Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ khoa học Công nghệ

Mục lục bài viết

  • 1. Vị trí, chức năng của Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  • 2.Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học
  • 3. Nguyên tắc làm việc của Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học
  • 4. Cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học
  • 5.Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Quản lý khoa học và tổng hợp
  • 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Pháp luật hình sự
  • 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Pháp luật dân sự, hành chính
  • 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của PhòngTội phạm học

1. Vị trí, chức năng của Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học là đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân (sau đây viết tắt là VKSND) tối cao, có chức năng giúp Viện trưởng VKSND tối cao thực hiện công tác pháp chế, nghiên cứu khoa học, quản lý khoa học trong ngành Kiểm sát nhân dân (sau đây viết tắt là KSND).

Tên giao dịch quốc tế: Department for Legal and Procutorial Science Management.

2.Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học

Vụ 14 có nhiệm vụ, quyền hạn giúp Viện trưởng VKSND tối cao thực hiện các công tác sau đây:

1. Công tác pháp chế:

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật của VKSND tối cao;

b) Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác do VKSND tối cao chủ trì soạn thảo theo sự phân công của Viện trưởng VKSND tối cao;

c) Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành chủ trì soạn thảo;

d) Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác theo phân công trước khi trình lãnh đạo VKSND tối cao ký ban hành;

đ) Hướng dẫn áp dụng pháp luật thuộc trách nhiệm của VKSND; hướng dẫn nghiệp vụ công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tham gia tổ chức tập huấn về pháp luật và nghiệp vụ;

e) Tham mưu cho lãnh đạo VKSND tối cao về các vấn đề pháp lý trong việc giải quyết các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của VKSND;

g) Rà soát, hệ thống hóa văn bản pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật;

h) Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong ngành KSND;

i) Khảo sát, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết tình hình thi hành pháp luật trong ngành KSND.

2. Công tác quản lý khoa học:

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học;

b) Tổ chức việc thẩm định, xét duyệt, nghiên cứu, nghiệm thu các đề tài khoa học, đề án, chuyên đề nghiệp vụ theo quy định;

c) Hướng dẫn việc triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học, đề án, chuyên đề nghiệp vụ trong ngành KSND;

d) Quản lý việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành;

đ) Phối hợp xây dựng dự toán, phân bổ, theo dõi việc sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học của ngành KSND.

3. Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tội phạm của VKSND;

4. Thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp, cải cách hành chính theo sự phân công của lãnh đạo VKSND tối cao;

5. Xuất bản ấn phẩm thông tin khoa học kiểm sát và các ấn phẩm khoa học khác; công bố kết quả nghiên cứu khoa học và những vấn đề pháp lý có liên quan;

6. Hợp tác với các tổ chức pháp chế, cơ sở nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước trong công tác xây dựng pháp luật, nghiên cứu khoa học;

7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Viện trưởng VKSND tối cao giao.

3. Nguyên tắc làm việc của Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học

1. Vụ 14 làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Mọi hoạt động của Vụ 14 phải tuân thủ quy định của pháp luật, quy định của Ngành và Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ 14. Công chức thuộc Vụ 14 phải thực hiện nhiệm vụ đúng phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn.

2. Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch, lịch làm việc và Quy chế làm việc, trừ trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu khác của lãnh đạo VKSND tối cao.

3. Bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của công chức, tăng cường sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.

4. Bảo đảm dân chủ, minh bạch trong mọi hoạt động gắn với thực hiện chủ trương cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức của Đảng và Nhà nước.

4. Cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học

1. Lãnh đạo Vụ 14 gồm có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng,

2. Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học gồm có 04 phòng:

a) Phòng Quản lý khoa học và Tổng hợp;

b) Phòng Pháp luật hình sự;

c) Phòng Pháp luật dân sự, hành chính;

d) Phòng Tội phạm học.

Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các phòng do Vụ trưởng quyết định.

Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các phòng trực thuộc Vụ 14 do Viện trưởng VKSND tối cao quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ 14 và thẩm định của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

3. Biên chế của Vụ 14 thuộc biên chế công chức của VKSND tối cao do Viện trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ và thẩm định của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

5.Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Quản lý khoa học và tổng hợp

Phòng Quản lý khoa học và tổng hợp giúp Vụ trưởng thực hiện các nhiệm Vụ 14, quyền hạn sau đây:

1. Công tác quản lý khoa học:

a) Xây dựng và tổ chức triển khai chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học;

b) Tổ chức việc thẩm định, xét duyệt, nghiên cứu, nghiệm thu các đề tài khoa học, đề án, chuyên đề nghiệp vụ theo quy định;

c) Hướng dẫn việc triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học, đề án, chuyên đề nghiệp vụ trong ngành KSND;

d) Quản lý việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành;

đ) Phối hợp xây dựng dự toán, phân bổ, theo dõi việc sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học của ngành KSND;

e) Tham mưu, tổ chức việc thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản khác do Viện trưởng VKSND tối cao ban hành theo quy định của VKSND tối cao.

2. Công tác tham mưu, tổng hợp:

a) Xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác của Vụ; đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các phòng;

b) Chủ trì xây dựng các loại báo cáo tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm của Vụ; báo cáo thống kê, báo cáo phục vụ chương trình kế hoạch công tác của VKSND tối cao và các báo cáo khác thuộc trách nhiệm của Vụ;

c) Tổ chức giao ban; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Vụ; tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, tập huấn và các cuộc họp khác do Vụ đảm nhận;

d) Thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp, cải cách hành chính theo sự phân công của lãnh đạo Vụ;

đ) Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ; công tác tổ chức cán bộ, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật; công tác hậu cần của Vụ.

3. Tổ chức nghiên cứu xây dựng, tham gia xây dựng các văn bản, dự án thuộc lĩnh vực pháp luật quốc tế do VKSND tối cao chủ trì soạn thảo hoặc do các bộ, ngành hữu quan chủ trì soạn thảo; Phối hợp hướng dẫn áp dụng pháp luật về tương trợ tư pháp hình sự trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành thuộc trách nhiệm của Vụ;

4. Chủ trì xây dựng các đề tài khoa học, đề án và chuyên đề nghiệp vụ về quản lý khoa học, cải cách tư pháp, cải cách hành chính, pháp luật quốc tế; tham gia xây dựng các đề tài khoa học, đề án và chuyên đề nghiệp vụ khác theo sự phân công của Vụ trưởng;

5. Xây dựng kế hoạch, nội dung và tổ chức biên soạn, phát hành Thông tin khoa học kiểm sát và các ấn phẩm pháp lý khác của Vụ 14; xây dựng đội ngũ cộng tác viên trong và ngoài Ngành tham gia viết bài;

6. Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong ngành KSND;

7. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hợp tác với các tổ chức pháp chế, các cơ sở nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước;

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Vụ trưởng.

6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Pháp luật hình sự

Phòng Pháp luật hình sự giúp Vụ trưởng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật về hình sự của VKSND tối cao;

2. Tổ chức hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về hình sự do VKSND tối cao chủ trì soạn thảo;

3. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về hình sự do các bộ, ngành chủ trì soạn thảo;

4. Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác thuộc lĩnh vực pháp luật về hình sự;

5. Hướng dẫn áp dụng pháp luật thuộc lĩnh vực hình sự; hướng dẫn nghiệp vụ công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự; tham gia tổ chức tập huấn về pháp luật và nghiệp vụ trong lĩnh vực hình sự;

6. Khảo sát, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết tình hình thi hành pháp luật về hình sự trong ngành KSND;

7. Tham mưu về các vấn đề pháp lý trong việc giải quyết các vụ án thuộc lĩnh vực hình sự;

8. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật về hình sự;

9. Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hình sự;

10. Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các đề tài khoa học, đề án và chuyên đề nghiệp vụ thuộc lĩnh vực thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự; tham gia nghiên cứu, xây dựng các đề tài khoa học, đề án và chuyên đề nghiệp vụ khác theo sự phân công của Vụ trưởng;

11. Phối hợp thực hiện các nhiệmvụ cải cách tư pháp, cải cách hành chính theo sự phân công của lãnh đạo Vụ;

12. Phối hợp với các tổ chức pháp chế, cơ sở nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước trong công tác xây dựng pháp luật, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực hình sự;

13. Xây dựng các báo cáo về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng; phối hợp xây dựng các báo cáo thuộc trách nhiệm của Vụ;

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Vụ trưởng.

7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Pháp luật dân sự, hành chính

Phòng Pháp luật dân sự, hành chính giúp Vụ trưởng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và hành chính của VKSND tối cao;

2. Tổ chức hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và hành chính do VKSND tối cao chủ trì soạn thảo;

3. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và hành chính do các bộ, ngành chủ trì soạn thảo;

4. Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác thuộc lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và hành chính;

5. Hướng dẫn áp dụng pháp luật thuộc lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và hành chính; hướng dẫn nghiệp vụ về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, thi hành án dân sự và thi hành án hành chính; tham gia tổ chức tập huấn về pháp luật và nghiệp Vụ 14 trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và hành chính;

6. Khảo sát, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết tình hình thi hành pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và hành chính trong ngành KSND;

7. Tham mưu về các vấn đề pháp lý trong việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, thi hành án dân sự và thi hành án hành chính;

8. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và hành chính;

9. Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và hành chính;

10. Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các đề tài khoa học, đề án và chuyên đề nghiệp vụ thuộc lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và hành chính; tham gia nghiên cứu, xây dựng các đề tài khoa học, đề án và chuyên đề nghiệp vụ khác theo sự phân công của Vụ trưởng;

11. Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp, cải cách hành chính theo sự phân công của Lãnh đạo Vụ;

12. Phối hợp với các tổ chức pháp chế, cơ sở nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước trong công tác xây dựng pháp luật, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và hành chính;

13. Xây dựng các báo cáo về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng; phối hợp xây dựng các báo cáo thuộc trách nhiệm của Vụ;

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Vụ trưởng.

8. Nhiệm vụ, quyền hạn của PhòngTội phạm học

Phòng Tội phạm học giúp Vụ trưởng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch nghiên cứu về tội phạm và những vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực tội phạm học;

2. Tổ chức nghiên cứu, xây dựng, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm và các dự thảo văn bản pháp luật khác do VKSND tối cao chủ trì soạn thảo;

3. Tổ chức nghiên cứu, tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm và các dự thảo văn bản pháp luật khác do các bộ, ngành hữu quan chủ trì soạn thảo;

4. Sơ kết, tổng kết công tác nghiên cứu về tội phạm; khảo sát, kiểm tra, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về đấu tranh phòng chống tội phạm trong ngành KSND; chủ trì hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về áp dụng pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tội phạm;

5. Hướng dẫn áp dụng pháp luật và các kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành;

6. Chủ trì xây dựng và thực hiện các đề tài khoa học, đề án và chuyên đề nghiệp vụ về đấu tranh phòng, chống tội phạm và các đề tài khoa học, đề án và chuyên đề nghiệp vụ khác theo sự phân công của Vụ trưởng;

7. Tham mưu cho lãnh đạo VKSND tối cao trong việc kiến nghị các cơ quan hữu quan phòng ngừa vi phạm, tội phạm;

8. Xây dựng các báo cáo về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng; phối hợp xây dựng các báo cáo thuộc trách nhiệm của Vụ;

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Vụ trưởng.