1 ngày uống bao nhiêu ml nước rau má năm 2024

Nhiều người thường ép nước rau má để uống thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, nhất là trong mùa hè. Vậy, uống rau má mỗi ngày có tốt không?

Tác dụng của nước rau má

Rau má dễ trồng và sử dụng rau má cũng khá đơn giản nên nhiều người đã sử dụng nó như một loại thức uống hàng ngày. Theo Đông y, rau má là loại thảo dược có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, sốt, sởi, vàng da, vàng mắt, thường được dùng để hạ huyết áp, cải thiện trí nhớ, làm máu lưu thông tốt hơn, nhất là ở tĩnh mạch và mao mạch, có tác dụng lợi tiểu nhẹ.

Dưới đây là những tác dụng của nước rau má đối với sức khỏe:

Giải độc, hạ sốt, chữa viêm họng

Với những dưỡng chất tốt cho sức khỏe như beta-caroten, sắt, kẽm, calcium cùng các vitamin B1, B2, C và K, nước rau má là thức uống bổ dưỡng được sử dụng để hỗ trợ giải độc, hạ sốt và tăng cường sức đề kháng cho người lớn, trẻ nhỏ.

Ngoài công dụng hỗ trợ hạ sốt, giải độc, bạn hoàn toàn có thể dùng nước rau má để chữa viêm họng, viêm amidan. Bạn chỉ cần giã nhuyễn rau má, chắt nước, hòa vào nước ấm là có được thức uống organic bổ dưỡng giúp làm giảm ngứa, đau rát cổ họng.

Hỗ trợ giảm mụn nhọt, rôm sảy, ngứa ngáy

Rau má là thực phẩm có tính hàn, giải nhiệt, mát gan, thường được dùng để hỗ trợ giảm mụn nhọt, rôm sảy, ngứa ngáy,... Người dùng có thể xay rau má bằng máy xay đa năng hoặc giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị tổn thương để sử dụng.

Thanh nhiệt, làm đẹp da

Nước rau má là thức uống thích hợp giúp người dùng có thể thanh nhiệt cơ thể, giải tỏa cơn khát trong cái nóng nực của mùa hè. Ngoài ra, rau má cũng được chị em phụ nữ "săn lùng" bởi khả năng làm đẹp và dưỡng ẩm da hiệu quả.

Chữa lành vết thương, vết bỏng, làm mờ sẹo

Một công dụng khác của nước rau má đối với người sử dụng đó chính là khả năng chữa lành vết thương và làm mờ sẹo. Điều này có được là do rau má có chứa triterpenoids, một hoạt chất giúp tăng cường chất chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Giờ đây, bạn không cần phải lo lắng nhiều về những vết sẹo xấu xí trên da lúc chẳng may bị té ngã hay bị bắn dầu mỡ khi chiên thức ăn nữa.

Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Trong rau má có các thành phần hoạt chất làm giảm cholesterol giúp lưu thông máu dễ dàng trong cơ thể, đồng thời làm hạn chế các tác nhân có thể gây xơ vữa động mạch, phù hợp với những người mắc các bệnh liên quan tới tim mạch, người bị thừa cân, béo phì,...

Uống rau má mỗi ngày có tốt không?

Hiện chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra con số chính xác về thời gian và số lượng rau má sử dụng có thể gây bệnh, nhưng theo quy luật bình thường thì dùng cái gì quá nhiều cũng không tốt, kể cả thức ăn thường ngày. Dùng quá nhiều rau má và kéo dài có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận. Chính vì vậy khi sử dụng nó người dân cũng cần lưu ý như khi dùng thuốc.

Một ngày mỗi người bình thường có thể dùng một cốc rau má, tương đương với khoảng 40g rau má, nhưng cũng không nên uống quá một tháng. Nếu muốn dùng đợt sau thì phải nghỉ tối thiểu là nửa tháng rồi mới dùng tiếp.

Em chào AloBacsi, thời tiết nắng nóng khiến nhiều người thích uống các loại nước rau quả. Em thấy rất nhiều người thích uống nước rau má mix và em cũng vậy. Nhưng em có thắc mắc là một tuần có thể uống mấy ly là tốt ạ? Nên uống vào buổi nào… để đảm bảo an toàn cho sức khỏe? Xin cám ơn AloBacsi.

(Thảo - [email protected])

Trả lời

1 ngày uống bao nhiêu ml nước rau má năm 2024

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Giảng viên đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

1 ngày uống bao nhiêu ml nước rau má năm 2024
Rau má thường được sử dụng nhiều vào mùa hè với tác dụng giải nhiệt cơ thể.

Hội nghiên cứu về ung thư của Mỹ cũng như Cục quản lý dược và Thực phẩm của Mỹ khuyến cáo không phải thứ gì dùng nhiều cũng tốt, 1 ngày chúng ta chỉ nên uống 1 ly, nên uống nguyên chất có thể pha thêm đường, sữa để uống nhưng không nên uống nhiều. Đặc biệt rau má không nên uống kéo dài 4-6 tuần, có thể gây rối loạn đường tiêu hóa, tiêu chảy; có thể ảnh hưởng sinh lý gây ra 1 số vấn đề về da.

Khi rau má mix với một số loại như sữa, dừa, kem, phô mai tạo ra vị ngon hơn nhưng về mặt y học, cả Tây y và Đông y đều chứng minh điều này làm kích thích đường ruột. Nhưng người có vấn đề về tiêu hóa sử dụng sẽ làm tăng gánh nặng đường tiêu hóa và dễ gây bệnh. Tuy rau má không tạo dinh dưỡng nhưng những món mix cùng chắc chắn sẽ tạo ra năng lượng, có thể từ đường, chất béo… không có lợi nhưng thỉnh thoảng uống 1 ly thì vẫn được.

Chúng ta không nên uống rau má vào buổi chiều, có thể uống buổi trưa hoặc sáng vì rau má có tính giải nhiệt. Theo sinh lý của con người, lúc cần giải nhiệt cao nhất là sau 10g trưa đến 16-17g chiều nên chúng ta uống trong khoảng thời gian 9g-15g trong ngày.

1 ngày nên uống bao nhiêu ml nước rau má?

Lượng dùng cho một ngày của một người bình thường được các nhà khoa học khuyên dùng là 1 cốc nước rau má, tương đương 40g rau má. Tuy nhiên, không nên dùng liên tục quá 1 tháng. Nếu muốn dùng đợt sau thì phải nghỉ tối thiểu là nửa tháng rồi mới dùng tiếp.

1 tuần nên uống bao nhiêu nước rau má?

Đối với người khỏe mạnh, uống rau má 2-3 lần mỗi tuần là đủ. Nhưng bạn có thể uống nước rau má hằng ngày, mỗi ngày không quá 500ml, để thấy rõ hơn những thay đổi tích cực về sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn có thể thêm rau má vào các loại sinh tố, nước ép hoặc sử dụng nó trong các món salad.

Uống nước rau má khi nào là tốt nhất?

Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên hấp thụ từ 30 đến 40g rau má tươi mỗi ngày, mỗi ngày chỉ nên uống 1 cốc rau má và trong vòng 1 tháng. Sau đó, ngưng ít nhất nửa tháng rồi dùng tiếp. Thời gian uống nước rau má lý tưởng là vào buổi gần trưa hoặc trưa xế, lúc đó cơ thể ta hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng từ bên ngoài.

Uống nước rau má có lợi ích gì?

Theo dân gian, rau má còn được sử dụng để trị viêm màng phổi, viêm gan, vàng da, viêm amidan, say nắng, đau dạ dày, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, hen suyễn, tiểu đường,... Theo ngành y học Ấn Độ, rau má được xem là loại thuốc bổ, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời dùng làm thuốc lợi tiểu.