Xương đòn ở đâu

Vai là khớp di động nhất trong cơ thể con người. Tuy nhiên, do chuyển động của nó có phạm vi quá lớn làm cho khớp vai dễ bị trật. Nhờ có xương đòn, tình trạng này được hạn chế hơn. Đa số những bệnh lí liên quan đến xương đòn chủ yếu là do gãy xương hoặc trật khớp. Tuy nhiên thường có thể điều trị khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng sau này.

1. Xương đòn ở đâu?

Xương đòn là xương nối phần xương ức với vai. Nó là một xương rất cứng chắc, có hình chữ S cong nhẹ. Có thể dễ dàng nhìn thấy ở nhiều người, nhất là người có tổng trạng gầy. Nó gắn với xương ức tại một khớp bằng sụn được gọi là khớp xương ức. Ở đầu kia, xương đòn gắn vào vùng vai ở một phần của xương bả vai có tên gọi là mỏm cụt. 

Xương đòn dài, mỏng và nằm ở gần dưới cổ. Xương đòn đóng vai trò như một thanh chống để nối xương ức với xương bả vai. Do vị trí quan trọng của xương đòn, bất kỳ lực mạnh nào lên vai, chẳng hạn như ngã trực tiếp vào vai hoặc ngã đè trên cánh tay lúc đang dang ra, đều truyền lực đến xương đòn. Kết quả dẫn đến xương đòn là một trong những xương thường bị gãy nhất trên cơ thể.

Xương đòn ở đâu

2. Các bệnh lí liên quan đến xương đòn

2.1 Gãy xương đòn

Gãy xương đòn là bệnh rất phổ biến và dễ phát hiện. Vì xương đòn nằm ngay dưới da nên bất kỳ biến dạng nào cũng có thể nhìn thấy ngay. 

Xương đòn ở đâu

Khi gãy xương, sẽ có hiện tượng sưng tấy đỏ do chảy máu từ các mạch máu bị bên trong và xung quanh xương. Ngoài ra còn có cảm giác đau do tổn thương các đầu dây thần kinh gần xương. Đôi khi xương bị gãy đủ để tạo ra một góc giữa các đầu gãy, gây biến dạng xương. Thường có cảm giác đau tại vị trí gãy xương khi cố gắng cử động cánh tay. Cách duy nhất để xác minh xem có bị gãy xương hay không là chụp X-quang khu vực đó.

Xương đòn ở đâu
Gãy xương đòn

Nếu nghĩ rằng xương đòn bị gãy, tốt nhất bạn nên đi khám và điều trị ngay. Cách tốt nhất để điều trị chấn thương cho đến khi bạn có thể đến gặp bác sĩ là cố định cánh tay và vai bằng cách giữ cánh tay gần cơ thể với cánh tay còn lại. Bạn nên chườm đá lên vùng bị thương từ 20 đến 30 phút mỗi lần. Thuốc giảm đau có thể cải thiện tình trạng đau ban đầu.

Nếu có vết nứt trên da, điều này cho thấy các đầu xương có thể đã gây thủng da. Trong trường hợp đó, chỗ gãy có thể cần phẫu thuật để làm sạch bụi bẩn hoặc mảnh vỡ. Các dấu hiệu khác của chấn thương nặng hơn bao gồm ngứa ran, tê hoặc không thể cử động bàn tay hoặc cánh tay. Nếu vết thương gần xương ức và bạn bị khó thở hoặc khó nuốt. Khi đó, bạn nên đi khám ngay.

Trong vòng vài ngày sau khi gãy xương, bạn sẽ có thể cử động ngón tay, cổ tay và khuỷu tay mà không quá khó chịu. Khi cơn đau ở vùng xương đòn được cải thiện, bạn có thể bắt đầu cử động khớp vai một chút để tránh khớp bị siết chặt quá mức. Bác sĩ vật lí trị liệu có thể hướng dẫn cho bạn cách chuyển động an toàn. Nói chung cử động của vai không ngăn được gãy xương đòn khi vết gãy đã bắt đầu lành.

Xương đòn ở đâu
Đôi khi, gãy xương đòn nặng sẽ cần phẫu thuật

Nguyên nhân nào gây ra khối u trên xương đòn? Nếu không phải gãy xương, nó có thể là do nhiễm trùng, khối u hoặc một hạch bị sưng.

Nhiễm trùng xương, còn được gọi là viêm tủy xương. Có thể xảy ra sau chấn thương, thủ thuật, phẫu thuật hoặc đặt đường truyền tĩnh mạch gần xương đòn.

Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng và có thể bao gồm: sốt và ớn lạnh, sưng tấy đỏ, sờ nóng và đau, chảy dịch từ chỗ viêm.

Mặc dù hiếm gặp, nhưng viêm tủy xương đòn có thể trở thành vấn đề lâu dài hoặc mãn tính đối với một số người nếu không được điều trị. Phương pháp điều trị viêm tủy xương sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và các triệu chứng. Ngoài việc kê đơn thuốc kháng sinh mạnh, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ một phần xương.

2.3 Sưng hạch ở gần xương đòn

Xương đòn ở đâu
Đôi khi các tuyến bạch huyết sưng tấy xảy ra gần xương đòn

Cơ thể có hàng trăm hạch bạch huyết tạo ra dịch bạch huyết. Chất lỏng này chứa các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Hầu hết mọi người đều bị sưng hạch bạch huyết ở hai bên cổ khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm.

>> Xem thêm: Những điều bạn phải biết về u vùng cổ

Trong hầu hết các tình huống, nguyên nhân cơ bản gây sưng hạch bạch huyết là do vi rút hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên, bác sĩ có thể muốn lấy mẫu dịch bạch huyết nếu nghi ngờ nguyên nhân gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư.

Bác sĩ sẽ cố gắng chẩn đoán nguyên nhân của các hạch bạch huyết sưng và điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn nào. Trong nhiều trường hợp, hạch sẽ tự biến mất khi được nghỉ ngơi và truyền dịch. Nếu nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh.

2.4 Nang và u xương đòn

Trong một số trường hợp, khối u ở xương đòn có thể do nang hoặc khối u gây ra. Bệnh lí liên quan đến xương đòn này thương ít gặp.

Các nang chứa đầy chất lỏng và thường không phải là ung thư. Loại nang hạch là khá phổ biến trên bàn tay và cổ tay. Ngoài ra, còn có thể phát triển dọc theo xương đòn.

U nang xương ức đòn chũm là một loại u hiếm gặp có thể hình thành. Thường ở những người dưới 20 tuổi. Một số người có thể phát triển một khối u mềm, không phải ung thư được gọi là u mỡ gần xương đòn. Những cục u này thường không gây ra bất kỳ vấn đề nào. Nhưng có thể cần phải loại bỏ nếu chúng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày hay vấn đề thẩm mỹ.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, các khối u lành hoặc ác tính có thể hình thành trên hoặc gần xương đòn. Để xác định bản chất của khối u, có thể bạn cần phải sinh thiết lấy mẫu mô bên trong.

Tùy vào bản chất khối u, Bác sĩ có thể theo dõi, làm thoát dịch chất lỏng hoặc phẫu thuật cắt bỏ. 

Có nhiều bệnh lí liên quan đến xương đòn. Bao gồm chấn thương, nhiễm trùng và u nang. Các triệu chứng, điều trị khác nhau tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của khối u. Dù điều trị bằng phẫu thuật hay không, có thể mất vài tháng để xương đòn của bạn lành lại. Bất cứ ai có khối u trên xương đòn mà không rõ nguyên nhân nên đến khám bác sĩ để được tư vấn thích hợp.

Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm