Vì sao máy điện thoại nóng lên

Việc điện thoại thông minh (smartphone) của bạn bị nóng lên trong quá trình sử dụng là một chuyện rất thường gặp. Tuy nhiên, khi thiết bị nóng quá mức thì bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và có cách khắc phục sớm nhất. Trong bài viết này, Hcare sẽ cùng bạn tìm hiểu về những lý do điện thoại bị nóng và chỉ ra hậu quả cùng với đó là cách khắc phục triệt để.

Vì sao máy điện thoại nóng lên

Điện thoại bị nóng có thể gây ra hậu quả gì?

Trước khi tìm hiểu những lý do điện thoại bị nóng bất chợt, bạn cần biết được những hậu quả mà vấn đề này có thể gây ra.

Dù là smartphone hay đơn giản chỉ là một chiếc điện thoại Nokia đời đầu,... để chúng có thể hoạt động được bên trong kết cấu luôn có một viên pin. Pin này có thể là pin rời cho phép bạn tháo ra và thay thế bởi một viên pin cùng loại khi nó bị hỏng.

Viên pin trong điện thoại cho phép bạn sạc một nguồn năng lượng vừa đủ để có thể duy trì hoạt động của máy. Nhược điểm của pin điện thoại đã được chứng minh rằng nó rất nhạy cảm với nhiệt độ và luôn có một mức hao hụt nhỏ mặc dù cả ngày bạn không sử dụng.

Vì sự nhạy cảm với nhiệt độ mà pin thường được khuyến cáo không được để nóng quá 30oC. Nếu vượt mốc 30oC điện thoại sẽ hoạt động kém và tiêu cực nhất có thể dẫn tới đó là tình trạng cháy nổ. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu điện thoại quá nóng có thể là nguyên nhân gây ra các tình hướng như cháy, nổ điện thoại, gây nguy hiểm đến chính bản thân người sử dụng cũng như không gian xung quanh.

Vậy vì sao điện thoại bị nóng?

Biết được hậu quả có thể xảy ra do điện thoại liên tục bị nóng, chắc hẳn bạn cũng đang rất muốn biết lý do gây ra tình trạng này. Cùng lưu ngày những lý do dưới đây để tránh phạm phải nhé:

  • Bạn sử dụng điện thoại một cách liên tục trong một khoảng thời gian dài khiến cho điện thoại không có thời gian nghỉ.
  • Độ sáng màn hình được cài đặt ở mức quá cao dẫn đến lượng pin bị tiêu hụt nhanh chóng.
  • Luôn để chế độ 3G, WiFi.
  • Phiên bản cho các ứng dụng của điện thoại được bạn liên tục cập nhật lên phiên bản cao nhưng phiên bản đó không tương thích với hệ điều hành của điện thoại.
  • Một hoặc nhiều ứng dụng của điện thoại bị treo và không tắt ngay cả khi bạn đã tắt máy.
  • Sử dụng điện thoại trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời quá cao có thể làm máy nhanh chóng bị nóng.
  • Phần cứng của máy bị quá tải.

Điểm qua các lý do điện thoại bị nóng như trên, bạn có tự đánh giá được điện thoại của mình thường xuyên bị nóng là do đâu chưa nào? Hãy cùng Hcare đọc phần tiếp theo của bài viết để biết được cách khắc phục tình trạng điện thoại bị nóng nhé!

Xem thêm: Điện thoại màn hình tràn là gì, có nên mua không?

Mẹo nhỏ khắc phục tình trạng điện thoại bị nóng

Căn cứ vào những lý do điện thoại bị nóng cộng với kinh nghiệm có được trong lĩnh vực sửa chữa điện thoại, phần dưới đây Hcare sẽ tổng hợp những cách giúp hạn chế tình trạng này một cách đơn giản và hiệu quả nhất!

Khởi động lại máy

Khởi động lại là cách đơn giản nhất giúp điện thoại cải thiện được tình trạng thường xuyên bị nóng bất chợt. Việc khởi động này tuy chỉ tốn vài giây nhưng giúp giải phóng RAM hiệu quả, điều đó giúp cho điện thoại không phải chạy quá nhiều ứng dụng ngầm.

Vì sao máy điện thoại nóng lên

Khoá màn hình, tắt WiFi hoặc 3G

Ngoài cách khởi động máy như vừa kể trên, bạn có thể hạn chế tình trạng máy bị nóng nhờ vào việc tắt 3G, WiFi. Việc tắt 3G, WiFi mục đích chính là giảm lượng tiêu thụ pin.

Cập nhật phần mềm tương thích với hệ điều hành của máy

Cập nhật phần mềm được kể đến ở đây không phải là việc cập nhật các phần mềm phiên bản cao mà thực chất là bạn phải cập nhật phiên bản phù hợp với hệ điều hành của máy. Cùng với đó, bạn cần kiểm tra lại tổng thể điện thoại và tắt những ứng dụng đang chạy ngầm.

Nếu điện thoại của bạn thường xuyên bị nóng mà bạn áp dụng những cách trên vẫn không cải thiện được tình trạng này, hãy liên hệ ngay tới trung tâm sửa chữa bảo hành điện thoại Hcare. Hãy liên hệ tới chúng tôi, smartphone của bạn sẽ được các kỹ thuật viên “khám sức khoẻ” tìm ra nguyên nhân và có kết luận chính xác nhất về nguyên nhân máy bị nóng cũng như giúp bạn có giải pháp khắc phục kịp thời.

Bài viết trên đã cùng bạn trả lời và giải đáp lý do điện thoại bị nóng cũng như những cách khắc phục nhanh chóng, hiệu quả. Hcare cũng hi vọng rằng, những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết để điều chỉnh việc sử dụng và có thể bảo vệ smartphone một cách tốt nhất. Đừng quên liên hệ chúng tôi nếu bạn đang gặp phải những vấn đề khó chịu khi sử dụng smartphone nhé!

Xem thêm iPhone nóng máy hao pin nguyên nhân và cách khắc phục

Smartphone nóng lên trong quá trình sử dụng là chuyện khó lòng tránh khỏi, tuy nhiên, nếu thiết bị của bạn quá nóng thì lại là vấn đề nghiêm trọng. Bởi việc tỏa quá nhiều nhiệt sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của thiết bị. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này và làm cách nào để phóng tránh nó?

Smartphone nóng dần lên, nguyên nhân do đâu?

Khi bạn bắt đầu bật màn hình và dùng smartphone, điện năng từ pin sẽ được chuyển hóa thành năng lượng vận hành phần cứng của thiết bị. Nhiệt độ tỏa ra trong quá trình làm việc tỷ lệ thuận với lượng điện cần phải sử dụng. Do vậy, việc chạy những ứng dụng đòi hỏi cao về cấu hình hoặc bật song song nhiều tính năng cùng lúc có thể sẽ khiến điện thoại nóng lên nhanh chóng vì bộ vi xử lý đòi hỏi nhiều hơn năng lượng để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Smartphone sẽ nóng lên trong quá trình hoạt động

Chính vì vậy, smartphone nóng dần lên trong quá trình dùng không phải là điều cần lo lắng, sự việc chỉ đáng chú ý nếu thiết bị tỏa ra nhiều nhiệt một cách bất thường.

Tại sao smartphone tỏa nhiều nhiệt bất thường

Nói chung, các chip di động hiện nay đều được tối ưu hóa để xử lý trong môi trường nhiệt độ cao. Khi smartphone tiếp cận đến một giới hạn nhiệt độ nhất định, tốc độ xử lý của chip sẽ giảm đi để tránh khả năng làm tổn hại đến linh kiện của máy. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, thiết bị sẽ đưa ra một cảnh báo, khuyến cáo bạn tạm ngưng sử dụng cho đến khi nhiệt độ ổn định trở lại.

Một số nhà sản xuất còn sử dụng hệ thống làm mát bằng chất lỏng để giảm tải nhiệt

Hầu hết nguyên nhân dẫn đến tình trạng điện thoại quá nóng thường bắt nguồn từ tình trạng quá tải phần cứng. Trong đó, việc vận hành chip đồ họa lâu cũng là một trong những cách nhanh để “hâm nóng” điện thoại. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra nếu bạn chạy cùng lúc ứng dụng đòi hỏi nhiều về cấu hình phần cứng, khi đó gánh nặng sẽ rơi vào CPU. Ngoài ra, các phương thức kết nối không dây như: Wi-Fi, Bluetooth, 3G cũng gây hao pin và khiến điện thoại rất nóng khi dùng.

Những tác hại của hiện tượng quá nhiệt

Đối với pin

Bên trong các loại smartphone hiện đại ngày nay, có một thành phần không thể thiếu là viên pin lithium-ion. Loại pin này cho phép người dùng sạc và xả liên tục hàng trăm lần trong quá trình sử dụng, đây cũng chính là công nghệ pin tối ưu nhất để áp dụng trên các dòng điện thoại vào thời điểm này, nhưng nó vẫn tồn tại hai nhược điểm cố hữu. Một là năng lượng vẫn bị hao hụt ngay cả khi không sử dụng đến, hai là cực kì nhạy cảm với nhiệt. Do đó, khi mà sức nóng của thiết bị vượt quá ngưỡng 30 độ C thì những ảnh hưởng tiêu cực đến viên pin lithium-ion bắt đầu xuất hiện.

Pin có thể gặp phải nhiều ảnh hưởng tiêu cực do quá nhiệt

Hậu quả tồi tệ nhất xảy đến với một viên pin là nó có thể phát nổ. Thông thường tình huống hi hữu này chỉ xảy ra nếu pin bị tác động quá nhiều bởi nhiệt độ môi trường bên ngoài.

Đối với vi xử lý

Như đã nói ở trên, tốc độ xử lý của chip có khả năng bị ảnh hưởng, thậm chí tự ngắt nếu thiết bị quá nóng. Nhiệt độ ở mức báo động có thể làm tổn thương đến vi xử lý nhưng tình huống này rất khó xảy ra bởi các nhà sản xuất đã áp dụng rất nhiều biện pháp an toàn. Nhưng ngay cả như vậy, người dùng cũng sẽ gặp phải sự khó chịu nhất định khi buộc phải chờ smartphone nguội đi.

Làm thế nào để tránh tình trạng quá nhiệt

Chú ý đến quá trình sử dụng pin

Các chuyên gia của trang Androidpit khuyến cáo. Bạn không nên để dùng quá cạn pin và để máy sập nguồn khi sử dụng, mức điện năng sạc tốt nhất cho smartphone sẽ rơi vào khoảng từ 30 tới 80%.

Sạc, xả hợp lí để giữ nhiệt độ pin ổn định

Hạn chế sử dụng quá tải

Để không gặp phải tình trạng chip quá nóng, hãy hạn chế chơi game và xem video quá lâu, không đa nhiệm cùng lúc nhiều ứng dụng đòi hỏi cao về mặt cấu hình, cố gắng không sử dụng Bluetooth trong thời gian dài và sử dụng mạng Wi-Fi một cách hợp lý.

Tạm kết

Hãy chủ động phòng tránh hiện tượng quá nhiệt trên smartphone để bảo vệ thiết bị cũng như sự an toàn của chính bản thân mình. Hi vọng những thông tin trong bài viết này có thể giúp bạn sử dụng điện thoại của mình một cách an toàn và hiệu quả hơn.

Duyên

Theo: Androidpit

Hầu hết nguyên nhân dẫn đến tình trạng điện thoại quá nóng thường bắt nguồn từ tình trạng quá tải phần cứng.

Bạn không nên để dùng quá cạn pin và để máy sập nguồn khi sử dụng, mức điện năng sạc tốt nhất cho smartphone sẽ rơi vào khoảng từ 30 tới 80%.

Hãy hạn chế chơi game và xem video quá lâu, không đa nhiệm cùng lúc nhiều ứng dụng đòi hỏi cao về mặt cấu hình