Ý nghĩa của cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945

Ý nghĩa thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 8 năm 2021

Đại tá, PGS, TS Hà Trọng Thà

Phó Trưởng Phòng Chính trị, T04

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là bước nhảy vọt về chất của cách mạng Việt Nam. Đó là một trong những trang vàng chói lọi trong lịch sử của dân tộc ta, một dấu mốc lớn trên con đường phát triển trong suốt chiều dài mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Thời gian đã lùi xa, đến nay đã là 76 năm (19/8/1945-19/8/2021), nhưng tầm vóc ý nghĩa thắng lợi, bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị và ngày càng tỏa sáng. Nhân dịp kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945-19/8/2021) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2021), Trang Thông tin điện tử trân trọng giới thiệu bài viết của Đại tá, PGS. TS Hà Trọng Thà, P. Trưởng phòng Chính trị cùng bạn đọc.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là trang sử vàng chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chống quân xâm lược. Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc Việt Nam và nhân loại.

1. Ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Một là, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã làm nên một sự kiện “long trời, lở đất”, chính thức chấm dứt ách đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ngót nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Cách mạng Tháng Tám đã mở ra bước ngoặt vĩ đại của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”. Đánh giá về ý nghĩa lớn lao này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây nền tảng cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta” [5]. Tiếp tục nhấn mạnh ý nghĩa to lớn đó, trong Bài phát biểu tại khóa họp Xô viết Tối cao Liên Xô nhân kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười, ngày 6/11/1957, Người tự hào khẳng định: “Năm 1945, nhân dân Việt Nam đã làm Cách mạng Tháng Tám, đánh đuổi bọn thực dân ra khỏi đất nước và xây dựng chính quyền nhân dân. Đó là một bước ngoặt trong lịch sử của dân tộc chúng tôi” [6]. Thắng lợi của Cách mạng Tháng tám mở kỷ nguyên độc lập với sự kiện lần đầu tiên tên nước Việt Nam có tên bản đồ thế giới. Cũng từ đó, dân tộc ta đã mở ra mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới với tư cách và vị thế của một quốc gia - dân tộc có độc lập, có chủ quyền.

Hai là, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, một mặt, đã góp phần đánh bại tàn dư của chế độ phong kiến và chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít ở Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã chọc thủng một khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu thời kỳ suy sụp và tan rã không gì cứu vãn nổi của chủ nghĩa thực dân cũ, góp phần cống hiến lớn lao vào sự nghiệp giải trừ chủ nghĩa thực dân và giải phóng dân tộc trên thế giới. Về vấn đề này, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, ngày 19/8/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cách mạng Tháng Tám đã giải phóng đồng bào ta ra khỏi chế độ quân chủ chuyên chế và xiềng xích thực dân” [4]. Mặt khác, đối với công cuộc xây dựng một chế độ xã hội mới, kết quả mà Cách mạng Tháng Tám mang lại thể hiện sự khác hẳn về chất so với chế độ cũ (phong kiến, thực dân và đế quốc), như Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Cách mạng Tháng Tám đã xây dựng cho nhân dân ta cái nền tảng Dân chủ Cộng hòa và thống nhất độc lập” [4].

Ba là, Cách mạng Tháng Tám khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ khi ra đời, ngày 03/02/1930, Đảng ta đã đề ra đường lối đúng đắn với mục tiêu xuyên suốt của sự nghiệp cách mạng là giải phóng dân tộc, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần tích cực vào phong trào cách mạng thế giới. Vì thế, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ và tin tưởng tuyệt đối. Chỉ trong vòng 15 năm (1930 - 1945), Đảng ta đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành ba cao trào cách mạng: cao trào cách mạng 1930 - 1931, với đỉnh cao là phong trào Xôviết - Nghệ Tĩnh; cao trào cách mạng đòi dân sinh, dân chủ (1936 - 1939) và cao trào cách mạng giải phóng dân tộc (1939 - 1945). Tháng 8/1945, với nghệ thuật lãnh đạo tài tình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chớp thời cơ thuận lợi nhất, lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam tiến hành tổng khởi nghĩa, đánh đổ đế quốc phong kiến, thành lập nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dân chủ điển hình do Đảng Cộng sản lãnh đạo, lần đầu tiên giành thắng lợi ở một nước thuộc địa. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã đưa Đảng ta từ chỗ phải hoạt động bí mật, không hợp pháp trở thành một đảng cầm quyền và hoạt động công khai. Trong bài viết Cách mạng tháng Mười Nga mở đường giải phóng cho các dân tộc trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thực tiễn ở Việt Nam đã chứng tỏ rằng nhờ có sự lãnh đạo của đảng Mác - Lênin mà cách mạng đã thu được thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội” [7].

Bốn là, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về chất trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do hướng tới chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã tạo bước ngoặt cách mạng sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; là một chế độ xã hội mới mẻ hoàn toàn đối với dân tộc Việt Nam, hiện hữu đầy đủ bản chất dân chủ, nhân văn vì con người, vì hạnh phúc của nhân dân lao động. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là động lực mạnh mẽ cổ vũ toàn thể dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất tiếp tục sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đưa nước ta phát triển để “có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” [2].

Năm là, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam, là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác - Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Thắng của Cách mạng Tháng Tám đã chứng minh tính cách mạng, khoa học của học thuyết Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; là sự tiếp nối và là thắng lợi tất yếu sau thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại năm 1917. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã chứng minh sự đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin về vấn đề dân tộc thuộc địa, đã chứng minh sự đúng đắn của con đường của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại đã vạch ra” [6]. Bên cạnh đó, Cách mạng Tháng Tám còn là minh chứng hùng hồn về sự thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh khi vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Cách mạng Tháng Tám đã chứng minh rằng, cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo hoàn toàn có khả năng thắng lợi ở một nước thuộc địa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội. Cuộc cách mạng đó quan hệ mật thiết với cách mạng vô sản ở “chính quốc”, nhưng không lệ thuộc vào cách mạng ở “chính quốc”. Trái lại, nó có thể giành được thắng lợi trước khi giai cấp công nhân “chính quốc” lên nắm chính quyền.

Sáu là, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Cách mạng Tháng Tám là tấm gương, là nguồn cổ vũ cho các quốc gia - dân tộc đang mất độc lập, tự do ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, nhất là các nước láng giềng noi theo. Khẳng định vị thế, giá trị thời đại của thắng lợi này, Chủ tich Hồ Chí Minh viết: “Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã làm cho chúng ta trở nên một bộ phận trong đại gia đình dân chủ thế giới. Cách mạng Tháng Tám có ảnh hưởng trực tiếp và rất to đến hai dân tộc bạn là Miên và Lào. Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân hai nước Miên, Lào cùng nổi lên chống đế quốc và đòi độc lập” [5]. Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cùng với Liên Xô, các lực lượng tiến bộ trên thế giới và quân đồng minh đánh đổ chủ nghĩa thực phát xít, giữ vững hòa bình cho khu vực và trên thế giới. Do đó, chiến thắng của Cách mạng Tháng Tám cũng là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn lại đánh giá của Báo Nhân dân Inđônêxia: “Chúng ta chỉ có thể bày tỏ sự kính trọng và lòng khâm phục cao nhất đối với nhân dân Việt Nam anh hùng... Với sự chiến đấu anh dũng của họ, nhân dân Việt Nam đã tự đặt mình lên vị trí vẻ vang nhất trên thế giới...” [8]. Khái quát đầy đủ ý nghĩa thắng lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc” [5].

Ý nghĩa của cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945

Mít tinh Tổng Khởi nghĩa ở Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội, ngày 19/8/1945. Ảnh: Tư liệu - TTXVN

2. Bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã để lại cho Đảng và nhân dân Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, làm phong phú thêm hệ thống lý luận của cách mạng Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định cách mạng nước ta trải qua hai giai đoạn, trước hết là cách mạng dân tộc dân chủ, sau đó chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến không thể tách rời nhau. Trải qua ba cao trào cách mạng, Đảng ta nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ đó và xác định: tuy hai nhiệm vụ không tách rời nhau nhưng nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu nhất, nhiệm vụ chống phong kiến phải phục tùng nhiệm vụ chống đế quốc và phải thực hiện từng bước để chĩa mũi nhọn của cách mạng vào đế quốc phát xít và bè lũ tay sai nhằm tập trung giải quyết yêu cầu chủ yếu cấp bách của cách mạng là giải phóng dân tộc. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của đường lối gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.

Hai là, thực hiện khởi nghĩa toàn dân trên nền tảng khối liên minh công - nông. Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì bị áp bức mà sinh ra cách mệnh, cho nên ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết” [3], vì thế “công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi” [3]. Thực tiễn đã chứng minh chân lý đó. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi là kết quả cuộc đấu tranh của hơn 20 triệu người Việt Nam yêu nước là lực lượng cách mạng, trong đó động lực cách mạng là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Liên minh công - nông được xây dựng, củng cố qua ba cao trào cách mạng, đến đỉnh cao là Tổng khởi nghĩa thì liên minh công - nông đã lớn mạnh vượt bậc. Dựa trên nền tảng của khối liên minh này, Đảng xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc, động viên toàn dân tổng khởi nghĩa thắng lợi. Mặt khác, trên cơ sở nhắm đúng mục tiêu chiến lược hàng đầu của cách mạng và khối đại đoàn kết toàn dân, Đảng ta đã lợi dụng được mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa đế quốc phát xít, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và một bộ phận thế lực địa chủ phong kiến, mâu thuẫn trong hàng ngũ ngụy quyền tay sai của Pháp và của Nhật, cô lập cao độ kẻ thù chính là bọn đế quốc phát xít và bọn tay sai phản động; tranh thủ hoặc trung lập những phần tử lừng chừng. Nhờ vậy, Cách mạng Tháng Tám giành được thắng lợi nhanh gọn, ít đổ máu.

Ba là, kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp. Nắm vững quan điểm cách mạng bạo lực của chủ nghĩa Mác - Lênin: “bạo lực còn là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới, bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội dùng để tự mở đường cho mình và đập tan những hình thức chính trị cứng đờ và chết” [1], Đảng ta đã kiên trì xây dựng lực lượng cách mạng, biết cách sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức, hình thức đấu tranh phù hợp với từng hoàn cảnh, từng giai đoạn lịch sử, tập dượt đấu tranh từ thấp đến cao. Trong Cách mạng Tháng Tám, bạo lực của cách mạng là sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang; kết hợp nổi dậy của quần chúng với tiến công của lực lượng vũ trang cách mạng ở cả nông thôn và thành thị, trong đó, vai trò quyết định là các cuộc tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Cách mạng Tháng Tám là kết quả của sự kết hợp tất cả các hình thức đấu tranh kinh tế và chính trị, hợp pháp và không hợp pháp của quần chúng, từ thấp đến cao, từ ở vài địa phương lan ra cả nước, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Khi thời cơ đến, Đảng đã biết sử dụng tối đa sức mạnh cách mạng theo nguyên tắc “tập trung, thống nhất, kịp thời” đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân.

Bốn là, nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, chọn đúng thời cơ. Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vừa vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm của cách mạng thế giới, vừa tổng kết những kinh nghiệm các cuộc khởi nghĩa ở nước ta để lãnh đạo, chỉ đạo Cách mạng Tháng Tám. Trong rất nhiều văn kiện của Đảng từ năm 1939 đến nửa đầu năm 1945, Đảng đã vạch ra những điều kiện làm thời cơ cho tổng khởi nghĩa thắng lợi. Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Hồ Chí Minh và Đảng ta trong việc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc thể hiện cụ thể trong Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng tháng 03/1945 “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc phát đi vào đêm 13/8/1945. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi chứng tỏ Đảng đã chọn đúng thời cơ. Đó là lúc bọn cầm quyền phát xít ở Đông Dương hoang mang đến cực độ sau khi Nhật đầu hàng; nhân dân ta không thể sống nghèo khổ như trước được nữa (khi hơn hai triệu người đã bị chết đói...). Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng các mặt chủ trương, lực lượng và cao trào chống Nhật, cứu nước làm điều kiện chủ quan cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám được nhân lên gấp bội, đã tiến hành tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn.

Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Cách mạng Tháng Tám được một đảng tiên phong thật sự cách mạng lãnh đạo. Đảng ta là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, ngay từ đầu Đảng đã xác định đúng đường lối chiến lược và sách lược cách mạng, không ngừng bổ sung và phát triển đường lối chiến lược và sách lược đó. Đảng ta rất coi trọng việc quán triệt đường lối chiến lược và sách lược, chủ trương của Đảng trong đảng viên và quần chúng cách mạng, không ngừng đấu tranh khắc phục những khuynh hướng lệch lạc. Đảng có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn bó với nhân dân. Đảng chăm lo công tác tổ chức, cán bộ, giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng viên về ý chí bất khuất, phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, gắn bó máu thịt với nhân dân. Đảng biết phát huy triệt để vai trò của Mặt trận Việt Minh với hàng triệu hội viên và thông qua Mặt trận để lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Đảng biết nắm bắt thời cơ, xây dựng lực lượng và tổ chức, sử dụng lực lượng đúng lúc; phát huy được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng tiến lên giành và giữ chính quyền. Với những yếu tố như trên, nên tuy chỉ mới được tôi luyện qua 15 năm đấu tranh và mặc dù chỉ có 5.000 đảng viên, Đảng đã lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công, một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và mang tầm vóc thời đại. Thực tiễn lãnh đạo của Đảng đã khẳng định rằng, một đảng cách mạng chân chính có đường lối đúng, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, gương mẫu, tận tụy, gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân ủng hộ thì đảng có sức mạnh vô địch, không thế lực nào ngăn cản nổi trên con đường dẫn dắt dân tộc đi lên.

Hiện nay, đất nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn trong quá trình phát triển. Bên cạnh những thuận lợi, thì đất nước ta cũng đang gặp phải những khó khăn, trong đó có sự xuất hiện của dịch bệnh COVID - 19, đặc biệt là đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ tư vẫn còn đang diễn biến hết sức phức tạp. Sự tác động của dịch bệnh đã làm đất nước ta phải chịu thiệt hại lớn. “Từ thành thị tới nông thôn, những con đường vắng người qua lại, những khu chợ sầm uất, sân bay, bến cảng, sân trường, nhà máy, xí nghiệp... náo nhiệt giờ lặng lẽ; trong khi đó bệnh viện, khu điều trị ở một số nơi có dịch lại trở nên đông đúc hơn bao giờ hết. Những chung cư, sân vận động, nhà thi đấu, ký túc xá, doanh trại quân đội bất đắc dĩ trở thành bệnh viện dã chiến, thành khu cách ly. Bao nhiêu cuộc hội ngộ, đoàn tụ vui buồn trở thành dang dở... Sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng tiêu cực, thu nhập, tích lũy của người dân giảm sút... Đám mây đen COVID - 19 đã phủ nghịch cảnh lên cuộc sống của chúng ta” [10]. Bên cạnh đó, thế giới đang bị khủng hoảng lớn về kinh tế và nhiều mặt khác, tình hình an ninh khu vực và thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp, khó dự báo… Trước tình hình ấy, những bài học kinh nghiệm của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa tích cực đối với sự nghiệp đổi mới đất nước Việt Nam giai đoạn hiện nay, nhất là trong việc đối phó với dịch bệnh. Với phương châm “chống dịch như chống giặc”, chúng ta tin tưởng việc phát huy những bài học kinh nghiệm đã có được từ Cách mạng Tháng Tám sẽ góp phần giúp Việt Nam “đẩy lùi cho được đại dịch COVID - 19, “sớm đưa nước ta trở về “trạng thái bình thường mới”” [9] mà nhân dân cả nước đang mong đợi như đã từng mong đợi thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra./.

Ý nghĩa của cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945

Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắtsau khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Ảnh: TTXVN


Tài liệu tham khảo:

1. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.20.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.1, tr.25.

3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.2.

4. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.5

5. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.7

6. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.11

7. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.13.

8. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.14.

9. Phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

10. Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.


Tin khác

Ý nghĩa của cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945

Vận dụng Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị trong công tác giáo dục đào tạo tại Trường Đại học An ninh nhân dân(18/10/2020)

Một số vấn đề đặt ra cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của lực lượng Công an nhân dân theo tinh thần của Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về các chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0

  • Ý nghĩa của cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945
Ý nghĩa của cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945
Ý nghĩa của cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945
Thư viện ảnh
  • Thư viện Ảnh
Ý nghĩa của cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945

Những hình ảnh Trường Đại học ANND (1989-1995), Phân hiệu Đại học ANND (1995-2001), Phân hiệu Học viện ANND (2001-2003)

Trường Đại học ANND (1989-1995), Phân hiệu Đại học ANND (1995-2001), Phân hiệu Học viện ANND (2001-2003)

Ý nghĩa của cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945

Lịch sử truyền thống Trường Đại học An ninh nhân dân giai đoạn 1984-1989

Giai đoạn 1984-1989: Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II

Ý nghĩa của cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945

Lịch sử truyền thống Trường Đại học An ninh nhân dân giai đoạn 1976-1984

Giai đoạn 1976-1984: Trường Bổ túc sỹ quan Công an nhân dân

Ý nghĩa của cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945

Lịch sử truyền thống Trường Đại học An ninh nhân dân giai đoạn 1963-1976

Giai đoạn 1963-1976: Trường An ninh Trung ương cục miền Nam

Ý nghĩa của cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945

Trong sạch đội ngũ để giữ trọn lời thề

href="http://dhannd.edu.vn/thu-vien-anh-883">
Thư viện Video
  • Thư viện Video
Ý nghĩa của cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945
videocam

Trường Đại học An ninh nhân dân - Nơi ươm mầm sĩ quan an ninh tương lai

Ý nghĩa của cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945
videocam

Phim Tư liệu: 75 năm - Một bản hùng ca

Phim Tư liệu “75 năm - một bản hùng ca” góp phần ôn lại cũng như phát huy truyền thống anh hùng 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng An ninh nhân dân.

Ý nghĩa của cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945
videocam

Học viên Trường Đại học An ninh nhân dân đảm bảo trực tết và phòng chống dịch Covid-19

Học viên các Trường CAND tham gia lực lượng ứng trực đảm bảo trực tết và phòng chống Covid-19

Ý nghĩa của cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945
videocam

Hành trình gian nan đưa thi thể Đại úy Trương Văn Thắng về nơi an nghỉ

Hy sinh trong lúc ứng cứu người dân bị nước lũ cuốn trôi từ đêm ngày 17/10, tại xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, đến tối ngày 20/10 các đồng đội mới có thể đưa đồng chí Đại úy Trương Văn Thắng về nơi an nghỉ.

Ý nghĩa của cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945
videocam

Xây dựng Đảng bộ Công an Trung ương trong sạch, vững mạnh

Nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, xây dựng đảng bộ thực sự trong sạch vững mạnh, là đảng bộ kiểu mẫu, tiêu biểu về phẩm chất, năng lực lãnh đạo các mặt công tác công an.

href="http://dhannd.edu.vn/thu-vien-video">

Mục lục

  • 1 Bối cảnh lịch sử
  • 2 Diễn biến
    • 2.1 Tổng khởi nghĩa Hà Nội
    • 2.2 Diễn biến tại Huế
    • 2.3 Diễn biến tại miền Nam
    • 2.4 Hoàng đế Bảo Đại thoái vị
    • 2.5 Tuyên ngôn độc lập
    • 2.6 Tại Sài Gòn
  • 3 Vấn đề khoảng trống quyền lực
  • 4 Ý nghĩa
  • 5 Xem thêm
  • 6 Chú thích
    • 6.1 Tham khảo
  • 7 Liên kết ngoài

Bối cảnh lịch sử

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phe Trục gồm Đức, Ý, Nhật đánh lại phe Đồng Minh gồm Anh, Pháp, Liên Xô. Sau có Mỹ và nhiều nước nữa tham chiến (trong đó có Việt Minh, Pathet Lào, Issarak Campuchia tại Đông Dương.

Vào tháng 9 năm 1940, ngay giữa Chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Vichy của Pháp, vì đã đầu hàng Đức Quốc xã, đồng ý cho quân đội Nhật Bản đổ bộ vào Bắc Kỳ. Ngay lập tức, quân đội Nhật dùng đó làm bàn đạp ảnh hưởng đến các chiến trường Trung Quốc và Đông Nam Á. Trên thực tế, đây là một điểm quan trọng trong chiến lược quân sự của Nhật nhằm thống trị toàn bộ Đông Nam Á. Trong khi chờ đợi cuộc đại thắng của Đức tại châu Âu, Nhật tạm thời duy trì hệ thống bảo hộ của Pháp tại Đông Dương. (Trong những trận đánh lớn hồi đó có thể kể đến việc hải quân và không quân Nhật xuất phát từ Cam Ranh và Sài Gòn tiêu diệt Hạm đội Viễn Đông của Anh).

Thời gian này, Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp, như Khởi nghĩa Nam Kỳ, Khởi nghĩa Bắc Sơn, Xô-viết Nghệ Tĩnh nhưng đều thất bại. Những binh lính tham gia chiến tranh Thái Lan thực hiện cuộc Binh biến Đô Lương cũng thất bại.

Vào tháng 5 năm 1941, các lực lượng ái quốc, trong đó nòng cốt là Đảng Cộng sản Đông Dương, do Hồ Chí Minh dẫn đầu, tập hợp tại một địa điểm gần biên giới Việt–Trung, tham gia một tổ chức đứng về phía Đồng Minh giành độc lập cho Việt Nam, gọi là Việt Nam Độc lập Đồng minh, thường được gọi tắt là Việt Minh. Tổ chức này xây dựng một chiến khu do họ kiểm soát ở biên giới Việt–Trung.

Trong bài thơ Lịch sử nước ta viết năm 1941 để cổ vũ nhân dân, Hồ Chí Minh đã phân tích tình hình:

Phần niên biểu bài thơ kết thúc là mốc: "1945 - Việt Nam độc lập", đây được coi là một lời "tiên tri" chính xác kỳ lạ. Vì bài thơ viết năm 1941, vậy mà Hồ Chí Minh đã dự đoán chính xác Việt Nam sẽ giành được độc lập vào năm 1945 (Cách mạng Tháng Tám diễn ra vào đúng năm 1945).

Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp thành lập một trung đội 34 người mang tên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (một trong những tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam), ngay sau khi thành lập đã tiến đánh quân Nhật, mở rộng chiến khu. Trước khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, chiến khu đã bao gồm nhiều tỉnh vùng đông Bắc Bắc Bộ, gọi là chiến khu Việt Bắc.

Trong khi đó, phản ứng trước sự kiện Nhật đảo chính Pháp, giành quyền kiểm soát toàn bộ Đông Dương, ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" nhằm phát động cao trào kháng Nhật cứu nước (thay đổi hình thức tuyên truyền, tổ chức đấu tranh để thích hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa, tập dượt quần chúng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền).

Dưới sự cai trị của Nhật, từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, nạn đói khủng khiếp diễn ra làm 2 triệu người chết. Đây là thời cơ để Việt Minh xây dựng lực lượng lớn khắp cả nước, họ tập hợp nhân dân phá các kho thóc Nhật để lấy gạo phát cho dân đói. Giáo sư kinh tế Đặng Phong đánh giá việc giải quyết được nạn đói là lý do giải thích tại sao tuyệt đại đa số dân chúng đã tin và đi theo Việt Minh[1]. Đồng thời, một đại hội đại biểu toàn quốc họp trên chiến khu, thành lập Quốc dân Đại hội, tức quốc hội lâm thời. Khi Nhật thất bại, khởi nghĩa nổ ra trên toàn quốc, đó là Cách mạng tháng Tám. Cách mạng diễn ra nhanh chóng với sự tham gia của hầu hết dân chúng, Việt Minh giành được chính quyền trên cả nước chỉ trong khoảng mười ngày.

Tại châu Âu, Đức thất trận và đầu hàng ngày 7 tháng 5 năm 1945. Ngày 6 tháng 8, Hoa Kỳ ném hai trái bom nguyên tử trên đảo Hiroshima và Nagasaki. Ngày 15 tháng 8, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Quân Nhật tại Việt Nam dao động nhưng không tan rã, thậm chí vẫn giữ nguyên khí giới và các chốt phòng thủ. Tuyên bố Potsdam của Anh, Mỹ và Trung Hoa Dân quốc gửi Nhật ngày 26 tháng 7 không nói rõ phần lãnh thổ nào của Đông Dương sẽ do ai giải giới vũ khí mà chỉ nói các vùng lãnh thổ do Nhật Bản chiếm được bằng vũ lực sẽ được các nước đồng minh vào giải giới. Tuyên bố cũng không nhắc đến việc vùng nào do ai giải giới mà chỉ nói là phe Đồng minh (bao gồm cả Việt Minh) sẽ tham gia giải giới.[2] Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật lúc đó là Suzuki tuyên bố Tuyên bố Potsdam không ràng buộc thêm bất cứ nghĩa vụ nào với Nhật Bản so với Tuyên bố Cairo trước đó. Thậm chí phía Nhật đã bác bỏ Tuyên bố Potsdam.[3] Tới 10/08/1945, phía Nhật mới chấp nhận Tuyên bố Potsdam.[4]

Trước tình hình đó, Nhật bàn giao cho Khâm sai Bắc Kỳ, Phan Kế Toại, bộ máy hành chính địa phương, Sở Bảo An, Sở Mật thám trung ương, Sở Kiểm duyệt và một số công sở khác. Nhật chỉ giữ quyền kiểm soát Ngân hàng Đông Dương và Phủ Toàn quyền.[5] Đầu tháng 8/1945, cán bộ Việt Minh Đoàn Xuân Tín được giao nhiệm vụ gặp Phan Kế Toại để nắm bắt tư tưởng và vận động ông ủng hộ Việt Minh, đồng thời thăm dò thái độ của Chính phủ Trần Trọng Kim[6] Sau đó, Khâm sai Phan Kế Toại gặp Nguyễn Khang, người do Xứ ủy Bắc Kỳ cử đến. Ông đề nghị Việt Minh tham gia Chính phủ Bảo Đại và ngừng các hoạt động chống Nhật nhưng Nguyễn Khang bác bỏ.[7]

Diễn biến

Chỉ thị của Hồ Chí Minh về Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Khi nhậm chức, Bộ trưởng Tư pháp Trịnh Đình Thảo của chính phủ Trần Trọng Kim đã ra lệnh thả hàng ngàn tù chính trị bị Pháp giam giữ trước đó bao gồm đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương và các đảng phái quốc gia, đồng thời cho phép các tổ chức, hội đoàn chính trị được hoạt động công khai. Tin đồn lực lượng quân Nhật sắp sửa đầu hàng đã lan tỏa khắp nơi tại miền Bắc, lợi dụng cơ hội, dân chúng đã tụ tập biểu tình, bãi công nhiều nơi, như ở Thái Bình vào ngày 11 tháng 8. Từ ngày 12 tháng 8 năm 1945, các đơn vị Giải phóng quân của Việt Minh lần lượt tiến công các đồn Nhật ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái,... và hỗ trợ nhân dân các tỉnh này tiến lên giành chính quyền tại các tỉnh lỵ.

Hội nghị toàn quốc họp ở Tân Trào ngày 13 tháng 8 năm 1945, dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh với sự tham gia của Trường Chinh (chủ tọa), Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng đã nhận định rằng, điều kiện cho Tổng khởi nghĩa đã chín muồi và chuẩn bị lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập gồm: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Lê Thanh Nghị và Chu Văn Tấn. Tuy nhiên, nhiều nơi nổi dậy khi chưa nhận được chỉ thị của Trung ương. Một đoàn cán bộ gồm Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Huy Cận vào Huế, và Hoàng Quốc Việt, Cao Hồng Lãnh, Nguyễn Thị Thập vào Sài Gòn để đôn đốc khởi nghĩa.

Ngày 16 tháng 8, một số cán bộ Đảng Cộng sản và Việt Minh dù chưa nhận được lệnh khởi nghĩa nhưng căn cứ vào tình hình hiện tại và chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã quyết định cùng nhân dân khởi nghĩa, khởi nghĩa lan rộng ra xã thuộc các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng như Thanh Hóa, Thái Bình,...

Ngày 17 tháng 8 năm 1945, một đơn vị Giải phóng quân của Việt Minh do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào (Tuyên Quang) kéo về bao vây, tấn công quân Nhật ở thị xã Thái Nguyên.

Tổng khởi nghĩa Hà Nội

Sáng ngày19 tháng 8, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trườngNhà hát Lớn Hà Nội. Khoảng 10 giờ rưỡi, cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng được sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, của tổ chức Việt Minh Hoàng Diệu Hà Nội đã diễn ra. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa! Chỉ đạo khởi nghĩa ở Hà Nội có Nguyễn Khang, Trần Tử Bình, Nguyễn Quyết.

Trong điện gửi về Tokyo, Đại sứ Nhật tại Đông Dương xác nhận: "Chiều ngày 19, Đại sứ đã 'được mời' đến dự cuộc gặp với các lãnh đạo Etsumei (Việt Minh) và đã tham gia bàn bạc với những người đó, được coi như là các nhà chức trách chính thức."[8]

Diễn biến tại Huế

Ngày 17 tháng 8 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức mít tinh ra mắt quốc dân, nhưng bởi sự ủng hộ của người dân, cuộc mít tinh đã biến trở thành cuộc tuần hành ủng hộ lực lượng Việt Minh. Ngày 23/8, khởi nghĩa ở Huế giành thắng lợi. Chỉ đạo khởi nghĩa có Nguyễn Chí Thanh và Tố Hữu. Cuộc khởi nghĩa có sự đóng góp của lực lượng Thanh niên tiền tuyến (Thanh niên Phan Anh), đây vốn là bộ phận bảo vệ trị an của chính phủ Trần Trọng Kim nhưng khi cách mạng nổ ra đã quay sang ủng hộ Việt Minh.

Theo ông Phạm Khắc Hòe, nguyên Tổng lý Ngự tiền văn phòng của triều Nguyễn thì cho đến những ngày cuối cùng, Trần Trọng Kim vẫn ra sức giữ ngôi báu cho nhà Nguyễn nhưng đành chịu bất lực vì các thành viên nội các do ông ta thành lập đều muốn từ chức và quay sang ủng hộ Việt Minh[9]:

"Rõ ràng là Trần Trọng Kim đã hạ quyết tâm phục vụ quan thầy Nhật đến cùng… Ngày 17/8, chính phủ họp. Ông Trần Đình Nam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phát biểu: "Toàn dân thắt chặt đoàn kết chung quanh tổ chức mạnh nhất, hăng hái nhất, tức là Việt Minh, làm cho nước ngoài không thể giở thủ đoạn "chia để trị" ra được nữa. Vậy, tôi đề nghị chúng ta rút lui ngay, nhường hẳn quyền bính cho Việt Minh. Theo tôi nghĩ thì cả Hoàng đế cũng nên rút lui". Câu nói này làm cho Trần Trọng Kim nhảy dựng người lên, nghiêm khắc lên án Trần Đình Nam dám đòi nhà vua bỏ ngôi báu. Một cuộc tranh luận sôi nổi dấy lên. Các bộ trưởng có thiện chí đều xin từ chức. Chính phủ Trần Trọng Kim không thể tồn tại được. Ông Trần Trọng Kim có muốn duy trì nó cũng không được. Ông đành ấm ức chấp nhận thực tế phũ phàng chứ không phải tự nguyện nhường quyền cho Việt Minh. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập sau cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 là kết quả của cuộc đấu tranh lâu đài, gian khổ, đầy hy sinh của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Pháp, Nhật và tay sai, chứ đâu phải là một chính phủ chuyển tiếp êm thấm. Càng không phải là nhờ thiện chí của ông Thủ tướng Trần Trọng Kim!

Diễn biến tại miền Nam

Ở Sài Gòn, hành động chuyển giao quyền lực có ý nghĩa biểu tượng quan trọng là lời cam kết ngày 22 tháng 8 của Thống chế Terauchi với Trần Văn Giàu và Phạm Ngọc Thạch - hai đại diện cao cấp của Việt Minh - về việc quân Nhật không can thiệp nếu Việt Minh giành chính quyền. Ông Terauchi còn trao kiếm cá nhân và khẩu súng tùy thân cho đại diện của Việt Minh để làm tin[10]

Tại Sài Gòn, Huỳnh Phú Sổ kết hợp các tổ chức chính trị Cao Đài, Hoà Hảo, Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt Quốc dân đảng... thành Mặt trận Quốc gia Việt Nam Thống nhất, tổ chức một cuộc biểu tình lớn chống Pháp.

Ngày 25 tháng 8 năm 1945, Việt Minh và Thanh niên Tiền phong làm nòng cốt tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Sài Gòn (nơi chịu sự cai trị trực tiếp của Nhật). Chỉ đạo nổi dậy ở nội thành là nhóm Việt Minh Tiền phong do Trần Văn Giàu chỉ đạo.

Đến ngày 30 tháng 8, Việt Minh giành được chính quyền toàn quốc. Hai tỉnh giành được chính quyền cuối cùng là Hà Tiên và Đồng Nai Thượng.

Hoàng đế Bảo Đại thoái vị

Chân dung vua Bảo Đại.

Sau khi Việt Minh giành chính quyền tại Hà Nội và nhiều nơi khác, Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim ở Huế nộp đơn xin từ chức.[11]

Lực lượng quân đội Nhật tại Việt Nam không có phản ứng đáng kể trước những hoạt động của Việt Minh vì lúc này Nhật đã tuyên bố đầu hàng phe Đồng minh và đang chờ quân Đồng minh tới giải giáp, mặt khác vua Bảo Đại và Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim đã từ chối lời đề nghị của Tư lệnh quân đội Nhật về việc đem quân Nhật chống lại Việt Minh.[12]

Ngày 22 tháng 8, Việt Minh gửi công điện yêu cầu Bảo Đại thoái vị, họ đã giành được chính quyền trên khắp cả nước.

Trước sức ép quá lớn từ phía người dân trong những giờ phút quyết định, Đại thần Phạm Khắc Hòe không ngừng nhắc lại câu sấm truyền: "Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh thánh". Vị thánh đó có thể là nhà chí sĩ Phan Bội Châu, nhưng Phan Bội Châu đã không thành công và đã mất năm 1940. Từ những năm 1920, người ta lại giải thích vị thánh cứu nước chỉ có thể là Nguyễn Ái Quốc, cùng quê ở Nam Đàn (Nghệ An). Chính câu sấm truyền ấy cùng với dư luận đồn đại, theo ông Hòe kể lại sau này, đã khiến Nhà vua đi đến quyết định cuối cùng. Ngày 20 tháng 8, Bảo Đại cho biết ông sẵn sàng thoái vị ngay nếu người đứng đầu Việt Minh là Nguyễn Ái Quốc.[13]

Bảo Đại tuyên bố chấp nhận thoái vị, từ bỏ ngai vàng và trở thành công dân Vĩnh Thụy. Ngày 25 tháng 8, hàng ngàn người tụ tập trước cửa Ngọ Môn xem nhà vua đọc Tuyên ngôn Thoái vị. Vua Bảo Đại mong chính phủ mới đối xử ôn hoà với các đảng phái đối lập để họ có thể góp sức kiến thiết quốc gia và để chứng tỏ chính thể mới xây đắp trên sự đoàn kết quốc dân đồng thời tuyên bố "muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị".[14][15][16][17]

Sau khi ông Trần Huy Liệu, đại diện Việt Minh phát biểu trong lễ thoai vị của hoàng đế Bảo Đại, mấy vạn đồng bào lại vỗ tay và hô khẩu hiệu vang lên cả một góc trời: "Việt Nam độc lập muôn năm!", "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm!". Sau đó, Hoàng đế Bảo Đại được nhận huy hiệu cờ đỏ sao vàng từ ông Nguyễn Lương Bằng.[18]

Sau đó, công dân Vĩnh Thụy trao ấn, kiếm cho đại diện Việt Minh Trần Huy Liệu và được gắn huy chương. Khi vua Bảo Đại chính thức thoái vị, Hồ Chí Minh ở Tân Trào mới về Hà Nội, dân chúng vẫn chưa biết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc.

Tuyên ngôn độc lập

Cuối tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh lo chuyện tác động đến các lãnh đạo của phe Đồng Minh theo hướng công nhận nền độc lập của Việt Nam, cũng như chuyện ông phải nắm quyền lực nhà nước hoặc phải tự thể hiện bản thân như là biểu tượng dân tộc của sự thống nhất và tự quyết. Hồ Chí Minh quyết định trực tiếp đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khác hẳn với Đế quốc Việt Nam, đã không triệu tập một buổi đọc bản Tuyên ngôn độc lập có sự tham gia của quần chúng. Cách Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn cũng tương đồng với các buổi lễ chính trị tại Tây Âu, Hoa Kỳ và Liên Xô. Hồ Chí Minh đã lựa chọn quảng trường Puginier, sau này được gọi là quảng trường Ba Đình, một nơi rộng rãi không bị các chướng ngại vật che khuất tầm nhìn nhằm đủ chỗ chứa lượng khán thính giả càng nhiều càng tốt dù chỉ có vài ngày thông báo. Sân khấu được làm vội vã từ gỗ và được trang hoàng bằng lớp vải trang trí trắng và đỏ, do đó cho phép hầu hết khán thính giả có thể thấy được những vị lãnh đạo mới của mình, dù chỉ như những chấm li ti. Hồ Chí Minh và các đồng sự của mình đã cố gắng truyền trực tiếp bản Tuyên ngôn độc lập đến mọi miền Tổ quốc nhưng các vấn đề kỹ thuật lúc đó đã không cho phép điều này diễn ra. Bản tuyên ngôn độc lập có độ dài vừa đủ do những người Việt tham gia buổi lễ hôm đó phần lớn còn chưa tiếp xúc với hoạt động mít-tinh kiểu châu Âu như thế này bao giờ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Ngày mùng 2 tháng 9 năm đó, nhiều gia đình đã dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị đốt pháo để ăn mừng buổi lễ.[19] Đối với đồng bào Công giáo, ngày hôm đó cũng là ngày "Lễ hội những người tử vì đạo Việt Nam" của Công giáo, tưởng niệm những người đã chết vì đức tin của mình, đặc biệt vào thế kỉ 19, nên các nhà thờ ở Hà Nội buổi sáng đó tràn ngập người tham dự thánh lễ. Việc lựa chọn ngày 2 tháng 9 của Hồ Chí Minh còn nhằm gắn kết chính quyền mới với phía Giáo hội Thiên chúa giáo. Các linh mục sau buổi lễ của mình đã cùng các con chiên hướng về Quảng trường Ba Đình để tham dự buổi lễ. Những nhà sư trụ trì ở những ngôi chùa cũng làm tương tự vậy. Các giáo viên trang bị còi hay loa dẫn đầu đám trẻ con hát những bài ca cách mạng.[20] Từ Phủ Toàn quyền, Jean Sainteny, viên chức cao cấp của nước Pháp Tự do (Free French) - nước Pháp sau khi được giải phóng khỏi Phát-xít Đức - có mặt ở Hà Nội, đã quan sát hàng chục ngàn người Việt Nam đi thành từng hàng băng qua đại lộ Brière-de-l’Isle để tiến vào quảng trường. Jean Sainteny ngạc nhiên trước sự tham gia công khai của giới Công giáo và sửng sốt trước sự trật tự của đám đông, không có bất kì hành vi gây rối nào. Không ai có cử chỉ thù địch đối với Jean Sainteny hay đối với tòa nhà phủ Toàn quyền.[21] Vấn đề an ninh cũng được suy xét đáng kể, với đội quân danh dự của Quân Giải phóng đảm bảo không ai trong số khán thính giả có thể tới gần khán đài trong phạm vi 20 mét, những công nhân và sinh viên có vũ trang cũng được xếp đặt tại mọi góc của mấy khu vườn, và một đơn vị tự vệ cảnh giác trước bất kì sự quấy rối nào từ hướng Thành Hà Nội nơi quân Pháp vẫn còn bị Nhật giam giữ. Trước cuộc mít-tinh, lính Nhật ở khu đất thuộc Phủ Toàn quyền đã thiết lập mấy khẩu súng máy chĩa về quảng trường, làm những nhà tổ chức phải dựng lên một bức màn người gồm những dân quân tự vệ với chỉ thị thà chết còn hơn rút lui.[22]

Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà, báo Cứu quốc của Việt Minh ông Nguyễn Hữu Đang đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ lâm thời, chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn độc lập, các thành viên Chính phủ tuyên thệ, ông Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng Bộ Nội vụ giãi bày tình hình trong nước và nhiệm vụ của Chính phủ, ông Trần Huy Liệu tường trình vào Huế nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại, ông Nguyễn Lương Bằng đại biểu của Tổng bộ Việt Minh thuật qua lại cuộc tranh đấu của Việt Minh để mưu giải phóng cho dân tộc...[23]

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố sự khai sinh của một nước Việt Nam mới: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản tuyên ngôn, dựa theo bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, bắt đầu bằng câu: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Hồ Chí Minh cũng trích dẫn Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp 1791 khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

Mặc dù chương trình được mong đợi bắt đầu vào đúng 2 giờ chiều, nhưng xe hơi chở các thành viên trong nội các Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đến trễ 25 phút khi phải đi xuyên qua các đám đông. Hồ Chí Minh dẫn đầu những người còn lại bước nhanh lên khán đài. Trong khi hầu hết các đồng sự của ông trên khán đài đều mặc đồ vest Tây và thắt cravate, nhưng ông Hồ cố ý chọn mặc bộ đồ kaki phai màu với cổ cao và mang đôi dép cao su trắng.[24] Sau lễ chào cờ và hát quốc ca, Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Nội vụ, bước tới micrô giới thiệu Hồ Chí Minh, người được chào mừng bằng những tiếng hô vang dội được sắp xếp trước, "Độc lập! Độc lập!" Ông Hồ vẫy tay trước khán thính giả trong vài phút, đoạn nâng hai bàn tay lên để kêu mọi người im lặng. Bằng giọng Nghệ Tĩnh đặc trưng, ông Hồ bắt đầu đọc Tuyên ngôn Độc lập.[25] Khi Hồ Chí Minh có những tương tác với quần chúng như khi ông hỏi: "Đồng bào có nghe rõ không?" và đám đông đồng thanh hô vang "Rõ!".[26]

Trong buổi lễ này, thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh cũng đã kêu gọi các nước Đồng minh ủng hộ nền độc lập chân chính do nhân dân Việt Nam vừa tự tay giành được thông qua Cách mạng tháng Tám. Ông tuyên bố rằng Chính phủ lâm thời đã huỷ bỏ hết mọi hiệp ước do Pháp kí trong quan hệ với Việt Nam và bãi bỏ hết mọi đặc quyền của người Pháp. Ông cảnh báo rằng người Việt "kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp". Kết thúc bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu từng bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời với quần chúng nhân dân và tất cả đều làm lễ tuyên thệ nhậm chức. Võ Nguyên Giáp khi đó bước tới và đọc một diễn văn dài đầy vẻ nghiêm trang.[27] Sau đó, Trần Huy Liệu, bộ trưởng bộ thông tin và tuyên truyền, báo cáo trước khán thính giả về buổi lễ thoái vị của Bảo Đại ở Huế ba ngày trước đó, và rồi trao thanh kiếm hoàng gia và ấn cho Hồ Chí Minh. Sau đó, ông Hồ tuyên bố rằng thanh kiếm, trước đây được dùng để đàn áp dân chúng, giờ đây sẽ được dùng để "chặt đầu kẻ phản bội".[28] Đại diện cho Tổng bộ Việt Minh là Nguyễn Lương Bằng sau đó nói ngắn gọn về nhu cầu thống nhất đất nước và đấu tranh vì độc lập, phát biểu thẳng thừng rằng đánh Pháp là chuyện cần thiết. Vào một thời điểm nào đó giữa buổi lễ lúc chiều, hai chiếc máy bay Tia chớp P-38 của Mỹ sà xuống thấp ngay trên đám đông, một sự kiện được tuyên bố ngay tức thì và ai cũng tin là đại diện cho lời chào mừng của Mỹ dành cho chính quyền non trẻ của Việt Nam.[29] Cuối cùng, trước khi kết thúc buổi lễ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: "Chúng ta sẽ phải trải qua nhiều khốn khó và đau khổ hơn nhiều. Đồng bào phải ủng hộ chính quyền, để sau này có thêm nhiều buổi ăn mừng và thắng lợi!".[30] Buổi lễ kết thúc bằng việc đoàn người có tổ chức ở quảng trường sau đó diễu hành ra phố, giải tán ở hồ Hoàn Kiếm, và gia nhập vào bầu không khí vui chung cho đến giờ giới nghiêm.[31]

Tiếp theo đó, đất nước non trẻ tổ chức tổng tuyển cử, xây dựng nhà nước dân chủ độc lập đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, Hồ Chí Minh được 98,4% ủng hộ.[32]

Tại Sài Gòn

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, hàng ngàn người dân từ nhiều tỉnh và tại Sài Gòn kéo về quảng trường Norodom (gần nhà thờ Đức Bà) chờ được nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập từ quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Nhưng do thời tiết xấu và trình độ kỹ thuật lúc đó, những lời tuyên bố của Hồ Chí Minh trước quốc dân không đến được với những người dự mít tinh. Ông Trần Văn Giàu, Chủ tịch Lâm ủy hành chính Nam Bộ bước lên khán đài kêu gọi nhân dân đoàn kết chung quanh chính phủ Hồ Chí Minh, nâng cao cảnh giác, "sẵn sàng đập tan mưu đồ của thực dân, đế quốc trở lại xâm lược nước ta lần nữa"[33]. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, người được cử chức Bộ trưởng Bộ Y tế Chính phủ lâm thời thay mặt chính phủ tuyên thệ trước quốc dân "Cương quyết lãnh đạo đồng bào giữ gìn đất nước, vượt qua khó khăn nguy hiểm xây đắp nền độc lập hoàn toàn cho Việt Nam".

Khi cuộc mít tinh chuyển sang biểu tình tuần hành, từ trên những tầng lầu cao xung quanh, quân Pháp đã nổ súng bắn vào đoàn biểu tình tuần hành, làm 47 người chết và bị thương.[34] Ngày 23 tháng 9 năm 1945, ông Trần Văn Giàu viết lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến: "Hãy nắm chặt vũ khí trong tay, xông lên đánh đuổi thực dân Pháp, cứu nước. Cuộc kháng chiến bắt đầu..."

Tầm vóc và ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám

Ngày phát hành: 18/08/2021 Lượt xem 809

Ý nghĩa của cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945

Đối với lịch sử phát triển nhân loại, sau cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, Cách mạng Tháng Tám ghi đậm dấu ấn vào phong trào cách mạng chung trong thế kỷ XX, chặt đứt một mắt xích xung yếu nhất của chủ nghĩa thực dân cũ, là gương sáng và sự khích lệ mạnh mẽ cho hàng loạt các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ la tinh vùng dậy phá xiềng, giành độc lập dân tộc. Vì vậy Cách mạng Tháng Tám là ngọn đèn toả sáng đối với phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

Đối với nước ta, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong suốt 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào Xô viết - Nghệ Tĩnh, Cuộc vận động dân chủ những năm 1936 - 1939, đến Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945, mặc dù có lúc cách mạng bị chìm trong biển máu.

Cuộc Cách mạng Tháng Tám là một trong những sự kiện trọng đại nhất, oanh liệt nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Trong một thời gian ngắn, với khí thế cách mạng sôi sục và trào dâng chưa từng có, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã lập nên kỳ tích Tháng Tám, thực hiện đồng thời trọn vẹn bốn mục tiêu: Chấm dứt chế độ phong kiến hàng nghìn năm; chấm dứt chế độ thuộc địa dưới sự đô hộ của thực dân Pháp suốt gần một trăm năm và gần 5 năm phát xít Nhật khống chế; thống nhất đất nước; giành chính quyền về tay nhân dân, dựng lên Nhà nước Cộng hoà đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc ta - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.

Ôn lại những sự kiện lịch sử của những năm tháng hào hùng đó, chúng ta sẽ càng thêm tự hào về Đảng ta, dân tộc ta và nhân dân ta.

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai đi vào giai đoạn kết thúc. Phát xít Đức sắp sửa bị tiêu diệt ở châu Âu. Phát xít Nhật cũng bị nguy khốn ở mặt trận Thái Bình Dương. Để loại trừ nguy cơ bị Pháp đánh sau lưng, Nhật làm đảo chính lật đổ Pháp ngày 9-3-1945. Ngay trong đêm đó, ban Thường vụ Trung ương Đảng ta đã họp, thống nhất nhận định và ra Chỉ thị: "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Một trong những nhận định và quyết định quan trọng nhất của Đảng ta trong Hội nghị này là: Nhật nhất định sẽ hất được cẳng Pháp và ta sẽ phát động cao trào kháng Nhật thật mạnh mẽ, tiến tới tổng khởi nghĩa, cướp chính quyền trên tay Nhật.

Ý nghĩa của cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945

Đó là một quyết định vô cùng chính xác và sáng suốt. Khi ấy, phát xít Đức - Italia - Nhật từng làm mưa gió trên thế giới đã đến giờ cáo chung, châu Âu đã được Liên Xô giải phóng, phát xít Đức đã đầu hàng vô điều kiện. Tiếp đó Liên Xô tuyên chiến với Nhật và quân đội Xô viết đã giáng cho đội quân phát xít Nhật một đòn chí mạng tại mặt trận Đông Bắc Trung Quốc, quân đội đã tan rã và đầu hàng. Như vậy, trong cục diện chung, phát xít Nhật lúc đó là con rắn độc đã bị đập nát đầu, ở Việt Nam quân Nhật chỉ là khúc đuôi ngoe nguẩy. Đây là thời điểm thuận lợi nhất mà ta có thể vùng lên cướp chính quyền.

Nhận đinh đúng tình hình, xác nhận đúng kẻ thù trực tiếp, Đảng và Bác Hồ của chúng ta đã khẩn trương chuẩn bị lực lượng và chuẩn bị tốt các điều kiện bên trong. Khi ấy chúng ta đã có mặt trận Việt Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân được nhân dân hết lòng ủng hộ. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đã cùng Cứu quốc quân đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ nhân dân nổi dậy giải phóng nhiều vùng rộng lớn ở Việt Bắc, khởi nghĩa Ba Tơ ở Quảng Ngãi thắng lợi, nhiều cuộc khởi nghĩa từng phần nổ ra liên tiếp ở khắp Bắc - Trung - Nam.

Tình hình càng khẩn trương thì việc chỉ đạo của Đảng ta càng sâu sát, cụ thể và khoa học. Đảng họp Hội nghị toàn quốc ở Tân Trào từ ngày 13 đến 15 tháng Tám năm 1945, ra Nghị quyết lãnh đạo toàn dân tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền, đề ra đường lối đối nội, đối ngoại trong tình hình mới. Sau Hội nghị của Đảng, Đại hội quốc dân họp vào ngày 16-8-1945. Đây là Hội nghị lịch sử quyết định thành lập Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam, quy định Quốc kỳ, Quốc ca của nước Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc gửi thư đến toàn thể đồng bào kêu gọi quốc dân đoàn kết xung quanh Uỷ ban khởi nghĩa để nổi dậy.

Hưởng ứng lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, của Mặt trận Việt Minh và Uỷ ban khởi nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã nhất tề nổi dậy tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa. Ngày 19 tháng Tám, cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23 tháng Tám, thắng lợi ở Thừa Thiên - Huế, lật đổ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, buộc vua Bảo Đại thoái vị. Ngày 25 tháng Tám, cuộc khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn. Như vậy Cách mạng tháng Tám đã giành thắng lợi trên cả nước trong vòng nửa tháng.

Ngày 2/9/1945, trước cuộc mít tinh của hơn nửa triệu người dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Những trang vàng truyền thống đó của lịch sử cách mạng Việt Nam mãi mãi in sâu vào ký ức của các thế hệ hôm nay và mai sau. Từ thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám và lập ra nước Việt Nam mới, chúng ta đã bước tiếp những chặng đường cách mạng vô cùng gian khổ, nhưng đã làm nên những chiến thắng vẻ vang, oanh liệt, đánh thắng cả chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới, có một Việt Nam thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, một Việt Nam đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với tiềm lực và khả năng ngày càng to lớn hôm nay, chúng ta càng thấy ý nghĩa trọng đại và tầm vóc lớn lao của Cách mạng Tháng Tám.

GS.TS Vũ Văn Hiền