trận, phải bồi thường chiến tranh và diễn ra cuộc cách mạng vô sản.

Câu hỏi. Vì sao Pháp chú ý nhiều đến xuất cảng tư bản hơn là xây dựng, phát triển công nghiệp trong nước?

Do nghèo tài nguyên để phát triển công nghiệp trong nước so với các nước tư bản khác nên tư sản Pháp chú ý nhiều đến xuất cảng tư bản hơn là xây dựng và phát triển công nghiệp trong nước.

Câu hỏi. Tại sao kinh tế Pháp phát triến chậm lại?

Trước 1870, Pháp là một nước công nghiệp tiên tiến, chỉ đứng sau Anh. Nhưng cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX tốc độ phát triển kinh tế của Pháp chậm lại, tụt xuống hàng thứ tư sau cả Mĩ, Đức vì: Pháp bị thiệt hại sau chiến tranh Pháp - Phổ, thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thị trường trong nước bị thu hẹp.

Câu hỏi. Việc chú ý đến xuất cảng tư bản hơn là xây dựng, phát triển công nghiệp đã dẫn đến kết quả gì?

Đến thập niên 80, công nghiệp Pháp tụt xuống thứ 4 sau Mĩ, Đức, Anh.

Câu hỏi. Hình thức xuất cảng tư bản giữa Anh và Pháp có gì khác nhau?

- Đế quốc Anh đầu tư tư bản chủ yếu vào các thuộc địa.

- Đế quốc Pháp hầu hết tư bản đều đầu tư cho những nước chậm tiến như cho Nga vay.

Câu hỏi Các tổ chức độc quyền ở Pháp ra đời trong điều kiện kinh tế như thế nào?

Các tổ chức độc quyền ở Pháp ra đời trong điều kiện kinh tế:

- Một số ngành công nghiệp mới ra đời và tăng trưởng nhanh: điện kim, hóa chất, chế tạo ô tô...

- Một số ngành được phát triển: đường sắt, khai mỏ, luyện kim, thương mại. Nông nghiệp vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, gặp khó khăn trong việc sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác.

Câu hỏi Tại sao nói chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?

Vì Pháp chú ý đến xuất cảng tư bản dưới hình thức cho các nước chậm phát triển vay lấy lãi nặng.

Câu hỏi. Tình hình chính trị ở Pháp cuối thế kỉ XIX như thế nào?

Nền cộng hòa được thiết lập (Cộng hoà thứ ba) sau khi đế chế thứ hai sụp đổ ngày 4-9-1870. Chính phủ thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực chạy đua vũ trang.

Câu hỏi. Nêu chính sách đối ngoại của Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

Quan hệ giũa Pháp và Đức vẫn căng thẳng.

Pháp tăng cường xâm chiếm thuộc địa ở châu Á và châu Phi: Hoàn thành xâm lược Việt Nam (1884), chiếm Lào (1893), thôn tính Ma-đa-ga-xca, Ma-rốc....
Hệ thống thuộc địa của Pháp rộng lớn, chỉ đứng sau Anh.

2. Đức.

Câu hỏi: Nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Đức phát triển nhanh chóng vào cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?

Đức đã thống nhất được thị trường dân tộc, cướp được của Pháp 5 tỉ phrăng vàng, chiếm vùng Lo-ren giàu quặng sắt, than đá và ứng dụng được những thành tựu mới nhất của khoa học - kĩ thuật và sản xuất.

Câu hỏi: Các công ti độc quyền ở Đức ra đời trong điều kiện kinh tế như thế nào?

Các công ti độc quyền ở Đức ra đời trong điều kiện kinh tế Đức phát triển rất nhanh, đặc biệt là ngành công nghiệp.

1890-1914, khai thác than ở Đức tăng 2,5 lần, trong khi Anh, Pháp tăng chưa được 2 lần.

Gang: Đức tăng 5 lần (hơn Anh 1 lần, Pháp 2 lần).

Thép: tăng 11 lần (Anh 2 lần, Pháp 8 lần) => Đức vượt Pháp, đuổi kịp rồi vượt Anh, trở thành nước đứng đầu châu Âu.

Câu hỏi: Nêu đặc điểm của đế quốc Đức và giải thích ?

Theo Hiến pháp 1871, đó là một liên bang do Hoàng đế đứng đầu. Bọn quân phiệt nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong quân đội và chính quyền. Nhà nước đó thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Chính vì vậy, chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

3. Mĩ.

Câu hỏi: Tại sao kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng trong 30 năm cuối thế kỉ XIX?

Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Thị trường trong nước không ngừng được mở rộng, thu hút hàng chục triệu nhân lực nhập cư của thế giới (nhất là từ châu Âu).

Ứng dụng được những thành tựu khoa học - kĩ thuật và hợp lí hoá sản xuất, lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu và hoàn cảnh hoà hình lâu dài để phát triển kinh tế.

=> Từ vị trí thứ 4 Mĩ nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.

Câu hỏi: Các công ti độc quyền ở Mĩ hình thành trong tình hình kinh tế như thế nào?

Các công ti độc quyền ở Mĩ hình thành trong tình hình kinh tế phát triển với tốc độ nhanh.

+ Từ vị trí thứ 4 (sau Anh, Pháp, Đức) nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Năm 1894, sản phẩm công nghiệp của Mĩ gấp đôi Anh và bằng 1/2 các nước châu Âu gộp lại => xuất hiện các công ti độc quyền khổng lồ có ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị.

+ Nông nghiệp Mĩ phát triển đã trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu.

Câu hỏi: Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”?

Mĩ có nền kĩ thuật công nghiệp phát triển mạnh mẽ, hình thành các tổ chức độc quyền “tơ-rớt” công nghiệp khổng lồ (thép, dầu, ô tô....) đứng đầu các công ti đó là những ông vua như “vua dầu mỏ” kốc-phe-lơ; “vua thép” Moóc-gan, “vua ô- tô” Pho...

Câu hỏi: Điểm nổi bật của chế độ chính trị ở Mĩ là gì?

Đề cao vai trò của tổng thống, do hai Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ thay phiên nhau cầm quyền, thi hành các chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ giai cấp tư sản.

Câu hỏi. Chế độ chính trị hai đảng của Mĩ có điếm gì giống với chế độ hai đảng của Anh? Liên hệ với chế độ chính trị ở Mĩ hiện nay?

- Ở Mĩ tồn tại chế độ cộng hòa tư sản do hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau cầm quyền giống chế độ quân chủ lập hiến, ở Anh do hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền đều nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, chống lại nhân dân.

- Hiện nay chế độ hai đảng ở Mĩ vẫn tồn tại, vẫn thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phục vụ cho quyền lợi của giai cấp tư sản, chống lại nhân dân.

Câu hỏi. Chuyển biến quan trọng nhất trong đời sống kinh tế của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là sự hình thành các công ti độc quyền. Vậy em hiểu gì về quyền lực của các công ti độc quyền đó?

- Các công ti độc quyền chiếm ưu thế, nắm giữ và chi phối toàn bộ đời sống kinh tế ở các nước đế quốc.

- Các công ti độc quyền chi phối tình hình chính trị và phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản các nước.
- Chính sự xuất hiện các công ti độc quyền, chủ nghĩa tư bản các nước chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.

Câu hỏi: Quan sát hình 32 (SGK tr.43) em hãy cho biết quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mĩ được thể hiện như thế nào?

Con rắn khổng lồ, có cái đuôi quấn chặt vào trụ sở chính quyền (Nhà Trắng của Mĩ) há to mồm đe doạ, nuốt sống người dân (đối với những nhà tư tưởng châu Au và Mĩ, người phụ nữ tượng trưng cho tự do). Điều này thể hiện vai trò quyền lực của các công ti độc quyền (Mĩ), cấu kết chặt chẽ và chi phối Nhà nước tư bản để thống trị và khống chế cuộc sống của nhân dân, được xem là “tự do” ở xã hội các nước đế quốc.

2. Tăng cường xâm lược thuộc địa chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

Câu hỏi: Tại sao cức nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa?

Do nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, xuất khẩu tư bản tăng nhiều... các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa.

Câu hỏi: Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các nước đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức).

Mâu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc “già” (Anh, Pháp) và các nước đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức) là sự phát triển kinh tế và vấn đề thuộc địa không đều nhau.

Câu hỏi: Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc như thế nào?

Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc là gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

Câu hỏi. Lập bảng so sánh về vị trí của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ trong sản xuất công nghiệp ở hai thời điểm: 1870,1913. Hãy điền vào ô trống tên các nước theo thứ tự:
Năm Thứ nhất Thứ hai Thứ ba Thứ tư
1870 Anh Pháp Đức
1913 Đức Anh Pháp
©Bản quyền thuộc vềBài kiểm tra.Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.