Xu hướng thế tục hoá trong tôn giáo là gì năm 2024

Thế tục hoá tôn giáo cũng là một trong những xu hướng cơ bản, và ngày càng phổ biến trong đời sống sinh hoạt các tôn giáo.

Do vai trò tôn giáo ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ, nên không ít người đến với tôn giáo với nhiều động cơ, ý đồ, tham vọng khác nhau, chứ không thuần tuý là niềm tin tôn giáo. Các tôn giáo nhập thế bằng cách tham gia vào các những hoạt động văn hoá xã hội, đạo đức, giáo dục, y tế..., hy vọng giải quyết những vấn đề thế tục, cứu giúp đồng loại.

Xu hướng thế tục hoá cũng còn biểu hiện khá sinh động trong cuộc đấu tranh của một bộ phận tiến bộ trong từng tôn giáo, muốn xoá bỏ những nội dung lỗi thời trong giáo lý, những khắt khe trong giáo luật, muốn tiến tới sự đoàn kết giữa các tín đồ, các tôn giáo và không tôn giáo, đấu tranh cho một thế giới đầy tình thương và hoà bình.

Tuy nhiên, sự thái quá của xu thế này cũng dễ làm cho đời sống tôn giáo bị vẩn đục, nhiều hoạt động và hành vi tôn giáo, mang tính thực dụng, buôn thần bán thánh, thương mại hoá sâu sắc.

Trong Kinh Thánh, nhất là trong Tin mừng theo thánh Gioan, có sự đối lập giữa nước Thiên Chúa và Nước Thế Gian. Nước Chúa không phải đơn giản là ở trong phạm vi nhà thờ, nhà thánh; hay ở các kinh sư, luật sĩ; cũng không phải ở nơi các giám mục, linh mục … Nước thế gian cũng vậy, không phải ở ngoài chợ hay đường xá,… Nhưng ở đây, hiểu theo nghĩa luân lý là chính thái độ sống của mỗi con người, chấp nhận vâng theo thánh ý Thiên chúa hay không.

Đôi nét lịch sử vấn đề

Vào thời kỳ sơ khai của Giáo Hội Chúa Kitô, chính quyền Rô-ma đã bách hại dữ dội, cơ sở thờ tự của Giáo Hội bị triệt hạ, giáo dân phải lẩn trốn. Với những khó khăn trăm bề phải chịu đựng, nhiều khi quá mức, người ta đã đồng hóa nước thế gian là chính quyền, người ta biến xã hội là thế gian và nhà thờ là nước Thiên chúa.

Theo triết học của Platon thì những gì thuộc vật chất thuộc xác thịt là xấu xa, những gì thuộc tinh thần là tốt,l à thiêng liêng. Do đó, vào thời trung cổ, các linh mục và tu sĩ là những người đại diện cho bên phải là những điều tốt lành, được rỗi linh hồn, còn giáo dân là những người thuộc xác thịt vì không có chức thánh, phải bon chen cuộc sống nên thuộc về những người bên trái và không được rỗi linh hồn. Vì ảnh hưởng như vậy nên tất cả chúng ta phải chống lại ba thù: ma quỷ, thế gian, xác thịt. Vì những điều này nghịch lại thánh ý Thiên Chúa.

Xu hướng thế tục hoá trong tôn giáo là gì năm 2024

Thời Trung Cổ được gọi là Kitô Giới vì lúc đó tôn giáo chi phối tất cả mọi việc từ khi thức dậy cho tới khi đi ngủ, từ khi sinh ra cho tới khi chết. Vào thời kì đó không có tranh ảnh đời chỉ có tranh ảnh Chúa Giê su, Đức Mẹ đồng trinh và các thánh. Về lãnh vực âm nhạc thì chỉ có nhạc bình ca, tất cả mọi sinh hoạt đều dưới sự điều khiển của tiếng chuông nhà thờ. Vì thế, giáo dân sinh ra nhàm chán, muốn tìm kiếm những gì khác ngoài phạm vi tôn giáo và nổi lên chống Kitô giáo.

Vào thời kỳ này xuất hiện lạc thuyết Cathare dạy rằng ở đời có hai thần: thần lành ở trên, thần dữ ở dưới gồm vật chất và xác thịt. Muốn tránh thần dữ thì phải thoát tục, khinh chê xác thịt, từ bỏ hôn nhân,…Do đó Giáo Hội, đặc biệt là thánh Đaminh đã lên tiếng chống lại lạc thuyết này.

Khi một học thuyết có tính toàn trị như Kitô giáo thì sẽ bị phản ứng chống lại, do đó xuất hiện trào lưu tục hóa : thích chuyện đời, ghét chuyện đạo.

Theo sách Sáng Thế, tất cả mọi loài Thiên Chúa dựng nên cho con người làm chủ, con người có quyền sử dụng mà không cần phải sợ một điều gì cả, cho nên người ta hiểu rằng tục hóa chưa phải là xấu. Con người chỉ muốn giải quyết mọi chuyện bằng khoa học kỹ thuật. Các thế lực chính trị chiếm tài sản của Giáo Hội, chiếm các nhà thờ, nhà dòng, buộc những tu sĩ phải hoàn tục… trào lưu thế tục hóa ngày càng lớn dần lên.

Nước Pháp là trưởng nữ của Giáo Hội, là quốc gia Công Giáo, nhưng ngày nay, tỉ lệ đi nhà thờ rất thấp, các sinh hoạt tôn giáo ngày càng ít người tham gia. Người ta có ý nghĩ cuộc sống bây giờ là ở ngoài đời chứ không phải ở nhà thờ, người ta chỉ đến nhà thờ ba lần trong đời : rửa tội, kết hôn, chết. Không cần phải nhờ đến các ơn ích của Chúa nữa, cuộc sống được giải quyết bằng khoa học, người ta nghĩ rằng thế giới tôn giáo là khổ, không còn là chuyện quen thuộc nữa. Và chuyện ơn gọi ngày càng khan hiếm cũng là hậu quả của trào lưu thế tục hóa.

Xu hướng thế tục hoá trong tôn giáo là gì năm 2024

Giáo huấn của Giáo hội

Công đồng Vatinanô II dạy rằng thế gian cũng có quy luật của nó, ta phải tôn trọng nó vì nó từ Thiên Chúa mà ra, con người phải khám phá. Nếu coi các tạo vật không phải bởi thánh ý Thiên Chúa và sử dụng nó mà không cần phải nhìn nhận Thiên Chúa thì đó là điều sai lầm.

Thiên Chúa trong Kinh Thánh là Thiên Chúa dấn thân trong lịch sử con người, lịch sử ơn cứu độ. Thần linh của người Hy Lạp và La Mã cao sang quyền quý, tách hẳn với cuộc sống của con người. Đối với người Hy Lạp, thập giá là sự điên rồ vì thần linh của họ không ai làm như Chúa Giêsu, Thiên chúa của chúng ta “dại” vì đã lập giao ước với con người, “dại” hơn nữa khi hứa ban Đấng Kitô: này đây người trinh nữ sẽ mang thai và sinh hạ một con trai. Thiên Chúa làm những điều như thế vì muốn đồng hành cùng nhân loại và trở thành một nhân tố hiện diện trong lịch sử.

Thiên Chúa ban giáo huấn cho con người nhưng không kêu gọi con người phải thoát khỏi trần gian nhưng muốn con người phải thể hiện ra trong dòng đời rằng có Chúa hiện diện. Chúa Giêsu đến trần gian thì mọi người ngay cả các môn đệ tưởng lầm người đến thiết lập Nước Trời đối lập với đế quốc Rôma. Sống đạo là đem Tin Mừng đến cho mọi người, không được giữ cho riêng mình, có một điều nguy lại là tách Đức Tin ra khỏi cuộc sống hằng ngày.

Sống Đức Tin trong thế giới tục hóa :

Con đường nên thánh phải có tính trần thế, đạo phải vào đời, đem Tin Mừng để biến đổi đời. Chúng ta phải sống đạo một cách trưởng thành, đối với Giáo Hội cũng vậy, chúng ta hiểu ra chân lý đức tin nhờ vào trào lưu thế tục. Khi bị cấm đạo, chúng ta hiểu ra đức tin trong những cách sống hằng ngày. Chúng ta phải đọc ra các dấu chỉ của thời đại trong cuộc sống, đó là thái độ sống đức tin cách trưởng thành.

Vậy nếu chúng ta nói rằng giữ đạo tại tâm là được rồi, việc làm chứng cho đức tin là không cần thiết. Nhưng Giáo Hội không chấp nhận việc giữ đạo tại tâm, giáo dân phải giữ cho mình một thái độ sống cụ thể trong một Giáo Hội hữu hình, khi có điều kiện mà không giữ đạo là việc không thể chấp nhận được.