Việc sử dụng Ma trận quản lý thời gian gồm máy bước

Khi đi làm, chúng ta thường xuyên gặp vấn đề về quản lý thời gian sao cho hiệu quả bởi khối lượng công việc lớn cùng với những deadline gấp gáp. Qua bài viết này, Got It Vietnam muốn giới thiệu tới các bạn ma trận quản lý thời gian Eisenhower – một trong những phương pháp quản lý thời gian khoa học và hiệu quả nhất.

1. Tại sao chúng ta cần có kỹ năng quản lý thời gian tốt?

Đặc thù công việc của dân CNTT đó chính là áp lực cực lớn đến từ khối lượng lớn công việc trong mỗi dự án cùng với thời gian hoàn thành ngắn. Chưa kể, trong cùng 1 dự án nhiều kỹ sư công nghệ phải kiêm nhiệm những vai trò khác nhau, dẫn đến tình trạng rất dễ bị loạn cũng như bỏ sót deadline.

Việc sử dụng Ma trận quản lý thời gian gồm máy bước
Ma trận quản lý thời gian có nhiều ích lợi với chúng ta. Nguồn: Unsplash

Hơn nữa, việc kiểm soát thời gian hiệu quả giúp chúng ta phân bổ công việc hợp lý và chính xác hơn, tránh việc “nước đến chân mới nhảy”. Trong bối cảnh xã hội phát triển với nhiều yếu tố gây sao nhãng như hiện nay, việc sở hữu một kỹ năng quản lý thời gian tốt là tối quan trọng đối với mọi ngành nghề, và một nhân viên cũng sẽ được cấp trên đánh giá cao hơn nếu biết cách sắp xếp thời gian hợp lý.

2. Giới thiệu về ma trận quản lý thời gian Eisenhower

Eisenhower là Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ. Ông nổi tiếng với năng suất làm việc cực kỳ hiệu quả của mình, vừa có thể chỉ huy quân đội trong Thế chiến và vừa dành được thời gian đọc sách cũng như tập thể dục. Eisenhower vẫn sở hữu năng suất làm việc đến khó tin đến cả khi ông đã nghỉ hưu, do đó đã có nhiều người bỏ công nghiên cứu về những bí mật của ông. Trong đó, những nguyên tắc quản lý thời gian của ông được tổng kết lại thành Ma trận Eisenhower – một trong những phương pháp kiểm soát thời gian phổ biến nhất hiện nay.

3. Áp dụng Ma trận Eisenhower như thế nào?

Quy luật Ma trận Eisenhower thực chất rất đơn giản để áp dụng. Đầu tiên, bạn nên ghi ra tất cả những công việc cần phải làm trong 1 dự án, kể cả những việc lắt nhắt nhưng vẫn tốn thời gian trên chỗ làm của bạn. Sau khi bạn đã hoàn thành, bạn có thể chia khối lượng công việc đó thành 4 phần như sau:

  • Khẩn cấpquan trọng: Đây sẽ là những công việc bạn phải đính thân làm, và tập trung cao độ vào đó.
  • Quan trọng nhưng không khẩn cấp: Nếu có những công việc rơi vào danh mục này, bạn nên lên kế hoạch để hoàn thiện chúng
  • Khẩn cấp nhưng không quan trọng: Những công việc thuộc danh mục này thì bạn nên giao cho người khác làm và dành thời gian cho những ưu tiên lớn hơn
  • Không quan trọng cũng không khẩn cấp: Những công việc thuộc nhóm này thì bạn nên loại bỏ hoàn toàn ra khỏi ngày làm việc của mình và chỉ thực hiện nếu còn thời gian
Việc sử dụng Ma trận quản lý thời gian gồm máy bước
Cần lưu ý gì khi thực hiện ma trận quản lý thời gian? Nguồn: Unsplash

4. Những lưu ý khi thực hiện ma trận quản lý thời gian

4.1. Tối ưu hoá công việc

Một điều vô cùng quan trọng trước khi bạn bắt tay vẽ ma trận quản lý thời gian đó chính là việc bạn phải tối ưu hoá khối lượng công việc của bạn trước. Hãy dành thời gian sắp xếp và thống kê những công việc phải làm, xem có công việc nào thừa không?

Hãy cố chỉ đưa những việc cần thiết nhất vào Ma trận, còn với những công việc lặp đi lặp lại như check email, hãy chia các khoảng thời gian trong ngày và để trống những chỗ đó cho những việc lặp đi lặp lại

4.2. Phân biệt khẩn cấp và quan trọng

Sau khi đã vẽ ma trận, nhiều người gặp phải một vấn đề khác: Họ không biết nên phân biệt khẩn cấp với quan trọng như thế nào. Hãy nhớ:

  • Quan trọng: Là những việc sẽ có ảnh hưởng lớn tới chúng ta hoặc công việc khi chúng ta hoàn thành nó.
  • Khẩn cấp: Là những việc chúng ta cần phải thực hiện gấp vì nếu không hoàn thiện đúng lúc thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

Nếu phân chia không rõ ràng giữa khẩn cấp và quan trọng, khối lượng công việc bạn phải thực hiện vẫn sẽ như vậy, thậm chí bạn sẽ còn bị rối hơn.

4.3. Định hướng rõ ràng về ý định của bản thân

Nếu bạn chưa chuẩn bị trước tâm thế về mục đích của những công việc bạn thực hiện thì việc chuẩn bị ma trận thời gian cũng vô ích. Bởi bạn cần có định hướng mình sẽ làm công việc này vì mục đích gì đã. Nếu như đó chỉ là những công việc vô nghĩa thì ma trận của Eisenhower cũng không giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn đâu.

Việc sử dụng Ma trận quản lý thời gian gồm máy bước
Ma trận quản lý thời gian là một kỹ năng hữu ích. Nguồn: Unsplash

Hy vọng qua bài viết vừa rồi của Got It Vietnam, các bạn đã có kiến thức phong phú hơn về ma trận quản lý thời gian, cũng như một vài cách sử dụng và sắp xếp ma trận hiệu quả.

Khi bạn có quá nhiều việc và thời gian xử lý dài hơn dự kiến. bạn sẽ sớm thấy mọi thứ dần rối tung lên. Mọi công việc từ sửa lỗi, hỗ trợ nhóm, truyền tải thông tin giữa các bộ phận,…. việc nào cũng khẩn cấp, cần thiết và PHẢI LÀM. Nhưng khi tất cả các nhiệm vụ đều là ưu tiên, làm thế nào để bạn biết cái nào là quan trọng nhất? Đó chính là lúc bạn cần đến ma trận quản lý thời gian Eisenhower.

Ma trận Eisenhower là gì?

“Tôi có hai loại vấn đề, khẩn cấp và quan trọng. Điều khẩn cấp không quan trọng, và điều quan trọng không khẩn cấp”. Ma trận quản lý thời gian Eisenhower, thường được gọi ngắn gọn là Ma trận Eisenhower – hay ma trận khẩn cấp quan trọng – đặc biệt hữu ích khi ta cần đưa ra quyết định cho một hành động. Nó giúp ta học cách phân biệt nhiệm vụ nào là quan trọng và nhiệm vụ nào là khẩn cấp. Buộc ta phải tự đặt ra câu hỏi liệu nhiệm vụ đó có thật sự cần thiết hay không?

Được sáng tạo và đặt tên theo vị tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ : Dwight D. Eisenhower, dựa trên hai đặc tính: tính quan trọng và tính khẩn cấp. Ma trận Eisenhower không phải là một chiến lược hoàn hảo, nhưng là một công cụ giúp tăng hiệu quả công việc và loại bỏ những hoạt động gây lãng phí thời gian và không giúp chúng ta hoàn thành mục tiêu của mình.

Cách áp dụng ma trận Eisenhower

Áp dụng chiến lược của Eisenhower thực ra rất đơn giản. Hãy liệt kê những nhiệm vụ bạn phải làm, kể cả những nhiệm vụ không quan trọng nhưng làm mất thời gian của bạn. Sau đó sắp xếp các nhiệm vụ đó dựa trên tầm quan trọng và tính cấp thiết của chúng.

  • Khẩn cấp và quan trọng (nhiệm vụ cần phải làm ngay lập tức).
  • Quan trọng nhưng không phải khẩn cấp (nhiệm vụ được lên kế hoạch để làm sau).
  • Khẩn cấp nhưng không quan trọng (nhiệm vụ nên bàn giao cho người khác).
  • Không khẩn cấp cũng không quan trọng (nhiệm vụ phải được loại bỏ).

Điều tuyệt vời nhất của ma trận Eisenhower là nó có thể sử dụng cho cả những kế hoạch lớn (kế hoạch cho cả tuần) cũng như những kế hoạch nhỏ hơn (kế hoạch trong ngày).

Việc sử dụng Ma trận quản lý thời gian gồm máy bước
Ma trận Eisenhower

Cấp độ 1 (P1): Quan trọng, khẩn cấp

Ở cấp độ này, công việc được ưu tiên số 1, phải làm ngay. Gồm 3 loại việc:

  • Xảy ra không đoán trước được: Bệnh tật, cuộc họp khẩn cấp, nhiệm vụ bất ngờ, các cuộc điện thoại quan trọng, email công việc…
  • Đoán trước được: Cuộc họp đã lên kế hoạch trước, họp định kỳ, sinh nhật người thân, đám cưới bạn bè…
  • Do trì hoãn để tới sát hạn chót: Làm báo cáo, làm bài thuyết trình, kiểm tra…

Chúng ta thường không tránh được loại 1, 2. Nhưng với loại thứ 3, hoàn toàn có thể giảm thiểu chúng bằng cách chuyển thành việc P2. Và nếu các bạn không muốn gánh nhiều áp lực thì hãy tập thói quen để xóa sổ loai việc này trong P1.

Cấp độ 2 (P2): Quan trọng, không khẩn cấp

Để quản lý thời gian tốt, bạn hãy dành nhiều thời gian cho ô này. Chúng thường không khẩn cấp, nhưng sẽ tích lũy dần để giúp bạn đạt được thành tựu mong muốn.

Nếu bạn đang làm việc P2 và có việc P1 xuất hiện thì hãy hoàn thành việc P1 trước. Sau khi bạn giải quyết xong các việc P1, bạn tiếp tục hoàn thành việc P2. Nên để việc P2 hình thành như một thói quen!

Cấp độ 3 (P3): Không quan trọng, khẩn cấp

Những việc này chẳng có gì quan trọng, nhưng chúng lại đột ngột xuất hiện khiến bạn không thể kiểm soát được. Bạn phải tìm cách giải quyết những việc này càng nhanh càng tốt. Nếu không, hãy học cách từ chối và kết thúc chúng một cách lịch sự.

Cấp độ 4 (P4): Không quan trọng, không khẩn cấp

Bạn nên cắt giảm tối đa thời gian cho ô này, chỉ nên dành dưới 5% thời gian của bạn cho P4. Chúng tiêu tốn thời gian của bạn mà không đem lại lợi ích gì đáng kể.

Khi bạn chuẩn bị làm 1 việc thuộc nhóm P4 hãy tự hỏi những câu như: Xem cái này để được gì? Xem cái này có giúp mình chinh phục được mục tiêu không? Chơi game này có giúp mình học giỏi hơn không? Mình có nhất thiết phải xem phim này không?

Cách phân bổ thời gian phù hợp với các cấp độ của ma trận Eisenhower

P1: ~15% – 20% P2: ~60% – 65% P3: ~10% – 15%

P4: < 5%