Vì sao cây táo lại nở hoa

Thực ra, 2 câu thơ nói trên được trích từ bài Phố ta (1970) của nhà thơ Lưu Quang Vũ. Nó càng nổi tiếng hơn khi được nhạc sĩ Trần Tiến phổ nhạc thành ca khúc Chim sẻ tóc xù. Mượn một tứ thơ để mở màn và là sợi dây xuyên suốt, dễ hiểu bộ phim của nữ đạo diễn Võ Thạch Thảo đầy tinh tế, nữ tính và sâu sắc. 

Vì sao cây táo lại nở hoa
Câu chuyện gia đình gần gũi với thông điệp yêu thương là điểm nhấn trong Cây táo nở hoa

Cây táo nở hoa xoay quanh sự hy sinh của người đàn ông trụ cột luôn yêu thương, bao dung và chở che các em như một người mẹ, một người cha. Hai Ngọc (Thái Hòa) có đến 4 người em, lần lượt là Ngà (Trương Thế Vinh), Châu (Thúy Ngân), Báu (Nhã Phương), Dư (Song Luân). Lớn lên thiếu vắng tình thương của cha mẹ, Ngọc luôn tự coi mình là cha mẹ, hy sinh bảo bọc cho các em vô điều kiện. Dù 4 người em đã trưởng thành, nhưng Ngọc luôn xem họ như những đứa trẻ và sẵn sàng gánh vác, lo toan tất cả. Đôi khi, sự hy sinh ấy có cả sự nhịn nhục và mù quáng, dẫn đến không ít mâu thuẫn trong gia đình. 

Được Việt hóa từ bộ phim nổi tiếng của đài KBS Hàn Quốc: Liver Or Die (tên khác What’s Wrong Poong Sang), Cây táo nở hoa có lợi thế với một kịch bản gốc thành công, đã được kiểm chứng. Tuy nhiên, điều đó dường như không tạo áp lực, trái lại nếu không nói ra, nhiều người vẫn nghĩ đây là tác phẩm thuần Việt, bởi bối cảnh gần gũi, phong cách kể chuyện dung dị với những tình tiết rất đời mà ta có thể bắt gặp trong cuộc sống.  

Bộ phim mang đến sự khác biệt trong dòng phim truyền hình về đề tài gia đình, khi xoáy vào những mâu thuẫn, xung đột và đẩy câu chuyện liên tục lên cao trào, khắc họa nét tương phản giữa sự hy sinh và ích kỷ. Các tình huống bi - hài, gay cấn và lãng mạn, được đan xen tạo nên nhịp phim liên tục thay đổi. Có rất nhiều giọt nước mắt, cả đau đớn, xót xa, tức giận; nhưng cũng có rất nhiều niềm vui đã “nở hoa” nhờ sức mạnh tình thâm.  

Hồng Ánh và Thái Hòa là lựa chọn quá phù hợp, khi hóa thân vào cặp vợ chồng vừa thấu hiểu, cảm thông, bao dung nhưng cũng phải chịu đựng nhau suốt 18 năm. Dàn diễn viên trẻ: Nhã Phương, Thúy Ngân, Trương Thế Vinh, Song Luân… đến các tuyến nhân vật phụ: NSND Lan Hương, NSƯT Công Ninh, NSƯT Mỹ Duyên… mỗi người đều được xây dựng tính cách riêng biệt.  

Sau tất cả những khóc, cười, bộ phim đặt ra câu hỏi về tình yêu thương và thể hiện yêu thương như thế nào là đúng đắn. Và, không phải ngẫu nhiên, tiệm sửa xe của Hai Ngọc được đặt tên Hạnh phúc.

HẢI DUY

cây táo nở hoa phim điện ảnh

Nói tới thơ, người ta thường hay nghĩ đến những cảm xúc miên man, sầu thương, phiền muộn.

Bạn đang xem: Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa tại sao cây táo lại nở hoa

Nhưng có những bài thơ thực sự là “cứu cánh” cho tâm hồn ta những khi buồn, những khi tuyệt vọng, những khi thấy mình trống rỗng và cần một điểm tựa, một ánh sáng.

Tôi biết một bài thơ như thế!

Phố ta

(Lưu Quang Vũ)

Phố của ta Những cây táo nở hoa Mùa thu đấy Thân cây đang tróc vỏ Con đường lát đá Nghiêng nghiêng trong sương chiều

Năm nay cà chua chín sớm Trên quầy hàng đỏ hồng Chị thợ may đi lấy chồng Chị thợ may goá bụa Năm nay tôi mặc đồ đen.

Bác đưa thư, có thư ai đấy? Bác đưa thư kéo chuông Ti-gôn hoa nhỏ Rụng đầy trước hiên.

Xem thêm: Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Bạc Liêu, Blf: Ctcp Thủy Sản Bạc Liêu

Riêng bác thợ mộc già buồn bã Thở khói thuốc lên trời Anh thợ điện trên mái nhà mắc dây Bà giáo về hưu ngồi dịch sách Dậy cậu con tiếng Pháp Suốt ngày chào: bông-dua

Phố của ta Phố nghèo của ta Những giọt nước sa Trên cành thánh thót Lũ trẻ lên gác thượng Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng.

Em chờ anh trước cổng Con chim sẻ của anh Con chim sẻ tóc xù Con chim sẻ của phố ta Đừng buồn nữa nhá Bác thợ mộc nói sai rồi Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa Tại sao cây táo lại nở hoa Sao rãnh nước trong veo đến thế? Con chim sẻ tóc xù ơi Bác thợ mộc nói sai rồi.

Đọc những câu thơ này, thấy trước mắt mình như mở ra một không gian bình yên, một không gian cũ kỹ mà êm đềm, một không gian tưởng chừng như buồn bã nhưng chan chứa hy vọng và len lỏi nhịp sống. (Màu đỏ hồng của quầy hàng cà chua chín sớm vẫn bừng lên trên nền màu đen của chiếc áo góa phụ, màu hoa ti-gôn vẫn thắm, tiếng chuông đưa thư vẫn lảnh lót, bong bóng xà phòng lung linh vẫn bay chấp chới giữa phố nghèo …)

Thích lẩm nhẩm đoạn thơ cuối, thích nghĩ rằng bác thợ mộc đã sai, đã sai thật rồi. Cây táo vẫn nở hoa, cây táo sẽ không là khúc gỗ của bác thợ mộc. Đến cả rãnh nước cũng biết tự mình trong veo. Đến cả những con người tưởng chừng như đã qua cái dốc bên kia của cuộc đời vẫn đang sống và vẫn hy vọng như thế. Vậy thì lẽ nào cuộc sống chỉ toàn những chuyện xấu xa? Vậy thì cớ gì ta không tin và yêu thêm một chút nữa, vào những điều ta đang có?

Và cớ gì, ta lại quên mất rằng sau bao nhiêu muộn phiền, cay đắng, vẫn sẽ có một vòng tay âm thầm đón đợi, và nói ta nghe những lời ủi an giản dị mà êm đềm như thế ...

Con chim sẻ của anh Con chim sẻ tóc xù Con chim sẻ của phố ta Đừng buồn nữa nhá Bác thợ mộc nói sai rồi Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa Tại sao cây táo lại nở hoa Sao rãnh nước trong veo đến thế? Con chim sẻ tóc xù ơi Bác thợ mộc nói sai rồi.

------

Ghi chú: Thật tình cờ, góc phố gần nhà tôi cũng có một cây táo. Mùa này, cây táo đã nở hoa, và quả mọc trĩu cành! :-)

Nếu bài thơ mở ra những hình ảnh của con phố nghèo và buồn, với những thân cây đang tróc vỏ, chị thợ may góa bụa, hoa ti gôn rụng đầy trước hiên… nhưng lại gợi nên những suy tưởng về sự kết nối, tiếp diễn của sự sống, thì bộ phim cũng đang thu hút người xem với “công thức” ấy, mà sinh động và gần gũi qua cách kể chuyện của thể loại phim truyền hình. Và Cây táo nở hoa còn là tác phẩm được Việt hóa (bởi đội ngũ biên kịch Vie Channel và đạo diễn Võ Thạch Thảo) từ bộ phim Hàn Quốc What’s wrong Poong Sang (còn có tên Liver or die) - một phim gia đình đặc sắc của Đài KBS năm 2019.

Bắt đầu từ những mâu thuẫn và ngày càng khoét sâu vào xung đột gia đình mà nguyên nhân đến từ tình yêu thương quá lớn của người anh cả - Ngọc (Thái Hòa) dành cho 4 đứa em, Cây táo nở hoa hấp dẫn khi nói đến sự trần trụi của các mối quan hệ, vẫn là tình thân, nhưng khác với những bộ phim gia đình gần đây. Bởi, phim đặt người đàn ông trụ cột trong việc phải liên tục giải quyết những rắc rối, xào xáo gia đình mà mỗi thành viên đều mang nhiều uẩn khúc ẩn dưới cá tính và cách hành xử phản ánh nhiều kiểu/dạng người trong xã hội, khiến khán giả vừa bực bội lại vừa thương và tự lý giải: đời mà! Ngọc bao dung, đặt tình yêu thương các em lên hàng đầu, nhưng cách thể hiện tình cảm của anh dành cho mỗi người em lại quá khác nhau mà chỉ có mình anh mới hiểu vì sao, nên không thể thúc đẩy sự gắn kết mà càng khiến anh em, vợ chồng, cha con xa cách… Càng thương em, Ngọc lại càng đau đớn và có lỗi với con khi anh bấu những ngón tay - với đầu móng đen xì vì dầu nhớt sửa xe - vào đầu gối, nghe vợ nhắc lại ngày xưa anh từng kêu chị bỏ cái thai đi với lý do chỉ cần coi 4 đứa em như con là được. Càng bảo bọc, chiều chuộng em, anh càng quặn lòng khi cũng đôi bàn tay đen xì những đầu móng ấy phải chắp lạy trước cô vợ của người mà em gái anh đang dan díu để van xin tha thứ…

Chính vì vậy, Ngọc (và những người em của anh, được thủ diễn bởi các diễn viên đang có nhiều fan: Nhã Phương, Thúy Ngân, Song Luân, Trương Thế Vinh) trở thành đề tài tranh luận, người đầy cảm thông, người vô cùng giận dữ, trên fanpage của phim cũng như các mạng xã hội có chủ đề về Cây táo nở hoa. Nhưng dù ở trạng thái nào đi nữa, khán giả hẳn không thể không thừa nhận, vai Ngọc của Thái Hòa là linh hồn của bộ phim. Thái Hòa cho biết đây là vai diễn nặng về tâm lý nhất với anh đến thời điểm này, với hơn 780 phân đoạn, tương đương khoảng 7, 8 phim điện ảnh gộp lại. Và đây cũng là vai diễn mà càng đồng hành trên phim trường, bạn diễn của anh - diễn viên Hồng Ánh (vai Hạnh, vợ Ngọc) càng nhận ra anh là người vô cùng tình cảm, mà nhân vật Ngọc phần nào làm lộ ra phần yếu đuối ấy của Thái Hòa. Với Hồng Ánh, đây cũng là vai diễn lấy nhiều nước mắt nhất của chị trong hơn 20 năm gắn với sự nghiệp diễn xuất.

Tuy là phim Việt hóa, nhưng thời lượng gấp đôi bản gốc, và theo đạo diễn Võ Thạch Thảo, “đó không phải là copy - paste, mà mỗi cảnh phim đã được thổi hồn khác nhau. Ngoài ra, hệ thống nhân vật vốn rất đặc sắc của phim gốc chưa được đặc tả nên chúng tôi phát triển thêm từ chính đời sống cá nhân của họ, cũng như gia tăng phần Việt hóa vào đây, để tạo thêm sự gần gũi với người xem”.

Tin liên quan

PHỐ TA

Phố của ta

Những cây táo nở

Mùa thu đấy

Thân cây đang tróc vỏ

Con đường lát đá 

Nghiêng nghiêng trong sương chiều.

Năm nay cà chua chín sớm

Trên quầy hàng đỏ hồng

Chị thợ may đi lấy chồng

Chị thợ may góa bụa 

 Năm nay thôi mặc đồ đen.

Bác đưa thư, có thư ai đấy?

Bác đưa thư kéo chuông

Ti-gôn hoa nhỏ

Rụng đầy trước hiên.

Riêng bác thợ mộc già buồn bã

Thở khói thuốc lên trời

Anh thợ điện trên mái nhà mắc dây

Bà giáo về hưu ngồi dịch sách

Dạy cậu con tiếng Pháp

Suốt ngày chào: bông-giua

Phố của ta

Phố nghèo của ta

Những giọt nước sa

Trên cành thánh thót

Lũ trẻ lên gác thượng

Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng.

Em chờ anh trước cổng

Con chim sẻ của anh

Con chim sẻ tóc xù

Con chim sẻ của phố ta 

Đừng buồn nữa nhá

Bác thợ mộc nói sai rồi

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa

Tại sao cây táo lại nở hoa

Sao rãnh nước trong veo đến thế?

Con chim sẻ tóc xù ơi

Bác thợ mộc nói sai rồi.

Nằm trong tập thơ đầu tay Hương cây - Bếp lửa (1968, in chung với Bằng Việt), Phố ta cho thấy rất rõ tiếng thơ giàu rung động, tinh tế và nồng nàn của Lưu Quang Vũ. Đấy là những phẩm chất thơ sẽ đi cùng ông mãi về sau này, trong những sáng tác ngày càng mở rộng cả về cảm hứng lẫn thi pháp.  

Vì sao cây táo lại nở hoa

"Phố ta" cho thấy rất rõ tiếng thơ giàu rung động, tinh tế và nồng nàn của Lưu Quang Vũ. (Ảnh: T.L)

Phố ta được viết theo thể tự do, gồm 6 đoạn, kết cấu theo mạch tâm tình của nhân vật trữ tình với Em - "con chim sẻ tóc xù". Hình tượng xuyên suốt bài thơ là Phố ta. Một Phố ta đã được trữ tình hóa, cá biệt hóa qua con mắt chủ thể.

Phố vào thu, ấy là một không - thời gian đã được lựa chọn. Ấy là mùa của sự sống đang lặng lẽ chuyển động, nảy nở. Ấy là mùa của những cây táo nở hoa/ thân cây đang tróc vỏ/ những con đường lát đá/ nghiêng nghiêng trong sương chiều… Mùi thơm ngọt của hoa táo, vị ngai ngái của vỏ cây, cái nghiêng nghiêng của con đường trong sương đánh thức những cảm giác vừa thanh sạch vừa nồng nàn, vừa gần gũi vừa xa xôi, vừa tươi sáng vừa mơ hồ bí ẩn. Những cảm giác như thể gợi ra từ những bức tranh vẽ thiên nhiên của Claude Monet.

Hãy chú ý cách tác giả dùng đại từ nhân xưng để mô tả người trong phố. Đấy là cách xưng hô giữa những người thân gần: Chị thợ may góa chồng; bác đưa thư kéo chuông, bác thợ mộc già buồn bã; anh thợ điện trên mái nhà mắc dây; bà giáo về hưu ngồi dịch sách; Lũ trẻ trên gác thượng… Cảnh phố và người phố hiện lên sinh động và gần gũi. 

"Phố của ta" đầy màu sắc (những cây táo nở hoa, cà chua đỏ hồng trên quầy hàng, sự thay đổi trang phục của chị thợ may góa bụa…); âm thanh (bác đưa thư kéo chuông, bà giáo dạy con tiếng Pháp, tiếng giọt nước sa/ trên cành thánh thót; tiếng lũ trẻ chơi đùa trên gác thượng…); mùi vị (mùi hoa táo, mùi vỏ cây, cả mùi sương chiều, mùi khói thuốc của bác thợ mộc già buồn bã…). Con phố ấy đẹp và đầy sức sống ngay cả khi đã trải qua những nỗi buồn riêng tây: Chị thợ may đi lấy chồng/ chị thợ may góa bụa/ Năm nay thôi mặc đồ đen… Trong những hình ảnh đời thường, phố ta vẫn toát lên một vẻ đẹp quyến luyến, mê hoặc: Ti - gôn hoa nhỏ/ Rụng đầy trước hiên.

Tất cả những chi tiết, hình ảnh mô tả trên đều nhằm mục đích để nhân vật trữ tình xác định con phố đặc biệt của anh ta, đó là phố ta/ phố của ta/ phố nghèo của ta. Nghèo mà đẹp. Và thi vị. Đó là tài sản tinh thần thuộc sở hữu riêng của Anh và Em.

Hãy chú ý cụm từ phố ta/ phố của ta thường xuất hiện trong phát ngôn của nhân vật trữ tình. Đây là một dấu hiệu thi pháp quen thuộc của thơ kháng chiến - nhân vật trữ tình thường phát ngôn với tư cách Ta/ Chúng ta, nghĩa là tư cách cộng đồng, tập thể (chẳng hạn trong thơ Nguyễn Đình Thi: Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta/ Những cánh đồng xanh mát/ Những ngả đường bát ngát/ Những dòng sông đỏ nặng phù sa - Đất nước…) Nhưng trong Phố ta, những rung động, xúc cảm tinh tế, nồng nàn về tình yêu, tình đời của chủ thể đã "chuyển hóa" giọng điệu sử thi của thời đại thành giọng điệu trữ tình cá nhân đầy thiết tha, mê đắm.

Hình ảnh Em được nhắc đến một cách đặc biệt, trong những lời lẽ đầy chở che, âu yếm và dịu dàng:

Em chờ anh trước cổng

Con chim sẻ của anh

 Con chim sẻ tóc xù

 Con chim sẻ của phố ta

Đừng buồn nữa nhá

 Bác thợ mộc nói sai rồi.

Ta thực sự không biết "bác thợ mộc" đã nói gì, cũng không biết vì sao Em lại buồn. Dẫu vậy, ta hoàn toàn có thể chia sẻ với cái nhìn, giọng điệu tâm tình tin tưởng của nhân vật trữ tình về cuộc sống:

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa

Tại sao cây táo lại nở hoa

Sao rãnh nước trong veo đến thế?

Con chim sẻ tóc xù ơi

Bác thợ mộc nói sai rồi.

Lý lẽ của nhân vật trữ tình, nếu nhìn về logic, đúng là… phi logic. Chẳng có mối liên hệ tất yếu nào giữa việc cuộc đời không thể xấu xa vì "cây táo nở hoa" và "rãnh nước trong veo" cả! Thế nhưng ta vẫn bị thuyết phục. Đúng hơn, ta muốn bị thuyết phục. Bởi cuộc đời đẹp quá, trong sạch quá, tươi tắn quá. Cái nhìn thấm đẫm màu sắc lạc quan ấy chỉ có thể có khi người ta yêu và tin tưởng. "Cây táo nở hoa" và "rãnh nước trong veo" là sự chiếu ứng của một tâm hồn tuổi trẻ "nở hoa" và "trong veo". Đấy là cái nhìn và cách nói của những người trẻ tuổi, đang say đắm yêu nhau và yêu đời.

Vì sao cây táo lại nở hoa

Nhà thơ Lưu Quang Vũ và nhà thơ Xuân Quỳnh. (Ảnh: T.L)

Có thể mục đích của chủ thể khi viết Phố ta là để thuyết phục Em, "Con chim sẻ của anh/ Con chim sẻ tóc xù" vượt qua nỗi buồn và cùng nhau nhìn về hướng tốt đẹp của tương lai. Nhưng ấn tượng kết đọng không phải là tính chặt chẽ của lập luận, mà là cảm xúc ngọt ngào, trong trẻo và niềm tin tưởng vào cuộc sống của nhân vật trữ tình.

Lưu Quang Vũ viết rất tự nhiên. Dường như tất cả những gì ông nhìn thấy, cảm thấy đều có thể vào thơ, thành thơ. Cảm quan của ông đặc biệt nhạy bén với "ngôn ngữ" của màu sắc, âm thanh, hương vị. Những chi tiết đời thường bình dị, vào thơ ông, có vẻ đẹp và sự duyên dáng riêng. Đặc biệt, với Phố ta, ông đã tìm được một giọng điệu hết sức phù hợp với đối tượng mô tả, trữ tình. Đấy là giọng điệu tâm tình trìu mến. Bài thơ chia làm sáu đoạn. Đoạn thơ nào cũng kết thúc bằng thanh bằng. 

Riêng đoạn cuối, thanh bằng cuối câu chiếm tỉ lệ áp đảo so với thanh trắc (8/2). Điệp cũng được sử dụng khá phổ biến, ví dụ, điệp từ ngữ: Phố ta/ phố của ta; Phố của ta/ Phố nghèo của ta; điệp hình ảnh: Con chim sẻ của anh/ Con chim sẻ tóc xù/ Con chim sẻ của phố ta… Cách phối thanh, ngắt nhịp và sử dụng điệp tạo nên nhạc tính đặc biệt lôi cuốn của bài thơ. Đồng thời, chúng góp phần nhấn mạnh thông điệp đầy tin yêu về con người và cuộc đời.

Quả thực, chỉ với con mắt và trái tim hết sức trẻ trung, lãng mạn, người ta mới có khả năng phát hiện ra nhiều vẻ đẹp đến thế trong đời sống xung quanh. Viết về phố, về Em, về tình yêu lứa đôi, Phố ta đồng thời cũng tự trình bày một cái nhìn trữ tình đầy lạc quan về cuộc sống. Nên nhớ, giai đoạn từ sau 1970, trong phần lớn sáng tác, thơ Lưu Quang Vũ thấm đẫm tính hiện thực và cảm giác bi quan, chua chát. Dẫu vậy, tình yêu đối với cuộc đời, con người dường như chưa bao giờ tắt trong ông, ngay cả trong những ngày tháng cùng khổ. Tình yêu với cuộc đời, con người, niềm tin vào những giá trị tinh thần đẹp đẽ, lí tưởng đã tạo nên phẩm tính lãng mạn, bay bổng và "mạch sống" đắm đuối, mãnh liệt trong thơ ông:

Trên ngày tháng, trên cả niềm cay đắng

Thơ tôi là mây trắng của đời tôi

(Mây trắng của đời tôi)

Trong một bài thơ khác, ông viết:

Khổ đau dẫu nhiều, tôi chọn niềm vui

Là suối mát lòng tôi gửi bạn

Một cuộc đời - một bài ca duy nhất

Tôi chẳng muốn điệu hát buồn là kỷ niệm về tôi

(Tôi chẳng muốn kỷ niệm về tôi là một điệu hát buồn)

Phố ta cho thấy những cảm xúc và niềm tin tươi trẻ, chân thật, dẫu không phải không có chút thơ ngây, của một trái tim thi sĩ. Đó có lẽ là lý do mà bài thơ này (và nhiều sáng tác khác của Lưu Quang Vũ như Vườn trong phố, Mắt của trời xanh, Chiều…) được nhiều độc giả trẻ tuổi nồng nhiệt chia sẻ. Tuy nhiên, độc giả của Phố ta đâu chỉ là những người trẻ tuổi? Bài thơ đáp ứng một nhu cầu tinh thần có thực ở nhiều độc giả, đó là được sống lại những cảm xúc và niềm tin lãng mạn, bất chấp thời gian và sự khắc nghiệt của đời sống. Nó cho họ thấy lại chính mình, trong những tháng năm đẹp nhất của cuộc đời, đầy lòng tin yêu và khao khát. Nỗi xúc động trước vẻ đẹp trong trẻo của bài thơ thực chất là nỗi xúc động trước sự nhạy cảm của chính tâm hồn mình. Trong cỗi cằn chai đá, mầm hy vọng vẫn còn đâu đó, chỉ cần được nhắc khẽ là thức dậy, như thể mùa thu về, những cây táo nở hoa. Chủ nghĩa lãng mạn như một trào lưu văn học nghệ thuật đã qua đi trong lịch sử nhân loại. Nhưng niềm tin, khát vọng lãng mạn là những giá trị tinh thần sẽ còn mãi với đời sống con người.

Với vẻ tươi mát của "vườn trong phố", những mối quan hệ xóm giềng ấm áp, gần gũi, những mối tình thơ ngây dịu dàng nảy nở trong "ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhà tôi ở đó", Phố ta, giống như những bức tranh về Hà Nội xưa của họa sĩ Bùi Xuân Phái, bảo lưu vẻ đẹp đời sống đã thuộc về quá vãng mà vẫn luôn luôn hiện tại, luôn thuộc về hiện tại. Đó là một "giấc mơ tôi vẫn thầm mong" của biết bao người.

Phố ta đã đánh thức trong độc giả những xúc cảm hồn nhiên, tươi sáng. Nhưng hơn thế, nó nhắc những độc giả buồn bã mệt mỏi điều gì thực sự có ý nghĩa với anh ta trong đời - đúng hơn, điều gì làm cho cuộc đời anh ta có ý nghĩa - một niềm tin, một niềm vui sống!

Vinh, ngày 28/3/2021