Vì sao tiêm 2 mũi vẫn chưa có thẻ xanh

Vì sao nhiều người đã tiêm chưa có thông tin trên sổ sức khỏe điện tử?

(ĐCSVN) - Bạn đọc Trung Đức, tại địa chỉ Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh hỏi: Tôi đã hoàn thành tiêm 2 mũi vaccine phòng, chống COVID-19 nhưng đến nay chưa có thông tin trên Sổ sức khỏe điện tử? Vậy bao giờ thông tin của tôi sẽ được cập nhật?

Đa số người đã tiêm vaccine COVID-19 đều được cập nhật thông tin trên hệ thống tiêm chủng quốc gia. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi từ lâu nhưng vẫn không được cập nhật, không có mã QR trên Sổ sức khỏe điện tử trong mục Chứng nhận tiêm vaccine COVID-19.

Vì sao tiêm 2 mũi vẫn chưa có thẻ xanh
Vì sao tiêm 2 mũi vẫn chưa có thẻ xanh
Vì sao tiêm 2 mũi vẫn chưa có thẻ xanh
Vì sao tiêm 2 mũi vẫn chưa có thẻ xanh
Vì sao tiêm 2 mũi vẫn chưa có thẻ xanh
Đa số người đã tiêm vaccine COVID-19 đều được cập nhật thông tin trên hệ thống tiêm chủng quốc gia. Ảnh: TL

Trả lời câu hỏi trên, ông Nguyễn Trường Nam - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết: Ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử được kết nối trực tiếp với Hệ thống Tiêm chủng COVID-19 của Bộ Y tế. Mã QR trên Sổ sức khỏe điện tử sẽ thay thế cho giấy chứng nhận tiêm vaccine COVID-19.

Về nguyên tắc, khi triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, các đơn vị thực hiện tiêm chủng sẽ chủ động cập nhật thông tin của người dân được tiêm tại đơn vị lên hệ thống tiemchungcovid19.moh.gov.vn và sau khi tiêm, người dân sẽ có kết quả tiêm ngay trên Sổ sức khỏe điện tử.

Tuy nhiên, thời gian qua, hệ thống mới vận hành, chưa phải tất cả các đơn vị tiêm đã tổ chức tiêm trên phần mềm nên dẫn đến dữ liệu bị cập nhật chậm lên hệ thống.

Bộ Y tế đã có văn bản gửi các địa phương đôn đốc đơn vị triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên hệ thống quản lý tiêm, đồng thời cập nhật kết quả tiêm trước đó lên hệ thống trước 20/9.

Hầu hết, sau khi tiêm mũi 1, người dân sẽ nhận được giấy chứng nhận đã tiêm của cơ sở tiêm chủng và lần sau đi tiêm mũi 2 thì mang theo. Tuy nhiên, trường hợp bị thất lạc giấy xác nhận tiêm lần 1 và không có thông tin chứng nhận tiêm trên cổng thông tin tiêm chủng hay Sổ Sức khỏe điện tử, người dân vẫn được tiêm mũi 2 vì đã nằm trong danh sách kế hoạch tiêm của cơ quan, tổ chức, đơn vị./.

TL

Vì sao tiêm 2 mũi vắc-xin nhưng vẫn tái nhiễm?

(NLĐO) - Thông tin người đã tiêm 2 mũi vắc-xin ngừa Covid-19 nhưng vẫn tái nhiễm 2-3 lần, PGS-TS-BS Đỗ Văn Dũng - Trưởng Khoa Y tế công cộng, Trường ĐH Y dược TP HCM - đã lý giải như sau.

  • WHO trả lời Báo Người Lao Động về kit xét nghiệm của Công ty Việt Á

  • Vì sao TP HCM kiến nghị Bộ Y tế hỗ trợ 3.000 bác sĩ, điều dưỡng?

  • Số ca Covid-19 tăng mạnh, lãnh đạo TP Cần Thơ lên tiếng

  • TP HCM có những giải pháp nào ngăn chặn biến chủng Omicron?

- Phóng viên: Hiện tại xảy ra tình trạng một số trường hợp mắc Covid-19 dù đã được tiêm 2 mũi vắc-xin nhưng vẫn tái nhiễm 2 đến 3 lần, xin ông cho biết nguyên nhân do đâu?

PGS-TS-BS Đỗ Văn Dũng, Trưởng Khoa Y tế công cộng, Trường ĐH Y dược TP HCM: Có thể là do dương tính giả. Thực tế cho thấy tỉ lệ tái nhiễm lần 2 hay lần 3, dù đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin ở các nước không nhiều như Việt Nam. Điều này có thể do xét nghiệm của mình chưa thật chuẩn, nên kết quả không chính xác. Về lý thuyết, hiện tượng tái nhiễm cực hiếm, dù có nhưng nếu tiêm chủng rồi lại nhiễm bệnh thì tỷ lệ tái nhiễm rất thấp.

Ở nước ngoài, nếu đã tiêm vắc-xin rồi mắc bệnh được gọi là siêu miễn dịch. Còn nếu biết chính xác người đó có tái nhiễm không thì làm xét nghiệm PCR tại các cơ sở có năng lực xét nghiệm đảm bảo. Thực ra, xét nghiệm PCR cũng có xác suất sai nhưng tỉ lệ sai sót thấp. Còn test nhanh dễ sai hơn, bởi hiện ngoài thị trường có hàng trôi nổi, chất lượng bảo quản không tốt nên cho kết quả sai.

- Nguyên nhân khiến xét nghiệm PCR sai do đâu, thưa ông?

PCR sai có nhiều nguyên nhân, thứ nhất nếu kit test có làm tốt nhưng không đảm bảo chất lượng thì cũng không cho kết quả đúng. Ví dụ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói nơi nào không đảm bảo chất lượng sẽ không cho sản xuất. Nguyên tắc thì dễ nhưng vẫn bị tạp nhiễm hay mẫu RNA từ nguồn gốc khác có mầm bệnh thì sẽ bị nhiễm ngay. Vì chỉ cần hạt bụi nhỏ mang theo mẫu thử cũng sẽ cho kết quả nhiễm bệnh.

Thứ hai là người làm phải đúng chuyên môn, phòng xét nghiệm phải sạch, nếu bẩn là sẽ gây dương tính giả. Thứ ba là máy móc phải đạt tiêu chuẩn. PCR về lý thuyết thì dễ làm nhưng chỉ cần 1 mẫu nhỏ bị nhiễm bệnh đã có thể khuếch đại lên hàng triệu lần, kết quả là cho ra dương tính giả. Khi xét nghiệm PCR thì cần chọn nơi đảm bảo chất lượng, được ngành y tế cấp phép, còn chất lượng như thế nào thì cơ quan nhà nước cần kiểm soát.

PGS-TS-BS Đỗ Văn Dũng - Trưởng Khoa Y tế công cộng, Trường ĐH Y dược TP HCM

Hải Yến - Nguyên Lâm

Chị Lộc tiêm mũi một hôm 26/6 tại điểm tiêm cộng đồng tổ chức ở một nhà thi đấu, quận 11. Sau đó, chị kiểm tra trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử không thấy dữ liệu đã tiêm. Ngày 16/8, chị tiêm mũi hai tại điểm tiêm ở quận 5. Lần tiêm thứ hai này được cập nhật vào hệ thống, mục "Chứng nhận ngừa Covid-19" trong hồ sơ của chị hiện dữ liệu đã tiêm một mũi vaccine. Chiều 8/9, chị kiểm tra lại ứng dụng này thì được ghi nhận "chưa tiêm vaccine".

Trong khi đó, trên web Cổng thông tin Tiêm chủng Covid-19, chị được cập nhật đã tiêm một mũi vaccine vào ngày 26/6 nhưng tên bị ghi nhầm thành "Bửu Lộc".

Khi Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) thông báo tiếp nhận, điều chỉnh thông tin tiêm vaccine, chị Lộc đã 3 lần gửi thông tin, đính kèm ảnh chụp theo hướng dẫn nhưng vẫn chưa được cập nhật. "Tôi gọi điện đến số đường dây nóng, nhân viên tổng đài cho biết hiện số lượng tiêm vaccine rất nhiều, quá tải nên chưa cập nhật kịp, vui lòng đợi thêm", chị Lộc cho biết.

Do đã có xác nhận tiêm ngừa bằng giấy do điểm tiêm chủng cấp, chị Lộc không quá lo lắng. Tuy nhiên, do làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, phải thường xuyên ra vào các cảng làm hồ sơ, chị Lộc lo ngại nếu chính quyền áp dụng chính sách "người tiêm đủ hai mũi vaccine mới được ra đường", hoặc ra vào cảng, thì chị sẽ bị ảnh hưởng nếu chẳng may làm mất giấy.

"Nếu được cập nhật sẵn dữ liệu vào app, khi nào kiểm tra chỉ cần đưa điện thoại ra thì thuận tiện hơn", chị Lộc nói. Chị dự định nếu thông tin không được cập nhật sớm, sẽ đi ép plastic tờ giấy chứng nhận tiêm hai mũi vaccine để thuận tiện mang theo khi ra đường.

Tương tự, chị Hà Vy, ngụ quận Bình Thạnh, đã tiêm hai mũi vaccine vào ngày 21/6 và 11/8 ở hai cơ sở y tế nhưng vẫn chưa được cập nhật lên hệ thống.

Hiện, nhiều người ở TP HCM gặp tình trạng tiêm đủ hai mũi vaccine nhưng cả ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử và Cổng thông tin Tiêm chủng Covid-19 đều chưa ghi nhận "chưa tiêm vaccine", hoặc "đã tiêm một mũi vaccine", hoặc sai sót các thông tin cá nhân.

Quảng cáo

Trường hợp khác, trong khi nhiều người đã tiêm xong chưa được cập nhật hệ thống điện tử, thì anh Hùng mới tiêm một mũi nhưng hệ thống ghi nhận "đã tiêm hai mũi vaccine". Ngày 6/7, anh tiêm mũi một tại điểm tiêm ở sân bay Tân Sơn Nhất. Đến lịch tiêm mũi hai vào ngày 19/8, anh đang ở Lâm Đồng nên không đến TP HCM tiêm được, song vẫn bị ghi nhận là đã tiêm mũi hai.

"Tôi đang nhờ chỉnh sửa dữ liệu để có thể được tiêm mũi hai", anh Hùng nói.

Ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử ghi nhận "chưa tiêm vaccine" dù chị Lộc đã tiêm đủ hai mũi. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Sổ Sức khỏe điện tử là một ứng dụng trên di động dành cho người dân kết nối trực tiếp với hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân của Bộ Y tế. Với ứng dụng này, người dân có thể quản lý thông tin sức khỏe của bản thân mình và chủ động trong việc phòng bệnh dịch Covid-19.

Tình trạng tiêm vaccine của mọi người sẽ được cập nhật lên ứng dụng này, bao gồm thông tin cá nhân của người dân, số mũi vaccine đã tiêm và mã QR để người dân sử dụng khi được nhân viên y tế yêu cầu. Người đã tiêm vaccine mũi một sẽ nhận giấy chứng nhận màu vàng. Người đã tiêm đủ hai mũi sẽ nhận giấy chứng nhận màu xanh. Người chưa tiêm mũi nào thì ghi nhận "chưa tiêm vaccine".

Quảng cáo

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), thời gian qua, thông tin tiêm chủng của người dân tại thành phố đã được triển khai cập nhật lên Sổ Sức khỏe điện tử. Trong đó, một số trường hợp khi kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn thông tin.

Để thuận tiện cho việc chỉnh sửa các thông tin chưa chính xác, từ ngày 23/8, HCDC triển khai tiếp nhận thông tin cần chỉnh sửa, chuyển đơn vị liên quan cập nhật. Theo đó, mọi người truy cập tại đây và cung cấp đầy đủ thông tin, đính kèm ảnh chụp "Giấy xác nhận đã tiêm vaccine Covid-19" để được hỗ trợ.

Lý giải về việc chậm cập nhật thông tin tiêm vaccine lên hệ thống, Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Vĩnh Châu, cho biết những trường hợp tiêm vaccine trước ngày 20/7, thời điểm đó do hệ thống dữ liệu vaccine quốc gia chưa hoàn chỉnh, có một số trục trặc nên nhiều trường hợp chưa được cập nhật lên hệ thống quản lý.

"Hiện nay các cơ sở tiêm chủng vaccine đang đẩy nhanh cập nhật những thông tin này, sẽ cố gắng cập nhật đầy đủ cho người dân", ông Châu chia sẻ.

Tại Hà Nội, tình trạng chậm cập nhật dữ liệu lên ứng dụng cũng được nhiều người ghi nhận. Anh Huy Hoàng, 40 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội, thuộc nhóm ưu tiên tiêm vaccine Covid-19. Hồi giữa tháng 5, anh tiêm mũi một tại điểm tiêm chủng ở Bệnh viện Bạch Mai. Đến cuối tháng 7, anh tiêm mũi hai vaccine Covid-19 và được cấp một tở giấy chứng nhận tiêm chủng.

Tuy nhiên, khi anh kiểm tra trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử cũng không thấy dữ liệu đã tiêm. Anh Hoàng cho biết đã nghiên cứu cách sử dụng ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử nhưng không thể tìm ra cách tự nhập thông tin tiêm chủng của mình.

Trong khi đó, Vũ Minh, 26 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội, mới hoàn thành hai mũi tiêm cách đây 3 ngày tại Bệnh viện Bạch Mai. Anh chưa nhận được cấp chứng nhận tiêm chủng vaccine mũi hai, chỉ có giấy của mũi một song cũng đã bị bệnh viện thu lại. Một nhân viên y tế cho biết giấy chứng nhận sẽ được gửi về cơ quan nên anh cần đợi thêm. Trên ứng dụng sổ sức khỏe điện tử mới thể hiện anh đã tiêm một mũi.

Đại diện một điểm tiêm chủng trên địa bàn Hà Nội cho biết mỗi điểm tiêm chủng sẽ có riêng một nhân viên quản lý việc nhập liệu, được cấp tài khoản và mật khẩu, người này sẽ phụ trách đưa thông tin tiêm chủng hàng ngày lên hệ thống. Tuy nhiên, thời gian đầu quy trình chưa thống nhất và sau đó số lượng người tiêm chủng quá đông, vì vậy nhân viên khó có thể giải quyết được vấn đề nhập liệu tiêm chủng. Còn chứng nhận tiêm chủng sẽ được cấp cho người đến tiêm sau một vài ngày.

Vị này cho biết mọi người nếu chưa nhận được chứng nhận tiêm chủng, cần liên hệ tới đơn vị tiêm chủng, ví dụ bệnh viện, phường, xã nơi tiêm... để được giải quyết trong thời gian sớm nhất.

Theo Bộ Y tế, nhiều người chưa có chứng nhận tiêm trên Sổ sức khỏe điện tử do dữ liệu vẫn đang trong quá trình nhập. Trong văn bản gửi đến các tỉnh thành trên cả nước tuần trước, Bộ đề nghị các đơn vị liên quan nhập dữ liệu lên Hệ thống tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 quốc gia, hoàn thành trước ngày 20/9.

Cổng thông tin Tiêm chủng Covid-19 cũng đã cập nhật chức năng "Phản ánh thông tin" bên phải màn hình hoặc cập nhật thông tin tiêm và làm theo hướng dẫn, nếu chưa có chứng nhận tiêm chủng hoặc thông tin bị sai. Người dân cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân cần thiết theo yêu cầu, sau đó có thể chọn các phản ánh như: "Tôi đã tiêm mũi 1 nhưng chưa có chứng nhận tiêm", "Tôi đã tiêm mũi 2 nhưng chỉ có chứng nhận tiêm mũi 1", "Tôi đã tiêm cả 2 mũi nhưng chưa có chứng nhận tiêm mũi 1 và mũi ", "Thông tin chứng nhận tiêm chủng của tôi không chính xác", "Thông tin phản ánh khác".

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người đã thực hiện "Phản ánh thông tin" theo hướng dẫn của Cổng, nhiều ngày qua vẫn chưa được ghi nhận hay cập nhật dữ liệu.

Tính đến tối 8/9, Việt Nam đã tiêm 23.577.917 liều vaccine Covid-19, trong đó tiêm 1 mũi là 19.809.234 liều, tiêm mũi 2 là 3.768.683 liều.