Vì sao người tối cổ biết đến lửa

Mục lục

  • 1 Kiểm soát lửa
  • 2 Tham khảo
  • 3 Xem thêm
  • 4 Liên kết ngoài

Kiểm soát lửaSửa đổi

Sử dụng và kiểm soát lửa là một quá trình dần dần thông qua nhiều giai đoạn. Một trong các yếu tố là sự thay đổi môi trường sống, từ rừng rậm rạp, nơi cháy rừng hiếm nhưng có khả năng thảm họa, sang đồng cỏ hoang dã (hỗn hợp cỏ/rừng) nơi cháy rừng rất hiếm nhưng có cường độ thấp hơn. Sự thay đổi này có thể đã xảy ra vào khoảng 3 Ma BP, khi vùng thảo nguyên mở rộng ở Đông Phi do khí hậu lạnh và khô [5][6].

Giai đoạn tiếp theo là sự tương tác với các cảnh quan bị đốt cháy và tìm kiếm sau vụ cháy rừng, như hiện vẫn quan sát thấy ở các loài động vật hoang dã khác nhau [5][6]. Trong savanna hoang dã ở châu Phi, các loài động vật ăn cỏ trong các khu vực bị đốt gần đây, bao gồm tinh tinh Savanna (một loài Pan troglodytes verus)[5][7], khỉ Vervet (Cercopithecus aethiops)[8], nhiều loài chim săn côn trùng, và động vật có xương sống nhỏ,... tìm kiếm thức ăn sau vụ cháy cỏ [7][9].

Bước tiếp theo là sử dụng các điểm cháy còn lại sau vụ cháy rừng. Ví dụ, thức ăn phát hiện sau vụ cháy rừng có xu hướng bị đốt hoặc nấu chưa chín. Điều này có thể tạo ra động cơ để đặt thực phẩm chưa được nấu chín trên một điểm đang cháy hoặc để kéo thức ăn ra khỏi lửa nếu nó có nguy cơ bị cháy. Điều này đòi hỏi sự quen thuộc với lửa và hành vi của nó [6][10].

Bước đầu tiên trong việc kiểm soát lửa là vận chuyển lửa từ các khu vực bị đốt cháy đến chỗ không cháy và đốt cháy chúng, mang lại lợi ích trong việc chế biến thực phẩm [6]. Duy trì ngọn lửa trong một khoảng thời gian dài, như đối với một mùa (như mùa khô) có thể đã dẫn đến sự phát triển của các trang trại cơ sở. Việc xây dựng lò sưởi hoặc lò đốt khác ỏa dạng vòng tròn đá là một sự phát triển sau này [11]. Khả năng tạo ra lửa bằng dụng cụ ma sát, như gỗ cứng cọ xát gỗ mềm (như trong khoan tạo lửa) là một sự phát triển sau này [5].

Mỗi giai đoạn này có thể xảy ra ở các mức độ khác nhau, từ "thỉnh thoảng" hoặc "đôi khi" đến "thường xuyên", và sau đó là "bắt buộc" (không thể sống sót nếu không có nó) [11].

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ James, Steven R. (tháng 2 năm 1989), “Hominid Use of Fire in the Lower and Middle Pleistocene: A Review of the Evidence” (PDF), Current Anthropology, University of Chicago Press, 30 (1): 1–26, doi:10.1086/203705, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2015, truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2017
  2. ^ Luke, Kim. “Evidence That Human Ancestors Used Fire One Million Years Ago”. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2017. An international team led by the University of Toronto and Hebrew University has identified the earliest known evidence of the use of fire by human ancestors. Microscopic traces of wood ash, alongside animal bones and stone tools, were found in a layer dated to one million years ago
  3. ^ Miller, Kenneth (tháng 5 năm 2013). “Archaeologists Find Earliest Evidence of Humans Cooking With Fire”. Discover.
  4. ^ Zimmer, Carl (07 tháng 06 năm 2017). “Oldest Fossils of Homo Sapiens Found in Morocco, Altering History of Our Species”. The New York Times. ISSN0362-4331. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  5. ^ a b c d Pruetz, Jill D.; Herzog, Nicole M. (2017). “Savanna Chimpanzees at Fongoli, Senegal, Navigate a Fire Landscape”. Current Anthropology: S000. doi:10.1086/692112. ISSN0011-3204.
  6. ^ a b c d Parker, Christopher H.; Keefe, Earl R.; Herzog, Nicole M.; O'connell, James F.; Hawkes, Kristen (2016). “The pyrophilic primate hypothesis”. Evolutionary Anthropology: Issues, News, and Reviews. 25 (2): 54–63. doi:10.1002/evan.21475. ISSN1060-1538.
  7. ^ a b Gowlett, J. A. J. (2016). “The discovery of fire by humans: a long and convoluted process”. Philosophical Transactions of the Royal Society B: Biological Sciences. 371 (1696): 20150164. doi:10.1098/rstb.2015.0164. ISSN0962-8436.
  8. ^ Herzog, Nicole M.; Parker, Christopher H.; Keefe, Earl R.; Coxworth, James; Barrett, Alan; Hawkes, Kristen (2014). “Fire and home range expansion: A behavioral response to burning among savanna dwelling vervet monkeys (Chlorocebusaethiops)”. American Journal of Physical Anthropology. 154 (4): 554–60. doi:10.1002/ajpa.22550. ISSN0002-9483.
  9. ^ Burton, Frances D. (ngày 29 tháng 9 năm 2011). “2”. Fire: The Spark That Ignited Human Evolution. UNM Press. tr.12. ISBN978-0-8263-4648-3. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2017.
  10. ^ Gowlett, J. A. J.; Brink, J. S.; Caris, Adam; Hoare, Sally; Rucina, S. M. (2017). “Evidence of Burning from Bushfires in Southern and East Africa and Its Relevance to Hominin Evolution”. Current Anthropology. 58 (S16): S206–S216. doi:10.1086/692249. ISSN0011-3204.
  11. ^ a b Chazan, Michael (2017). “Toward a Long Prehistory of Fire”. Current Anthropology: S000. doi:10.1086/691988. ISSN0011-3204.

Xem thêmSửa đổi

  • Giả thuyết săn bắt (Hunting hypothesis)
  • Joop Goudsblom (1992): Fire and Civilization, Allen Lane.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • How our pact with fire made us what we are Lưu trữ 2015-09-06 tại Wayback Machine Article by Stephen J Pyne
  • Human Timeline (Interactive) – Viện Smithsonian, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Hoa Kỳ (August 2016).

Con người biết dùng lửa từ khi nào?

Phạm Hường

Phạm Hường

Thứ ba, 11/08/2020 - 06:05

(Dân trí) - Lửa mở đường cho loài người tiến hóa thành người hiện đại ngày nay. Các nhà khoa học cho rằng nếu không biết dùng lửa, con người đã không thể có bộ não phát triển.

Vậy con người biết dùng lửa từ khi nào? Câu trả lời đang được bàn cãi rất sôi nổi.

Lửa đã khiến con người giao tiếp nhiều hơn thông qua việc họ quây quần vào một chỗ quanh đống lửa.

Theo nhà cổ sinh vật học Ian Tattersall ở Viện bảo tàng Lịch sử quốc gia New York, Mỹ thì đây là một câu hỏi khó. Có thể bằng chứng của việc con người biết dùng lửa lần đầu tiên đã không còn và những gì ngày nay chúng ta có thể tìm được chỉ là những tàn tích của những dấu vết từ rất lâu rồi và không được bảo quản tốt. “Nhưng phải nhắc lại đây cũng chỉ là phỏng đoán, chúng ta không biết chắc.” – ông nói.

Có một điều các chuyên gia biết chắc chắn là khoảng 400.000 năm trước, lửa được dùng rất thường xuyên và nó để lại những bằng chứng khảo cổ ở khắp châu Âu, Trung Đông, châu Phi và châu Á. Mặc dù ở mỗi khu vực, các bằng chứng xuất hiện khá ít nhưng các chuyên gia vẫn cho rằng vào thời đó lửa đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Có ít nhất hai nơi có dấu vết của việc con người dùng lửa trước cả 400.000 năm trở về trước. Ví dụ như tại một địa điểm ở Israel, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nền lò sưởi, đá lửa và những mảnh gỗ cháy. Những di tích này có niên đại khoảng 800.000 năm. Ở một địa điểm khác trong hang Wonderwerk ở Nam Phi, các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng con người đã biết sử dụng lửa cách đây khoảng 1 triệu năm. Trong hang họ bắt gặp nhiều tàn tích của xương và cây cháy và cả dấu vết của nền lò sưởi.

Mặc dù hang Wonderwerk là nơi có những di tích sớm nhất của việc con người biết dùng lửa, nhưng về lý thuyết thì con người phải biết đến lửa từ sớm hơn nữa. Cách đây khoảng 2 triệu năm, ruột của loài Homo erectus, hay “người đứng thẳng”, tổ tiên của loài người ngày nay, đã bắt đầu ngắn lại, chứng tỏ một điều gì đó chẳng hạn như nấu nướng, đã giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng hơn.

Đồng thời, bộ não của người đứng thẳng cũng to dần lên, vì thế cũng cần nhiều năng lượng hơn để bộ não hoạt động. Nhà cổ sinh vật học Tattersall đặt ra câu hỏi “nhờ đâu mà chúng ta nạp được năng lượng nếu không phải do dùng lửa để nấu chín thức ăn?”.

Để củng cố cho nhận định đó, nhà cổ sinh vật học Sarah Hlubik ở Trường đại học George Washington, Mỹ, đang tìm kiếm những dấu hiệu của việc con người biết dùng lửa ở Koobi Fora, một địa phương nằm ở phía Bắc Kenya, nơi có rất nhiều dấu tích cổ sinh vật có niên đại khoảng 1,6 triệu năm. Cho đến nay, bà đã tìm thấy nhiều mẩu xương cháy cùng với nhiều đồ tạo tác khác ở đây.

Trầm tích cháy quy tụ ở một chỗ riêng, chứng tỏ con người thời đó đã biết giữ lửa ở một chỗ và dành phần lớn thời gian ở một chỗ khác. Bà Hublik nói rằng “tôi chắc chắn rằng tại địa điểm này, con người đã biết dùng lửa trong cuộc sống hàng ngày. Trong giai đoạn nghiên cứu sắp tới, chúng ta sẽ phải trả lời xem có bao nhiêu địa điểm khác nữa cũng có bằng chứng của lửa.”

Nhưng không phải tất cả các chuyên gia đều đồng ý với bà Hlubik. Lửa ở địa điểm mà bà phát hiện được có thể không phải do con người đốt mà có thể bùng lên từ những đám cây bụi bị cháy do cháy rừng tự nhiên.

Cho dù là con người biết dùng lửa từ khi nào đi nữa thì việc con người biết tận dụng và khống chế những đám cháy rừng, hoặc là biết tự tay nhóm lửa, thì đều có những ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự tiến hóa của loài người.

Rất có thể nhờ có lửa mà con người sống lâu hơn và cùng với việc phát minh ra quần áo, con người có thể di chuyển trong thời tiết giá lạnh. Những lợi ích mà lửa mang lại đã củng cố kiến thức, nhận thức mà con người đã có và còn giúp họ mở mang thêm nhiều hiểu biết mới.

Phạm Hường

Theo Live Science

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Vén màn bí ẩn những xác ướp Việt: Trăm năm còn nguyên hình hài

Vì sao tảng đá nặng 137 tấn nhưng ai cũng có thể nâng được?

Sự thật không ngờ bên trong hố phân 2700 năm tại các dinh thự giàu có

Khám phá 10 phát minh thú vị của người Ai Cập cổ đại (phần 2)

Bí ẩn tảng đá hàng nghìn năm tuổi có vết cắt chẻ đôi chuẩn xác đến khó tin

Kỳ lạ tảng đá khổng lồ nằm chênh vênh như sắp lăn nhưng đẩy mãi không đổ

Suối ngầm bí ẩn nhất thế giới, không biết nguồn nước từ đầu chảy ra

Ai đã châm lửa khiến ngọn lửa cháy âm ỉ suốt 6000 năm không thể dập tắt?

Lửa có từ khi nào?

Lịch sử lớp 10