1 năm ở Việt Nam có bao nhiêu người chết?

Ngày 7/10, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức Hội thảo tập huấn định hướng thông tin, truyền thông về phòng, chống thiên tai cho phóng viên theo dõi phòng, chống thiên tai các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Thông tin tại Hội thảo ông Lê Minh Nhật, Phó Cục trưởng Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai (Tổng cục Phòng, chống thiên tai - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Bình quân 20 năm trở lại đây, mỗi năm thiên tai làm khoảng hơn 300 người chết và mất tích, gây ra thiệt hại về kinh tế khoảng 1 - 1,5% GDP.

Từ đầu năm 2022 đến nay, trên cả nước đã xảy ra 4 cơn bão, 1 cơn áp thấp nhiệt đới, 197 trận mưa lớn, ngập úng, lũ quét, sạt lở đất; 193 trận dông lốc, sét; 81 vụ sạt lở bờ sông, 223 trận động đất, 9 trận gió mạnh trên biển và 2 đợt rét đậm, rét hại.

Thiên tai từ đầu năm 2022 đã làm 136 người chết, mất tích, 210 người bị thương; 639 nhà sập đổ, 15.354 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 20.457 con gia súc, 435.045 con gia cầm bị chết, cuốn trôi; 246.622 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; 136.776 m đường giao thông, 1.046.131 m3 đất, đá, bê tông bị sạt lở, hư hỏng. Ước tính giá trị thiệt hại khoảng 8.915 tỷ đồng.

Dự báo 3 tháng cuối năm 2022 và 3 tháng đầu năm 2023, trên khu vực Biển Đông sẽ có khoảng từ 5-7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng từ 2 - 4 cơn.

Phó Cục trưởng Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai Lê Minh Nhật

Tổng lượng mưa ở Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 20-50% so với trung bình nhiều năm. Tháng 11/2022, tổng lượng mưa tại khu vực Bắc và Trung Trung Bộ cao hơn từ 15 - 30%; khu vực Nam Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 30 - 60%, có nơi trên 60% so với trung bình nhiều năm.

Từ tháng 12/2022, tổng lượng mưa tại khu vực Bắc và Trung Trung Bộ ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 15-30%, riêng Nam Trung Bộ cao hơn từ 20-40%.

Tháng 10/2022, tổng lượng mưa tại Tây Nguyên phổ biến ở mức cao hơn từ 40-80%, tại Nam Bộ tổng lượng mưa cao hơn từ 10-20% so với trung bình nhiều năm.

Tháng 11/2022, tổng lượng mưa tại Tây Nguyên phổ biến ở mức cao hơn từ 50 - 100% so với trung bình nhiều năm, có nơi cao hơn; tại khu vực Nam Bộ tổng lượng mưa cao hơn từ 20-40% so với trung bình nhiều năm. Tháng 12/2022, tổng lượng mưa phổ biến ở mức cao hơn từ 20-40% so với trung bình nhiều năm.

Ông Lê Minh Nhật cũng đưa ra dự báo trong 3 tháng cuối năm 2022 và 3 tháng đầu năm 2023, trên khu vực Biển Đông sẽ có khoảng từ 5-7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng từ 2 - 4 cơn.

Trong những tháng cuối năm 2022, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu các đơn vị, địa phương thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 01/6/2022 về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Đồng thời, kiểm tra, rà soát phương án ứng phó thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng ứng phó thiên tai, sự cố cho người dân; đa dạng hình thức truyền thông phù hợp từng đối tượng; lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai.

Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

Quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng khai thác, tập kết cát sỏi trái phép, lấn chiếm, sử dụng trái phép đất ven sông, ven biển gây cản trở thoát lũ, ảnh hưởng đến an toàn đê điều.

Triển khai Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh, phong trào thi đua “Chủ động phòng chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn” gắn xây dựng cộng đồng an toàn với xây dựng nông thôn mới.

TPO - Ở Việt Nam, sử dụng thuốc lá giết chết hơn 40.000 người mỗi năm. 21% ca tử vong ở nam giới Việt Nam là liên quan đến việc sử dụng thuốc lá.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) cho hay, tổn thất kinh tế cho điều trị 5 nhóm bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá, mất khả năng lao động và tử vong sớm ở Việt Nam là khoảng 24.000 tỉ đồng năm 2012, tương đương mất gần 1% GDP của Việt Nam.

Kết quả Điều tra về tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành Việt Nam năm 2020 của Bộ Y tế cho thấy, gần 50% nam giới trưởng thành tại Việt Nam hút thuốc. Hiện nay phụ nữ và trẻ em đối diện với tình trạng hút thuốc thụ động cao tại gia đình và các địa điểm công cộng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới các bệnh tật và tử vong.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nêu thực trạng: "Các sản phẩm thuốc lá được quảng bá và thu hút giới trẻ bằng nhiều hình thức và thông qua nhiều kênh thông tin, trong đó có nhiều thông tin chưa kiểm chứng hoặc dễ gây ra những cách hiểu không chính xác về tác hại cũng như mức độ nguy hại của các dòng sản phẩm so với thuốc lá điếu. Thanh thiếu niên có thể dễ dàng mua các sản phẩm thuốc lá mới không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua các trang mạng xã hội và internet”.

Theo các chuyên gia y tế, thuế và giá thuốc lá ở Việt Nam quá thấp. Mức tăng thuế và giá trong những năm qua chậm hơn mức tăng thu nhập bình quân đầu người và lạm phát. Đây là lí do khiến thuốc lá ngày càng rẻ hơn và dễ mua hơn. Cần tăng mạnh thuế thuốc lá và chuyển đổi sang hệ thống thuế hỗn hợp để giảm sức mua thuốc lá, giảm sử dụng thuốc lá và giảm gánh nặng kinh tế, sức khỏe do thuốc lá.

Cần thiết tăng thuế thuốc lá

TS Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế(WHO) tại Việt Nam cho hay, tăng mạnh thuế thuốc lá là biện pháp hiệu quả nhất để giảm gánh nặng sức khoẻ và kinh tế do thuốc lá. Bằng chứng từ khắp nơi trên thế giới và cả thực tiễn ở Việt Nam những năm qua cho thấy tăng thuế không phải là nguyên nhân chính làm gia tăng buôn lậu, tăng thuế có tác động tích cực đến công ăn việc làm và nền kinh tế nói chung. Chính phủ các nước trên thế giới đã tăng thuế thuốc lá và đạt được kết quả thành công trong việc giảm sử dụng thuốc lá và tăng thu ngân sách ngay cả khi có tình trạng buôn lậu bất hợp pháp. Nhiều chuyên gia nhận định, lo ngại buôn lậu không phải lí do để trì hoãn tăng thuế thuốc lá, thay vào đó Chính phủ nên thực hiện các biện pháp kiểm soát buôn lậu hiệu quả.

Tại Việt Nam, thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá hiện đang áp dụng là thuế tỉ lệ ở mức 75% tính trên giá xuất xưởng (giá bán ra của nhà sản xuất hay nhập khẩu). Tỉ lệ này tính theo giá bán lẻ chỉ chiếm khoảng 38,85%. Việt Nam là nước có mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá thấp gần nhất trong khu vực ASEAN (chỉ cao hơn Campuchia, Lào và Myanmar) và rất thấp so với các nước trong khu vực như Brunei 81%, Thái Lan 70%, Singapore 69%, Malaysia 57%, Indonesia 51%, Myanmar 50% và các nước phát triển Úc: 62%, Đức: 75%, Pháp 80%...

Các chuyên gia phòng chống tác hại thuốc lá cũng thông tin thêm: Việt Nam đang áp dụng loại hình thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) theo tỉ lệ phần trăm tồn tại nhiều hạn chế. Bổ sung thuế tuyệt đối vào cơ cấu thuế TTĐB là giải pháp phù hợp để cải tiến hệ thống thuế và phù hợp với xu hướng trên thế giới. Ưu điểm của hệ thống thuế hỗn hợp: giảm khoảng cách về giá giữa loại sản phẩm cao cấp và giá rẻ; dễ quản lí; giảm nguy cơ chuyển giá giữa nhà sản xuất và công ty phân phối dẫn đến thất thu thuế cho chính phủ; dự đoán được tổng thu và có tác động y tế công cộng lớn hơn.

Biện pháp thuế đặc biệt có hiệu quả với nhóm thanh thiếu niên, WHO ước tính khi giá thuốc lá tăng khoảng 10% thì sẽ giảm sử dụng thuốc lá khoảng 10% hoặc hơn ở nhóm trẻ tuổi (tác động mạnh hơn so với nhóm người trưởng thành). Tăng giá thuốc lá thông qua thuế thuốc lá có thể bảo vệ sức khoẻ trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên khỏi các nguy cơ tử vong, và bệnh tật do sử dụng thuốc lá thông qua thúc đẩy bỏ thuốc, ngăn chặn hút mới, giảm số điếu hút.

Dân số Việt Nam 2023 là bao nhiêu?

Sau 78 năm kiến thiết và xây dựng đất nước kể từ khi giành độc lập, năm 2023, dân số Việt Nam đạt mốc 100 triệu người, là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Trung bình mỗi năm có bao nhiêu vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam?

Trong năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 11.448 vụ tai nạn giao thông, làm 6.364 người chết; bình quân mỗi ngày có 17 người chết vì tai nạn giao thông. Trong năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 11.448 vụ tai nạn giao thông, làm 6.364 người chết./.

1 năm có bao nhiêu người chết vì tai nạn giao thông?

Theo thống kê của C08, trong năm 2022, toàn quốc xảy ra 11.450 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.384 người, bị thương 7.804 người. Trong đó, đường bộ xảy ra 11.323 vụ, làm chết 6.265 người, bị thương 7.777 người; đường sắt xảy ra 95 vụ, làm chết 74 người, bị thương 21 người; còn lại là đường thủy.

Mỗi ngày Việt Nam có bao nhiêu người chết vì tai nạn?

Phát biểu tại buổi lễ, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, trước năm 2012, mỗi ngày có khoảng 30 người chết vì tai nạn giao thông (TNGT) nhưng đến năm 2022, báo cáo từ Bộ Công an cho thấy, mỗi ngày chỉ còn 17 người chết vì TNGT, giảm gần 50% so với 10 năm trước.