Vì sao đinh the huynh bị loại

Tháng Tám năm 2017, trên các trang tin thời sự của báo chí trong nước, người ta thấy vắng bóng hai ông, Đinh Thế Huynh Trưởng Ban tuyên giáo trung ương, và ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước. Cả hai ông đều là Ủy viên Bộ chính trị, cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản Việt Nam.

Có nhiều tin đồn rằng hai ông bị bệnh phải đi điều trị ở nước ngoài.

Tin đồn về sự đấu đá phe phái

Chuyện thông tin không rõ ràng về sức khỏe của các vị lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam không phải là lần đầu tiên được nói đến qua trường hợp của hai ông Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang hiện nay. Vào năm 2015, ông Nguyễn Bá Thanh, lúc đó là Trưởng ban nội chính trung ương, bị bệnh, đi nước ngoài trị bệnh, nhưng thông tin không hề được công bố suốt nhiều tháng, làm dấy lên nhiều lời đồn đoán rằng ông bị bệnh hiểm nghèo, thậm chí đã chết vì bị ám sát.

Vai trò của họ (Ban bảo vệ sức khỏe trung ương) giống như một Bộ y tế, giống như một Bộ y tế của Trung ương đảng, chuyên chữa trị cho Trung ương đảng thôi.
-Ông Phạm Chí Dũng.

Trường hợp ông Võ Văn Kiệt, cựu Thủ tướng, mất vào năm 2005 cũng vậy, việc chậm trễ công bố thông tin đã làm dấy lên tin đồn là ông bị ám sát.

Nhận xét về những lời đồn đoán chung quanh sức khỏe của hai ông Đinh Thế Huynh, và Trần Đại Quang, ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ nghiên cứu, thuộc Ban Dân vận trung ương nhận xét:

“Cái này chưa biết nó như thế nào, nên không thể nói theo dư luận hiện nay được, nhưng xung đột lợi ích giữa các nhóm là rõ, âm mưu tiêu diệt lẫn nhau là có thật, nhưng hai trường hợp này phải chờ thêm.”

Sự nghi ngờ về việc ám hại nhau giữa các nhóm quyền lực khác nhau được quan sát thấy trên mạng xã hội trong thời gian hiện nay sau khi người ta thấy hai ông Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang vắng bóng, mà chỉ có một thông tin được báo chí nhà nước Việt Nam đưa ra vào đầu tháng Tám, nói ông Trần Quốc Vượng, một Ủy viên Bộ chính trị tạm thời đảm nhận công việc của ông Huynh ở bộ này.

Một nhà bất đồng chính kiến Việt Nam là Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, hiện sống ở Đà Lạt nói:

“Nó có uẩn khúc thì họ mới phải giấu, chứ ốm đau bình thường thì giấu làm gì. Có uẩn khúc họ hại nhau thế nào đó thì mới giấu. Tóm lại cái chính thể lừa dân, họ cứ nói đoàn kết chứ trong nội bộ họ phân ly kinh khủng.”

Ban bảo vệ sức khỏe trung ương và đấu tranh nội bộ

Mặc dù các thông tin về sức khỏe của các vị lãnh đạo ít được công bố như vậy, nhưng đảng cộng sản Việt Nam lại có cả một tổ chức gọi là Ban bảo vệ sức khỏe trung ương đảm trách việc chăm sóc sức khỏe cho các vị lãnh đạo.

Nhà báo Phạm Chí Dũng, sống ở Sài Gòn và từng làm việc nhiều năm trong guồng máy của đảng nói với chúng tôi về Ban bảo vệ sức khỏe này:

“Ban bảo vệ sức khỏe trung ương là một ban mềm, tôi dùng từ mềm trong ngoặc kép, của Bộ chính trị. Đây là Ban có chức năng nhiệm vụ chuyên chăm sóc sức khỏe cho các thành viên, và những người thuojc diện quản lý của Bộ chính trị, và Ban bí thư. Vai trò của họ giống như một Bộ y tế, giống như một Bộ y tế của Trung ương đảng, chuyên chữa trị cho Trung ương đảng thôi.”

Ngoài ra ở các cấp đảng thấp hơn ở các tỉnh và thành phố lớn cũng có những ban bảo vệ sức khỏe như vậy.

Một bác sĩ giấu tên từng làm việc ở Ban bảo vệ sức khỏe trung ương, nói với chúng tôi rằng khi các cán bộ lãnh đạo bị bệnh và được Ban bảo vệ sức khỏe trung ương điều trị, thì họ không có quyền công bố bệnh tình của bệnh nhân mà phải có quyết định từ cấp lãnh đạo cao hơn. Theo bác sĩ này thì việc chẩn đoán bệnh tình của các cán bộ lãnh đạo là một trong những cách mà các phe phái khác nhau dùng để loại đối thủ chính trị của mình vì lý do sức khỏe. Thậm chí, ông nói rằng có những trường hợp bệnh nhân khám bệnh và nhận thuốc từ các bệnh viện bên ngoài, phải được sự cho phép của Ban bảo vệ sức khỏe trung ương mới được uống.

Theo nhà báo Phạm Chí Dũng và những người biết về hoạt động của Ban bảo vệ sức khỏe này của đảng thì hiện nay vai trò của ban này ngày càng mờ nhạt. Ông Dũng nói:

Việc chẩn đoán bệnh tình của các cán bộ lãnh đạo là một trong những cách mà các phe phái khác nhau dùng để loại đối thủ chính trị của mình vì lý do sức khỏe.
-Một bác sĩ từng làm ở Ban bảo vệ sức khỏe trung ương.

“Nhưng mà sau này với sự phát triển của các bệnh viện tư, rồi máy móc theo chiều sâu, mang tính chất chuyên sâu nhiều hơn, thì các Ban bảo vệ sức khỏe tỉnh ủy, thành ủy và trung ương phần lớn không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho cán bộ. Vai trò lớn nhất của họ, theo tôi hình dung không phải là việc điều trị chữa bệnh một cách có kết quả như là các bệnh viện bên ngoài, mà là sự im lặng trong việc bảo mật những thông tin về sức khỏe của những cán bộ do Bộ chính trị, Ban bí thư quản lý.”

Theo người bác sĩ từng làm việc ở Ban bảo vệ sức khỏe trung ương thì các lãnh đạo cao cấp sau này thường đi nước ngoài chữa trị.

Trong trường hợp của ông Nguyễn Bá Thanh, vào tháng giêng năm 2015, Ban bảo vệ sức khỏe trung ương lần đầu tiên ra thông báo về sức khỏe của ông, trong đó nói ông bị bệnh từ tháng Năm năm 2014, và đi Mỹ chữa trị, tức là bảy tháng trước đó. Ông Thanh mất một tháng sau khi bệnh tình của ông được công bố.

Vào năm 1969, ông Hồ Chí Minh, người thành lập nhà nước cộng sản Việt Nam mất vào ngày 2 tháng Chín, nhưng cái chết chỉ được công bố sau đó là ông mất vào ngày mùng ba tháng Chín, và ngày này được xem là ngày chính thức tổ chức kỷ niệm ngày ông Hồ mất trong một thời gian dài.

Ông Nguyễn Khắc Mai nói về trường hợp này:

“Trường hợp ông Hồ thì người ta nói là để cho dân ăn tết độc lập, vào ngày mùng hai tháng Chín, nên dời lại không làm hỏng ngày lễ độc lập. Cho nên họ hoãn lại việc tuyên bố, đó là thủ đoạn chính trị thôi. Nhưng mà rồi cái chết thì trước sau cũng chết, làm như thế cũng vô nghĩa.”

Nhìn rộng ra trong thế giới các quốc gia cộng sản xưa và nay, chuyện giữ bí mật sức khỏe hay cái chết của các vị lãnh đạo là một chuyện rất phổ biến. Ông Hà Sĩ Phu nhận xét:

“Ngay từ thời xa xưa, thời Stalin và Lenin cũng đã có những việc như thế này. Bản thân chủ nghĩa cộng sản phi khoa học, đầy bất hợp lý ở bên trong, nên nếu họ mở ra công khai thì mọi thuẫn nó phơi bày ra, họ tan rã thôi.”

Nhà báo Phạm Chí Dũng thì nói rằng khuynh hướng giữ kín thông tin về sức khỏe cũng như sự sống chết của các cán bộ lãnh đạo cộng sản cũng nằm trong khuynh hướng độc đoán của sự cai trị của những đảng cộng sản mà thôi.

Vì sao đinh the huynh bị loại

Ông Đinh Thế Huynh ra ngay hiện trường khi nghe người dân phản ánh bãi đá gây ô nhiễm (ảnh NLĐ.VN)

Giải đáp câu hỏi khó

Vào đầu năm 2011, tại cuộc họp báo thông tin về Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ông Đinh Thế Huynh lúc đó là Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân dân đã trả lời câu hỏi của phóng viên báo nước ngoài. Ông khẳng định Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên đa đảng, và dứt khoát không đa nguyên đa đảng.

“Điều đơn giản là Việt Nam đã có lúc đa đảng; tức là năm, 1946 khi chúng tôi Tổng tuyển cử lần đầu tiên thì cũng đã có mấy đảng tham gia. Nhưng khi thực dân Pháp quay lại xâm lược đất nước chúng tôi thì chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến để bảo vệ tổ quốc. Và bây giờ thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, ông Huynh nhấn mạnh.

Vào cuối năm 2015, tại Hội nghị toàn quốc về thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển đảo và phân giới cắm mốc, ông Đinh Thế Huynh lúc đó là Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư đã nhắc và bác bỏ thông tin xuyên tạc trên mạng internet, thông tin đó đã nói nước láng giềng can thiệp vào nội bộ nước ta. Ông Huynh khẳng định: " Ta có tư thế, nguyên tắc của ta, ai dám tác động nào? Mà tác động sao nổi. Đảng dày dạn trong lãnh đạo cách mạng và trong công cuộc đổi mới, có đủ bản lĩnh để giữ vững sự độc lập".

Nghe dân phản ánh ra ngay hiện trường

Vào đầu tháng 8.2016, ông Đinh Thế Huynh cùng các đại biểu Quốc hội TP. Đà Nẵng có cuộc tiếp xúc cử tri tại huyện Hòa Vang. Tại đây các cử tri đã phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường từ các mỏ đá và “hung thần” xe ben trên đường. Ngay sau buổi tiếp xúc cử tri, ông Đinh Thế Huynh đã cùng Đoàn công tác lập tức xuống ngay hiện trường.

Chứng kiến cảnh ô nhiễm môi trường và cuộc sống khó khăn của nhân dân, ông Đinh Thế Huynh đã lập tức yêu cầu ông Nguyễn Ngọc Tuấn (Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng) phải về bàn bạc với lãnh đạo TP để có biện pháp hỗ trợ người dân vùng mỏ đất đá. Đồng thời có biện pháp di dời các hộ dân trong khu vực mỏ đất đá tới các khu tái định cư để ổn định cuộc sống.

Ông Đinh Thế Huynh còn nhấn mạnh phải giám sát chặt chẽ các mỏ đất đá, yêu cầu các chủ mỏ phải thường xuyên tưới nước để giảm tình trạng bụi Đối với các mỏ mới phải nghiên cứu làm đường,không cho xe chở đá đi vào đường dân sinh.

Cũng trong đợt đi tiếp xúc cử tri này, ông Đinh Thế Huynh và các đại biểu Quốc hội đã nghe cử tri của Đà Nẵng bày tỏ bức xúc trước việc Fomorsa xả thải gây ô nhiễm môi trường biển cho 4 tỉnh miền Trung. Ông Đinh Thế Huynh đã thẳng thắn trao đổi với cử tri: Bài học Fomosa là bài học đau xót, cay đắng, để không quên rằng phát triển kinh tế phải đi đôi với môi trường. Đây là sự cố môi trường nghiêm trọng mà phải mất thời gian mới giải quyết được.

Nói về trách nhiệm của những người liên quan trong công tác cấp phép và quản lý, ông Đinh Thế Huynh đã nghiêm túc: Không thể để người có trách nhiệm lên báo chống chế vài câu rồi là qua. Việc vì sao cấp phép 70 năm, 12 bộ ngành đều đồng ý, Thanh tra sẽ làm rõ và sẽ có kết luận cụ thể. Nói phải có căn cứ, chứ không phải anh lên báo nói cho xong chuyện.

Vào tháng 10.2016, tại buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, cử tri Đà Nẵng đã thẳng thắn đề cập với ông Đinh Thế Huynh và các đại biểu Quốc hội về trường hợp Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang bỏ trốn đi đâu không rõ. Thời điểm đó Trịnh Xuân Thanh đang bị phát lệnh truy nã. Trả lời vấn đề này, ông Đinh Thế Huynh cũng thẳng thắn cho biết, Trịnh Xuân Thanh khi đang bị xem xét, xử lý đã bỏ trốn ra nước ngoài, sang châu Âu.

“Rõ ràng trách nhiệm quản lý cũng có khuyết điểm ở đây. Quy trình là chưa đến mức khởi tố cho nên cho chưa có tổ chức giám sát, theo dõi bị can. Sau khi khởi tố rồi thì đã phát lệnh truy nã toàn quốc và quốc tế. Phát lệnh truy nã để truy bắt ông Thanh về xử lý”, ông Đinh Thế Huynh nói.

Vào tháng 9.2016, ông Đinh Thế Huynh cùng Đoàn công tác của T.Ư trong buổi làm việc với lãnh đạo Hà Nội để nắm tình hình, đánh giá kết quả công tác phòng chống tham nhũng, ông có nói: "Chống tham nhũng thì nói ít, làm nhiều, nói đến đâu làm đến đó, thậm chí làm xong mới công bố cho nhân dân biết. Chứ nói nhiều, làm ít thì càng mất niềm tin”. Ông dẫn chứng vừa qua, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng, trực tiếp đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ đạo xử lý vụ nào là làm đến nơi đến chốn. 

Ngày 2.3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã họp dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để cho ý kiến về công tác cán bộ. Bộ Chính trị đã thống nhất:

Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016​-2021 thôi giữ chức Thường trực Ban Bí thư và Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016​-2021 để tiếp tục chữa bệnh dài hạn.

Ông Đinh Thế Huynh sinh năm 1953, quê Nam Định, trước khi giữ chức Thường trực Ban Bí thư ông từng là Tổng Biên tập báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo; Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư