Tại sao chiến dịch Mậu Thân 1968 that bại

4 điều bạn cần biết về Trận Mậu Thân 1968

Việt Nam vừa chính thức kỷ niệm sự kiện Mậu Thân 1968, biến cố lịch sử cũng được dư luận ở Hoa Kỳ quan tâm nhân 50 năm sự kiện.

Trận Mậu Thân 1968 qua nguồn từ điển

Phía sau những tấm ảnh Mậu Thân

Được Việt Nam gọi là "Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968", trong khi trong tiếng Anh dùng chữ "Tet Offensive", sự kiện được mọi bên, dù theo quan điểm nào, xem là có ý nghĩa vô cùng lớn trong diễn trình cuộc chiến Việt Nam.

Mục lục

  • 1 Hoàn cảnh ra đời
  • 2 Kế hoạch của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam
  • 3 Diễn biến
    • 3.1 Sự khác biệt giờ chuẩn và lịch âm
    • 3.2 Tuyên bố ngừng bắn đơn phương của các bên
    • 3.3 Sự chuẩn bị của Quân Giải phóng Miền Nam
    • 3.4 Chiến sự Đợt 1
      • 3.4.1 Tại Sài Gòn
      • 3.4.2 Tại Huế
      • 3.4.3 Tổn thất của các bên
      • 3.4.4 Thành công
    • 3.5 Chiến sự Đợt 2
    • 3.6 Chiến sự Đợt 3
  • 4 Kết quả
    • 4.1 Về chiến thuật
    • 4.2 Về chiến lược, Chính trị và ngoại giao
      • 4.2.1 Mặt trận ngoại giao, thành quả phối hợp với chính trị-quân sự trong năm 1968
  • 5 Đánh giá
  • 6 Sự kiện Tết Mậu thân trong truyền thông
    • 6.1 Âm nhạc
    • 6.2 Văn chương
    • 6.3 Điện tử
  • 7 Chú thích
  • 8 Tham khảo
  • 9 Xem thêm
  • 10 Liên kết ngoài

Hoàn cảnh ra đời

Năm 1965, với việc đưa quân chiến đấu Mỹ và quân các nước phụ thuộc vào trực tiếp tham chiến ở chiến trường Việt Nam và tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt bằng không quân và hải quân chống Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Mỹ đã đẩy cuộc chiến tranh Việt Nam lên quy mô và cường độ chưa từng có. Với chiến lược Chiến tranh cục bộ, sử dụng hai gọng kìm "tìm - diệt" và "bình định nông thôn", Mỹ tuyên bố sẽ tiêu diệt quân Giải phóng miền Nam trong vòng 18 tháng.[15]

Hầu hết các loại vũ khí trang bị cho quân Mỹ dùng trong chiến tranh đều là những loại mới, như súng trường M-16, đại bác M107 175mm, xe tăng kiểu mới M48 Patton đến máy bay trinh sát điện tử, máy bay F-111, B-52; từ quả mìn mỏng "cây nhiệt đới", máy dò điện tử đến máy phát nhiễu cực mạnh, bom vô tuyến, bom điều khiển bằng lade, bom napan và chất độc hoá học, v.v… Ở thời kỳ đỉnh cao 1968 -1969, Mỹ huy động đến miền Nam Việt Nam 24 tiểu đoàn thiết giáp (2.750 chiếc, trong đó có 950 xe tăng) và 83 tiểu đoàn pháo binh với 1412 khẩu pháo. Tướng William Westmoreland "tin tưởng rằng nước Mỹ chưa hề cho ra trận một lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến hơn lực lượng ở Việt Nam trong những năm 1966-1969".[16]

Nhưng với hàng ngàn cuộc hành quân lớn nhỏ trên khắp chiến trường miền Nam, mà đỉnh cao là hai cuộc phản công chiến lược quy mô lớn vào mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, quân Mỹ vẫn không đạt mục tiêu đáng kể nào. Không thể tiêu diệt bộ chỉ huy cũng như các đơn vị lớn nào của quân Giải phóng, mục tiêu bình định sau 18 tháng cuối cùng vẫn dậm chân tại chỗ.[17]

Cũng từ những thất bại về quân sự trên chiến trường, sự nghi ngờ về kết quả các cuộc ném bom miền Bắc và tăng quân Mỹ vào miền Nam trong nhân dân và Quốc hội Mỹ cũng tăng lên. Nhiều nghị sĩ ở Thượng nghị viện và Hạ nghị viện Mỹ đã nhận thấy "tương lai không thể lường được của một cuộc chiến tranh hiện đang có tác động làm rã rời ý chí nhân dân Mỹ" [18]

Nước Mỹ ngày càng sa lầy vào cuộc chiến tranh không có đường ra, chưa biết bao giờ kết thúc. Chính phủ Mỹ không còn cách nào ngoài việc tiếp tục tăng quân, tăng chi phí quân sự. Đến cuối 1967, quân chiến đấu Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam lên tới 480.000 quân và 68.800 quân của các nước phụ thuộc Mỹ. Nếu kể cả khoảng hơn 20 vạn quân đóng ở các căn cứ quân sự trên đất Thái Lan, Nhật Bản, Philíppin, Hạm đội 7, một bộ phận Hạm đội 6, đã có tới 80 vạn quân Mỹ trực tiếp tham chiến. Tổng cộng Mỹ đã huy động 70% lục quân, 60% không quân, 40% hải quân, 60% lực lượng lính thuỷ đánh bộ toàn nước Mỹ. Số quân Mỹ huy động lúc cao nhất bằng tổng số lục quân của 4 nước: Anh, Úc, Canada và Tây Ban Nha cộng lại. Năm 1967, quân đội Việt Nam Cộng hòa có 552.000 quân, đến cuối năm 1968 cũng đã tăng lên 555.000 quân.[19][20]

Nếu chi phí cho cuộc chiến tranh Việt Nam 1965-1966 là 4,7 tỉ đôla, thì năm 1967 đã tăng lên 30 tỉ, gấp 1,5 lần Mỹ đã chi cho cuộc chiến tranh Triều Tiên trong ba năm. Do chi phí lớn cho cuộc chiến tranh, nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy thoái, thâm hụt ngân sách 4 tỉ đôla, giá cả tăng vọt, lạm phát không kiểm soát được. Ngày 15-4-1967, tại Washington, khoảng 40.000 người, có cả những cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam, tham gia biểu tình phản đối cuộc chiến tranh của Chính phủ Mỹ. Tháng 10-1967, nhiều cuộc biểu tình của nhân dân Mỹ chống chiến tranh lan rộng toàn nước Mỹ nhằm mục tiêu: đòi chăm lo tình cảnh cho người nghèo và chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Chính phủ Mỹ phải lo đối phó với những khó khăn lớn về quân sự, chính trị và tài chính không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trong nước Mỹ.[21]

Do lực lượng hai bên chênh lệch quá xa cả về quân số và trang bị, Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam xác định rằng không thể giành thắng lợi quyết định bằng những cách đánh thông thường, mà phải tìm cách đánh khác để đập tan ý chí tiếp tục chiến tranh của Mỹ, làm cho Mỹ hiểu rằng không thể thắng được dân tộc Việt Nam bằng vũ khí và bom đạn.[21]

Kế hoạch của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam

Trên thực tế, sự chuẩn bị cho đòn tấn công này đã bắt đầu khởi động từ cuối giai đoạn chiến lược Chiến tranh đặc biệt. Theo PGS-TS-Đại tá Hồ Khang, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam thì "Kế hoạch Xuân Mậu Thân có nguồn gốc từ những kế hoạch ban đầu chúng ta hình thành mà một số nhà nghiên cứu gọi là kế hoạch X. Kế hoạch này được khởi phát vào lúc mà cuộc chiến ở miền Nam đang tiến dần đến sự thay đổi, chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ tiến hành ở miền Nam đang sa lầy, thất bại". Đại tá Nguyễn Đức Hùng (Tư Chu) - nguyên Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn-Gia Định cho biết: "Tháng 5-1964, tôi được thuyên chuyển về phụ trách một đơn vị mà hồi đó gọi là F100 - biệt động của quân khu Sài Gòn-Gia Định. Sau này dần dần tôi mới biết rõ đơn vị này tổ chức ra để nhằm phục vụ cho ý đồ tập kích chiến lược. Hồi đó, tôi được lệnh là mọi thứ phải chuẩn bị xong trước tháng 12-1965". Nhưng việc Mỹ đổ quân vào bãi biển Đà Nẵng tháng 3-1965 đã làm trì hoãn việc thực hiện kế hoạch X. Quân Giải phóng tiếp tục chuẩn bị, khi nào có thời cơ sẽ đánh.[22]

Tháng 6-1967, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Trung ương Cục tính toán một chiến lược có ý nghĩa quyết định, tạo bước ngoặt cho chiến tranh. Theo đó, nếu không tranh thủ thời cơ, đi sớm một bước thì sang năm 1968, cách mạng miền Nam sẽ gặp bất lợi lớn khi quân đội Mỹ, dưới áp lực của dư luận nước Mỹ, buộc phải dốc toàn lực thực hiện một hành động quân sự lớn để phá vỡ thế bế tắc và kết thúc chiến tranh theo cách Mỹ muốn. Mặt khác, năm 1968 cũng lại là năm bản lề trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, khi mà các mâu thuấn chính trị tại Mỹ bị đẩy lên cao và dư luận Mỹ đặc biệt quan tâm tới tình hình thời sự chính trị. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chỉ thị là trong dự thảo kế hoạch, cần phải tính đến các "yếu tố chính trị" sẽ diễn ra vào năm 1968 tại Mỹ, nhằm khoét sâu vào mâu thuẫn chính trị tại Mỹ trong năm này. Theo nhận xét của sử gia Mỹ Merle L. Pribbenow, chỉ thị này đã được thực tế chứng minh là chính xác, việc dự đoán thành công và biết khai thác điểm yếu chính trị của phía Mỹ đã tạo nên chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong chiến dịch[14].

1 trung đội quân chủ lực của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam năm 1968

Do đó, Bộ Chính trị chủ trương: "Nhân lúc đế quốc Mỹ đang đứng trước thế tiến lui đều khó, lại phải tập trung vào cuộc vận động bầu cử Tổng thống Mỹ, ta cần chuẩn bị đánh một đòn quyết định tạo chuyển biến nhảy vọt cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam, buộc Mỹ phải thua." Theo Đại tá Vũ Ba, nguyên cán bộ tham mưu Miền, "... thời cơ lịch sử có thể xảy ra trước hoặc sau năm 1968. Nhưng chắc chắn nó phải rơi vào đúng thời điểm sức mạnh và quân số Mỹ có mặt ở miền Nam lên đến đỉnh điểm nhưng họ không thể giành được thắng lợi quyết định. Và thời điểm đó chính là Mậu Thân 1968. Lúc đó, tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật của Mỹ gấp 800 lần Việt Nam. Các nhà bình luận phương Tây nhận định: Mỹ là một nước rất mạnh đem quân đánh một nước rất nhỏ, đã đem hết sức mình ra mà không đánh thắng nổi và phải bỏ cuộc, thì có nghĩa là Mỹ đã thua". Cố Trung tướng Nguyễn Đình Ước, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, bình luận: "Nếu năm 1967 ta đã tiến công như tết Mậu Thân thì không được. Westmoreland bảo: "Tôi chưa thực hiện xong kế hoạch ba năm tiêu diệt gãy xương sống Việt cộng. Chiến tranh cục bộ chưa đến đỉnh cao. Các anh chưa cho tôi quân hết, phải đánh ít nhất một năm nữa". Nếu ta để năm 1969, quá đi một năm, qua bầu cử tổng thống Mỹ rồi thì chưa chắc áp lực đã mạnh đến mức Johnson phải từ chức như thế".[22]

Tháng 7 và tháng 8-1967, Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu bắt tay xây dựng kế hoạch tác chiến chiến lược cho năm 1968 theo tinh thần Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 6 và chỉ thị của Quân ủy Trung ương.

Tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng gợi ý cho "Tổ kế hoạch" do Cục trưởng Cục Tác chiến Lê Ngọc Hiền phụ trách là nên nghĩ đến kế hoạch và cách đánh khác cách đánh "truyền thống" mà lâu nay quân Giải phóng vẫn làm, thì mới có thể giành thắng lợi quyết định. Trong khi "Tổ kế hoạch" còn đang suy nghĩ tìm cách đánh mới, thì TBT Lê Duẩn khi trao đổi với Quân uỷ Trung ương về kế hoạch chiến lược năm 1968 đã đề xuất giải pháp đánh thẳng vào sào huyệt địch trong các thành phố, thị xã. Ý kiến của Lê Duẩn được Quân uỷ Trung ương và Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng tán thành và trở thành ý định quyết tâm chiến lược năm 1968: chuyển hướng tiến công chiến lược chủ yếu từ rừng núi, nông thôn vào đô thị - nhất là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Tổng bí thư Lê Duẩn nói: "Mỹ không còn con đường nào khác là phát huy sức mạnh quân sự. Đối phó với âm mưu này của Mỹ, ta phải đưa hoạt động quân sự lên một bước mới, đến mức Mỹ không chịu nổi và phải chấp nhận thất bại về quân sự, cô lập về chính trị. Nếu ta thực hiện được, Mỹ sẽ phải rút khỏi miền Nam"[23]

Trong khoảng thời gian này, sức khỏe của chủ tịch Hồ Chí Minh bị sa sút, nên phải gác lại công việc và đi Trung Quốc chữa bệnh. Tuy nhiên với bề dày kinh nghiệm, uy thế to lớn trong Đảng Lao động và nhân dân, mọi quyết sách lớn vẫn phải được phê duyệt bởi chủ tịch. Do vậy, cuối tháng 7/1967, chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một chuyến về nước ngắn để nghe Quân ủy Trung ương trình bày kế hoạch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lưu ý những điểm sau:
1. Dự thảo báo cáo tốt, toàn diện, nhưng cần xem báo cáo của Quân ủy có chủ quan không
2. Tranh thủ giành thắng lợi sớm, nhưng phải chú ý đánh lâu dài.
3. Thuận lợi có nhiều nhưng phải thấy những khó khăn như mặt hậu cần bảo đảm.
4. Nói giành thắng lợi quân sự, nhưng phải chú ý đến việc giữ sức dân.
5. Phải chú ý mở rộng chiến tranh du kích, tăng cường trang bị cho du kích.
6. Phải làm sao ta càng đánh càng mạnh, đánh liên tục, đánh được lâu dài (nghĩa là có khả năng thực hiện một cuộc chiến tranh lâu dài)[24]

Tháng 10-1967, trong các ngày từ 20 đến 24, Bộ Chính trị họp Bàn về kế hoạch chiến lược Đông - Xuân - Hè 1967 – 1968. Tham gia hội nghị này có Uỷ viên Bộ Chính trị Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Văn Tiến Dũng, Trần Quốc Hoàn, Lê Đức Thọ. Tuy nhiên cả ba nhân vật quan trọng nhất là Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và Võ Nguyên Giáp đều vắng mặt do phải đi chữa bệnh ở nước ngoài.[cần dẫn nguồn]

Bộ Chính trị đề ra ba mức trường hợp:[21]

  • Một là, giành thắng lợi to lớn ở các chiến trường quan trọng, công kích và khởi nghĩa thành công ở các đô thị lớn, ý chí xâm lược của Mỹ bị đè bẹp, phải chấp nhận thương lượng đi đến kết thúc chiến tranh theo mục tiêu, yêu cầu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • Hai là, giành được thắng lợi quan trọng ở nhiều nơi, nhưng Mỹ vẫn còn lực lượng, dựa vào các căn cứ lớn và tăng thêm lực lượng từ ngoài vào phản công giành lại những vị trí quan trọng và các đô thị lớn - nhất là Sài Gòn để tiếp tục chiến tranh.
  • Ba là, Mỹ tăng cường lực lượng, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, sang Lào và Campuchia, buộc quân Giải phóng phải lui về thế thủ, hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh và gỡ thế thua về chính trị.
Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp

Về sách lược: Bộ Chính trị đề ra tập trung mũi nhọn đấu tranh nhằm phân hoá, chia rẽ và cô lập Mỹ và chế độ Sài Gòn của Thiệu-Kỳ. Tiếp tục phổ biến thực hiện cương lĩnh Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Lập mặt trận thứ hai (chuẩn bị người cụ thể trước), tiến tới lập chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Kêu gọi các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo, binh lính Sài Gòn đoàn kết với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, trung lập Mỹ, đánh đổ Thiệu - Kỳ, thương lượng với miền Bắc. Lập Chính phủ liên hiệp ba thành phần lấy Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam làm nòng cốt. Các sĩ quan cao cấp của Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị: cần tính đến các "yếu tố chính trị" – cuộc bầu cử tổng thống Việt Nam Cộng hòa vào tháng 9 năm 1967 và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm 1968.

Về ngoại giao: nhằm phục vụ cho công kích và khởi nghĩa, Bộ Chính trị nêu rõ là phải tranh thủ cao độ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa. Trong tình hình Liên Xô - Trung Quốc đang có chia rẽ sâu sắc, Bộ Chính trị chủ trương giữ quan hệ tốt với cả hai nước, tránh việc quá nghiêng về 1 bên sẽ làm xấu quan hệ với nước còn lại.

Qua thực tế chiến trường, những ý đồ chiến lược đã dần dần hình thành, từng bước trở thành những quyết sách: Tổng tiến công và nổi dậy, đánh thẳng vào sào huyệt của địch trong các thành phố và thị xã. Từ Kế hoạch chiến lược năm 1968 do Bộ Tổng tham mưu chuẩn bị, hai cuộc họp Bộ Chính trị tháng 10 và tháng 12-1967 đã ra nghị quyết và trở thành Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III), quyết định chuyển cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định.[25]

Sau khi thảo luận kỹ khả năng đánh thành phố của lực lượng vũ trang và khả năng nổi dậy của quần chúng, Bộ Chính trị thông qua phương án tổng công kích, tổng khởi nghĩa do Bộ Tổng tham mưu soạn thảo đã được Quân uỷ Trung ương nhất trí. Phương án xác định chiến trường trọng điểm là Sài Gòn - Gia Định, Đà Nẵng, Huế, hướng phối hợp chiến lược quan trọng là Đường 9 - Khe Sanh. Cụ thể là:

Cùng với đòn tiến công của bộ đội chủ lực ở hướng phối hợp chiến lược đặc biệt quan trọng là Đường 9 - Khe Sanh nhằm thu hút, giam chân lực lượng chiến lược của địch, một đòn tiến công chiến lược đánh vào thành phố, thị xã quy mô trên toàn miền Nam, kết hợp với nổi dậy của quần chúng các đô thị và nông thôn, mở đầu cho tổng công kích, tổng khởi nghĩa, lấy chiến trường chính là Sài Gòn - Gia Định, Đà Nẵng, Huế, trọng điểm là Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế và các thành phố lớn.

Theo đó, trước Tết Mậu Thân 10 ngày, quân Giải phóng sẽ nổ súng mở màn Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, tiến công vào tập đoàn cứ điểm Khe Sanh để buộc Mỹ phải chú ý tập trung điều lực lượng chủ lực ra phía bắc đối phó, tạo điều kiện để giữ bí mật hướng trọng điểm và tiếp tục chuẩn bị.[26]

Lịch sử các cuộc chiến tranh trên thế giới cũng như ở Việt Nam, theo nghệ thuật "truyền thống" thì giai đoạn kết thúc chiến tranh, thông thường một trong các bên tham chiến thực hiện đòn đánh tiêu diệt chiến dịch lớn hoặc đánh tiêu diệt chiến lược lực lượng quân sự, chính trị đối phương, buộc chúng phải chịu thua. Tuy nhiên so sánh tương quan quân Giải phóng và quân Mỹ về quân số, vũ khí trang bị, sức cơ động và tính hiện đại đều thua kém nhiều lần, nên việc đánh tiêu diệt chiến dịch, chiến lược đối với quân viễn chinh Mỹ là điều gần như không thể thực hiện được. Do đó Bộ chính trị chủ trương: "Phải tìm cách đánh mới khác cách đánh truyền thống là đánh bại ý chí xâm lược của Mỹ bằng phương pháp tổng tiến công đồng loạt đánh vào các trung tâm đầu não chính trị, quân sự ở các thành phố, thị xã. Tiến công vào các thành phố, thị xã sẽ tạo ra bất ngờ lớn đối với địch, làm đảo lộn thế bố trí chiến lược của chúng, làm rung chuyển nước Mỹ. Qua đó, ta chứng minh cho Mỹ thấy chúng không thể thắng trong cuộc chiến tranh này, chúng đang đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn, do đó phải tìm giải pháp chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, rút ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam."[27]

Vì sao Việt Nam ít đề cập đến Tết Mậu Thân 1968

Đăng ngày: 21/02/2018 - 16:05Sửa đổi ngày: 21/02/2018 - 20:26

Saigon ngày 31/01/1968 trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân. Ảnh tư liệu AFP
Thụy My

Theo tác giả Bennet Murray trên trang Politico, năm mươi năm sau bước ngoặt của cuộc chiến tranh Việt Nam, chính quyền cộng sản vẫn dập tắt các cuộc tranh luận về những kỷ niệm đau thương này.

Quảng cáo
Đọc tiếp

Ngọc Đại là một người lính quân đội nhân dân 23 tuổi, đang chiến đấu chống lại người Mỹ gần căn cứ Khe Sanh bị bao vây, khi đơn vị ông nhận được một mệnh lệnh gây phấn khích. Họ sẽ ra khỏi rừng rậm, “giải phóng” cố đô Huế ở miền Trung và khởi động một cuộc nổi dậy trên toàn quốc.

Đó là ngày 30 tháng Giêng năm 1968, ba năm sau khi tổng thống Lyndon B.Johnson ra lệnh gởi 125.000 quân Mỹ đến Việt Nam để ngăn không cho cộng sản chiếm được miền Nam, và phần còn lại của Đông Nam Á.

Đại và các đồng chí của mình nhìn sự kiện này theo kiểu khác: với lòng tự hào dân tộc, họ có sứ mệnh thống nhất Việt Nam, tung ra cuộc tấn công bất ngờ vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Mỹ, mà nay được biết đến với tên cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân (Tet Offensive).

Ông Đại, năm nay 73 tuổi, khi trả lời phỏng vấn tại nhà ở Hà Nội vào tháng Giêng đã nói: “Lòng căm thù của người lính miền Bắc là rất lớn. Tất cả các chiến sĩ đều tin rằng chúng tôi sẽ giải phóng được toàn bộ đất nước”.

Nguyễn Quý Đức, năm đó mới 9 tuổi, có kỷ niệm khác hẳn về dịp đầu năm 1968. Đức về thăm gia đình nhân dịp Tết nguyên đán, ngày lễ quan trọng nhất của người Việt. Cha của anh là một tỉnh trưởng, đang cố gắng duy trì tình hình có vẻ bình thường, tại miền Nam đang bị chiến tranh hoành hành.

Lệnh ngưng bắn đã được thỏa thuận trong dịp Tết, với đa số quân nhân VNCH được về phép. Có nghĩa là một tuần lễ được nghỉ xả hơi trong thời chiến. Nhưng khi đang ngủ trong nhà của người ông, Đức bị những tiếng súng nổ đánh thức vào lúc một giờ sáng. Những người lính có nhiệm vụ bảo vệ gia đình đã biến đâu mất, xung quanh là những người đàn ông nói giọng miền Bắc.

“Mẹ tôi ra cửa và nói: “Tôi có hai cháu nhỏ ở đây”. Người bộ đội trả lời: “Chúng tôi sẽ bắn bất kỳ ai trông thấy, nếu bà không nói với chúng tôi về tất cả mọi người trong nhà”. Đức kể lại như thế, trong một nhà hàng hiện ông đang sở hữu ở Hà Nội. Đức nhìn thấy người cha bị dẫn đi và tin rằng ông sẽ bị sát hại, trong khi những người còn lại trong gia đình chen chúc dưới một căn hầm suốt nhiều ngày, cho đến khi được lính Mỹ và VNCH cứu thoát.

Tranh luận ở Mỹ, im lặng tại Việt Nam

Vào dịp kỷ niệm 50 năm, cuộc tiến công Tết Mậu Thân tại Huế và nhiều nơi khác được tranh luận và mổ xẻ trên báo chí, sách vở ; các cuộc hội nghị, chương trình truyền hình và triển lãm được tổ chức trên toàn nước Mỹ, nơi mà sự kiện này đã khiến cho dư luận trở nên chống đối chiến tranh. Nhưng tại Việt Nam, việc kỷ niệm thời điểm lịch sử - diễn ra trong dịp Tết năm nay vào ngày 16/2 - lại khác, nếu không nói là hoàn toàn khác. Và việc các ông Đại và Đức chấp nhận chia sẻ những kỷ niệm là khá hiếm hoi, trong một đất nước mà sự kiện này hiếm khi được công khai thảo luận.

Mặc cho những cải cách dần dà về thị trường của Hà Nội, và tình hữu nghị đang tăng lên với Hoa Kỳ, những chia rẽ lâu nay giữa miền Bắc và miền Nam còn khá sâu đậm ở Việt Nam. Đối với hàng triệu người miền Nam vẫn coi mình là bên thua cuộc trong chiến tranh, cùng với một số ít người miền Bắc nuối tiếc chế độ cộng sản, dịp kỷ niệm này là lời nhắc nhở đau thương về một quá khứ đau buồn.

Politico nhận định, những ai đã từng sống qua Tết Mậu Thân đều e ngại nói ra, trong một đất nước mà điều luật mơ hồ về tuyên truyền chống Nhà nước có khung hình phạt đến 20 năm tù. Hàng loạt vụ thanh trừng đã xảy ra tại Huế -thành phố nằm trong số những chiến trường đẫm máu nhất - nhưng chính quyền tránh không đề cập đến : chủ đề người Việt giết người Việt quá nhạy cảm.

Khởi đầu cho dịp kỷ niệm 50 năm tổng tấn công Tết Mậu Thân, có rất ít dấu hiệu được tuyên truyền rộng rãi. Thay vào đó, các áp-phích ở Hà Nội, vốn là nét đặc trưng trên khắp các đường phố, lại chào mừng 88 năm ngày thành lập Đảng 3/2. Lễ kỷ niệm chính thức Tết Mậu Thân 1968 diễn ra dưới dạng một bữa tiệc linh đình dành cho các cán bộ cao cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh, với các màn trình diễn văn nghệ.

Theo ông Nguyễn Quang A, 72 tuổi, một doanh nhân về hưu và cựu đảng viên đã trở thành một nhà ly khai ở Hà Nội, ký ức về Tết Mậu Thân chỉ được công khai nói đến bằng những từ ngữ mơ hồ. “Tôi nghĩ rằng Đảng muốn chôn vùi mọi kỷ niệm cũ, vì nó làm suy yếu tính chính danh của họ”.

Còn ông Đức, mà người cha là viên chức dân sự đã bị cầm tù 12 năm và không hề được xét xử, nói rằng thảm kịch không được biết đến rộng rãi này là hết sức đáng đau buồn. “Thật đau khổ khi đi một vòng, gặp gỡ nhiều người, đặc biệt là những người trẻ, mà họ không hề hay biết về những gì đã xảy ra”.

Hầu hết những câu chuyện về trận đánh và các vụ thanh trừng ở Huế, chỉ được chia sẻ một cách an toàn bên ngoài Việt Nam. Nhưng trong những tuần lễ gần đây, tác giả bài viết đã tìm được một ít nhân chứng lớn tuổi, chấp nhận kể lại một cách thẳng thắn. Đặc biệt là họ chưa bao giờ thổ lộ về những kỷ niệm đẫm máu năm 1968.

Trận đánh Huế, rất dữ dội từ ngày 30 tháng Giêng cho đến tận đầu tháng Ba, là trung tâm của cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân. Trong khi những thành phố khác được tái chiếm sau vài ngày, Huế lại bị chiếm đóng hầu như toàn bộ, chỉ có những nhóm nhỏ thủy quân lục chiến Mỹ và lính VNCH chống chọi với quân Bắc Việt trong trận chiến khốc liệt kéo dài cả tháng trời.

Huế và khói nhang Mậu Thân

Trong trận tiến công Huế, có 216 quân nhân Mỹ, hầu hết là thủy quân lục chiến, đã bị tử trận khi giành giật từng căn nhà một. Quân cộng sản chiến đấu kịch liệt, theo chiến thuật “nắm thắt lưng địch mà đánh”, tức tiến sát phòng tuyến của Mỹ để tránh bị dội pháo. Quân Bắc Việt có 2.400 người chết, còn phía VNCH có 452 quân nhân tử trận. Dù quân cộng sản buộc phải rút khỏi Huế, nhưng khả năng giữ được thành phố lâu như thế đã ảnh hưởng đến tuyên bố của chính quyền Johnson là chiến thắng sắp đến gần.

Ông Đức nhắc nhở rằng dù nhiều người Huế không hài lòng về sự hiện diện của người Mỹ tại Việt Nam, nhưng đã hoan nghênh việc quân Mỹ tham dự vào trận đánh và truy quét quân Bắc Việt, cho đến khi họ quay lại vào năm 1975.

Các vụ quân cộng sản giết hại hàng loạt thường dân Huế bị che giấu tại Việt Nam. Chính quyền chỉ mơ hồ nhìn nhận một số “sai lầm” trong trận chiến, và nhất quyết không chịu công nhận tính chất “thảm sát” như bên ngoài đều gọi. Những tin tức đầu tiên về các vụ sát hại này là từ các nghiên cứu của Mỹ, được tiến hành ngay sau trận chiến. Các hố chôn tập thể được phát hiện xung quanh thành phố. Nhiều người bị trúng đạn hoặc là nạn nhân của những quả bom đã san bằng Huế, những người khác bị trói và bị hành quyết, và một số trường hợp rõ ràng là bị chôn sống. Theo ước tính chính thức của VNCH, có 4.856 người bị sát hại tùy tiện ; còn theo Douglas Pike, một viên chức ngoại giao Mỹ nghiên cứu về trận đánh Huế, thì con số này là 2.800 người.

Ông Mark Bowden, tác giả cuốn “Huế 1968: Bước ngoặt cho cuộc chiến Mỹ tại Việt Nam” xuất bản năm 2017, cho Politico biết ông ước tính khoảng 2.000 người đã bị sát hại trong một kế hoạch “thanh trừng” đã được định sẵn đối với những người làm việc cho chế độ miền Nam, cho dù ông tin rằng con số thực sự sẽ không bao giờ được biết đến. Bowden nói: “Chắc chắn là mỗi người mà tôi phỏng vấn, từ Việt Cộng, bộ đội Bắc Việt cho đến dân sự, không ai chối cãi những gì đã diễn ra. Điểm tranh cãi duy nhất là có bao nhiêu người đã chết”.

Ông Trương Văn Quý, một người dân Huế 74 tuổi, sống bằng nghề dạy đàn ghi-ta, là một phóng viên trẻ của báo VNCH trong trận chiến Tết Mậu Thân. Khi tin tức về vụ tấn công lan ra, ông đã từ Saigon ra Huế, và tận mắt thấy thảm cảnh. Trong khi gia đình ông vốn làm việc cho người Mỹ, đã chạy trốn được an toàn, nhiều người láng giềng không có được cái may mắn ấy. Ông Quý nhớ lại: “Tôi thấy những xác người được đưa ra khỏi hố chôn tập thể, họ đã bị chôn sống”.

Ông Đại, người bộ đội miền Bắc, nay là nhà soạn nhạc và nằm trong số tương đối ít các công dân Việt Nam công khai kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng, nhớ lại đã thấy có những người bị bắt và đẩy lên xe. Cấp trên nói với ông là những người này làm việc cho chính phủ VNCH, còn những người đi lùng bắt thuộc một “đơn vị bí mật”. Đại không biết số phận những người tù này ra sao, nhưng các đồng đội ông được lệnh: “Đưa ra xe, những người này cần phải được đưa đi cải tạo”… “Tôi nghe sơ qua từ những bộ đội khác là họ có nhiệm vụ đào một hố chôn tập thể”.

Ông Đức, đã di tản sang California năm 1975 và nhập quốc tịch Mỹ, trở về Việt Nam năm 2006, cố tránh đến Huế trong những ngày này. Nêu ra thuật ngữ trong văn hóa Việt, vốn tin tưởng sâu sắc vào những hiện tượng siêu nhiên, ông nói rằng các “hồn ma” vẫn vất vưởng trên thành phố. “Bạn đến một góc nào đó trên đường phố, và bạn nhớ ra rằng có một ngôi mộ ở đây vào năm 1968”.

Nhà sư Trần Viết Mẫn, 54 tuổi, trụ trì chùa Viên Quang ở Huế nói, những ký ức về Huế vẫn sống động, tục lệ thờ cúng tổ tiên thấm đẫm trong xã hội Việt Nam. Các thành viên trong gia đình của người quá cố hiện vẫn yên lặng cúng bái người thân tại nhà. Ông Mẫn nói rằng người dân Huế đã có được “hòa bình”, nhưng vẫn chưa đạt được “thái bình” trong tâm tưởng. “Chiến tranh đã kết thúc, nhưng hòa bình vẫn chưa hoàn toàn đến”.

Nhà ly khai Nguyễn Quang A so sánh sự e dè của chính quyền Việt Nam trong việc nhìn nhận quá khứ, với thời kỳ hòa giải kéo dài sau cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Ông nhấn mạnh, việc hàn gắn vết thương cần có thời gian, ngay cả trong các xã hội dân chủ “vẫn còn là vấn đề” giữa các tiểu bang miền Bắc và miền Nam nước Mỹ.

Theo Politico, các nỗ lực hòa giải hầu như không hiện hữu tại Việt Nam. Nửa thế kỷ sau tổng tiến công Tết Mậu Thân, đảng Cộng Sản vẫn khăng khăng là không có nội chiến. Bày tỏ quan điểm khác dễ bị chụp mũ là “phản động”, với hậu quả là từ thất nghiệp cho đến những bản án tù lâu dài.

Ông Đức giải thích: “ Theo luận điệu tuyên truyền thì đảng đã lãnh đạo cuộc chiến chống Mỹ. Nhưng nói rằng không có nội chiến, là làm ngơ việc ba triệu người Việt đã ngã xuống khi cầm súng bắn lẫn nhau, điều đó làm tôi đau khổ và phẫn nộ”.

  • Việt Nam
  • Tết
  • Mậu Thân 1968
  • Chiến tranh
  • Tấn công
  • Quân sự
  • Hoa Kỳ
  • Lịch sử
  • Cộng sản
  • Chuyên mục trên mạng
  • Thảm sát

Đại tướng Phạm Văn Trà: Có sự hiểu sai về chiến dịch Mậu Thân

15:31, 1 Tháng Hai 2018
© Ảnh : Dân trí
“Có những người đặt vấn đề, chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968 chúng ta hy sinh nhiều như vậy sao vẫn đánh. Có luồng ý kiến nói chúng ta đã thất bại khi muốn giải phóng ngay. Đây là cách nhìn phiến diện, không hiểu đúng về ý nghĩa của chiến dịch Xuân Mậu Thân”, Đại tướng Phạm Văn Trà nói.
Sputnik