Đóng bảo hiểm y tế bao lâu thì có thẻ

Đóng bảo hiểm y tế bao lâu thì có thẻ

Câu hỏi: Xin hỏi, tôi vừa hết thời gian thử việc và vào làm chính thức, công ty bắt đầu đóng BHXH, BHYT cho tôi. Tuy nhiên chưa phát thẻ BHYT. Vậy xin hỏi khi chưa được phát thẻ nhưng trên thực tế tôi đã tham gia BHYT rồi thì tôi có được hưởng BHYT không? Tôi cảm ơn!

Không phải tất cả trường hợp thẻ BHYT đều có giá trị sử dụng sau 30 ngày mua thẻ mà chỉ có một số trường hợp nhất định. Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định như sau: Đối tượng gồm người thuộc hộ gia đình cận nghèo; học sinh, sinh viên; nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình mà tham gia BHYT hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT.

Đây là quy định tương đối hợp lý. Bởi bản chất của BHYT là chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia. Tuy nhiên, nhiều người chỉ mua BHYT khi phát hiện ra mình bị ốm đau, bệnh tật. Nếu để họ cũng được hưởng những quyền lợi về BHYT ngay sau khi tham gia sẽ gây sự thiếu công bằng cho những người đã tham gia BHYT trong thời gian dài, đồng thời làm mất đi bản chất chia sẻ rủi ro của loại bảo hiểm này.

Quy định được sử dụng thẻ BHYT sau 30 ngày tham gia sẽ giúp nâng cao ý thức cho người dân, khiến họ có ý thức về việc tham gia BHYT trước khi ốm đau, bệnh tật để tránh rủi ro cho mình và chia sẻ rủi ro với người khác.

Đóng bảo hiểm y tế bao lâu thì có thẻ

Khi nào thẻ BHYT có giá trị sử dụng ngay?

Trong một số trường hợp, thẻ BHYT có giá trị sử dụng ngay, thậm chí có giá trị ngay cả khi cơ quan BHYT chưa kịp cấp thẻ mới cho người tham gia. Cụ thể như sau:

- Đối tượng thuộc nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng; nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng và nhóm do ngân sách Nhà nước đóng mà tham gia BHYT lần đầu thì thẻ có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng BHYT;

- Người tham gia BHYT liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;

- Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày 30/9 của năm đó.

Như vậy, do bạn là đối tượng thuộc nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng nên thẻ sẽ có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng BHYT.

Mức đóng BHYT bắt buộc hiện nay là bao nhiêu?

Theo Điều 18 Quyết định số 595/QĐ-BHXH, mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó:

- Người sử dụng lao động đóng 3%;

- Người lao động đóng 1,5%.

Theo đó, mức tiền lương tháng đóng BHYT tối đa là 20 tháng lương cơ sở tức bằng 29,8 triệu đồng. 

Trên đây là Hiệu lực sử dụng của thẻ BHYT. Nếu còn thắc mắc. bạn vui lòng liên hệ 

Đóng bảo hiểm y tế bao lâu thì có thẻ
 19006199 để được hỗ trợ.

>> BHYT trái tuyến là gì? Cần biết gì về thông tuyến tỉnh BHYT?
 

1. Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ với 5.000+ Luật sư trên iLAW.

2. Làm thẻ bảo hiểm y tế mất bao lâu?

Thời gian cấp thẻ bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

“Điều 30. Cấp thẻ BHYT

1. Cấp mới: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2. Cấp lại, đổi thẻ BHYT

2.1. Trường hợp không thay đổi thông tin: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Từ ngày 01/01/2019 trở đi: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2.2. Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2.3. Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB, thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.”

Như vậy, làm thẻ bảo hiểm y tế mất bao lâu phụ thuộc vào việc làm mới, làm lại hay đổi thẻ bảo hiểm y tế.

>> Xem thêm: Thẻ bảo hiểm y tế được khám ở đâu là đúng tuyến?

Đóng bảo hiểm y tế bao lâu thì có thẻ

3. Đổi thẻ bảo hiểm y tế bao lâu?

Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong các trường hợp sau:

  • Rách, nát hoặc hỏng;
  • Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
  • Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:

  • Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
  • Thẻ bảo hiểm y tế.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.


Bạn vẫn còn thắc mắc? Hơn 400 Luật sư chuyên về Dân sự trên iLAW đang sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy chọn ngay một Luật sư gần bạn và liên hệ với Luật sư đó để được tư vấn miễn phí.