Vì sao giáo dục việt nam thối nát

Vì sao giáo dục việt nam thối nát

Hương Khê (Danlambao) - Nhìn vào thực trạng ngành giáo dục VN hiện nay chúng ta thấy gì: Đó là sự thối nát toàn diện. Điều này được báo chí và dư luận nói nhiều từ mấy chục năm nay. Đến một học sinh lớp 8 Vũ Thạch Tường Minh đã phải thốt lên rằng: “Con không có tính từ nào khác nên con phải dùng tính từ này, là giáo dục Việt Nam bây giờ con thấy là quá ‘thối nát’ rồi”. Và em hy vọng lớn lên khi làm bộ trưởng giáo dục thì may ra mới sửa được nó. Ôi! Quá chua chát.

Có 2 nét nổi bật của giáo dục VN là: Che đậy lịch sử và chạy đua thành tích.

Trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược tại biên giới phía Bắc năm 1979, chỉ được nói đến rất sơ sài có 11 dòng, và không dám gọi đúng bản chất của cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bánh trướng Bắc Kinh, mà lại gọi là cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.

Ngoài ra trong các sách giáo khoa, cũng không dám nói đến cuộc chiến xâm lược của TQ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.

Bên cạnh đó lại đưa vào những chương trình chỉ để nhồi sọ, và sau khi ra trường học sinh chẳng áp dụng được gì vào cuộc sống.

Về bệnh chạy đua thành tích: Năm 2006, Nguyễn Thiện Nhân bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục với những tuyên bố hùng hồn với chủ trương "chống bệnh thành tích trong học tập và tiêu cực trong thi cử", "xây dựng một phương pháp học sáng tạo, thực chất, học là phải dùng được", "đổi mới phương pháp học tập theo xu hướng tiên tiến của thế giới".

Nhưng cuối cùng Năm không vẫn toàn là số không.

Đến thời Phùng Xuân Nhạ, là một bộ trưởng giáo dục, nhưng lại nói ngọng, và bị tố đạo văn luận án tiến sĩ, coi việc giáo viên bị đưa đi làm tiếp viên nhà hàng là “chỉ vui vẻ thôi mà”.

Mấy ngày vừa qua, báo chí và dư luận lại nóng lên về việc một thầy giáo ở huyện Long Thành, Đồng Nai viết đơn xin thôi dạy, vì lý do, “Công tác trong một cơ sở giáo dục nhưng có quá nhiều điều phi giáo dục, tởm nhất là vấn nạn dối trá”.

Đó là thầy giáo dạy môn tiếng Anh, tại trường Tiểu học An Lợi (xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai)-Trần Ngọc Anh Sơn(1).

Lý do thầy Sơn xin thôi dạy là do thầy chống tiêu cực và dối trá, nên bị lãnh đạo nhà trường trù dập nhiều năm liền. Thậm chí là là Ban Giám hiệu, Công đoàn và Ban thanh tra nhân dân đã dùng mưu hèn kế bẩn, là tạo chứng cứ giả, để tố cáo thầy Sơn lên cơ quan chức năng.

Điều đáng nói là những tiêu cực của lãnh đạo nhà trường mà thầy Sơn tố cáo, lại được Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện Long Thành bao che, nên thầy biết tin vào ai.

Trưởng phòng GD- ĐT huyện Long Thành Nguyễn Văn Toàn nói rằng "Lý do xin nghỉ việc phản cảm, không đúng theo quy định pháp luật ".

Chủ tịch huyện Long Thành Lê Văn Tiếp thì nói “Việc đưa ra lý do vậy để nghỉ việc tôi nghĩ không đúng bản chất và không phù hợp”.

Thế nào là không đúng bản chất và không phù hợp? Là phải dối trá, phải bịa ra cái lý do vớ vẩn nào đó, chứ không được nhổ toẹt vào ngành giáo dục như thế.

Có thể nói rằng căn bệnh dối trá là thứ bệnh thâm căn cố đế của rất nhiều quan chức giáo dục VN, và coi đó là việc bình thường, không có gì ghê gớm. Thậm chí là buộc giáo viên phải làm để nhà trường có thành tích.

Và sản phẩm của nó là hàng loạt tướng cướp và quan tham, “ăn không từ một thứ gì của dân”. Để rồi kẻ thì ôm tiền trốn ra nước ngoài mua nhà lầu xe hơi, sau đó trở về làm Việt kiều yêu nước; Kẻ thì đầu tư cho con đi du học và mua thẻ xanh để lót ổ sẵn; Kẻ thì bị tống vào lò và tiếc nuối vì chưa kịp bỏ chạy v.v...

Chữ tởm mà thầy Sơn dùng đã lột truồng cả một vấn nạn giáo dục hiện nay luôn dạy dối trá, phi giáo dục.

Phải gọi đúng tên của nó là: Đây là bản cáo trạng của một người đã gắn bó với ngành giáo dục 25 năm, lên án ngành giáo dục VN.

Đến một trường đại học như đại học Đông Đô mà hàng năm lãnh đạo nhà trường còn cung cấp cho thị trường hàng trăm bằng cử nhân giả, thì nói gì đến những trường khác.

Nhìn vào lịch sử: Nền giáo dục VNCH trước 1975 được đặt trên 3 phương châm lớn, là nhân bản, dân tộc, và khai phóng.

Giáo dục nhân bản lấy cá nhân làm trọng, nhấn mạnh đức dục, hướng đến phục vụ tha nhân. Giáo dục dân tộc bắt đầu từ chương trình Việt, xiển dương lòng ái quốc thương nòi. Giáo dục khai phóng mở mang kiến thức khoa học kỹ thuật, không ngại du nhập những nét hay, thế mạnh của Tây Phương.

Nhưng với nền giáo dục VN hiện nay thì từ căn bệnh dối trá, phi giáo dục và chạy đua thành tích, đã sản sinh ra nạn bạo lực học đường xảy ra thường xuyên khắp mọi nơi. Không chỉ là trò đánh trò, bạn bè chẳng những không can ngăn, mà còn ngang nhiêm đứng quay phim, chụp hình và tung lên mạng như một chiến công. Mà là trò đánh cô giáo ngay tại lớp nữa.

Có thể nói rằng: Việc thầy giáo Lê Trần Ngọc Sơn xin nghỉ dạy là một cái tát trời giáng vào ngành giáo dục VN sau bao nhiêu năm che đậy sự dối trá của mình.

Nhưng sau cú tát này đã làm cho ai đó bừng tỉnh chưa, thì chắc là chưa. Vì ngành giáo dục VN không đặt nền tảng trên 3 phương châm: Là nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Vì dối trá đã trở thành bản chất của nền giáo dục hiện nay. Mà cái gì đã là bản chất thì làm sao thay đổi được.

Chú thích:

Vì sao giáo dục việt nam thối nát

Hương Khê

danlambaovn.blogspot.com

Hai chữ “thối nát” bật ra từ miệng của em như nhát búa giáng vào đầu chúng tôi, những người lớn, những người được gọi là trưởng thành trong xã hội.

Trẻ em cần được giáo dục và cần được bảo vệ - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Văn hào Nga Dostoyevsky từng nói “con người không có kỷ niệm nào quý giá hơn kỷ niệm về thời thơ dại trong ngôi nhà của mẹ cha nếu như gia đình có chút ít tình yêu và sự gắn bó”. Ai đọc Dostoyevsky đều hiểu rằng, mọi trẻ em trên thế giới này, nên và chỉ nên được nuôi dưỡng tâm hồn bằng những thứ mát trong như sữa mẹ, như kỷ niệm về thời ấu thơ trong vòng tay yêu thương gia đình. Những dòng sữa, những kỷ niệm như thế sẽ là gốc rễ của cái thiện lương theo các em suốt cuộc đời.

Tôi đã lặng người đi khi nghe hai chữ “thối nát” bật ra từ miệng của em, một cậu bé 14 tuổi, khi em nói về nền giáo dục nước nhà trong một clip đang được lan truyền trên mạng. Đó đáng ra không phải là mối bận tâm của em. Những sự thật to tát và cay đắng như thế đáng ra không phải được nói lên từ miệng của em, một cậu bé 14 tuổi. Tại sao cái tâm hồn non nớt của em lại phải tiêu hóa những thứ xương xẩu và cay đắng như thế?

Trong một môi trường lành mạnh, em và những đứa trẻ tuổi em sẽ phải có những mối bận tâm khác, những niềm vui và cả những nỗi buồn khác. Nỗi buồn vì cô bạn gái cùng lớp nghỉ chơi. Niềm vui của một ngày chủ nhật cùng chúng bạn nhặt rác bên bờ hồ. Nỗi buồn vì đội nhà thua một trận banh chung kết… Những niềm vui và nỗi buồn như thế, dù lớn lao hay bé nhỏ, cũng không bao giờ là một vết cứa trong tâm hồn trẻ thơ của các em, chúng sẽ là những kỷ niệm, đẹp đẽ, êm đềm như tuổi ấu thơ trong ngôi nhà của cha mẹ.

Tôi đã lặng người đi khi nghe hai chữ “thối nát” bật ra từ miệng của em, một cậu bé 14 tuổi, khi em nói về nền giáo dục nước nhà trong một clip đang được lan truyền trên mạng. Đó đáng ra không phải là mối bận tâm của em. Những sự thật to tát và cay đắng như thế đáng ra không phải được nói lên từ miệng của em, một cậu bé 14 tuổi. 

Đó mới là những thứ đáng ra các em được nhận. Đó mới là những mối bận tâm đáng ra các em phải có. Vậy mà em, một cậu bé 14 tuổi, trong một diễn đàn về giáo dục, lại phải nói lên hai chữ “thối nát”. Hai chữ “thối nát” bật ra từ miệng của em như vết sẹo trên gương mặt xinh đẹp của một thiếu nữ, như nhát búa giáng vào đầu chúng tôi, những người lớn, những người được gọi là trưởng thành trong xã hội. Nó đã tố cáo rằng, chúng tôi, những người được gọi là người lớn trong xã hội đang không làm tròn bổn phận của mình.

Khi những người lớn chúng tôi để em phải bận tâm đến những việc lớn lao như sự thối nát của một hệ thống giáo dục thì đó là chúng tôi mang tội. Chúng tôi đã không làm tròn trách nhiệm của mình, đã để các em phải lớn lên trong một môi trường tệ hại, đã để cho em phải bận tâm đến những công việc đáng ra phải là của chúng tôi, vì thế, cho tôi cúi đầu xin lỗi em.

Trẻ em cần được giáo dục, và chúng cũng cần được bảo vệ. Bảo vệ không phải là bảo bọc để chúng thành những con người mãi mãi yếu đuối và lệ thuộc. Bảo vệ là để tránh cho chúng những mối hiểm nguy, những thứ tệ hại mà bọn trẻ chưa đủ khả năng để tự chống đỡ, chưa đủ vững vàng để tự đón  nhận. Bảo vệ là để bọn trẻ được lớn lên trong một môi trường lành mạnh, để mai này chúng có đủ sức vóc và sự thiện lương đối mặt với mọi khó khăn, bão tố trong cuộc đời. 

Nhưng bảo vệ đôi khi chỉ đơn giản là đừng để bọn trẻ phải bận tâm đến công việc đáng ra của cha mẹ chúng, đến những bổn phận thuộc về cha mẹ chúng. Có lẽ chúng ta phải tự hỏi, chúng ta đã làm gì? Chúng ta đang kiến tạo nên một môi trường xã hội ra sao để bây giờ một cậu bé 14 tuổi đứng lên nói rằng hệ thống giáo dục chúng ta “thối nát”? Đó là trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta đang có lỗi, đang mang tội với bọn trẻ.

Người trồng cây tốt phải biết vun xới, chăm bẵm, bảo vệ cho mảnh đất của mình. Môi trường xã hội chính là mảnh đất của bọn trẻ. Đó là ngôi trường với thầy cô, bè bạn. Là mái nhà với ông bà, cha mẹ, anh chị em. Là làng xóm, là phố phường, là đất nước nơi bọn trẻ sinh ra và lớn lên. Những người trưởng thành trong xã hội đều phải có trách nhiệm vun xới, chăm bẵm cho mảnh đất này. Khi mảnh đất bị xấu cằn, bị chuột bọ phá phách, tấn công thì đó là lỗi của những người trưởng thành, những người chịu trách nhiệm trồng cây trong xã hội. Khi không thể mang đến cho bọn trẻ một mảnh đất tốt lành thì đó là tội của người lớn chúng ta.

Có bao giờ mỗi chúng ta tự đặt tay lên ngực mình và hỏi, ta đang làm gì để vun xới, chăm bẵm cho mảnh đất xã hội, cho bầu không khí mà con cái chúng ta đang hít thở và lớn lên hay chưa?

* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một nhà thơ, nhà báo, dịch giả sống tại TP.HCM

Tin liên quan