Vì sao khi cá heo xuất hiện

Vì sao khi cá heo xuất hiện

Những chi cá voi và cá heo nào hay bị mắc cạn và ở đâu?

Cá voi hoa tiêu, cá nhà táng, cá voi mõm khoằm và cá heo biển sâu là những thú có vú dưới biển dễ bị mắc cạn cả đàn. Cá voi tấm sừng, gồm tất cả các bộ cá voi lớn trừ cá nhà táng, rất hiếm khi mắc cạn.

Nếu những con thú này bị mắc cạn, chúng bị khô đi rất nhanh, cơ thể nóng lên, ngạt thở hoặc tổn thương nghiêm trọng trong nội tạng.

Người ta gặp các cá thể thú này mắc cạn ở rất nhiều nơi, nhưng mắc cạn tập thể thì gặp ở Tây Úc, New Zealand (mỗi năm khoảng 300 con) và bờ biển phía Đông của Bắc Mỹ và Patagonia của Chile. Tuy vậy, thỉnh thoảng chúng cũng mắc cạn tập thể ở biển Bắc.

Vì sao khi cá heo xuất hiện
Khi lên cạn, những con thú này có thể bị mất nước, ngạt thở hoặc tổn thương nội tạng.

Cá voi và cá heo định hướng bằng cách nào?

Giống như chim di cư, một số loài cá voi di chuyển hàng năm với những khoảng cách rất xa. Vào mùa đông, cá voi di cư từ các vùng biển lạnh ở phía Bắc đến vùng biển ấm hơn ở phía Nam, còn cá voi ở phía Nam lại di chuyển lên phía Bắc. Sau mùa đông, chúng lại di cư ngược lại. 

Những loài cá voi có răng nhỏ hơn, như là cá heo, có khả năng định vị dưới nước rất tốt. Trong các hành trình của mình, chúng tự biết định hướng bằng cách phát ra các sóng âm thanh dưới dạng tiếng ồn lách cách. Khi những sóng âm thanh này va vào một vật thể, chúng sẽ phản xạ lại dưới dạng tiếng vọng đến tai của cá heo. Âm thanh dội lại càng nhanh tức là con mồi, vật cản hoặc bờ biển càng gần.

Tuy nhiên, ở các loài cá voi tấm sừng to lớn, do chúng có tấm sừng thay cho răng ở hàm trên để lọc nhuyễn thể, tức là các sinh vật phù du và cá nhỏ trong nước, nên hệ thống định vị dưới nước của chúng không phát triển lắm.

Cách định vị bằng tiếng vang này hoạt động cực kỳ tốt. Tuy vậy, trong một số hoàn cảnh, phản xạ âm thanh trở nên không đáng tin cậy, cụ thể là khi ở các vịnh nước nông hoặc vịnh hình bán nguyệt, nơi có kè dưới nước đầy cát hoặc bờ phù sa. Những kiểu bờ biển và những vật cản như vậy không tạo ra tiếng vọng rõ ràng từ bất kì phương hướng cụ thể nào, vì thế hệ thống báo động của cá voi bị mất tác dụng.

Vì sao khi cá heo xuất hiện

Ngay cả ơ vùng biển Wadden của Đức, những con cá voi như con cá nhà táng chưa trưởng thành này cũng thỉnh thoảng được tắm rửa.

Từ trường của Trái Đất có ảnh hưởng như thế nào?

Các loài cá voi như là cá voi hoa tiêu không chỉ sử dụng khả năng định vị dưới nước để tự định hướng mà cũng giống như chim di cư, dường như chúng còn dựa vào các đường từ trường của Trái Đất, bởi vì tuyến đường di cư của chúng thường chạy song song với các đường từ trường này. Những dao động nhỏ của từ trường Trái Đất cũng có tác dụng như một loại bản đồ.

Người ta đã tìm thấy nhiều tinh thể sắt khoáng vật trong hộp sọ của những con vật này. Cá voi có thể bị nhầm lẫn khi gặp phải nhiễu loạn địa từ gần bờ biển. Các từ trường chạy vuông góc với đất liền cũng được cho là góp phần gây ra những vụ mắc cạn tập thể của cá voi ở một số khu vực bờ biển nhất định.

Cứ vài năm, những cơn bão mặt trời và các điểm đen mặt trời xuất hiện giữa đợt hoạt động tăng cường trên bề mặt Mặt Trời cũng gây ra những biến đổi khá lớn cho từ trường Trái Đất. Vào những thời điểm này, cá nhà táng, một loài cá cũng dùng địa từ học như một hệ thống định vị tự nhiên, lại bị lạc đường và mắc cạn ở Biển Bắc.

Vì sao khi cá heo xuất hiện
Các thiết bị định vị dưới nước của quân đội hoạt động mạnh làm sai lệch rất nhiều khả năng định hướng của thú có vú dưới nước.

Vì sao cá voi và cá heo bị mắc cạn?

Các lỗi định vị được cho là nguyên nhân chính khiến cá voi mắc cạn, nhưng toàn bộ các lý do khác vẫn chưa được điều tra để kết luận đầy đủ.

Một trong những lý do dẫn đến lỗi định vị là hành vi sinh hoạt tập thể của nhiều loài cá heo có lối sống theo đàn và có con đầu đàn. Ví dụ: trong trường hợp của cá nhà táng, một con đực dẫn đường từ biển Bắc Cực trở về vùng biển ấm hơn; ngược lại, trong đàn cá voi sát thủ thì con đầu đàn lại là một con cá mẹ hoặc cá bà.

Nếu con đầu đàn mất định hướng, mà có lẽ là do chúng nhầm lẫn hoặc bị các loài ký sinh tấn công tai, thì khả năng nghe chính xác các tiếng vọng của âm thanh mà chúng phát ra sẽ không còn, kết quả là cả đàn đều đi nhầm đường. Nếu con đầu đàn bị mắc cạn ở vùng nước nông, những con khác sẽ ở lại với nó, thậm chí kể cả việc đó dẫn đến cả đàn cùng chết. 

Như các nhà nghiên cứu đã quan sát được, đôi khi cá voi sát thủ ở bờ biển Nam Phi có sự gắn kết bầy đàn chặt chẽ đến mức những con được cứu sau khi bị mắc cạn vẫn quay lại vùng bờ biển đó nếu một con khác vẫn còn mắc cạn và kêu cứu.

Nhưng mắc cạn cũng có những nguyên nhân tự nhiên khác. Đôi khi, những con cá heo dạt vào bờ biển vì chúng chạy trốn khỏi cá voi sát thủ và những kẻ săn mồi khác ở các vùng nước nông hơn hoặc vì chúng đã đi quá xa vào vùng nước nông trong lúc mải săn những đàn cá khác.

Có lúc, những cá thể thú có vú này dạt vào bãi biển trong tình trạng đã chết do bị thương trong khi va đập vào tàu thuyền, mắc lưới đánh cá, bị cá mập tấn công hoặc bị ốm do ký sinh trùng tấn công và gây bệnh.

Những tác động nào của con người càng làm cho chúng mắc cạn nhiều hơn?

Bên cạnh các yếu tố tự nhiên, tiếng ồn dưới nước do các con tàu, các dàn khoan hay thiết bị định vị dưới nước của quân đội cũng tác động rất xấu đến việc xác định phương hướng và giao tiếp của các loài thú có vú dưới nước. Chúng chạy trốn khỏi những đợt sóng âm thanh trong tình trạng hoảng loạn. Và do mật độ sóng âm thanh dưới nước cao hơn nhiều so với trong không khí nên âm thanh truyền dưới nước nhanh gấp 5 lần so với trong không khí.

Các hoạt động định vị dưới nước của quân đội bằng những âm thanh rất to có tác động đặc biệt nghiêm trọng. Ví dụ, sau các cuộc điều quân của NATO, cá voi mõm khoằm đã chết dạt vào bờ biển của Síp, quần đảo Canary và quần đảo Bahamas. Những âm thanh này có độ ồn trên 200 decibel, tạo ra những bọt khí trong mạch máu và các cơ quan bên trong cơ thể của thú có vú dưới nước (tương tự như bệnh thợ lặn), cản trở lưu thông máu, gây tắc nguồn cung cấp máu làm cho chúng chết.

Vì sao khi cá heo xuất hiện
Những ai có thiện chí giúp đỡ đều được hoan nghênh, vì những con thú này cần được làm mát và giữ ẩm.

Bạn có thể làm gì để giúp những con cá voi và cá heo bị mắc cạn?

Khi một con cá voi được phát hiện mắc cạn thì thường không còn mấy thời gian để có thể cứu được nó. Các đội cứu hộ thường chỉ cố gắng làm mát cơ thể cho chúng, giữ cho chúng không bị khô và phối hợp với các đơn vị chức năng để đưa những con vật to lớn này trở về biển nhanh và nhẹ nhàng nhất có thể. 

Ở một số nước, người ta thiết lập các đường dây nóng để huy động được nhiều người hỗ trợ một cách nhanh nhất. Tuy vậy, với nhiều con vật đã kiệt sức thì ngay cả những biện pháp khẩn cấp này cũng vẫn là quá muộn.

Phạm Hường 

Theo DW

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Những ngày vừa qua, tại xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành, Quảng Nam), người dân nhộn nhịp qua lại để hỏi thăm, động viên những ngư dân vừa may mắn sống sót trở về từ “cõi chết” sau chuyến biển đầy bão táp. Dù đã trở về nhưng trong ký ức của 41 ngư dân may mắn thoát nạn vẫn chưa thể tin rằng mình đã thoát khỏi miệng "thủy tề" một cách kỳ diệu như thế. Trước đó ngày 9/9, những ngư dân may mắn sống sót vừa đặt chân về, việc đầu tiên họ muốn làm là rủ nhau quyên góp một ít tiền, đến từng gia đình 3 ngư dân mất tích để động viên, chia sẻ sự mất mát với người thân.

Theo ngư dân Đinh Văn Trúc (50 tuổi, ở thôn Tân Lập, xã Tam Hải), vào lúc đói, khát và tuyệt vọng thì tàu của ngư dân Võ Quốc Danh (ở Quảng Ngãi) đã xuất hiện và cứu lên đưa thuyền. “Khi trôi lênh đênh trên biển, lúc đó chỉ ước là được gặp lại gia đình lần cuối thôi, ngoài ra không nghĩ được gì nữa... Khi thấy một tàu cá Quảng Ngãi thì tất cả nhìn nhau như ngầm hiểu: Sống rồi! Cảm giác lúc đó mừng lắm!”, ngư dân Trúc nói.


Vì sao khi cá heo xuất hiện

Các ngư dân sống sót trở về lan truyền câu chuyện mà ai nghe cũng cảm thấy ly kỳ. Theo anh Bùi Văn Quốc (42 tuổi; ngụ thôn Tân Lập, xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) – chủ tàu QNa- 91928 TS, sau khi được tàu của anh Võ Công Danh (tỉnh Quảng Ngãi) cứu vớt, các ngư dân trên tàu của anh Danh kể lại rằng: Vào chiều 3/9, sau hàng chục giờ tìm kiếm liên tục, tàu của anh Danh đang đi thì xuất hiện một đàn cá heo đông đúc phía trước. Điều kỳ lạ là đàn cá này liên tục bơi chắn trước mũi tàu của anh Danh. Dù lái tàu liên tục bẻ lái để tránh nhưng sau đó đàn cá heo lại tiếp tục bơi tới trước mũi tàu chắn ngang như muốn thông báo một điều gì đó.Thấy kỳ lạ, các ngư dân trên tàu cho rằng đàn cá heo biết tàu của anh Danh đi trật hướng nên có ý chắn đường lại. Sau đó, họ quay ngược trở lại thì không thấy đàn cá heo bơi theo chắn đường nữa. Tin rằng đàn cá heo đang giúp tàu anh Danh tìm các ngư dân mất tích nên tàu của anh Danh cứ thẳng một hướng tìm kiếm. Tầm 40 phút sau, tàu anh Danh bắt gặp 41 ngư dân trên tàu của ông Quốc đang bám lấy chiếc bè trôi tự do giữa biển, trong tình trạng kiệt sức. "Không biết có phải đó là một sự trùng hợp hay không, nhưng câu chuyện cá heo giúp ngư dân gặp nạn trên biển chúng tôi đã từng nghe rất là nhiều. 41 ngư dân chúng tôi tin rằng đàn cá heo đã cứu mạng chúng tôi và trong thâm tâm chúng tôi ngầm cảm ơn vì điều đó", anh Quốc bộc bạch. Cũng theo anh Quốc, điều kỳ lạ và trùng hợp nữa là người cứu anh cùng bạn thuyền lại chính là người em trai của một người mà anh Quốc đã cứu mấy năm trước đó.

Xem thêm:

Trước đó, ngày 20/8, tàu QNa – 91928, do anh Bùi Văn Quốc làm thuyền trưởng cùng 43 ngư dân xuất bến tại Trạm kiểm soát An Hòa (huyện Núi Thành) để hành nghề câu mực. Ngày 2/9, trên đường vào bãi Thuyền Chài (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) để tránh trú gió, bất ngờ bị một cơn lốc cực mạnh làm lật úp chỉ trong vòng hơn 1 phút. Khi tàu chìm nhiều can nhựa trên tàu trôi ra, ngư dân đã vớ lấy làm phao cứu sinh. Sau đó, 41 ngư dân bơi xích lại gần nhau kết các thân tre, can nhựa thành bè rồi tất cả ngồi lên thả cho nó trôi tự do, phó thác mạng sống mình cho sóng biển. Chai nước 500ml, 41 người phải chia nhau từng ngụm để duy trì sự sống trong vòng hàng chục giờ đồng hồ lênh đênh trên biển và sau đó được cứu sống. Riêng 3 ngư dân là ông Nguyễn Tấn Vân (56 tuổi), Lê Văn Phường (46 tuổi), Trần Văn Cảm (55 tuổi, cả 3 đều trú xã Đảo Tam Hải) cùng đi trên tàu này thì bị mất tích đến nay vẫn chưa được tìm thấy.

Vì sao khi cá heo xuất hiện

Từ xưa đến nay, những câu chuyện và truyền thuyết về cá heo cứu giúp con người không hề hiếm. Chính vì điều đó, ngư dân ở khắp mọi nơi thường rất trân quý cá heo và thường gọi với một cái tên rất trang trọng là "cá ông". Ở Quảng Nam hay nhiều tỉnh miền Trung thường có những nghĩa địa dành riêng để mai táng những chú cá heo bị chết trôi dạt vào bờ. Người ta còn có quan niệm rằng, năm nào có xác cá heo trôi vào bờ thì năm đó trời yên biển lặng, ngư dân được thuận lợi làm ăn. Địa phương nào có xác cá heo trôi vào bờ thì người dân ở đó cũng gặp được nhiều may mắn.

Vì sao khi cá heo xuất hiện

Còn về việc tại sao cá heo biết cứu người, từng có người cho rằng, trí tuệ của cá heo rất gần gũi với loài người, có thể so sánh ngang với hắc tinh tinh, có ý thức cứu người. Nhưng đa số các nhà khoa học đưa ra ý kiến khác, cho rằng cá heo lại không có ý thức cứu người, bởi vì có ý thức cứu người thì trước tiên phải có khả năng phán đoán; thứ hai phải có trách nhiệm cứu người; thứ ba còn phải có hành động chính xác đưa người được cứu lên bờ. Cá heo tuy thông minh, nhưng rốt cuộc chúng vẫn là động vật, phải tổng hợp những quá trình tư duy cứu người phức tạp này, rõ ràng là không có khả năng, cho nên việc cá heo cứu người hoàn toàn vô ý thức.Sau khi cá heo con được sinh ra, cá heo mẹ sẽ nâng chúng ra mặt nước, thậm chí có thể lâu đến mấy tiếng, mấy ngày. Giữa các con cá heo với nhau cũng thường thường hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là giúp đỡ đồng loại nào đó bị bệnh hoặc bị thương. Tính tình của cá heo thích chơi đùa, thường xuyên đun đẩy tung hứng các vật thể trôi nổi trên mặt biển. Hơn nữa chúng rất thân thiện với con người, thậm chí chúng chủ động tìm người để chơi đùa. Do cá heo có những hành vi thân thiện này, cho nên khi chúng gặp một người bị chìm xuống nước, sẽ tưởng nhầm là một vật thể trôi nổi, chúng sẽ nâng họ lên một cách bản năng, và đẩy lên trên bờ. Nhờ vậy người bị ngã xuống biển đã được cứu thoát.

Xem thêm:

Ôm người thân trong tay, anh Huỳnh Văn Hải (SN 1981, trú xã Tam Hải) - ngư dân gặp nạn, vẫn chưa dám tin mình có thể sống sót trở về. Anh kể, sáng 2/9, tàu QNa 91928 cùng 44 thuyền viên đang đánh bắt mực ở khu vực ngư trường Trường Sa thì nghe tin báo có bão. “Đang trên đường trở về đảo Thuyền Chài tránh trú, tàu chúng tôi gặp một cơn lốc xoáy lớn. Cơn lốc ập tới lập với tốc độ lớn, đánh vào mạn tàu bên trái khiến chiếc tàu bị úp trong vòng 1 phút”, anh Hải nhớ lại. Tàu bị úp quá nhanh khiến toàn bộ thuyền viên trên tàu không kịp phản ứng, mọi người tìm cách thoát thân và bơi ra khỏi con tàu. “Lúc ấy ai cũng hoảng loạn, mọi người tìm cách bơi ra khỏi tàu. Tôi bơi tầm 5m rồi ngoi lên mặt nước, kịp vớt được can nhựa 30 lít bám vào đó. Tàu nhiều can nhựa, gỗ và tre khô nên các anh em chia nhau chỗ bám để khỏi đuối nước”, anh Hải kể. Sau khi đã nổi được, 41 ngư dân bơi xích lại gần nhau kết các thân tre lại thành bè. Tầm 4 giờ sau khi bị lốc đánh úp, tàu chìm hẳn xuống biển. “Khi ổn định lại tình hình, chúng tôi điểm danh thì thiếu 3 anh em. Ai cũng đau buồn vì không thể cứu được họ. Có thể, 3 anh em này nằm trong ca-bin tàu, khi tàu bị đánh úp đã không kịp bơi ra ngoài”, anh Hải tâm sự.