Vì sao phải hướng dẫn trẻ khám phá môi trường xung quanh


quản, sử dụng các phương tiện giao thông đó; làm quen với bác nông dân không chỉ giáo dục trẻ

kính trọng bác nông dân mà còn phải giáo dục trẻ quý trọng sản phẩm do bác nông dân làm ra.



3.2. Đảm bảo tính khoa học và phát triển

- Đảm bảo tính khoa học

Những kiến thức về môi trường xung quanh cần cung cấp cho trẻ là những kiến thức sơ đẳng về

sinh vật học, lịch sử, địa lý, vật lý...Vì vậy, việc tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh

ở trường mầm non phải đảm bảo tính khoa học. Cụ thể:

+ Kiến thức cung cấp cho trẻ phải đơn giản, chính xác, có hệ thống và không được tùy tiện.

Những kiến thức cung cấp cho trẻ lứa tuổi mầm non là kiến thức "tiền khoa học" và kiến thức đời

sống.

+ Hệ thống kiến thức cung cấp cho trẻ phải liên tục trong cả 3 độ tuổi và phải phù hợp với trình

độ nhận thức ở từng độ tuổi.

Ví dụ: Ở tất cả các độ tuổi mầm non đều cho trẻ làm quen với động vật nhưng ở mỗi độ tuổi

khối lượng kiến thức không giống nhau; lứa tuổi càng lớn thì phạm vi các đối tượng làm quen càng

rộng, kiến thức càng sâu sắc và khái quát hơn.

Việc phức tạp dần các nội dung cho trẻ làm quen cần phải tính đến sự hình thành những mối

liên hệ và sự phụ thuộc giữa các đối tượng của thực tiễn chứ không phải bằng con đường mở rộng

một cách đơn giản các sự kiện cần lĩnh hội.

+ Kiến thức cung cấp cho trẻ thường đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

+ Cho trẻ làm quen với các đối tượng gần gũi, quen thuộc trước rồi mới đến các đối tượng ở xa

mà trẻ ít được tiếp xúc.

- Đảm bảo tính phát triển

+ Phát triển về đối tượng cho trẻ làm quen: Các sự vật, hiện tượng ở xung quanh chúng ta

không tồn tại ở một trạng thái cố định mà nó luôn luôn nằm trong sự thay đổi, phát triển không

ngừng, vì vậy cần cho trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng trong các trạng thái khác nhau và cho

trẻ cảm nhận được sự phát triển, thay đổi của chúng.

Ví dụ: Làm quen với bông hoa trẻ cần phải biết là trước bông hoa là nụ, sau bông hoa là quả

hoặc hoa tàn.

Với thiên nhiên vô sinh hoặc các đồ vật, hiện tượng cần cho trẻ thấy được cái "quá khứ", cái

"hiện tại" và cái "tương lai" của chúng.

Ví dụ: Làm quen với đồ dùng bằng gỗ trẻ biết những đồ dùng này được làm từ gỗ của các loại

cây khác nhau. Cái bàn hoặc sẽ vẫn được dùng để làm việc hoặc sẽ biến thành củi là phụ thuộc vào

cách sử dụng và bảo quản của con người.

+ Phát triển về nội dung và phương pháp cho trẻ làm quen: Các sự vật, hiện tượng xung quanh

rất phong phú, đa dạng, vì vậy cần áp dụng nguyên tắc "Dạy 1 biết 10", tức là dạy trẻ cách tìm hiểu,

khám phá một số đối tượng tiêu biểu, từ đó trẻ sẽ tự làm quen với các đối tượng khác.



22



Ví dụ: Làm quen với một số loại hoa, cô hướng dẫn trẻ quan sát một số đặc điểm của hoa hồng,

hoa cúc, hoa lay ơn, còn những loại hoa khác trẻ tự áp dụng cách cô hướng dẫn để tìm hiểu chúng.



3.3. Đảm bảo tính thực tiễn

"Thực tiễn là cơ sở của nhận thức", vì vậy các nội dung cho trẻ làm quen với môi trường xung

quanh phải xuất phát từ thực tiễn thiên nhiên và xã hội ở chính địa phương của trẻ. Giáo viên cần

vận dụng linh hoạt các gợi ý của chương trình, đồng thời tận dụng những điều kiện, hoàn cảnh ở địa

phương để lựa chọn nội dung cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh từ các chủ điểm cho sẵn.

Việc xác định các yêu cầu giáo dưỡng và giáo dục; việc sử dụng các phương pháp, hình thức cho trẻ

làm quen cũng cần phù hợp với thực tiễn của trẻ, của trường mầm non và của địa phương. Giáo viên

mầm non cần nghiên cứu và tìm hiểu điều kiện tự nhiên, văn hóa, phong tục, tập quán và truyền

thống của địa phương nơi trẻ sinh sống trước khi tiến hành cho trẻ làm quen với môi trường xung

quanh.



3.4. Đảm bảo tính trực quan thẩm mỹ

Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ là thiên về trực quan hành động cho nên trong quá

trình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh cần phải tăng cường các yếu tố trực quan, nhằm

giúp trẻ nhận thức thế giới khách quan một cách hiệu quả, toàn diện và chính xác. Các đồ dùng trực

quan sử dụng cho trẻ làm quen phải đảm bảo yêu cầu sư phạm, thẩm mỹ. Đồ dùng trực quan là

tranh, ảnh, mô hình thì các đối tượng phản ánh trong đó phải giống như trên thực tế. Tránh sử dụng

những tranh ảnh dùng cho kể chuyện cổ tích để cho trẻ nhận biết về các sự vật, hiện tượng xung

quanh.



3.5. Đảm bảo tính tích cực hoạt động của trẻ

Hoạt động cá nhân là một trong những nhân tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân

cách của trẻ, đồng thời tổ chức hoạt động theo hướng tích cực hoá hoạt động của trẻ cũng là yêu

cầu cơ bản của chương trình đổi mới.

Vai trò của giáo viên mầm non là phải tạo ra được môi trường hoạt động phong phú, đa dạng và

hấp dẫn. Ví dụ: các đồ dùng, đồ chơi ở lớp, các nguyên liệu của thiên nhiên vô sinh, thực vật, động

vật ở góc thiên nhiên phải lôi cuốn sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ khám phá, nhận biết.

Giáo viên cũng cần động viên, khuyến khích và tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, ứng

dụng những điều đã biết vào trong thực tiễn.

Trong các hoạt động cho trẻ làm quen có tổ chức giáo viên cần phải sử dụng các phương pháp

nhằm phát huy cao độ tính tích cực hoạt động của trẻ. Tính tích cực của trẻ phải được biểu hiện ở

các hoạt động tiếp xúc với đối tượng bằng nhiều giác quan và các hoạt động tư duy linh hoạt. Mỗi

giờ hoạt động chung cần cho trẻ tham gia vào các dạng hoạt động khác nhau như: hoạt động tập

thể, hoạt động theo nhóm và hoạt động cá nhân.



23



HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

- Đọc kỹ chương 1 trong giáo trình và các tài liệu tham khảo; đối chiếu với bài giảng, bổ sung

thêm những thông tin cần thiết cho bài giảng.

- Tìm đọc các tài liệu về lịch sử giáo dục học, các quan điểm nói về vai trò của việc cho trẻ làm

quen với môi trường xung quanh với sự phát triển của trẻ.

- Đọc các tài liệu:

+ Tâm lý học trẻ em trước tuổi đi học - Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên). ĐHSP Hà Nội I.

+ Tâm lý học trẻ em - Ngô Công Hoàn. ĐHSP Hà Nội I.

Đọc kỹ đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo về môi trường xung quanh để bổ sung thêm thông

tin và ví dụ cho giáo trình và bài giảng.

- Đọc các tài liệu: Giáo dục học mầm non - Đào Thanh Âm (Chủ biên), ĐHSP Hà Nội I.2003. Tìm

đọc tài liệu nói về mục đích, nhiệm vụ, các nguyên tắc giáo dục mầm non; so sánh với mục đích,

nhiệm vụ, các nguyên tắc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1.



Trình bày một số quan điểm về tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với môi trường xung

quanh đối với sự phát triển của trẻ.



2.



Trình bày quá trình hình thành và phát triển của chương trình cho trẻ làm quen với môi trường

xung quanh ở Nga và Việt Nam.



3.



Phân tích những đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non nói chung và kết luận sư phạm của mỗi

đặc điểm.



4.



Phân tích đặc điểm nhận thức đặc trưng của từng độ tuổi: nhà trẻ; mẫu giáo bé; mẫu giáo nhỡ;

mẫu giáo lớn và kết luận sư phạm.



5.



Trình bày mục đích, nhiệm vụ cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. So sánh với mục

đích, nhiệm vụ giáo dục mầm non.



6.



Phân tích các nguyên tắc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. Trình bày một số ví dụ về

cách vận dụng các nguyên tắc đó trong việc lựa chọn và thực hiện nội dung, phương pháp,

phương tiện và hình thức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.



24



Chương 2



NỘI DUNG CHO TRẺ LÀM QUEN

VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

Cấu trúc nội dung cho trẻ làm quen với môi trường

xung quanh

Giới thiệu nội dung chương trình cho trẻ làm quen



Yêu cầu



Sau khi học xong chương 2 sinh viên cần:

Nắm vững nội dung cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh ở các độ tuổi: nhà trẻ, mẫu

giáo bé, mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn.

Nắm vững nội dung chương trình "Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh" ở trường

mầm non.

Biết vận dụng nội dung cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh ở từng độ tuổi vào việc

xác định nội dung cụ thể của một số đề tài cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh ở các

độ tuổi.

Biết phân tích và chứng minh tính khoa học, tính đồng tâm và phát triển của chương trình.

I. CẤU TRÚC NỘI DUNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

Môi trường tự nhiên



TNHS

Động vật, thực

t



TNVS

Đất, cát, sỏi, nước



Các hiện tượng thiên nhiên

Nắng, mưa, gió,

Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì

sao, các mùa trong năm



MTXQ



Môi trường xã hội



Cuộc sống xã

hội

Bản thân,

gia đình,

trường mầm

non,

quê hương,

đất nước,



Đồ vật và

PTGT

Đồ dùng,

đồ chơi,

phương tiện

giao thông



Ghi chú: TNHS thiên nhiên hữu sinh, TNVS thiên nhiên vô sinh, PTGT phương tiện

giao thông.



25



II. NỘI DUNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH Ở TỪNG LỨA TUỔI

1. Lứa tuổi nhà trẻ

Nội

dung



Bản

thân



3 - 12 tháng



12 - 24 tháng



24 - 36 tháng



Dạy trẻ nhận biết tên của

mình và tên của một số bộ

phận: mắt, mũi, miệng.



Dạy trẻ nhận biết, gọi tên

của mình, tên và chức

năng chính của một số bộ

phận trên cơ thể: mắt,

mũi, miệng, tai, tay, chân.



Dạy trẻ nhận biết và gọi

tên mình, kể về chức năng,

1 - 2 đặc điểm đặc trưng

nhất của bản thân (béo,

gầy...) và của các bộ phận

trên cơ thể. (Ví dụ: mắt để

nhìn, mắt màu đen...)



Dạy trẻ chỉ được vào người

thân qua tên gọi. Biết biểu

lộ cảm xúc với bố, mẹ, ông,

bà, anh, chị.



Dạy trẻ nhận biết, gọi tên

những người thân trong

gia đình. Biết thể hiện cảm

xúc đa dạng với những

người gần gũi.



Dạy trẻ nhận ra cô giáo



Dạy trẻ nhận biết và gọi

tên cô giáo, các bạn. Thích

nghi với chế độ sinh hoạt

trong trường mầm non.



Dạy trẻ nhận ra một số đồ

dùng, đồ chơi quen thuộc

(bát, thìa, cốc, búp bê,

bóng ...) qua tên gọi.



Nhận ra và gọi tên, nói

được 1 - 2 đặc điểm nổi

bật nhất (màu sắc, hình

dạng hoặc kích thước...)

của một số đồ dùng, đồ

chơi, phương tiện giao

thông gần gũi.



Nhận ra một số con vật (gà,

mèo, chó), hoa, quả, cây

cối gần gũi xung quanh qua

tên gọi.



Nhận ra và gọi được tên,

nói được 1 - 2 đặc điểm

nổi bật nhất (tiếng kêu,

vận động ...) của một số

con vật gần gũi; màu sắc,

hình dạng của một vài cây

cối, hoa, quả quen thuộc.



Dạy trẻ nhận biết, gọi tên

những người thân và

những người họ hàng gần

gũi. Nhận biết đặc điểm

nổi bật về hình dáng bên

ngoài, công việc của người

thân (Ví dụ: Bố cao, to; mẹ

xinh, tóc dài, mẹ nấu ăn).

Nhận biết thái độ của

những người thân; biết thể

hiện cảm xúc của mình

trong một vài tình huống

tiêu biểu.

Dạy trẻ nhận biết và gọi

tên cô giáo, các bạn trong

lớp. Biết 1 - 2 hoạt động

chính của cô và các bạn.

Biết tên của cô hiệu

trưởng, hiệu phó và bác sỹ

trong trường mầm non.

Yêu quý bạn, không tranh

giành đồ chơi với các bạn.

Nghe lời cô.

Gọi tên và nói được chức

năng chính, một vài đặc

điểm rõ nét của một số đồ

dùng, đồ chơi, phương tiện

giao thông quen thuộc.

Biết sử dụng đồ dùng, đồ

chơi đúng theo chức năng

chính.

Gọi được tên và nói được

công dụng, một vài đặc

điểm rõ nét nhất của một

số con vật, cây cối, hoa,

quả gần gũi.



Gia

đình



Trường

mầm

non



Đồ vật



Động

vật,

thực

vật



26