Vì sao kiểm toán độc lập phải hiểu kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán

Nắm giữ vị trí này, họ là ai?

Về mặt học thuật, có nhiều định nghĩa khác nhau về KTNB, tuy nhiên phổ biến và được công nhận rộng rãi thì KTNB là sự đảm bảo mục tiêu một cách độc lập và các hoạt động tư vấn để làm tăng giá trị và cải thiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu thông qua tiếp cận một cách có hệ thống và có nguyên tắc để đánh giá và nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát cũng như quy trình quản trị.

KTNB trên thế giới và Việt Nam

Trên thế giới KTNB đã có mặt từ rất lâu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tại các nước phương Tây, sau các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nhà quản lý kinh tế trên thế giới đã đánh giá lại các mô hình và thấy được vai trò của quản trị rủi ro cũng như vai trò của KTNB đã trở nên ngày càng quan trọng.

Các công ty đã chủ động hơn trong việc xác định rủi ro, nhất là những rủi ro trọng yếu có thể tác động xấu đến hệ thống kinh doanh của họ. Đồng thời họ cũng xây dựng những phương pháp, chương trình, cách thức tiếp cận kiểm toán có hiệu quả hơn. Tại Mỹ, đất nước có thị trường chứng khoán rất phát triển thì KTNB là bộ phận bắt buộc phải có và luật Sarbenes – Oxley ra đời năm 2002 cũng quy định rõ tất cả các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán phải báo cáo về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty.

Tuy nhiên tại Việt Nam, vai trò của KTNB khá mờ nhạt, điều này một phần nguyên nhân đến từ hệ thống quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đồng bộ. Lĩnh vực KTNB vẫn chưa thực sự thu hút được nguồn nhân lực có chuyên môn cao, đi kèm với đó là nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu, nội dung kiểm toán cụ thể là các chương trình kiểm toán mẫu áp dụng cho loại hình KTNB chưa được ban hành, do vậy để kiểm toán các công ty đang phải tự xây dựng, do vậy rất khó đánh giá kiểm soát được chất lượng.

Đọc thêm:
  • Đào tạo chứng chỉ CIA Kiểm toán nội bộ tại Smart Train
  • Tại sao nên họcchứng chỉ CIA Kiểm toán nội bộ

Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những hiểu biết cần thiết về các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này để phối hợp công việc và xử lý các mối quan hệ liên quan đến việc kiểm toán viên độc lập sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ khi thực hiện kiểm toán và cung cấp dịch vụ có liên quan.

Mục tiêu

06. Khi đơn vị được kiểm toán có kiểm toán nội bộ và kiểm toán viên độc lập xác định rằng kiểm toán nội bộ có thể liên quan đến cuộc kiểm toán thì mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán là:

(a) Xác định sự cần thiết, phạm vi sử dụng những công việc cụ thể của kiểm toán viên nội bộ;

(b) Xác định sự đầy đủ, thích hợp của công việc cụ thể của kiểm toán viên nội bộ đối với mục đích của cuộc kiểm toán.

Giải thích thuật ngữ

07. Trong các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

(a) Kiểm toán nội bộ: Là hoạt động do đơn vị được kiểm toán thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài cung cấp, với chức năng chủ yếu là kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ;

(b) Kiểm toán viên nội bộ: Là những cá nhân thực hiện các chức năng của kiểm toán nội bộ. Kiểm toán viên nội bộ có thể thuộc phòng kiểm toán nội bộ hoặc các phòng ban có chức năng tương tự.

II/ NỘI DUNG CHUẨN MỰC

Yêu cầu

Xác định sự cần thiết và mức độ sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ

08. Kiểm toán viên phải xác định:

(a) Công việc của kiểm toán viên nội bộ có đầy đủ, thích hợp cho mục đích của cuộc kiểm toán hay không;

(b) Ảnh hưởng dự kiến của việc sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ đối với nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục của kiểm toán viên độc lập.

09. Để xem xét tính đầy đủ, thích hợp khi sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên độc lập phải đánh giá:

(a) Tính khách quan của kiểm toán nội bộ;

(b) Năng lực chuyên môn của kiểm toán viên nội bộ;

(c) Công việc của kiểm toán viên nội bộ có được thực hiện với sự thận trọng nghề nghiệp thích hợp hay không;

(d) Có thể trao đổi thông tin một cách hiệu quả giữa kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán viên độc lập hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A4 Chuẩn mực này).

10. Khi xác định ảnh hưởng dự kiến của công việc của kiểm toán viên nội bộ đến nội dung, lịch trình, phạm vi các thủ tục của kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên độc lập phải cân nhắc:

(a) Nội dung và phạm vi của các công việc cụ thể mà kiểm toán viên nội bộ đã hoặc sẽ thực hiện;

(b) Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu đã được đánh giá đối với các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh cụ thể;

(c) Mức độ chủ quan của kiểm toán viên nội bộ trong việc đánh giá các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được để chứng minh cho các cơ sở dẫn liệu liên quan (xem hướng dẫn tại đoạn A5 Chuẩn mực này).

Sử dụng công việc cụ thể của kiểm toán viên nội bộ

11. Để sử dụng công việc cụ thể của kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên độc lập phải đánh giá và thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với công việc đó nhằm khẳng định tính đầy đủ, thích hợp đối với các mục tiêu của kiểm toán viên độc lập (xem hướng dẫn tại đoạn A6 Chuẩn mực này).

12. Khi xem xét tính đầy đủ, thích hợp của công việc cụ thể của kiểm toán viên nội bộ đối với các mục tiêu của kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên độc lập phải đánh giá:

(a) Kiểm toán viên nội bộ thực hiện công việc đó có được đào tạo đầy đủ về chuyên môn và có thành thạo trong công việc không;

(b) Công việc đó có được giám sát, kiểm tra và lưu lại bằng hồ sơ không;

(c) Bằng chứng kiểm toán có được thu thập đầy đủ và thích hợp để làm cơ sở đưa ra kết luận của kiểm toán viên nội bộ hay không;

(d) Kết luận của kiểm toán viên nội bộ có phù hợp với tình hình thực tế và báo cáo do kiểm toán viên nội bộ lập có nhất quán với kết quả công việc đã thực hiện hay không;

(e) Những vấn đề đặc biệt hoặc bất thường mà kiểm toán viên nội bộ nêu ra đã được xử lý đúng chưa.

Tài liệu, hồ sơ kiểm toán

13. Khi sử dụng công việc cụ thể của kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên độc lập phải lưu trong hồ sơ kiểm toán các kết luận rút ra từ việc đánh giá tính đầy đủ, thích hợp của công việc của kiểm toán viên nội bộ và các thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên độc lập đã thực hiện đối với các công việc đó, theo quy định tại đoạn 11 Chuẩn mực này (xem đoạn 08 - 11 và đoạn A6 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230).

III/ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG

Khi thực hiện Chuẩn mực này cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200.