Alpha-sitosterol là gì

Chùm ngây - Moringa Oleifera Lam., thuộc họ chùm ngây, là cây nguyên sản ở Ấn Độ, được trồng ở nhiều nước nhiệt đới.

Ở nước ta cây chùm ngây được trồng ở các tỉnh phía Nam từ Quảng Nam, Đà Nẵng, qua các tỉnh Nam Trung  bộ đến tận Kiên Giang (Phú Quốc), trong các vườn gia đình làm rau ăn, thu hái quanh năm.

Dược thiện từ lá cây chùm ngây có tính kích thích tiêu hóa, lợi tiểu. Rễ là một bộ phận được sử dụng làm thuốc ở nhiều nước. Tại Ấn Độ, rễ được dùng như là chất kích thích trong các cơn đau do bị liệt và sốt từng cơn, dùng trong động kinh, là chất chuyển máu (hoạt huyết) trong bệnh liệt và thấp khớp mạn tính, như là trợ tim và bổ cho tuần hoàn; cũng dùng chế dạng rượu thuốc thường dùng trong khi ngất, choáng váng, suy nhược thần kinh, đau co thắt ruột và đầy hơi. Vỏ rễ dùng như thuốc chườm nóng làm dịu cơn co thắt. Ở Campuchia, vỏ cây được dùng làm thuốc cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống như là thuốc chóng lại sức. Ở Thái Lan, vỏ thân được dùng làm thuốc thông hơi (phá khí). Quả được dùng trị bệnh đau gan và tỳ, đau khớp, sài uốn ván và chứng liệt. Hạt dùng trị bệnh ngoài da; dầu từ hạt dùng đắp ngoài trị bệnh thấp khớp. Nhựa cây chùm ngây dùng chữa đau răng, phối hợp với dầu vừng làm thuốc nhỏ tai trị đau tai.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong 100g lá chùm ngây non còn tươi có 6,35g chất đạm, 1,7g chất béo, 8g bột đường, 1,9g chất xơ, 3,75g chất khoáng (trong đó phốt pho 50mg, kali 216mg, canxi 122mg, magie 123mg, đồng 0,1mg, sắt 16mg, caroten 6.250 UI), các vitamin B1 0,2mg, B2 0,21mg, PP 2,25mg và C 110 - 220mg. Như vậy lá chùm ngây non là loại rau giàu dưỡng chất.

Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, axit amin và nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic axit và kaempferol.

Lá và hoa còn tươi của cây chùm ngây có chứa vitamin C nhiều hơn trái cam 7 lần, canxi nhiều hơn 4 lần và protein gấp 2 lần so với sữa, vitamin A gấp 4 lần so với cà rốt, kali gấp 3 lần chuối.

Alpha-sitosterol là gì
Lá chùm ngây giúp ổn định huyết áp và đường huyết, bảo vệ gan.

Bài thuốc kinh nghiệm

Trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerit. Làm giảm axxit uric, ngăn ngừa sỏi oxalat: rễ chùm ngây tươi 100g (30g khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước sôi 15 phút. Uống thay trà trong ngày.

Giúp ổn định huyết áp và đường huyết, bảo vệ gan, trị suy nhược: Lá chùm ngây non 150g rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước sạch, lọc lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố) thêm mật ong, trộn đều, chia uống 3 lần trong ngày.

Trị u xơ tiền liệt tuyến: Rễ chùm ngây tươi 100g (khô 30g), lá trinh nữ hoàng cung tươi 80g (khô 20g). Nấu với 2 lít nước còn lại 500ml. Chia làm 3 lần, uống trong ngày.

Hoặc dùng bài: Chùm ngây tươi đã có hột già. Lấy hột giã nát quấy đều 5 phút với 3 lít nước. Để lắng 2 giờ thì có nước trong dùng được.

Thuốc ngừa thai của dân tộc Raglay: cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150g) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước còn nửa lít thuốc chia uống 2 lần trong ngày.

Món ăn bài thuốc

Các món canh: Lá chùm ngây non rửa sạch, cắt nhỏ, nấu canh với tôm, cá, thịt nạc... nêm gia vị vừa đủ, rau chín tới.

Trộn dầu giấm: Lá chùm ngây non và đọt non vừa đủ dùng, rửa sạch. Có thể thêm  cà chua bi và hành tây trộn với dầu giấm, gia vị, tiêu, đường. Lưu ý: Phụ nữ có thai không được dùng cây chùm ngây.

Lưu ý: Phụ nữ có thai không được dùng cây chùm ngây.


DS. Nguyễn Thị Hồng

Tư vấn sức khỏe:

Rau chùm ngây có an toàn cho thai phụ?

TT - Tôi vào siêu thị mua bó rau chùm ngây vì nghe nói rau này rất bổ. Sau năm ngày ăn rau đó tôi bị sẩy thai. Có phải rau chùm ngây làm tôi hư thai?

Mong người bán rau chùm ngây ghi rõ ngoài bao bì “không dùng cho phụ nữ có thai” - Ảnh: Minh Đức

Đ.Hoàng

- Chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera, được biết đến và sử dụng hàng ngàn năm nay ở Hi Lạp, Ấn Độ, Ý. Theo các nghiên cứu khoa học, lá và hoa moringa có nhiều vitamin C hơn trái cam bảy lần, hơn sữa bốn lần chất calcium và hai lần protein, hơn cà rốt bốn lần vitamin A, hơn rau dấp cá ba lần chất sắt và hơn ba lần chất kali của chuối.

Trái và hạt cây moringa cũng ăn được, hạt cây có mùi vị như măng tây. Trong hoa và rễ cây moringa có chất pterygospermin là một trụ sinh (antibiotic) rất mạnh, ăn thường xuyên sẽ giảm được nhiễm trùng do tạp khuẩn của môi trường. Cây chùm ngây cung cấp những hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol. Lá và hoa đã được dùng để chữa nhiều bệnh như cảm cúm, bao tử, gan, tiểu đường, tim.

Nhiều tác giả ví cây chùm ngây là “thần diệu” hay là loại rau sạch của thế kỷ 21. Bà con mình dùng lá chùm ngây nấu canh với tôm, tép, thịt nạc hoặc trộn gỏi. Trong y học cổ truyền, sử dụng chùm ngây chữa u xơ tuyến tiền liệt, huyết áp cao, tăng mỡ máu... Hiện nay có khoảng 80 quốc gia trên thế giới trồng chùm ngây làm rau ăn.

Để trả lời câu hỏi của bạn, trong các tài liệu có nói đến phụ nữ dân tộc Raglay ngừa thai bằng cách cứ khoảng năm ngày thì lấy hai nắm rễ chùm ngây còn tươi (chừng 150gam), rửa sạch, xắt nhỏ, sắc giống sắc thuốc nam, uống hai lần trong ngày. Trong chùm ngây có alpha-sitosterol cấu trúc giống estrogen nên có thể có tác dụng ngừa thai.

Khi bạn có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Vì thế các nhà khoa học nhắc nhở “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”.

Nhân rủi ro của bạn đọc trên, chúng tôi mong các siêu thị, các chợ nếu bán loại rau này xin ghi rõ “không dùng cho phụ nữ có thai” để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

TS.BS LÊ THÚY TƯƠI

TS.BS LÊ THÚY TƯƠI

Tác dụng

Beta sitosterol được dùng để điều trị các bệnh tim và cholesterol cao. Nó cũng được sử dụng để tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa ung thư ruột kết, cũng như sỏi mật, các bệnh cảm cúm (influenza), HIV / AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh lao, bệnh vẩy nến, dị ứng, ung thư cổ tử cung, đau cơ xơ, lupus ban đỏ (SLE), hen suyễn, rụng tóc, viêm phế quản, đau nửa đầu, đau đầu, và hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Một số nam giới sử dụng beta sitosterol cho tiền liệt tuyến (tuyến tiền liệt lành tính hyperplasia hoặc BPH). Một số phụ nữ sử dụng để điều trị các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.

Beta sitosterol cũng được sử dụng để tăng cường hoạt động tình dục.

Vận động viên chạy marathon đôi khi sử dụng beta sitosterol để giảm đau và sưng sau khi chạy.

Bạn nên uống beta sitosterol như thế nào?

Sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.

Bạn nên bảo quản beta sitosterol như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng beta sitosterol cho người lớn là gì?

Đối với bệnh u tuyến tiền liệt lành tính hyperplasia (BPH): 60-130 mg sitosterol beta- chia làm 2-3 lần mỗi ngày.

Đối với chứng cholesterol cao: 800 mg đến 6 gram mỗi ngày trước khi ăn.

Beta-sitosterol thường được dùng cùng với một chế độ ăn uống ít chất béo.

Liều dùng beta sitosterol cho trẻ em là gì?

Hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng thuốc đối với trẻ em dưới 18 tuổi vẫn chưa được chứng minh.

Beta sitosterol có những dạng và hàm lượng nào?

Beta sitosterol có những dạng và hàm lượng sau:

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng beta sitosterol?

Beta-sitosterol an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên Beta-sitosterol có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, hoặc táo bón. Beta-sitosterol cũng đã được báo cáo gây rối loạn chức năng cương dương (ED) và giảm ham muốn tình dục. Giảm hấp thu caroten và vitamin E có thể xảy ra.

Không phải ai cũng bị những tác dụng phụ như trên. Có thể có một số tác dụng phụ không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng beta sitosterol bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Beta sitosterol có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng những thuốc nào khác, đặc biệt là:

  • Ezetimibe (Zetia) tương tác với beta sitosterol: Dùng ezetimibe (Zetia) có thể làm giảm số lượng beta sitosterol mà cơ thể hấp thụ. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của beta – sitosterol.
  • Pravastatin (Pravachol) tương tác với beta sitosterol: Dùng pravastatin (Pravachol) có thể giảm beta sitosterol trong cơ thể. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của beta-sitosterol.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới beta sitosterol không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến beta sitosterol?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Hãy kể cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là:

  • Sitosterolemia – một căn bệnh lưu trữ chất béo di truyền hiếm gặp: Những người này có lượng beta-sitosterol và chất béo nhiều trong cơ thể, do đó có nguy cơ dễ bị bệnh tim sớm. Không dùng beta sitosterol nếu bạn bị sitosterolemia.

Khẩn cấp/Quá liều

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.