Anh sơn ở đâu

Anh sơn ở đâu

Huyện Anh Sơn là môt Huyện trực thuộc Tỉnh Nghệ An. Huyện Anh Sơn có 21 đơn vị hành chính, bao gồm 20 Xã, 1 Thị trấn. Gồm có Thị trấn Anh Sơn, Xã Thọ Sơn, Xã Thành Sơn, Xã Bình Sơn, Xã Tam Sơn, Xã Đỉnh Sơn .....


Stt Đơn vị Tên
1 Thị trấn Thị trấn Anh Sơn
2 Xã Thọ Sơn
3 Xã Thành Sơn
4 Xã Bình Sơn
5 Xã Tam Sơn
6 Xã Đỉnh Sơn
7 Xã Hùng Sơn
8 Xã Cẩm Sơn
9 Xã Đức Sơn
10 Xã Tường Sơn
11 Xã Hoa Sơn
12 Xã Tào Sơn
13 Xã Vĩnh Sơn
14 Xã Lạng Sơn
15 Xã Hội Sơn
16 Xã Thạch Sơn
17 Xã Phúc Sơn
18 Xã Long Sơn
19 Xã Khai Sơn
20 Xã Lĩnh Sơn
21 Xã Cao Sơn

Xem vị trí Huyện Anh Sơn Trên bản đồ gmap

Bản đồ Thị trấn Anh Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An giúp bạn và du khách dễ dàng tìm đường đi, địa điểm trong toàn khu vực bằng công nghệ tiên tiến nhất của Google Map. Bản đồ Google Map này có thêm chức năng chỉ đường trong khu vực, cũng như toàn lãnh thổ Việt Nam. Bạn cần nhập điểm xuất phát, và điểm đến trên bản đồ, Google Map sẽ tìm và chỉ đường chi tiết cho bạn.  Giờ hãy cùng ban-do.net tìm hiểu chi tiết hơn về bản đồ Thị trấn Anh Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An nhé.

Giới thiệu: Anh Sơn là một thị trấn huyện lỵ thuộc huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Thị trấn Anh Sơn có diện tích 2,86 km², dân số năm 2016 là 5.450 người, mật độ dân số đạt 1905 người/km².


Diện tích: 2,86 km²
Vùng miền: Bắc Trung Bộ
Dân tộc: Kinh

Mua bản đồ Thị trấn Anh Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An ở đâu? Rất đơn giản, bạn có thể ra bất kỳ nhà sách nào hoặc hỏi nơi bạn đang lưu trú, có thể là khách sạn, để mua bản đồ cập nhật mới nhất và kết hợp với bản đồ Google Map một cách chính xác

Bản đồ Thị trấn Anh Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An Google Map

Bản đồ hành chính Thị trấn Anh Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An:


Anh sơn ở đâu
Bản đồ huyện Anh Sơn

Danh sách bản đồ các địa phương trong Thị trấn Anh Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An: Bản đồ Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An Bản đồ Thị trấn Anh Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An Bản đồ Xã Thọ Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An Bản đồ Xã Thành Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An Bản đồ Xã Bình Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An Bản đồ Xã Tam Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An Bản đồ Xã Đỉnh Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An Bản đồ Xã Hùng Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An Bản đồ Xã Cẩm Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An Bản đồ Xã Đức Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An Bản đồ Xã Tường Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An Bản đồ Xã Hoa Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An Bản đồ Xã Tào Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An Bản đồ Xã Vĩnh Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An Bản đồ Xã Lạng Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An Bản đồ Xã Hội Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An Bản đồ Xã Thạch Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An Bản đồ Xã Phúc Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An Bản đồ Xã Long Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An Bản đồ Xã Khai Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An Bản đồ Xã Lĩnh Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An Bản đồ Xã Cao Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An

Anh sơn ở đâu

Anh Sơn: Phát huy tiềm năng lợi thế để tăng trưởng kinh tế – xã hộ

Có diện tích hơn 2.276 ha, dân số 6.379 người, Đỉnh Sơn có điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên và xã hội. Nơi đây được xem là đầu mối giao thông giữa miền núi và miền xuôi.

Từ mấy chục năm nay, thị tứ Cây Chanh thuộc xã Đỉnh Sơn (Anh Sơn, Nghệ An) đã được người dân trong huyện, trong tỉnh và những vùng lân cận biết đến.

Đỉnh Sơn với vùng trung tâm bằng phẳng, thuận tiện cả giao thông thủy, bộ, với những bãi ngô bạt ngàn, trù phú, với chợ Cây Chanh nhộn nhịp, với những dãy lèn đá vôi bất tận… là một điểm sáng trong phát triển kinh tế thương mại của khu vực miền Tây xứ Nghệ.

Có diện tích hơn 2.276 ha, dân số 6.379 người, Đỉnh Sơn có điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên và xã hội. Nơi đây được xem là đầu mối giao thông giữa miền núi và miền xuôi.

Với quốc lộ 7A chạy qua chiều dài của xã, khu vực trung tâm sát với ngã 3 sông (sông Cả, sông Con), xã Đỉnh Sơn là điểm kết nối giữa huyện Anh Sơn với các huyện Con Cuông, Tân Kỳ, Quỳ Hợp và Đô Lương. Từ đây có thể xuôi về Vinh hoặc ngược lên các huyện phía trên để đến Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, sang Lào.

Chợ Cây Chanh hàng hoá phong phú, tấp nập kẻ bán người mua

Nhận thức được tầm quan trọng, vị trí thuận lợi đó, lãnh đạo tỉnh Nghệ An, huyện Anh Sơn đã cho chuyển dời Nhà máy đường Sông Lam từ Hưng Nguyên lên, cho khởi công xây dựng chợ Cây Chanh, khởi công xây dựng 2 chiếc cầu vĩnh cửu bắc qua sông Lam và bắc qua sông Con.

Không những thế, ngay từ 28/12/2007, UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 5400/QĐ-UBND-CN về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Cây Chanh (xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn).

Sau hơn 3 năm kể từ ngày có quy hoạch, một đô thị mới đang hình thành. Nhà máy đường Sông Lam hoạt động ổn định và hiệu quả đã và đang trở thành hạt nhân cho khu quy hoạch công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Chợ Cây Chanh được khởi công xây dựng từ tháng 1/2010 hoàn thành, đưa vào sử dụng đã trở thành đầu mối, trung tâm thương mại dịch vụ cho cả khu vực. Mặc dù là chợ nông thôn miền núi nhưng chợ Cây Chanh vẫn họp ngày 2 buổi và họp tất cả các ngày trong tuần.

Hiện tại chợ đã có 174 điểm kinh doanh và xã đang tiến hành xây dựng 52 điểm để nâng tổng số lên 226 điểm kinh doanh (đạt chợ loại 2).

Vào chợ Cây Chanh mọi người có thể cảm nhận được lượng hàng hóa phong phú, chất lượng. Đây chính là đầu mối cung cấp hàng điện tử, điện lạnh, hàng tạp hóa vừa là điểm thu mua, trao đổi, cung cấp các mặt hàng nông sản, lương thực thực phẩm cho các xã vùng tây Anh Sơn và các huyện Con Cuông, Tân Kỳ, Quỳ Hợp.

Cầu Cây Chanh bắc qua sông Lam đã được hợp long, sẽ được khánh thành, đưa vào sử dụng vào dịp Quốc khánh 2/9/2011. Cầu bắc qua sông Con dự kiến hoàn thành trong năm 2012. Cả 2 chiếc cầu này sẽ tạo cho Đỉnh Sơn có nhiều lợi thế mang tính đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội.

Không bỏ lỡ thời cơ, vận hội, cấp ủy, chính quyền xã Đỉnh Sơn đã đẩy nhanh tiến độ phát triển về mọi mặt. Bí thư Đảng ủy Nguyễn Văn Hòa và Chủ tịch UBND xã Đỉnh Sơn Nguyễn Văn Hiếu cho chúng tôi biết: Trong giai đoạn 2005 – 2010, kinh tế – xã hội của xã đã có bước tiến vượt bậc.

Nếu như năm đầu nhiệm kỳ (2005) tổng giá trị thu nhập xã hội đạt 68.248 triệu đồng thì đến năm cuối (2010) đã tăng lên 107.516 triệu đồng (tăng 157,5%), ngành nông nghiệp trong tỷ trọng kinh tế của xã từ 32,55% (năm 2005) đã giảm xuống còn 29,1%, ngành thương mại dịch vụ từ 22,03% (năm 2005) đã tăng lên 35,4% (năm 2010).

Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 8,145 triệu đồng thì năm 2010 đã tăng lên 14,918 triệu đồng.

Giai đoạn 2011 – 2016, Đỉnh Sơn quyết tâm phát triển kinh tế tăng trưởng cao và bền vững, mục tiêu và các giải pháp đã được thông qua tại nghị quyết đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVIII (năm 2010), đó là: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 13,2%, trong đó cơ cấu tỷ trọng các ngành kinh tế là: dịch vụ – thương mại chiếm 40,1%, công nghiệp – xây dựng 34,3%, nông – lâm – thủy sản sẽ giảm xuống còn 25,6%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 30 – 32 triệu đồng/người/năm.

Trong nhiệm kỳ này, xã sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng và làm thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định thành lập thị trấn Cây Chanh (tách xã Đỉnh Sơn hiện nay thành hai đơn vị hành chính là thị trấn Cây Chanh và xã Đỉnh Sơn).

Với một đội ngũ cán bộ trẻ, khỏe, năng động, với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú, nhân dân cần cù, dân trí cao, cùng với lợi thế, tiềm năng sẵn có… chắc chắn trong những năm tới, xã Đỉnh Sơn sẽ có bước tiến nhảy vọt để trở thành một trung tâm vùng có kinh tế – văn hóa xã hội phát triển và đô thị mới Cây Chanh ra đời sẽ là điểm sáng, là đầu tàu thúc đẩy cả khu vực miền Tây Anh Sơn, miền Tây xứ Nghệ cùng phát triển.

Tác giả bài viết: Bá Minh

Nguồn tin: Báo CA Nghệ An 

Giới thiệu lịch sử hình thành quê hường Anh Sơn

Lịch sử hình thành:

Dưới chế độ phong kiến nhà Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 3 (1882) phủ Anh – Thanh – Đô được đổi tên thành phủ Anh Sơn (Gồm toàn bộ phần đất của huyện Hưng Nguyên, Nam đàn, Anh Sơn và Đô Lương ). Đến năm 1946, phủ Anh Sơn lúc này bao gồm 2 huyện Anh Sơn và Đô Lương hiện nay.

Huyện Anh Sơn hôm nay được thành lập từ tháng 4 năm 1963, tách ra từ huyện lớn Anh Sơn theo Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 1963 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Huyện được cấu thành từ 20 xã và 1 thị trấn: Thị trấn Anh Sơn, Tam Sơn, Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Thành Sơn, Bình Sơn, Thọ Sơn, Hùng Sơn, Tường Sơn, Đức Sơn, Hội Sơn, Hoa Sơn Thạch Sơn, Phúc Sơn, Long Sơn, Khai Sơn, Cao Sơn, Tào Sơn, Vĩnh Sơn, Lĩnh Sơn, Lạng Sơn.

Huyện Anh Sơn có diện tích: 60.299.91ha.

Vị trí địa lý:

Là một huyện miền núi thuộc miền Tây Nghệ An, trải dọc theo đôi bờ sông Lam và Quốc lộ 7, phía Đông giáp với huyện đồng bằng Đô Lương, phía Bắc giáp với huyện miền núi Tân Kỳ và huyện vùng cao quỳ Hợp, phía Tây giáp với huyện vùng cao Con Cuông và nước bạn Lào, phía Nam giáp với huyện miền núi Thanh Chương. Cách thành phố Vinh 100km về phía Tây.

Địa hình:

Vùng đất Anh Sơn nghiêng dần từ phía Tây về phía Đông, điểm cao nhất là đỉnh núi Kim Nhan ở vùng núi Cao Vều.

“Lèn Kim Nhan chín tầng mây phủ
Rú Cao Vều ấp ủ tình thương”

Địa hình đồi núi có 41.416ha, chiếm 80% diện tích tự nhiên. Phần còn lại là ruộng và đất bãi ven sông.

Khí hậu: Huyện Anh Sơn nằm trên giải đất miền Trung nên khí hậu mang những nét chung của vùng nhiệt đới gió mùa. Ngoài một số thuận lợi cho sự phát triển cây trồng do khí hậu, ánh sáng và lượng mưa đem lại, khí hậu Anh Sơn cũng khắc nhiệt vì chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, và gió Phơn Tây Nam Lào. Vì vậy gây ra nạn hạn hán, lũ lụt làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng.

Dân số:

Theo thống kê đến thời điểm 31/12/2010, huyện Anh Sơn có gần 27.730 hộ với hơn 102.080 nhân khẩu. Có 252 thôn, bản. Trong đó có 23 bản, làng dân tộc thiểu số. Có 20 xã và 1 thị trấn (Trong đó 8 xã có đồng bào dân tộc thiểu số với gần 1652 hộ và gần 7.151 khẩu).

Nhân dân Anh Sơn cần cù, ham học, có truyền thống cách mạng, là huyện Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: Công tác Quốc phòng trong những năm qua được giữ vững, an ninh đảm bảo tốt; Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển rộng khắp; Công tác Giáo dục – Đào tạo, công tác Y tế ngày càng được củng cố và phát triển.

Chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh- quốc phòng 

– Về chỉ tiêu:

a) Kinh tế:

– Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm: 13,0 – 14,0% năm;
– Thu nhập bình quân đầu người năm 2015: 30-32 triệu đồng/người/năm.
– Tổng sản lượng lương thực năm 2015: 64.800 tấn;
– Thu ngân sách năm 2015 đạt: 32-33 tỷ đồng (phần phân cấp huyện thu);
– Cơ cấu kinh tế đến năm 2015:
+ Công nghiệp – xây dựng: 36,0 – 37,0%;
+ Nông nghiệp: 32 – 34%;
+ Thương mại – dịch vụ: 30 – 31%;
– Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 6.700 – 7.000 tỷ đồng.

b) Văn hoá – xã hội:

– Phấn đấu không có hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn: 5 – 6%;
– Tốc độ tăng dân số dưới 0,7%;
– Mức giảm sinh: 0,2 – 0,3%o;
– Số trường học đạt chuẩn quốc gia: 42 trường, tỷ lệ 72% ;
– 100% giáo viên đạt chuẩn, 30% giáo viên dạy giỏi ;
– Số xã có bác sỹ: 95%;
– Số bác sỹ trên 1 vạn dân: 6 người;
– Xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: 100% (vào năm 2012);
– Tỷ lệ giường bệnh trên 1 vạn dân: 22 giường;
– Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: 16%;
– Tạo việc làm hàng năm: 2.000 người;
– Lao động qua đào tạo: 38 – 42%, trong đó đào tạo nghề 35%;
– Tỷ lệ đô thị hoá 10 – 12%;
– Tỷ lệ gia đình văn hoá: 83 – 85% ;
– Tỷ lệ đơn vị đạt chuẩn văn hoá: 75%;
– Tỷ lệ xã, thị trấn có thiết chế VHTT đạt chuẩn quốc gia: 85%;
– Tỷ lệ hộ dân được dùng điện: 98%; trong đó 70% được bán điện tại gia;
– Tỷ lệ số dân được xem truyền hình và được nghe đài phát thanh: 100%;
– Tỷ lệ dân dùng nước hợp vệ sinh: 50 – 55% (tiêu chí cũ: 96%)
– Độ che phủ của rừng: 55- 56%;
– Tỷ lệ thu gom rác thải đô thị: 90%.

c) Quốc phòng – an ninh:

– Hàng năm 92% xã, thị đạt cơ sở an toàn làm chủ săn sàng chiến đấu vững mạnh toàn diện;

– 100% dân quân tự vệ – dự bị động viên được huấn luyện đúng kế hoạch. Tỷ lệ các đối tượng được giáo dục quốc phòng – an ninh đạt 100%;